Tư liệu về vũ trụ 7
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
Những thế giới xung quanh Mặt trời của chúng ta dàn trải từ những khối (mảnh) đá nhỏ và hoàn toàn không có sự sống cho tới những khối cầu bằng khí khổng lồ. Trong các hành tinh anh em với Trái đất của chúng ta thì mỗi hành tinh lại có những đặc điểm rất riêng biệt và những hiện tượng có thể nói là không thể tin nổi (điên rồ).
Có thể trông hơi giống như là ta đang tự nhận xét theo quan điểm cá nhân (tự mãn) khi chỉ ra rằng Trái đất của chúng ta đặc biệt như thế nào- bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống trên hành tinh này. Mặc dù Trái đất được bao bọc bởi những đại dương toàn là nước, Hoả tinh cũng có thể đã có những biển trên bề mặt nó theo cách tương tự. Nhưng không nơi nào khác trong hệ Mặt trời (và hiện nay có lẽ cả vũ trụ) có thể tìm thấy bầu khí quyển chứa đầy khí Oxy tự do, mà chính khí này rốt cục đã mang lại sự sống đến cho một trong những điểm đặc trưng độc nhất vô nhị của Trái đất - loài người chúng ta.
Điểm đặc trưng khác thường nhất trên bề mặt Mộc tinh chắc chắn là Đốm Đỏ Lớn, một cơn bão đã được quan sát từ cách nay hơn 300 năm. Với đường kính lớn nhất của nó, Đốm Đỏ Lớn này gần như lớn gấp 3 lần Trái đất (bỏ vừa 3 Trái đất chúng ta vào trận bão này). Theo thời gian, vết đốm này sẽ mờ dần đi hoàn toàn.
Lục giác trên Thổ tinh
Thổ tinh có lẽ trở nên nổi tiếng nhất là do hệ thống vành đai cực kỳ hùng vĩ của nó, nhưng cả Mộc tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh cũng có các vành tương tự. Tuy nhiên, không có cái nào lại giống với một vòng sáu cạnh khổng lồ trên cực bắc của Thổ tinh được nhìn thấy trên những hành tinh khác- và nó đủ lớn để có thể chứa 4 Trái đất chúng ta trong nó. Những hình ảnh nhiệt chỉ cho chúng ta thấy rằng lục giác này có thể trải xuống tới khoảng 60 dặm (100 km) sâu vào trong bầu khí quyển của hành tinh này. Các nhà khoa học đã bàn luận về nhiều ý tưởng khác nhau nói về nguồn gốc của lục giác này. Một trong số đó cho rằng lục giác này được hình thành tự sự tương tác rất phức tap giữa những làn sóng đang chuyển động nhấp nhô xuyên qua bầu khí quyển và dòng khí đang bị thổi tung lên.
Những trận bão bụi trên Hoả tinh là những trận bão lớn nhất trong hệ Mặt trời, khả năng của nó có thể quét cả bề mặt hành tinh đỏ và kéo dài trong vài tháng. Một giả thiết cho việc tại sao các trận bão bụi có thể phát triển thành rất lớn trên Hoả tinh khởi đầu với việc các hạt bụi trong khí quyển hấp thụ ánh sáng mặt trời, làm hâm nóng khí quyền của Hoả tinh xung quanh nó. Vùng khí nóng của những luồng khí này chuyển động hướng về những vùng lạnh hơn, tạo ra những luồng gió. Những trận gió mạnh thổi tốc các hạt bụi lên khỏi mặt đất, mà sau đó sẽ tiếp tục gia nhiệt thêm cho bầu khí quyển, tăng thêm những trận gió và lại thổi tung những hạt bụi lên.
Thổ tinh nổi tiếng nhất với hệ thống các vành đai vô cùng ngoạn mục của nó. Một vành đai của nó, quá mờ để có thể được nhìn thấy từ Trái đất và chỉ được phát hiện từ năm 2009, được đo đạc là có kích thước ít nhất gấp 200 lần đường kính của hành tinh này- và 1 tỷ Trái Đất của chúng ta có thể nhét vừa trong vành đai này.
