Câu chuyện lịch sử 8

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)


Loạn luân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Loạn luân là bất kỳ hành vi tình dục nào với người có quan hệ họ hàng gần hoặc người trong cùng gia đình. Dạng quan hệ tình dục nào và quan hệ có tính chất như thế nào là vi phạm pháp luật và bị cấm kỵ thì khác nhau tùy theo nền văn hóa và luật pháp. Vài xã hội qui định rằng đó là những người sống trong một nhà hoặc cùng một thị tộc hoặc dòng dõi, vài xã hội thì qui định đó là những người có quan hệ huyết thống, những xã hội khác bao gồm cả giữa những người có liên quan đến quan hệ nuôi dưỡng (ví dụ cha với con nuôi) hoặc quan hệ hôn nhân (ví dụ con với mẹ kế).
Theo vài nghiên cứu,  dạng loạn luân phổ biến nhất được biết đến là giữa cha và con gái. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác  cho rằng loạn luân giữa anh/chị em thường xảy ra hoặc phổ biến hơn những dạng khác. Loạn luân giữa ngưới lớn và trẻ em được coi là một dạng lạm dụng tình dục trẻ em  và là một trong những dạng gây ra tổn thương trẻ em cực độ, một dạng tổn thương thường dẫn đến ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài, đặc biệt là trường hợp loạn luân giữa cha/mẹ với con.  Khó có thể đưa ra độ phổ biến của loạn luân một cách chính xác, nhưng nghiên cứu đã đánh giá rằng 10-15% trong dân chúng đã từng có ít nhất một lần trải nghiệm về loạn luân, trong đó 2% có quan hệ tình dục hoặc muốn quan hệ tình dục.
Loạn luân giữa người lớn có sự đồng ý là vi phạm pháp luật ở hầu hết các nước,  mặc dù nó được coi là một dạng tội phạm không có nạn nhân và do đó, ít được trình báo.
Hầu hết các xã hội coi loạn luân là điều cấm kỵ.  Điều cấm kỵ này là một trong những cấm kỵ chung nhất của tất các nền văn hóa bao gồm cả những nước hiện tại và những nước trong quá khứ,  với hình phạt dành cho hành vi này. Hầu hết các xã hội hiện đại có sự hạn chế về mặt luật pháp và xã hội đối với những kết hôn cùng dòng máu.  Tuy nhiên trong vài xã hội như Ai Cập cổ đại, có những quan hệ anh/chị và em, cha và con gái, mẹ và con trai trong hoàng tộc.  Hơn nữa, người Bali  và vài bộ tộc Inuit  có những quan niệm khác về vi phạm pháp luật và đạo đức trong loạn luân.


Nghiên cứu khoa học về tránh loạn luân

Di truyền học kết luận "loạn luân là điều bị cấm" xuất phát từ việc kết hợp các ADN cùng loại sẽ giảm thiểu khả năng thích nghi phát triển và khả năng kháng thể.
Theo kinh nghiệm, việc tránh loạn luân là một yếu tố văn hóa phổ biến (mặc dù mỗi xã hội mỗi khác). Điều này làm cho người ta thực hiện nghiên cứu để xem việc tránh loạn luân có phải là do một cơ chế sinh học bẩm sinh có thể được giữ lại qua quá trình chọn lọc tự nhiên nhằm tạo bộ gen tốt. Người ta thấy rằng khi hai người sống chung với nhau trong những năm thơ ấu thì cả hai sau này sẽ không có nhạy cảm hấp dẫn tình dục với nhau. Hiện tượng này, được gọi là hiệu ứng Westermarck, lần đầu tiên được mô tả chính thức bởi nhà nhân chủng học người Phần Lan Edvard Westermarck. Hiệu ứng Westermarck từ đó bắt đầu được quan sát ở nhiều nơi và trong nhiều nên văn hóa, bao gồm hệ thống khu định cư Israel và tập quán hôn nhân đồng dưỡng tức của Trung Hoa cũng như những gia đình có liên quan về sinh học. Đồng dưỡng tức (童養媳) là tập quán con gái của một gia đình nghèo được đem cho một gia đình giàu nuôi để giúp việc nhà và sau này lấy một trong số con trai của họ.
Trong trường hợp khu định cư Israel (nông trại), trẻ em được nuôi dưỡng gần như chung với nhau trong nhiều nhóm được phân loại theo độ tuổi chứ không phải theo họ hàng. Một nghiên cứu về những trẻ em này phát hiện rằng trong số gần 3000 cặp kết hôn ở các khu định cư, chỉ có 14 cặp mà trong đó hai người từng được nuôi dưỡng trong cùng một nhóm. Trong số 14 cặp này, không có cặp nào mà hai người được nuôi chung từ mới sinh đến 6 tuổi. Kết quả này không những cho thấy hiệu ứng Westermarck được chứng minh mà còn nói lên rằng hiệu ứng có tác dụng đối với giai đoạn quan trọng là từ mới sinh đến 6 tuổi (Shepher, 1983).
Khi trẻ không được nuôi chung trong giai đoạn quan trọng này, ví dụ như anh và em gái được nuôi riêng biệt và chưa từng gặp nhau một lần nào, họ có thể cảm thấy có hấp dẫn tình dục cao đối với nhau khi đã lớn và gặp nhau. Hiện tượng này gọi là hấp dẫn tình dục di truyền. Điều này thống nhất với giả thuyết rằng hiệu ứng Westermarck được giữ lại trong quá trình tiến hóa vì nó tránh việc giao phối gần. Hấp dẫn tình dục di truyền cũng xảy ra với những cặp là anh chị em họ.

Luật pháp

Loạn luân giữa những người có quan hệ họ hàng gần gũi về huyết thống được coi là tội phạm ở phần lớn các quốc gia. Tuy vậy, tồn tại một sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của dạng tội phạm này.

Việt Nam

Khoản 12, 13 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định:
  1. Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha-mẹ đối với con; ông- đối với cháu nộicháu ngoại
  2. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con con cậu, con là đời thứ ba.
Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình này cũng quy định các trường hợp cấm kết hôn:
.....
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
....
Điều 150 Luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định khung xử phạt đối với tội loạn luân là:
Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Trong lịch sử và dân gian

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần khuyến khích hôn nhân nội tộc để tránh nạn ngoại thích.  Hiện nay, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn duy trì tục nối dây cũng là một hình thái phong tục tương tự. Tại Trung Quốc, Đường Minh Hoàng lấy Dương Quý Phi vốn là con dâu của mình. Trước đó, Dương Quý Phi từng được lập làm phi tần cho hoàng tử Lý Mão nhưng chưa xảy ra chuyện chăn gối.
Truyện cổ tích Hòn vọng phu cũng nói về anh em ruột lấy nhầm nhau. Đây là chuyện loạn luân không cố ý.