Trên Hải vương tinh, người quan sát có thể thấy những trận gió xoáy di chuyển với vận tốc hơn 1500 dặm một giờ (mph). Nó vẫn còn là 1 bí ẩn rằng bằng cách nào mà hành tinh này có thể thu thập năng lượng để có thể tạo ra những trận gió có vận tốc nhanh nhất trên các hành tinh thấy được trong hệ Mặt trời, dù hành tinh này ở khá xa so với Mặt trời- có khi còn ở xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh- và có lượng nhiệt năng tương đối yếu trong lòng nó.
Sự nghiêng kỳ lạ của Thiên vương tinh
Không giống như các thế giới khác (hành tinh khác) trong hệ Mặt trời, Thiên vương tinh bị nghiêng quá nhiều dẫn đến việc về cơ bản nó quay quanh Mặt trời trên mặt của nó, với trục quay của nó gần như hướng về phía ngôi sao duy nhất của hệ Mặt trời chúng ta. Một số nhà thiên văn tin rằng sự quay bất thường này có lẽ là do sự va chạm giữa hành tinh này và một hành tinh cỡ Trái đất ngay sau khi nó được hình thành.
Hành tinh đỏ là nhà của các đỉnh núi cao nhất và thung lũng sâu, cũng như dài nhất trong hệ Mặt trời chúng ta. Đỉnh Olympus cao xấp xỉ 17 km, cao hơn gấp 3 lần đỉnh núi Everest (“nóc nhà của thế giới” trên Trái đất), trong khi thung lũng Mariner có thể sâu từ 5 tới 6 dặm (8-10 km) ở một số nơi và kéo dài trong một khoảng gần bằng 2500 dặm (4000 km), khoảng cách này gần bằng bề rộng của đại lục Australia hoặc khoảng cách từ Philadenphia tới San Diego (Mỹ).
Là hành tinh gần Mặt trời nhất, bề mặt của Thuỷ tinh có thể đạt tới một nhiệt độ rất nóng 840 độ F (450 độ C). Tuy nhiên, do hành tinh này có bầu khí quyển không đủ để giữ nhiệt, nên vào ban đêm khi không được chiếu sáng bề mặt của nó rơi xuống tới mức chỉ vào khoảng -275 độ F hay -170 độ C, và biên độ thay đổi nhiệt là 1100 độ F này là là sự biến đổi lớn nhất trong hệ Mặt trời (lưu ý Trái đất chúng ta biến thiên chắc chỉ từ khoảng -50 tới 40 độ C mà thôi).
Dù Kim tinh chỉ là hành tinh gần thứ hai so với Mặt trời, nhưng bầu khí quyển dày đặc và độc hại của nó lại thu giữ nhiệt đến từ Mặt trời theo một cách tương tự như hiệu ứng nhà kính đang hâm nóng Trái đất chúng ta. Do vậy, nhiệt độ trên Kim tinh có thể đạt tới 870 độ F hay 465 độ C, và đủ nóng để làm nóng chảy cả chì (Pb), và là nhiệt độ cao nhất trên bề mặt một hành tinh.
10 điều cực kì đặc biệt của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Rất lạ lùng, nhưng là sự thực- về hệ Mặt trời của chúng ta
Credit: IAU/Martin Kornmesser
Những thế giới xung quanh Mặt trời của chúng ta dàn trải từ những khối (mảnh) đá nhỏ và hoàn toàn không có sự sống cho tới những khối cầu bằng khí khổng lồ. Trong các hành tinh anh em với Trái đất của chúng ta thì mỗi hành tinh lại có những đặc điểm rất riêng biệt và những hiện tượng có thể nói là không thể tin nổi (điên rồ).
Bầu khí quyển trên Trái đất
Credit: NASA
Có thể trông hơi giống như là ta đang tự nhận xét theo quan điểm cá nhân (tự mãn) khi chỉ ra rằng Trái đất của chúng ta đặc biệt như thế nào- bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống trên hành tinh này. Mặc dù Trái đất được bao bọc bởi những đại dương toàn là nước, Hoả tinh cũng có thể đã có những biển trên bề mặt nó theo cách tương tự. Nhưng không nơi nào khác trong hệ Mặt trời (và hiện nay có lẽ cả vũ trụ) có thể tìm thấy bầu khí quyển chứa đầy khí Oxy tự do, mà chính khí này rốt cục đã mang lại sự sống đến cho một trong những điểm đặc trưng độc nhất vô nhị của Trái đất - loài người chúng ta.
Đốm đỏ lớn trên Mộc tinh
Credit: NASA/ESA/A. Simon-Miller (NASA Goddard Space Flight Center)
Điểm đặc trưng khác thường nhất trên bề mặt Mộc tinh chắc chắn là Đốm Đỏ Lớn, một cơn bão đã được quan sát từ cách nay hơn 300 năm. Với đường kính lớn nhất của nó, Đốm Đỏ Lớn này gần như lớn gấp 3 lần Trái đất (bỏ vừa 3 Trái đất chúng ta vào trận bão này). Theo thời gian, vết đốm này sẽ mờ dần đi hoàn toàn.
Lục giác trên Thổ tinh
Credit: NASA/JPL/Space Science Institute
Thổ tinh có lẽ trở nên nổi tiếng nhất là do hệ thống vành đai cực kỳ hùng vĩ của nó, nhưng cả Mộc tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh cũng có các vành tương tự. Tuy nhiên, không có cái nào lại giống với một vòng sáu cạnh khổng lồ trên cực bắc của Thổ tinh được nhìn thấy trên những hành tinh khác- và nó đủ lớn để có thể chứa 4 Trái đất chúng ta trong nó. Những hình ảnh nhiệt chỉ cho chúng ta thấy rằng lục giác này có thể trải xuống tới khoảng 60 dặm (100 km) sâu vào trong bầu khí quyển của hành tinh này. Các nhà khoa học đã bàn luận về nhiều ý tưởng khác nhau nói về nguồn gốc của lục giác này. Một trong số đó cho rằng lục giác này được hình thành tự sự tương tác rất phức tap giữa những làn sóng đang chuyển động nhấp nhô xuyên qua bầu khí quyển và dòng khí đang bị thổi tung lên.
Các trận bão trên Hoả tinh
Credit: NASA/JPL-Caltech/Malin Space Science Systems
Những trận bão bụi trên Hoả tinh là những trận bão lớn nhất trong hệ Mặt trời, khả năng của nó có thể quét cả bề mặt hành tinh đỏ và kéo dài trong vài tháng. Một giả thiết cho việc tại sao các trận bão bụi có thể phát triển thành rất lớn trên Hoả tinh khởi đầu với việc các hạt bụi trong khí quyển hấp thụ ánh sáng mặt trời, làm hâm nóng khí quyền của Hoả tinh xung quanh nó. Vùng khí nóng của những luồng khí này chuyển động hướng về những vùng lạnh hơn, tạo ra những luồng gió. Những trận gió mạnh thổi tốc các hạt bụi lên khỏi mặt đất, mà sau đó sẽ tiếp tục gia nhiệt thêm cho bầu khí quyển, tăng thêm những trận gió và lại thổi tung những hạt bụi lên.
Vành đai trên Thổ tinh
Credit: NASA/JPL
Thổ tinh nổi tiếng nhất với hệ thống các vành đai vô cùng ngoạn mục của nó. Một vành đai của nó, quá mờ để có thể được nhìn thấy từ Trái đất và chỉ được phát hiện từ năm 2009, được đo đạc là có kích thước ít nhất gấp 200 lần đường kính của hành tinh này- và 1 tỷ Trái Đất của chúng ta có thể nhét vừa trong vành đai này.
Những trận gió trên Hải vương tinh
Credit: NASA/JPL
Trên Hải vương tinh, người quan sát có thể thấy những trận gió xoáy di chuyển với vận tốc hơn 1500 dặm một giờ (mph). Nó vẫn còn là 1 bí ẩn rằng bằng cách nào mà hành tinh này có thể thu thập năng lượng để có thể tạo ra những trận gió có vận tốc nhanh nhất trên các hành tinh thấy được trong hệ Mặt trời, dù hành tinh này ở khá xa so với Mặt trời- có khi còn ở xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh- và có lượng nhiệt năng tương đối yếu trong lòng nó.