Một số vụ loạn luân gây chấn động dư luận

Vụ Jose Agostinho Pereira hãm hiếp các con gái của mình

Trong vụ việc này, José Agostinho Bispo Pereira (hay còn gọi là Pereira, sinh năm 1956 tại bang Maranhao, Brasil) là người đàn ông đã giam cầm con gái ruột suốt 12 năm và khiến cô sinh 7 đứa con với ông ta .
Năm 1998, khi người vợ bỏ đi, Pereira bắt đầu thực hiện vụ lạm dụng tình dục với chính cô con gái của mình . Ông giam biệt lập cô con gái trong ngôi nhà hai phòng  gần làng chài ở phía đông bắc Brasil. Ngôi nhà ở vị trí hẻo lánh, nằm sâu trong rừng và cách duy nhất tiếp cận là bằng cano.
Vụ việc kinh hoàng này từng gây chấn động nước Brasil suốt một thời gian dài, người cha thú tính này bị cả thế giới lên án về hành vi đồi bại. Tổng cộng 7 đứa trẻ (4 gái, 3 trai ) đều bị suy dinh dưỡng và hầu hết không mặc quần áo. Chúng gặp khó khăn trong giao tiếp. Lũ trẻ không được phép ra khỏi nhà, không biết chữ và giao tiếp được rất ít. Bọn trẻ đều bị dọa giết  nếu tìm cách trốn hoặc kể cho người khác về tình trạng của chúng". Hiện cô con gái của Pereira cùng 7 đứa trẻ đang được cơ quan phúc lợi xã hội chăm sóc .

Vụ Jenny Deaves tự nguyện sống loạn luân với cha

Hai cha con người Úc John Deaves (sinh năm 1947) và Jenny Deaves (sinh năm 1969) đã có cuộc sống như vợ chồng trong nhiều năm, có chung 2 con, trong đó một đứa chết yểu vì bệnh còn đứa con trai thứ hai khỏe mạnh. Jenny Deaves đã tạo sự sôi nổi trên thế giới khi xuất hiện trên truyền hình kể cuộc sống loạn luân với người cha ruột mình. Hai cha con nói họ yêu nhau và sống hạnh phúc với nhau.

Vụ Detlef loạn luân với con gái

Chuyện xảy ra tại làng Fluterschen, gần thành phố Koblenz (Đức). Trong 23 năm, từ 1987-2010, Detlef, một tài xế xe tải Đức, loạn luân với con gái khi cô bé lên 9 tuổi (hiện 18 tuổi) và con gái của vợ năm cô 12 tuổi (hiện xấp xỉ 30 tuổi) và người anh em song sinh của cô này. Detlef có 8 người con với con riêng của vợ, một trong số đó đã chết yểu, 7 đứa còn lại trong độ tuổi 11-15.

Hai vụ ở Áo

Vụ thứ nhất là Josef Fritzl (sinh năm 1936), đã nhốt trong con gái Elisabeth Fritzl (sinh năm 1966) trong một căn hầm suốt 24 năm, hãm hiếp cô và có 7 người con với cô. Josef Fritzl bị cáo buộc với 6 tội danh riêng biệt trong đó có hiếp dâm, giam giữ người bất hợp pháp, loạn luân và áp bức.
Vụ thứ hai là một người đàn ông sinh năm 1926 tại thị trấn Braunau, miền bắc nước Áo, gần biên giới với Đức đã nhốt 2 người con gái (sinh năm 1958 và 1966) bị bệnh tâm thần làm nô lệ tình dục suốt 41 năm, 1970 đến tháng 5/2011. Hai cô con gái bị nhốt vào một chuồng gà nhỏ, trong đó có có một chiếc ghế dài bằng gỗ được dùng làm giường. Theo báo chí Áo, ông bố bị cô con gái lớn đẩy ngã xuống đất lúc đang cố gắng hãm hiếp cô, không thể dậy nổi và 2 cô con gái đã chạy thoát khỏi người bố loạn luân.

Vụ ở Việt Nam

Một cô giáo ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam loạn luân với con trai nuôi kém cô 14 tuổi. Cô giáo nhận nuôi cậu bé từ năm cậu học lớp 8, nảy sinh tình cảm rồi quan hệ tình dục với nhau. Sau đó cô đã lần lượt sinh ra 3 đứa con (2 gái 1 trai) với con nuôi mình. Cô và chồng đã bỏ nhau và cô đã chính thức lấy con trai nuôi làm chồng mới. Hai người hiện nay đang sống hạnh phúc bên nhau. 

 


Những cuộc tình loạn luân chấn động hoàng tộc Việt


Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)


Con thông dâm với phi tần của vua cha, chú khiến cháu ruột loạn luân với em họ... là những cuộc tình gây chấn động ở chốn cung đình Việt.

Lý Long Xưởng là con trưởng của Vua Lý Anh Tông, được lập làm Đông cung Thái tử, tước Hiển Trung vương. Và từ buổi đó, ngôi vị hoàng đế Đại Việt tương lai dường như đã cầm chắc trong tay Long Xưởng. Tuy nhiên, từ khi được lập làm Thái tử, Lý Long Xưởng chỉ lo ăn chơi, đàn đúm và đặc biệt vô cùng hoang dâm hiếu sắc, bất chấp loạn luân...
Đông cung Thái tử Long Xưởng đã thông dâm với cả cung phi của vua cha Anh Tông. Sách Đại Việt sử lược viết: "Long Xưởng có tính hiếu sắc, trong cung có những cung nữ được vua yêu dấu, Long Xưởng đều tư thông với họ...".
Theo Đại Việt sử lược, trong số các phi tần, Vua Lý Anh Tông đặc biệt sủng ái bà Nguyên phi Từ Thị. Nhằm hạ bệ tình địch, Hoàng hậu Chiêu Linh (mẹ đẻ của Long Xưởng) đang tâm xúi con mình làm điều vô đạo, sai Long Xưởng ngầm giở ngón tư tình để mê hoặc Từ Thị, muốn cho bà Nguyên phi này bị nhà vua nhạt tình. Biết vậy, Từ Thị đem hết việc đó tâu vua... Hoàng đế Lý Anh Tông giận dữ tột cùng, đã hạ chỉ phế Long Xưởng.
Tương tự, Mạc Kính Chỉ, con của hoàng thân Mạc Kính Điển và là cháu nội của vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) cũng gây nên chuyện động trời vì ham sắc dục. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vụ việc loạn luân giữa Mạc Kính Chỉ với vợ của cha xảy ra vào đầu năm Giáp Tý (1564).
Sách có ghi: "Bấy giờ, con trưởng của Kính Điển là Đoan Hùng Vương Kính Chỉ ngầm tư thông với vợ lẽ Kính Điển, việc phát giác phải giáng làm thứ dân, lấy con thứ là Kính Phu làm Đường An Vương, giao cho binh quyền. Đến khi Kính Điển chết, họ Mạc lại cho Kính Chỉ làm Hùng Lễ Công, nhưng không cho binh quyền".
Cũng theo sử liệu, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử. Ông được đánh giá có công xây dựng Đô thành Phú Xuân (thế kỷ 18) nhưng lại bị quy kết là người đưa dần sự nghiệp của các chúa Nguyễn xuống vực thẳm bởi loạn luân với một bà công nữ. Và câu chuyện là sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến, vào những năm cuối đời, Chúa Võ đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước.
Quang cảnh kinh đô Phú Xuân, nay là thành phố Huế.
Cùng lúc đó, Trương Thúc Loan vốn được Chúa tin cậy, trao cho rất nhiều quyền binh, nhưng chưa vừa lòng. Là một tay gian hùng, tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn, Loan có thể làm bất cứ điều gian ác nào để có thêm quyền hành và của cải. Hành vi thâm độc nhất của Loan là đẩy cháu mình đang ở ngôi vương vào vòng loạn luân.
Cô em con chú của Vũ Vương là Công nữ Ngọc Cầu (ái nữ của Nguyễn Phúc Điền) có nhan sắc kiều diễm trang đài của một giáng tiên. Biết Chúa là người hiếu sắc, Loan tìm cách tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi Vương… Kết quả của những lần lăn lóc ái ân vụng trộm, bà Ngọc Cầu đã mang thai với ông anh đồng đường và sinh ra một công tử. Cũng từ đó, Công nữ Ngọc Cầu nghiễm nhiên trở thành một cung phi được sủng ái bậc nhất trong phạm vi tả hữu hành lang.
Để xây dựng thế lực cho mình, Ngọc Cầu đã tỉ tê bên tai Chúa, giúp anh em của mình đều được trọng dụng ban quyền cao, lộc hậu. Cụ thể, Nguyễn Phúc Viêm (anh bà) làm Chưởng thủy cơ, Nguyễn Phúc Nghiêm (em Viêm) giữ chức Nội hữu, Chưởng dinh quản Bộ Lại, Bộ Binh, lãnh Tả phủ Chưởng phủ sự dinh Quảng Nam.
Tuy nhiên, về con của Võ Vương với Ngọc Cầu là Nguyễn Phúc Thuần, vì không thoát khỏi mặc cảm loạn luân, Chúa đã không được lập kế vị như mong muốn của người đẹp. Thấy vậy, Ngọc Cầu lo lắng bàn với Trương Phúc Loan tìm cách đối phó. Khi Võ Vương qua đời, Ngọc Cầu và Trương Phúc Loan không chịu phát tang, lập tức cho gọi 100 võ sĩ nấp sẵn trong vương phủ, gây ra một cuộc tàn sát, rồi tôn Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi. Và thế là, loạn nước xảy đến...
Trong lịch sử vương quyền Việt Nam, nhà Trần là một triều đại hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, kéo dài 175 năm. Về võ công, đây là vương triều đã thống lĩnh quân dân Đại Việt ba lần đại phá quân Nguyên Mông, bình phục Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến xứ Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay).
Tuy nhiên, về tinh thần "cởi mở" trong quan hệ nội hôn của vương triều Trần, các sử gia đã viết Đại Việt sử ký toàn thư đều rất lên án. Nho gia nghiêm cẩn như Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên hay Dực Tông hoàng đế Tự Đức đã đay nghiến là dâm loạn, buông tuồng. Theo thống kê, nhà Trần có khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc, trong đó có Vua Trần Anh Tông.
Là con trưởng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Khâm từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu, Trần Anh Tông đồng nghĩa là cháu nội của Trần Thánh Tông, cháu ngoại Trần Hưng Đạo, chắt nội Trần Thái Tông. Thế nhưng, nhà vua lại lấy Thuận Thánh, con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu. Như vậy, quan hệ vợ chồng này là cháu cô cháu cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
Nguồn: Baodatviet

Những ông chúa dâm loạn nhất trong lịch sử Việt


Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ, rồi thích... là giết luôn.



Lê Uy Mục: Sau "ân ái"... giết luôn cung nhân


Lê Uy Mục (1488-1509) có tên húy Lê Tuấn, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, gái đẹp và giết người; triều chính bỏ bê cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành... Hậu quả là một số người trong tôn thất và triều thần đã làm loạn, bắt và bức tnhà vua (năm 1509).
Sử sách chép: Vẫn chưa hả dạ vì xét rằng, Uy Mục không những là kẻ bạo ngược, làm hại đất nước, mà còn là kẻ thù không đội trời chung, đã giết hại cả cha mẹ, anh chị em mình, nên Giản Tu Công Oanh không thể để Hoàng đế Uy Mục chết an lành. Ông ra lệnh đem xác Lê Uy Mục đặt vào miệng súng, bắn tan hài cốt; chỉ lấy một ít tro tàn đem chôn ở làng Phù Chẩn; đồng thời giáng làm Mẫn Lệ Công.



Cũng theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, vua giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. Ai cũng kinh sợ, nhưng vì uy quyền tối thượng của vua, nên không dám chống đối, hay tìm cách trốn tránh.



Vua Mạc: Loạn dâm


Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) - vị vua lâu nhất trong số các vua Mạc thời hưng thịnh, tại vị 30 năm, lại chính là người khiến cơ nghiệp nhà Mạc suy vong, mà một phần nguyên nhân chính là do... thói hoang dâm hiếu sắc.
Theo sử sách, Mạc Mậu Hợp là con trưởng của hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá.
Mậu Hợp sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần và đặc biệt, rất hoang dâm hiếu sắc. Để thỏa mãn dục vọng, vua không ngần ngại "mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân", cụ thể định giết một danh tướng trong triều để cướp vợ khiến cho một bộ phận binh lực nhà Mạc đã theo viên tướng này về quy phục vua Lê, làm cho thế lực của Mạc Mậu Hợp ngày càng suy yếu.
Sách Lê triều thông sử viết: “Sự việc này xảy ra vào cuối năm Nhâm Thìn (1592). Vợ viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên, tức con gái Nguyễn Quyện. Chị gái của Thị Niên là hoàng hậu của Mậu Hợp vì thế Thị Niên thường được ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy Thị Niên, đem lòng yêu mến bèn ngầm tính kế giết Văn Khuê để cướp vợ y”.


Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết rõ hơn: “Chúa Mạc là Mậu Hợp ngày ngày say đắm tửu sắc. Nguyễn thị là con gái của Nguyễn Quyện và là vợ Bùi Văn Khuê, nhân có em gái là vợ của Mạc Mậu Hợp, nên thường ra vào trong cấm cung. Mậu Hợp ưng ý Nguyễn thị vì nàng có nhan sắc, nên muốn giết Văn Khuê để chiếm lấy nàng. Văn Khuê biết chuyện... đã đầu hàng Trịnh Tùng...".

Vua Mậu Hợp đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Tương tự, Mạc Kính Chỉ - con của hoàng thân Mạc Kính Điển và là cháu nội của vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) cũng gây nên chuyện động trời vì ham sắc dục. Sách Đại Việt thông sử viết: “Mạc Kính Chỉ là con cả của Kính Điển, mới đầu được phong là Hùng Lễ Vương, vì tư thông với người thiếp của cha nên bị giáng xuống làm thứ dân, sau đó lại khôi phục, phong là Đường An Vương”.

Tương tự, sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vụ việc loạn luân giữa Mạc Kính chỉ với vợ của cha xảy ra vào đầu năm Giáp Tý (1564), nhưng có một số điểm khác: “Bấy giờ, con trưởng của Kính Điển là Đoan Hùng Vương Kính Chỉ ngầm tư thông với vợ lẽ Kính Điển, việc phát giác phải giáng làm thứ dân; lấy con thứ là Kính Phu làm Đường An Vương, giao cho binh quyền. Đến khi Kính Điển chết, họ Mạc lại cho Kính Chỉ làm Hùng Lễ Công, nhưng không cho binh quyền”.
Chúa Trịnh Giang: Ăn chơi dâm loạn không chừng mực

Trịnh Giang (1729-1740) là con cả Trịnh Cương. Sử sách chép rằng, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những vị tài ba, đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ, thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là điềm xấu, bắt đầu thời đại suy tàn của họ Trịnh.

Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cho hay: Trịnh Giang là kẻ dâm loạn, từng tư thông với bà Kỳ Viên phi Đặng Thị (người xã Trà Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc Bắc Ninh), vốn là vợ lẽ của chúa Trịnh Cương (cha Trịnh Giang). Chuyện này bị bà Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) phát giác. Bà ép Kỳ Viên phi Đặng Thị phải tự tử.

Một hôm, chẳng hiểu vì sao Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, nhân đó mà mắc bệnh kinh quý, hễ nghe có sấm sét là kinh hồn bạt vía. Bọn hoạn quan liền nói với Trịnh Giang rằng, duyên do chẳng qua vì dâm dục thái quá nên bị ác báo, muốn chữa, chỉ có cách… đào hầm làm nhà ở dưới đất. Trịnh Giang bèn dựng cung Thưởng Trì để ở, không dám đi ra ngoài như trước nữa.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết: “Từ ngày làm việc bạo nghịch là giết vua (chỉ việc Trịnh Giang phế truất rồi giết chết vua Lê Đế Duy Phường), Trịnh Giang càng ngày càng tiếm quyền, ăn chơi dâm loạn không còn chừng mực gì nữa, cho nên về sau mới mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sợ sét lắm. Bọn hoạn quan là Hoàng Công Phụ đánh lừa, đào đất làm cung Thưởng Trì cho Trịnh Giang ở. Từ đấy, Chúa không còn dám bước chân ra ngoài..".
Vĩnh Khang - ĐV


Chuyện loạn luân ghê sợ chưa từng có của các ông vua

 

Không kể những vương triều chủ trương anh chị em lấy nhau để bảo vệ ngai vàng, nhiều vị vua bất chấp đạo lý, thông dâm cả với người ruột thịt.
Chuyện Tề Tương công và nàng Văn Khương

Văn Khương là con gái vua nước Tề, nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, được ví như bông hoa biết nói, viên ngọc toả hương. Anh trai của nàng là thái tử Chư Nhi, tuy đã có rất nhiều mỹ nữ nhưng vẫn tơ tưởng cô em tuyệt sắc, và cô em gái đa tình cũng có tình ý với ông anh.
Dù theo lễ giáo, anh trai em gái đã lớn không được gần gũi nhau nhưng họ vẫn rất thân mật. Khi Văn Khương được cha quyết định gả cho vua nước Lỗ, Chư Nhi vẫn trao đổi thư từ với em gái, hẹn rằng dù cách trở giang sơn vẫn nguyện có ngày tái ngộ.
Khi Chư Nhi đã lên ngôi, trở thành Tề Tương công, Văn Khương mượn cớ thăm nhà để ép chồng cho cùng về đất Tề, dù việc em gái về thăm anh bị cho là trái lễ. Văn Khương vào cung, viện lý do thăm các phi tần để giao hoan với anh ruột suốt đêm không về. Vua nước Lỗ biết chuyện, vừa giận vừa thẹn, lập tức đưa vợ về ngay.

Trước sắc đẹp, nhiều vị quân vương bất chấp đạo lý.

Tề Tương công thấy việc đã lộ, bèn sai người bóp chết vua Lỗ ngay trong xe. Thế là Văn Khương ở lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải, mãi đến khi con trai (lên nối ngôi vua nước Lỗ) cho người sang đón mới gạt nước mắt tiễn biệt, nhưng vì thẹn nên không dám về cung Lỗ mà ở lại vùng biên giới, lấy cớ là ưa cảnh thanh tĩnh.
Còn vua Tề sau đó cưới công chúa nhà Chu để dẹp yên dư luận, nhưng cô gái bất hạnh này vì buồn về sự vô hạnh của chồng nên chỉ một năm đã qua đời. Lúc đó, Tề Tương công không e dè gì nữa, thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề - Lỗ để đêm ngày giao hoan với em gái.

Chuyện xấu này trong mấy nước không ai không biết, đến mức dân nước Tề quá nhục nhã, ghê tởm mà đặt ra bài hát “Tệ cẩu” nói về họ.
Sau này khi Tề Tương Công bị bề tôi giết chết, Văn Khương với bản tính hiếu dâm vẫn tiếp tục tư thông với những người đàn ông khác, trong đó có một người nước Cử, từ một thầy thuốc đã trở thành tình nhân của bà chúa này.

Sở Thành Vương cưỡng dâm hai cháu ruột

Thành Vương nước Sở có em gái là nàng Văn Vu, lấy vua nước Trịnh. Một lần, vua Sở đem quân đi chinh chiến thắng trận, trên đường về đóng quân ở đất Trịnh của em rể. Vua Trịnh đến mừng, mang theo cả nàng Văn Vu và hai con gái xinh đẹp đã đến tuổi cập kê. Trong buổi tiệc thết đãi vua Sở, vợ chồng Văn Vu cho hai con gái ra chào bác, dâng rượu mừng.
Rượu say tuý lúy, Sở Thành vương bảo em gái cùng hai cháu đưa mình về. Đến tận quân dinh, vua Sở đang có hơi men, thấy hai cháu gái nhan sắc xinh đẹp liền có ý chiếm đoạt, sai đưa vào phòng ngủ để trêu ghẹo. Nàng Văn Vu sợ uy anh không dám nói, suốt đêm không ngủ, sáng ra vào gặp anh thì được Sở Thành vương cho rất nhiều đồ vật quý, nhưng hai đứa con gái thì bị ông anh đồi bại bắt về Sở mất. Thế là hai thiếu nữ trở thành đồ chơi cho ông bác ruột trên giường truy hoan.
Không biết có phải vì gieo nhân bất thiện không mà sau này, Sở Thành Vương có kết cục rất bi thảm. Ông ta bị con trai trưởng, một kẻ vô đạo mà ông đang định truất ngôi thái tử, bức tử để cướp ngai vàng. Thậm chí vua năn nỉ xin ăn xong bát canh chân gấu rồi mới thắt cổ mà cũng không được chấp nhận.
Chiêu Vũ đế loạn luân với cả ba thế hệ
Chiêu Vũ đế nhà Hán Triệu (một triều đại đóng ở vùng Sơn Tây và một phần Nội Mông, Thiểm Tây ngày nay) có tên là Lưu Thông, người Hung Nô, sống ở thế kỷ thứ tư.

Theo luật Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi lên nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa thành: “Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con”. Bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với các “kế mẫu” xinh đẹp.
Một lần đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều, Chiêu Vũ đế nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn.
Để hợp thức hóa, ngay hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ thành “người trong gia tộc có thể lấy nhau”. Với quy định này, Lưu Thông không chỉ cưỡng chiếm được hai con gái Lưu Diệu, mà sau đó còn đưa cả bốn đứa cháu của Diệu vào cung. Theo vai vế, bốn cô này phải gọi nhà vua bằng ông. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua.
Trong các ông vua loạn luân, Lưu Thông là vô địch về độ trâng tráo khi phong cho cô cháu Lưu Anh làm hoàng hậu. Vì can ngăn quyết định này, một đại thần đã bị tống ngục và chết thê thảm.
 Theo Lamsao.com

Những bà hoàng dâm loạn trong lịch sử Trung Hoa

 

Dù ngồi ở ngôi cao nhưng những người phụ nữ này vẫn tìm mọi cách dan díu để thỏa mãn dục vọng.
Hà Tịnh Anh

Bà Hoàng hậu nổi tiếng họ Hà vốn xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc. Ông nội là Hà Thượng Chi làm quan tới chức Tư Không, một chức quan to thuộc “ngũ quan”, tương đương với “lục khanh”. Đến đời cha là Hà Trấp làm tới chức Phủ quân tướng quân. Cho tới năm 485, Hà Tịnh Anh được gả cho Nam quận vương Tiêu Chiêu Nghiệp, cháu đích tôn của Tề Vũ Đế Tiêu Trách, con trai cả của Thái tử Tiêu Trường Mậu làm Vương phi.