Sự nghiêng kỳ lạ của Thiên vương tinh
Credit: NASA and Erich Karkoschka, U. of Arizona
Không giống như các thế giới khác (hành tinh khác) trong hệ Mặt trời, Thiên vương tinh bị nghiêng quá nhiều dẫn đến việc về cơ bản nó quay quanh Mặt trời trên mặt của nó, với trục quay của nó gần như hướng về phía ngôi sao duy nhất của hệ Mặt trời chúng ta. Một số nhà thiên văn tin rằng sự quay bất thường này có lẽ là do sự va chạm giữa hành tinh này và một hành tinh cỡ Trái đất ngay sau khi nó được hình thành.
Sự cao thấp trên Hoả tinh
Credit: NASA/JPL
Hành tinh đỏ là nhà của các đỉnh núi cao nhất và thung lũng sâu, cũng như dài nhất trong hệ Mặt trời chúng ta. Đỉnh Olympus cao xấp xỉ 17 km, cao hơn gấp 3 lần đỉnh núi Everest (“nóc nhà của thế giới” trên Trái đất), trong khi thung lũng Mariner có thể sâu từ 5 tới 6 dặm (8-10 km) ở một số nơi và kéo dài trong một khoảng gần bằng 2500 dặm (4000 km), khoảng cách này gần bằng bề rộng của đại lục Australia hoặc khoảng cách từ Philadenphia tới San Diego (Mỹ).
Sự thay đổi nhiệt độ cực kì dữ dội trên Thuỷ tinh
Credit: NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington
Là hành tinh gần Mặt trời nhất, bề mặt của Thuỷ tinh có thể đạt tới một nhiệt độ rất nóng 840 độ F (450 độ C). Tuy nhiên, do hành tinh này có bầu khí quyển không đủ để giữ nhiệt, nên vào ban đêm khi không được chiếu sáng bề mặt của nó rơi xuống tới mức chỉ vào khoảng -275 độ F hay -170 độ C, và biên độ thay đổi nhiệt là 1100 độ F này là là sự biến đổi lớn nhất trong hệ Mặt trời (lưu ý Trái đất chúng ta biến thiên chắc chỉ từ khoảng -50 tới 40 độ C mà thôi).
Bề mặt cực nóng của Kim tinh
Credit: NASA
Dù Kim tinh chỉ là hành tinh gần thứ hai so với Mặt trời, nhưng bầu khí quyển dày đặc và độc hại của nó lại thu giữ nhiệt đến từ Mặt trời theo một cách tương tự như hiệu ứng nhà kính đang hâm nóng Trái đất chúng ta. Do vậy, nhiệt độ trên Kim tinh có thể đạt tới 870 độ F hay 465 độ C, và đủ nóng để làm nóng chảy cả chì (Pb), và là nhiệt độ cao nhất trên bề mặt một hành tinh.
Nguồn: http://www.space.com/22-top-10-extreme-planet-facts.html
Đặng Tuấn Duy - HAAC
Phát hiện được nguồn nước lớn nhất trong vũ trụ
Hai nhóm các nhà thiên văn học đã phát
hiện ra một nguồn chứa lớn nhất và xa nhất từng được phát hiện trong vũ
trụ. Nước ở đây, tương đương với 140 nghìn tỷ lần tất lượng nước trong
các đại dương cộng lại, bao quanh một lỗ đen lớn, đang phát triển, được
gọi là một chuẩn tinh, ở khoảng cách hơn 12 tỷ năm ánh sáng.
"Môi trường xung quanh chuẩn tinh này rất đặc biệt nó tạo ra một lượng nước lớn," ông Matt Bradford, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ đẫy phản lực của NASA ở Pasadena, California, phát biểu. "Đây là một minh chứng rằng nước tồn tại tỏa khắp toàn vũ trụ." Bradford là người dẫn đầu một trong hai nhóm phát hiện ra điều này. Nhóm nghiên cứu của ông nhận một phần tài trợ từ NASA và xuất hiện trên các tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Chuẩn tinh được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khổng lồ mà đang dần tiêu thụ một đĩa khí và bụi xung quanh. Khi nó ăn, chuẩn tinh phóng ra một lượng lớn năng lượng. Cả hai nhóm các nhà thiên văn học nghiên cứu một chuẩn tinh đặc biệt được gọi là 08.279 APM 5255, nuôi dưỡng một lỗ đen nặng hơn Mặt trời 20 tỷ lần và sản xuất năng lượng nhiều khoảng một nghìn tỷ lần năng lượng của Mặt trời.
"Môi trường xung quanh chuẩn tinh này rất đặc biệt nó tạo ra một lượng nước lớn," ông Matt Bradford, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ đẫy phản lực của NASA ở Pasadena, California, phát biểu. "Đây là một minh chứng rằng nước tồn tại tỏa khắp toàn vũ trụ." Bradford là người dẫn đầu một trong hai nhóm phát hiện ra điều này. Nhóm nghiên cứu của ông nhận một phần tài trợ từ NASA và xuất hiện trên các tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Chuẩn tinh được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khổng lồ mà đang dần tiêu thụ một đĩa khí và bụi xung quanh. Khi nó ăn, chuẩn tinh phóng ra một lượng lớn năng lượng. Cả hai nhóm các nhà thiên văn học nghiên cứu một chuẩn tinh đặc biệt được gọi là 08.279 APM 5255, nuôi dưỡng một lỗ đen nặng hơn Mặt trời 20 tỷ lần và sản xuất năng lượng nhiều khoảng một nghìn tỷ lần năng lượng của Mặt trời.
Ảnh mô phỏng APM 08279+5255, nơi các nhà khoa học vừa tìm ra một lượng nước khổng lồ. (Bản quyền: NASA)
Các nhà thiên văn học tiên đoán có lẽ hơi nước đã có mặt ngay cả trong vũ trụ sơ khai, xa xôi, nhưng trước đây chưa nhận thấy nó ở khoảng cách xa xôi. Hơi nước tồn tại ngay bên trong Ngân hà, mặc dù tổng lượng nước ít hơn 4,000 lần so với chuẩn tinh này, bởi vì hầu hết lượng nước của Ngân hà đông lại thành băng.
Hơi nước là một dấu hiệu cho thấy bản chất của các chuẩn tinh. Trong chuẩn tinh đặc biệt này, hơi nước được phân phối xung quanh lỗ đen trong một vùng khí tỏa ra hàng trăm năm ánh sáng theo kích thước (một năm ánh sáng là khoảng 9,5 nghìn tỷ km). Sự hiện diện của nó chỉ ra rằng chuẩn tinh đang nằm bên trong khối khí trong bức xạ hồng ngoại và tia X, và khối khí này ấm và đặc bất thường so với chuẩn thiên văn. Mặc khối khí này lạnh khoảng trừ 63 độ Fahrenheit (trừ 53 độ C) và loãng hơn 300 nghìn tỷ lần so với khí quyển Trái đất, nó là vẫn nóng hơn năm lần và đặc hơn 10-100 lần so với những thứ điển hình trong các thiên hà như Ngân hà.
Việc đo lượng hơi nước và các phân tử khác, chẳng hạn như carbon monoxide, cho thấy có đủ khí để nuôi các lỗ đen cho đến khi nó phát triển đến kích thước bằng khoảng sáu lần kích thước hiện tại. Cho dù điều này sẽ xảy ra hay không, các nhà thiên văn học nói, vì một số khí có thể kết thúc bằng cách ngưng tụ thành những ngôi sao hoặc có thể bị đẩy ra từ các chuẩn tinh.
Nhóm của Bradford thực hiện cách quan sát kể từ năm 2008, bằng cách sử dụng một công cụ gọi là "Z-Spec" tại Đài quan sát Dưới mi-li-mét của Viện khoa học California, có kính viễn vọng đường kính gương 10m gần đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Các quan sát tiếp theo được thực hiện với Nghiên cứu kết hợp mảng đối với Thiên văn học sóng mi-li-mét (CARMA), một mảng của các đĩa vô tuyến ở vùng núi Inyo của miền Nam California.
Nhóm thứ hai, dẫn đầu bởi Dariusz Lis, nghiên cứu viên vật lý cao cấp tại Caltech và là phó giám đố Đài quan sát Dưới mi-li-mét Caltech, sử dụng Công cụ đo giao thoa Plateau de Bure tại dãy núi Alps của Pháp để tìm nước trong vũ trụ. Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của Lis tình cờ phát hiện nước trong APM 8279 5255, quan sát một dấu hiệu quang phổ. Nhóm của Bradford đã có thể nhận được thêm nhiều thông tin về nước, bao gồm cả khối lượng khổng lồ của nó, bởi họ đã phát hiện vài dấu hiệu quang phổ của nước.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhiều đồng tác giả khác từ khắp các Đại học trên toàn thế giới.
Kinh phí cho Z-Spec được cung cấp bởi Quỹ Khoa học Quốc gia, NASA, Tổng công ty nghiên cứu và các tổ chức đối tác.
TUẤN THANH
CLB THIÊN VĂN NGHIỆP DƯ TPHCM
THEO NASA
Các nhà thiên văn học tiên đoán có lẽ hơi nước đã có mặt ngay cả trong vũ trụ sơ khai, xa xôi, nhưng trước đây chưa nhận thấy nó ở khoảng cách xa xôi. Hơi nước tồn tại ngay bên trong Ngân hà, mặc dù tổng lượng nước ít hơn 4,000 lần so với chuẩn tinh này, bởi vì hầu hết lượng nước của Ngân hà đông lại thành băng.
Hơi nước là một dấu hiệu cho thấy bản chất của các chuẩn tinh. Trong chuẩn tinh đặc biệt này, hơi nước được phân phối xung quanh lỗ đen trong một vùng khí tỏa ra hàng trăm năm ánh sáng theo kích thước (một năm ánh sáng là khoảng 9,5 nghìn tỷ km). Sự hiện diện của nó chỉ ra rằng chuẩn tinh đang nằm bên trong khối khí trong bức xạ hồng ngoại và tia X, và khối khí này ấm và đặc bất thường so với chuẩn thiên văn. Mặc khối khí này lạnh khoảng trừ 63 độ Fahrenheit (trừ 53 độ C) và loãng hơn 300 nghìn tỷ lần so với khí quyển Trái đất, nó là vẫn nóng hơn năm lần và đặc hơn 10-100 lần so với những thứ điển hình trong các thiên hà như Ngân hà.
Việc đo lượng hơi nước và các phân tử khác, chẳng hạn như carbon monoxide, cho thấy có đủ khí để nuôi các lỗ đen cho đến khi nó phát triển đến kích thước bằng khoảng sáu lần kích thước hiện tại. Cho dù điều này sẽ xảy ra hay không, các nhà thiên văn học nói, vì một số khí có thể kết thúc bằng cách ngưng tụ thành những ngôi sao hoặc có thể bị đẩy ra từ các chuẩn tinh.
Nhóm của Bradford thực hiện cách quan sát kể từ năm 2008, bằng cách sử dụng một công cụ gọi là "Z-Spec" tại Đài quan sát Dưới mi-li-mét của Viện khoa học California, có kính viễn vọng đường kính gương 10m gần đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Các quan sát tiếp theo được thực hiện với Nghiên cứu kết hợp mảng đối với Thiên văn học sóng mi-li-mét (CARMA), một mảng của các đĩa vô tuyến ở vùng núi Inyo của miền Nam California.
Nhóm thứ hai, dẫn đầu bởi Dariusz Lis, nghiên cứu viên vật lý cao cấp tại Caltech và là phó giám đố Đài quan sát Dưới mi-li-mét Caltech, sử dụng Công cụ đo giao thoa Plateau de Bure tại dãy núi Alps của Pháp để tìm nước trong vũ trụ. Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của Lis tình cờ phát hiện nước trong APM 8279 5255, quan sát một dấu hiệu quang phổ. Nhóm của Bradford đã có thể nhận được thêm nhiều thông tin về nước, bao gồm cả khối lượng khổng lồ của nó, bởi họ đã phát hiện vài dấu hiệu quang phổ của nước.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhiều đồng tác giả khác từ khắp các Đại học trên toàn thế giới.
Kinh phí cho Z-Spec được cung cấp bởi Quỹ Khoa học Quốc gia, NASA, Tổng công ty nghiên cứu và các tổ chức đối tác.
TUẤN THANH
CLB THIÊN VĂN NGHIỆP DƯ TPHCM
THEO NASA
Vật thể sáng nhất từ vũ trụ sơ khai được phát hiện
Hình này mô phỏng ULAS J1120+0641
trông như thế nào, một quasar xa xôi được cung cấp năng lượng bởi một lỗ
đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Quasar này là vật thể
xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đối tượng rất sáng từ thuở vũ trụ sơ khai. Đó là một thiên hà siêu sáng và thách thức những quan niệm về việc các lỗ đen lớn tiến hóa như thế nào.
Đối tượng sáng bí ẩn này chính là một quasar (chuẩn tinh) – một đối tượng phát ra ánh sáng cực mạnh, một giai đoạn mà một số thiên hà trải qua khi một lượng lớn vật chất rơi vào các lỗ đen siêu lớn tại lõi của chúng.
Chuẩn tinh này, được đặt tên ULAS J1120 0641, là một trong những chuẩn tinh xa nhất được tìm thấy cho đến nay. Nó là đối tượng sáng nhất được phát hiện ra từ vũ trụ sơ khai, sáng gấp một ngàn tỷ lần Mặt trời.
Để khám phá ra chuẩn tinh này, các nhà khoa học săn lùng thông qua hơn 20 triệu đối tượng suốt năm năm bằng một kính thiên văn hồng ngoại ở Anh Quốc.
"Việc tìm kiếm rất dài và chậm - giống như việc đãi vàng và nhìn thấy rất nhiều hạt li ti lấp láy trong chảoo, hầu hết là các đối tượng cũ, cho đến khi một ứng cử viên cuối cùng hóa ra là thứ chúng tôi đang tìm kiếm, " phát biểu bởi nhà nghiên cứu Daniel Mortlock, một nhà vật lý thiên văn tại trường Đại học Imperal London.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đối tượng rất sáng từ thuở vũ trụ sơ khai. Đó là một thiên hà siêu sáng và thách thức những quan niệm về việc các lỗ đen lớn tiến hóa như thế nào.
Đối tượng sáng bí ẩn này chính là một quasar (chuẩn tinh) – một đối tượng phát ra ánh sáng cực mạnh, một giai đoạn mà một số thiên hà trải qua khi một lượng lớn vật chất rơi vào các lỗ đen siêu lớn tại lõi của chúng.
Chuẩn tinh này, được đặt tên ULAS J1120 0641, là một trong những chuẩn tinh xa nhất được tìm thấy cho đến nay. Nó là đối tượng sáng nhất được phát hiện ra từ vũ trụ sơ khai, sáng gấp một ngàn tỷ lần Mặt trời.
Để khám phá ra chuẩn tinh này, các nhà khoa học săn lùng thông qua hơn 20 triệu đối tượng suốt năm năm bằng một kính thiên văn hồng ngoại ở Anh Quốc.
"Việc tìm kiếm rất dài và chậm - giống như việc đãi vàng và nhìn thấy rất nhiều hạt li ti lấp láy trong chảoo, hầu hết là các đối tượng cũ, cho đến khi một ứng cử viên cuối cùng hóa ra là thứ chúng tôi đang tìm kiếm, " phát biểu bởi nhà nghiên cứu Daniel Mortlock, một nhà vật lý thiên văn tại trường Đại học Imperal London.
Nhận xét
Đăng nhận xét