Hà Tịnh Anh từ nhỏ bản tính đã dâm loạn, trước khi về phủ Nam quận vương Tiêu Chiêu Nghiệp, Hà Tịnh Anh đã “qua lại thân mật” với thuộc hạ của Tiêu Chiêu Nghiệp là Mã Trừng. Sau khi trở thành Nam quận Vương phi, Hà Tịnh Anh vẫn chưa chịu an phận. Không chịu đem những ham muốn của mình phụ thuộc vào mỗi một ông chồng là Tiêu Chiêu Nghiệp, Hà Tịnh Anh tìm mọi cách để quyến rũ những người bạn “nối khố” của Tiêu Chiêu Nghiệp.



Dù ở ngôi cao nhưng những bà hoàng này vẫn tìm cách dan díu để thỏa mãn dục vọng.
(ảnh minh họa)
Sau đó, Hà Tịnh Anh lại bắt đầu để ý đến Dương Mân Chi và tìm mọi cách để cho phép y ra vào phủ Nam quân vương một cách tự do thoải mái. Vì được mẹ của Dương Mân Chi giúp đỡ lên ngôi vua nên Tiêu Chiêu Nghiệp để cho vợ và Dương Mân Chi được tự do đi lại.

Sử sách còn chép rằng, mặc dù Hà Tịnh Anh ngoại tình ngay trước mặt Tiêu Chiêu Nghiệp, song ông vua này vẫn rất mực sủng ái bà Hoàng hậu họ Hà. Sau này, vì không chịu nổi sự hoang dâm vô độ nên các thân vương, quần thần đã nổi dậy, phế truất cả hai vợ chồng Tiêu Chiêu Nghiệp.

Lữ Trĩ

Ngoài bản tính độc ác, Lữ Trĩ còn là bà hoàng hậu hoang dâm trong lịch sử Trung Quốc. Tuổi thanh xuân của Lữ Trĩ trôi qua trong sự tranh giành quyền lực, và Lữ Trĩ là người thắng cuộc trong cuộc tranh đoạt ngôi vị ở hậu cung. Quyền lực về tay, con trai là Huệ Đế lên ngôi hoàng đế, nhưng tuổi thanh xuân của bà thì đã đi mất.



Không những tàn ác, Lữ Trĩ còn dâm đãng và tìm mọi cách tư thông với người khác.
(ảnh minh họa)

Khi còn sống, hoàng đế Lưu Bang vì say đắm Thích phu nhân mà lạnh nhạt với hoàng hậu Lữ Trĩ. Sau khi được phong làm hoàng thái hậu, Lữ Trĩ không chịu lùi bước, quyết tâm đi tìm ân ái dù tuổi không còn trẻ bằng cách tư thông với Tịch Dương Hầu. Huệ Đế dù là vua nhu nhược cũng không kìm nổi cơn thịnh nộ trước những lời đàm tiếu. Nhưng phải đến đời Văn Đế kế thừa ngôi lớn, Tịch Dương Hầu mới bị đập chết bằng chùy sắt.

Triệu Cơ
Triệu Cơ xuất thân là thị nữ chuyên múa hát cho đại thương nhân Lã Bất Vi. Khi Triệu Cơ có mang, Lã Bất Vi đem tặng nàng cho Tần Trữ Quân Tử Sở, sinh ra Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, Triệu Cơ điềm nhiên trở thành thái hậu, Lã Bất Vi được tôn là trọng phụ.

Tần Thủy Hoàng lên ngôi lúc còn ít tuổi, Triệu Cơ và Lã Bất Vi vẫn thường xuyên qua lại tư thông. Nhưng vua ngày một lớn lên, Lã Bất Vi sợ rằng nếu tiếp tục như vậy sẽ không bảo toàn được tính mệnh. Nhưng, Triệu Cơ có nhu cầu tình dục rất cao nên Lã Bất Vi phải tìm Lao Ái để thay mình hầu hạ thái hậu.

Quả nhiên, thái hậu có được Lao Ái, quên mất Lã Bất Vi, suốt ngày dâm lạc với Lao Ái, rồi dời sang ở Ung Thành sinh hai người con trai. Về sau, mối tình gian trá bị Tần Thủy Hoàng phát hiện. Tần Thủy Hoàng vì tình mẫu tử đã tha chết cho thái hậu được sống ở kinh đô thêm 10 năm. Còn Lã Bất Vi và Lao Ái đều chịu số phận chết chóc.

Thúc Ngỗi

Vợ của Chu Tương vương là nàng Thúc Ngỗi, nhan sắc tuyệt trần, một lần đi săn, thấy trong đám cùng đi có vương tử Đái, em của Tương vương, là người đẹp trai, Ngỗi hậu mê ngay, bèn xin vua cho mình được cưỡi ngựa đi săn, điều chưa một ai trong hậu cung từng nghĩ tới.

Sau đó, hai người liên tục đi lại thông dâm với nhau. Chuyện lộ tẩy, vương tử Đái bị đuổi đi và sau này quay trở lại chiếm ngôi báu lẫn người đẹp. Điều oái oăm là vào lúc vương tử Đái trở về, thái hậu ốm rất nặng, thấy con trai thứ trở về thì mừng quá, cười sặc lên mà chết. Thế nhưng vương tử Đái chẳng kịp ngó đến mẹ, vội vàng đưa Ngỗi hậu ra khỏi nơi giam giữ để thông dâm với nàng. Tuy nhiên, đôi gian phu dâm phụ này không hưởng dục lạc được bao lâu. Khi quân chư hầu phò vua nhà Chu quay trở lại, cả hai đều mất mạng. Hoàng hậu xinh đẹp phải nhận cái chết nhục nhã.
Theo Eva

Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn và nghi án loạn luân với mẹ ruột
Tuy vẫn còn nhiều "điểm mờ" nhưng câu chuyện loạn luân của Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn và Lộ thái hậu vẫn được nhắc tới như là một trong những câu chuyện nhục nhã nhất lịch sử Trung Hoa.
Theo tài liệu ghi chép lại, Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn vốn là con trai thứ 3 của Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long, trước khi kế vị được phong là Hiếu Lăng Vương.
Được biết, sau khi sinh con trai Lưu Tuấn không được bao lâu thì Lộ Huệ Nam bị mất đi sự sủng ái của Tống Văn Đế. Chính vì thế, Lưu Tuấn bị vua Tống Văn Đế buộc phải rời hoàng cung đến vùng đất được phong là Vũ Lăng để sinh sống khi chỉ mới 5 tuổi. Vì con trai còn nhỏ nên Lộ Huệ Nam xin phép vua đi theo để chăm sóc con mình. Năm ấy, Lộ Huệ Nam 24 tuổi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Khi Lưu Tuấn đến tuổi trưởng thành theo luật lệ Lộ Huệ Nam buộc phải về cung nhưng cả 2 mẹ con không ai muốn rời xa nhau.
Sau khi lật đổ Lưu Thiệu đang mang tội giết cha làm phản, Lưu Tuấn lên ngôi hoàng đế, phong cho Lộ Huệ Nam làm hoàng thái hậu, lập phi tử là Vương thị lên làm hoàng hậu.
Theo ghi chép lại thì vụ việc loạn luân bị phát hiện sau khi Lưu Tuấn mở yến tiệc sắc phong và thưởng cho người có công.
Khởi đầu do uống rượu nhiều nên 2 mẹ con Lưu Tuấn và Lộ thái hậu lao vào nhau "mây mưa" mà không nề hà luật lệ loạn luân.
Sau đấy, do ngựa quen đường cũ, mẹ con Lưu Tuấn và Lộ Thái Hậu vẫn duy trì mối quan hệ loạn luân của mình tại điện Hiển Dương. Lộ thái hậu ban đầu vì thương yêu mà chiều theo ý của Lưu Tuấn nhưng sau đó lâu dần thì hai người sống với nhau như vợ chồng chứ không còn là mẹ con nữa.
Thực hư lời giải từ quá khứ
Tuy có nhiều tin đồn thổi nhưng quả thật không có quá nhiều tài liệu sử sách ghi lại nghi án loạn luân này. Một số tài liệu còn lưu giữ lại còn có Ngụy Thư hay Nam Sử Tống Thư có nhắc tới mối tình ít ai tưởng tượng được này.
Tài liệu quan trọng nhất thì là Ngụy Thư có ghi lại về mối quan hệ đầy nghi vấn của Lưu Tuấn và Lộ thái hậu, tuy nhiên không có phân tích gì nhiều. Sách “Nam Sử - Tống Thư” có chép, vào thời Tống Hiếu Vũ Đế thời Nam Triều, “Lộ thái hậu ở Điện Hiển Dương, hoàng thượng thường vào ở tại phòng ngủ của thái hậu vì thế trong dân gian thường đồn đoán chuyện không hay…”
Theo tài liệu trên wikipedia cũng có đề cập Tống Hiếu Vũ Đế là "Ông thường được đánh giá là một vị hoàng đế có năng lực, song lỗ mãng và loạn luân." Trong đó cũng có nhắc tới chi tiết cụ thể rằng: "Đến năm 459, đã xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng Lưu Đản sẽ nổi loạn hoặc Hiếu Vũ Đế có hành động chống lại Lưu Đản, và đáp lại, Lưu Đản đã lập nên tuyến phòng thủ hùng mạnh xung quanh Quảng Lăng. Trong khi đó, theo các tấu trình về các tội của Lưu Đản (do chính Hiếu Vũ Đế xúi giục), Hiếu Vũ Đế đã ban một chiếu chỉ giáng Lưu Đản xuống tước hầu, và cùng lúc đó đã cử tướng Viên Điền và Đới Minh Bảo thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Giang Lăng. Tuy nhiên, khi họ đến gần, Lưu Đản đã phát hiện ra và tiến hành phản kích, giết chết Viên Điền. Lưu Đản bố cáo thiên hạ rằng Hiếu Vũ Đế có các mối quan hệ loạn luân (trong đó có một điểm được một số sử gia tin là đúng, đó là Hiếu Vũ Đế đã có mối quan hệ loạn luân với mẫu thân là Lộ Thái hậu). Điều này đã chọc giận Hiếu Vũ Đế, và ông đã cho tàn sát gia đình các thuộc hạ của Lưu Đản."
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng sở dĩ rất ít tài liệu ghi chép lại về chuyện loạn luân tày trời của Lưu Tuấn có lẽ một phần do độ nhạy cảm của nó nên các nhà làm sử Trung Quốc đã cố gắng né tránh. Vì thế, đến thời đại bây giờ người ta vẫn không rõ liệu việc loạn luân chỉ là 1 lần "sự cố" do say rượu hay kéo dài suốt 20 năm.

Ba bà hoàng trụy lạc nổi danh nhất lịch sử Trung Hoa


(Soha.vn) - Nhiều người giữ vị trí mẫu nghi thiên hạ hay thậm chí ngồi trên ngai vàng vẫn "nỗ lực" ghi tên mình vào bảng "phong thần" trụy lạc.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này.
Bên cạnh danh sách những ông vua hoang dâm vô độ, người ta cũng liệt ra một bảng "phong thần" dành cho những bà hoàng có đời sống trụy lạc ít ai bì được.
Hoàng hậu Hà Tịnh Anh, ngoại tình trước mắt vua

Hoàng hậu Hà Tịnh Anh nổi tiếng với bản tính dâm loạn. Ảnh minh họa
Hoàng hậu Hà Tịnh Anh nổi tiếng với bản tính dâm loạn. Ảnh minh họa
Hà Tịnh Anh là người huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, con gái của Hà Trấp, là Phủ quân tướng quân ở triều đại Tề Vũ Đế Tiêu Trách. Năm 485, Hà Tịnh Anh được gả cho Nam quận vương Tiêu Chiêu Nghiệp, cháu đích tôn của Tề Vũ Đế Tiêu Trách, con trai cả của Thái tử Tiêu Trường Mậu làm Vương phi.
Sau khi vào phủ Nam vương, Hà Tịnh Anh lộ rõ là một bà hoàng dâm loạn khi "nhập nhằng tình ái" với cả thuộc hạ và bạn bè của chồng.
Không chỉ thế, khi Tiêu Chiêu Nghiệp lộ rõ bản chất bất hiếu nhờ nữ thầy tế dùng bùa chú cho cha và ông chết sớm để nhanh chóng lên ngôi vua thì Hà Tịnh Anh lại tiếp tục thể hiện sở thích hoang dâm của mình. Mặc cho những mưu đồ của chồng, Hà Tịnh Anh ngày ngày qua lại với Dương Mân Chi vốn là con trai của nữ thầy Tế trước mặt chồng mà không hề gặp bất kỳ trở ngại nào.
Nể sợ bà mẹ nên Tiêu Chiêu Nghiệp cũng rất sủng ái Dương Mân Chi, chính vì thế Chiêu Nghiệp mặc nhiên để cho vợ mình qua lại với người đàn ông này.
Sau khi Tề Vũ Đế Tiêu Trách, và thái tử Tiêu Trường Mậu qua đời vì bạo bệnh, Tiêu Chiêu Nghiệp nhanh chóng lên ngôi vua và để mặc cho vợ mình "tác oai tác quái" mặc dù đã lên chức hoàng hậu.
Chính vì háo sắc trụy lạc của Tiêu Chiêu Nghiệp và sự dung túng cho lối sống nhục dục của vợ mình khiến triều đại của Tiêu Chiêu Nghiệp chỉ tồn tại được chưa đầy 1 năm.
Thái hậu Triệu Cơ - tư thông với chồng cũ, qua lại với thái giám giả

Thái hậu Triệu Cơ và những mối tình khiến dư luận tranh cãi. Ảnh minh họa
Thái hậu Triệu Cơ và những mối tình khiến dư luận tranh cãi. Ảnh minh họa
Chuyện ngoại tình của Triệu Cơ trở thành câu chuyện có nhiều tranh cãi trong suốt nhiều thế kỷ qua bởi những ẩn khuất chưa tìm được lời giải. Điều này được đưa ra bàn luận nhiều 1 phần vì liên quan tới huyết thống của vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.
Triệu Cơ được biết đến với tư cách là một kỹ nữ xinh đẹp tại thành Hàm Đan, nước Triệu được Lã Bất Vi chuộc về làm thiếp.
Thời kỳ đó, Từ Sở đang làm con tin tại nước Triệu được Lã Bất Vi cứu giúp và trở thành người thừa tự của An Quốc Quân. Từ Sở có cơ hội gặp Triệu Cơ và mê mẩn vẻ đẹp của Triệu Cơ. Lã Bất Vi đã nhanh chóng "cống" thiếp của mình cho Tử Sở. Sau đó ít lâu, Triệu Cơ sinh hạ Doanh Chính. Nhiều người nghi ngờ rằng Doanh Chính mà sau này là vị Hoàng đế nổi tiếng Tần Thủy Hoàng.
Sau này khi Tử Sở lên ngôi vua nước Tần, Triệu Cơ nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu. Sau 3 năm lên ngôi vua, Tử Sở vì bạo bệnh mà chết, Doanh Chính kế nghiệp cha khi mới 13 tuổi, vì thế việc triều chính chủ yếu nhờ vào Lã Bất Vi.
Chồng chết trong khi vẫn còn son trẻ, để thỏa mãn cho nhu cầu của mình, Triệu Cơ đã qua lại với Lã Bất Vi.
Không thể mãi giấu diếm Doanh Chính khi vị vua trẻ ngày càng trở nên uy quyền cũng như độ tuổi không còn sung sức nên Lã Bất Vi đã nghĩ tới tìm kẻ thế chân cho mình. Hắn đã tìm Lao Ái, một người đàn ông tinh lực dồi dào để cống cho Triệu Cơ với tư cách là một thái giám.
Từ đó trở đi, Triệu Cơ và Lao Ái sa vào cuộc tình cuồng loạn và sau đó Thái Hậu nước Tần sinh 2 cậu con trai với tên thái giám giả này.
Sau này vụ việc bị Tần Thủy Hoàng phát hiện, niệm tình mẫu tử Triệu Cơ được tha chết nhưng bị nhốt trong cấm cung. Lao Ái bị tru di ba họ. Còn Lã Bất vi cũng bị ép chết không lâu sau đó.
Võ Tắc Thiên - Bà hoàng quyền lực và "sung mãn"
Được biết đến với vai trò là bà hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên được biết tới với cuộc đời đầy quyền lực và cả những tình sử "dâm đãng" ở chốn cung cấm.
Nổi bật nhất trong số đó có cuộc tình của Võ Tắc Thiên với một tiểu hòa thượng khi mới 14 tuổi.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại 14 tuổi, Võ Tắc Thiên được đưa vào cung và khiến vua háo sắc Đường Thái Tông ở tuổi ngoại tứ tuần cũng phải mê mẩn. Sau khi vị vua này băng hà, theo lệ thì những phi tần cung nữ cũng phải chết theo. Nhưng với trí thông minh của mình, Võ Tắc Thiên đã xin cắt tóc đi tu để tránh lệ này. Khi đi tu tại một ngôi chùa, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu qua lại với 1 chú tiểu hòa thượng tên là Phùng Tiểu Bảo. Cuộc tình này ít ai biết đến do ngôi chùa ở vị trí khuất lấp nhưng rất nhiều tài liệu cũng ghi lại về chú tiểu đam mê trần tục này.
Sau khi hết tang cha, Thái Tử Lý Trị lúc này đã lên ngôi vua đã tới chùa Võ Tắc Thiên tu để gặp lại người  đẹp. Những lần gặp gỡ đã khiến Võ Tắc Thiên mang thai con của Lý Trị. Ngay sau đó, Võ Tắc Thiên được triệu hồi vào cung và trở thành Chiêu Nghi.
Theo một số tài liệu cho biết, dù sau khi hoàn tục vào cung vua nhưng Võ Tắc Thiên vẫn thường xuyên qua lại với vị hòa thượng này. Đến khi Võ Tắc Thiên lên ngôi vua, vị hòa thượng đã hoàn tục và đưa vào cung với danh nghĩa là chú họ của bà hoàng "dâm đãng" này.
Tuy nhiên, Phùng Tiểu Bảo sau khi đổi tên thành Hứa Hoài Nghĩa lại không chịu yên phận với Võ Tắc Thiên mà còn dây dưa với Thái Bình (con gái của Võ Tắc Thiên với Hoàng đế Lý Trị. Sau khi phát hiện ra vụ việc, Võ Tắc Thiên quyết định giết chết Hứa Hoài Nghĩa và vùi xác đã bị đốt thành tro xuống bùn sâu. Ngoài họ Phùng, Võ Tắc Thiên còn dâm loạn ăn nằm với quan ngự y Thẩm Nam Liêu, người thường đến cung "massage" cho Hoàng hậu. Ngoài ra còn có vị đạo sĩ tên Minh Sùng Nghiễm, luôn luôn có mặt để thỏa mãn dâm tính của bà.
Sau đấy, Võ Tắc Thiên lại dây dưa với "mỹ nam" Thái Bình công chúa cống tiến. Ở độ tuổi không mấy làm trẻ trung, Võ Tắc Thiên vẫn rất sung mãn "mây mưa" cùng chàng trai trẻ Trương Sướng Tôn, vốn là em trai của chồng Thái Bình công chúa.

Những cái chết vì "sex" nhục nhã của hoàng đế Trung Hoa

 

(Soha.vn) - Tuy là "thiên tử" nhưng một số vị vua Trung Hoa đã phải nhận cái chết không mấy oai phong chỉ vì đời sống tình dục dâm loạn của mình.

1. Vua Minh Thế Tông chết vì thuốc xuân dược

Vua Minh Thế Tông ăn chơi vô độ vì hoang dâm vô độ. Ảnh minh họa
Vua Minh Thế Tông chết vì hoang dâm vô độ. Ảnh minh họa
Là một vị vua ham mê tình dục, vua Minh Thế Tông luôn mơ ước sở hữu sức khỏe tráng kiện, tinh lực dồi dào kể cả khi tuổi đã về xế chiều. Chính vì thế, vị vua này luôn mơ ước tìm được loại thuốc giúp ông trẻ hóa cơ thể đặc biệt là nâng cao khả năng "giường chiếu".
Nhờ phương thuốc của một thầy lang tên là Đào Trọng Văn, vua Minh Thế Tông đã trở thành ông vua sung mãn trên giường và điều này đã giúp ông phục vụ cho cuộc sống ăn chơi trụy lạc.
Tuy nhiên, do độ tuổi không hề trẻ trung mà vẫn ham mê sắc dục, vị vua này lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc kích dục.
Chính vì thế, sau 9 năm sử dụng thuốc kích dục quá liều, vị vua này đã phải đón cái chết không lấy gì làm nhẹ nhàng.
2. Vua Hán Thành đột tử trong lúc mây mưa
Những cái chết vì "sex" nhục nhã của hoàng đế Trung Hoa
Sở hữu trong tay 2 mỹ nhân bậc nhất Trung Quốc là Triệu Phi Yến và Hợp Đức, vua Hán Thành hằng ngày sống trong cuộc sống tình dục. Được biết, cả 2 người đẹp của vua Hán Thành đều có nhu cầu tình dục khá mạnh mẽ, chính vì thế để đáp ứng được 2 mỹ nhân vị vua hiếu dâm Hàn Thành phải dốc hết sức mình.
Lẽ tất dĩ ngẫu, vị vua này phải dùng đến rất nhiều thuốc tráng dương nhằm kéo vớt tinh lực của mình bị rút cạn bởi Triệu Phi Yến và Hợp Đức.
Dù thân thể nhanh chóng xác xơ bởi các cuộc hoan lạc thâu đêm suốt sáng nhưng vua Hán Thành vẫn đam mê và phụ thuộc quá nhiều vào thuốc xuân dược.
Do ham chơi quá độ, ở tuổi 45 vua Hán Thành đột tử ngay khi đang mây mưa với mỹ nhân Hợp Đức. Được biết, nguyên nhân cái chết của Hán Thành là do dùng thuốc kích dục quá liều.
3. Chu Tuyên Đế Vũ Văn Vân mất mạng vì dâm loạn

Ngay sau khi cha chết, Vũ Văn Vân đã ngay lập tức thông dâm với các phi tần, mỹ nữ của cha.
Ngay sau khi cha chết, Vũ Văn Vân đã ngay lập tức thông dâm với các phi tần, mỹ nữ của cha.
Trong lịch sử Trung Quốc, Vũ Văn Vân là một trong số những vị vua nổi tiếng vì đời sống tình dục hoang dâm vô độ. Tuy nhiên, chính bởi lối sống đam mê hoan lạc mà ông vua này đã chết yểu.
Được biết, sau khi vua cha qua đời, vị vua 19 tuổi đã nhanh chóng "cuỗm" hết các phi tần trẻ tuổi của vị cha già để thỏa mãn cho thú vui hoang lạc của mình. Không những thế, vị vua này còn ra sức tuyển chọn các mỹ nữ ở khắp nơi trong cả nước để phục vụ cho dục vọng của mình.
Đỉnh điểm của lối sống này chính là việc Vũ Văn Vân đã quyết định nhường ngôi cho con trai 7 tuổi của mình là Vũ Văn Xiển để tập trung vào việc mây mưa với các mỹ nhân mà không phải lo việc triều chính.
Dù đang ở độ tuổi xuân sắc nhưng do hoang dâm quá độ, vị vua trẻ này đã phải qua đời vì tuổi 21 do dùng thuốc kích dục vô tội vạ và suốt ngày hoang dâm với hàng chục mỹ nữ.
4. Chết vì bị gái lầu xanh lây bệnh
Những cái chết vì "sex" nhục nhã của hoàng đế Trung Hoa
Tuy sở hữu trong tay hàng ngàn mỹ nữ trong tay nhưng vị vua Đồng Trị lại chết yểu vì bệnh giang mai khi mới 21 tuổi.
Được biết, do sự chèn ép của Từ Hy Thái Hậu, hoàng đế Đồng Trị thường tìm đến các chốn lầu xanh để giải sầu. Không chỉ không có trong tay quyền lực, vị vua này còn bị thái hậu cấm đoán, chèn ép ngay cả việc "mây mưa" với hoàng hậu và các phi tần.
Do quá chán nản nên vị vua này đã lao vào các cuộc chơi hoan lạc với gái lầu xanh và điều này đã khiến Đồng Trị mắc bệnh giang mai. Vị vua trẻ đã băng hà khi mới 21 tuổi. Sau đấy, để tránh tai tiếng, Từ Hy Thái Hậu đã tuyên bố là Đồng Trị mắc bệnh đậu mùa mà chết.

Hai nàng công chúa "đệ nhất hoang dâm" của Trung Hoa

 | 

(Soha.vn) - Sở hữu nhan sắc bậc nhất thiên hạ nhưng những nàng công chúa này nổi tiếng với thói hoang dâm vô độ.

Nàng công chúa loạn luân cả em trai
Nhắc đến nàng công chúa lẳng lơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thì không thể không nhắc tới Sơn Âm công chúa.
Sơn Âm công chúa vốn là 1 trong 4 người con gái của Nam Tống Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn và Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên. Công chúa Sơn Âm nổi tiếng với sắc đẹp tuyệt trần, làn da trắng như ngọc.

Nhan sắc Sơn Âm khiến đàn ông khó làm chủ.
Nhan sắc Sơn Âm khiến đàn ông khó làm chủ.
Tuy nhiên, điểm khiến ít ai quên được nàng công chúa này chính là sự "háo dâm" vô độ.
Một trong những điển tích nhắc tới nàng công chúa này chính là mối tình loạn luân với hoàng đế Lưu Tử Nghiệp, cũng chính là em trai của Sơn Âm công chúa. Sau khi Lưu Tử Nghiệp lên ngôi vua lúc 16 tuổi, mặc dù Sơn Âm công chúa đã lấy chồng vẫn thường xuyên vào cung để hưởng thụ thú vui xác thịt với em trai mình. Chồng của Sơn Âm công chúa bị nàng công chúa hoang dâm và vị vua dâm loạn bày kế hại chết để thoải mái quay cuồng trong dục vọng.
Sau này để thỏa mãn cho thú vui của mình, Sơn Âm còn tuyển thêm 30 mỹ nam hằng ngày phục vụ.
Trong lịch sử kể lại, Sơn Âm còn say đắm Trử Uyên vốn là chú dượng, chồng của cô ruột Sơn Âm công chúa. Tuy nhiên, người chú ruột chính trực đã thể hiện sự kiên định của mình không mảy may xiêu lòng trước mọi chiêu trò gạ gẫm của Sơn Âm.
Em gái thông dâm cùng anh trai
Không nổi tiếng về độ hoang dâm như Sơn Âm nhưng nàng công chúa Văn Khương được xem là mỹ nhân loạn luân. Văn Khương là công chúa nước Tề, sở hữu nhan sắc tuyệt trần. Nhưng ít ai biết, cô còn có mối tư tình với chính anh trai mình là thái tử Chư Nhi.
Sau khi Văn Khương được gả cho vua nước Lỗ và Chư Nhi lên ngôi vua, cặp đôi này vẫn thư từ qua lại tình tứ.
Trong 1 lần xin về thăm nước Tề, Văn Khương đã vào cùng và quay cuồng trong dục vọng cùng anh trai mình.
Vụ việc nhanh chóng bị vua nước Lỗ phát hiện. Để che giấu hành vi đáng hổ thẹn, vua nước Tề, Chư Nhi đã sai người ám hại vua nước Lỗ ngay trên chuyến xe về nước Lỗ. Thế là Văn Khương ở lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải. Sau khi con trai của Văn Khương và vua nước Lỗ lên ngôi vua, Văn Khương bèn ở phía biên giới hai nước để tiện cho việc hoan lạc với anh trai mình.
Sau khi vợ của mình là công chúa nhà Chu vì buồn đau mà chết thì Tề vương thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề - Lỗ để đêm ngày giao hoan với em gái.
Sau này, Tề vương bị chết, Văn Khương vẫn không từ bỏ thói hoang dâm của mình mà vẫn tiếp tục mời gọi thêm nhiều tình nhân khác.


    

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH