Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

CHUYỆN ÔNG MƯỜI TRÍ

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Huỳnh Văn Trí

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Huỳnh Văn Trí (1903 - ?) là phó thủ lãnh Bình Xuyên của một nhóm trộm cướp nổi tiếng với biệt danh Mười Trí. Sau này, ông còn được gọi là “sư thúc” của Hoà Hảo vì được Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập đạo Hoà Hảo, nhận làm anh em kết nghĩa. Quê ông ở làng Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (huyện Hóc Môn) thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

Giai thế

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo do đó Mười trí đầu quân theo thủ lãnh Ba Dương. Cùng Bảy Viễn, Hai Vĩnh, Mười Trí chuyên đi cướp giật với vũ trang tại các nhà buôn lớn hoặc những người nhà giàu ở Chợ Lớn. Bang cướp Mười Trí thường tụ tập nhiều ở Bình Xuyên, tỉnh Chợ Lớn (nay là thuộc Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1941, Huỳnh Văn Trí và Bảy Viễn bị Pháp bắt với rất nhiều tội danh như dã tiến hành khoảng 15 vụ cướp có vũ khí, rồi sau đó bị đày ra Côn Đảo, nhà tù nổi tiếng thời ấy. Tuy bị đày ra Côn Đảo, nhưng Mười Trí đã được đồng bọn đảo giúp về mặt phương tiện để thả bè vượt ngục, sau đó về lại đất liền. Trong lần cùng Bảy Viễn về Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), Mười Trí lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo lần nữa 
Năm 1945, Mười Trí cùng Bảy Viễn vượt ngục lần thứ hai. Khi về đến Sóc Trăng cũng là lúc nổ ra cách mạng tháng 8, ông và Bảy Viễn được các nhân vật trong xứ ủy Nam Kỳ móc nối tham gia cách mạng. Sau khi mặt trận Sài Gòn - Gia Định tan vỡ, Mười Trí ra vùng tự do để làm phó chỉ huy của lực lượng Bình Xuyên. Năm 1947, Mười Trí lui về Long Xuyên, Châu Đốc, kết hợp với đội võ trang Hoà Hảo tích cực tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm Pháp. Tại nơi này, Muời Trí đã kết nghĩa anh em với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và được gọi là sư thúc Hòa Bảo. Đội kháng chiến của Mười Trí chủ yếu hoạt động ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ 
Sau năm 1954, Mười Trí tham gia lực lượng kháng chiến tập kết ra miền Bắc. Đến những năm 1962-1964, Mười Trí lại trở về kháng chiến ở các chiến trường Nam Bộ. Cuộc đời của Mười Trí đã được nhà văn Nguyên Hùng hư cấu trong nhiều tiểu thuyết như "Sư thúc Hoà Hảo".

Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên

Không Biết

Bộ Ðội Bình Xuyên

Sau khi tham khảo quan điểm Maurice Thiên, Bảy Viễn gặp lại Mười Trí.

Ðôi bạn nối khố bàn nhau chuyện phải làm trước mắt.

Mười Trí hỏi:

- Anh Bảy đã gặp ai để nghe nói chuyện thời

- Mình gặp Tư Thiên là tay thông thạo mọi thứ trên đời, còn anh Mười đã gặp anh Ba Dương chưa ?

- Gặp rồi. Chuyện anh Ba Dương dài lắm, mà cũng ly kỳ lắm. Mình kể vắn tắt thôi. Ðang đứng ở bến xe Tây Ninh -Nam Vang thì Tây ban hành tình trạng khẩn cấp gom bắt hết các phần tử nguy hiểm, Cộng Sản, Cao Ðài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu

Nghĩa, Tịnh Ðộ Cư Sĩ, bắt luôn dân giang hồ. Anh Ba phải chạy về Cần Giuộc "chém vè". Nào ngờ bị điểm chỉ đưa lính tới bắt giải về quận. Chủ quận độc ác buộc anh Ba uống cả một chùm tóc mới thả. Tóc vô người sẽ phá nát bộ tiêu hóa, gây

cái chết lần hồi, nhưng không còn cách nào khác, anh Ba đành phải thi hành bản án. Thời may ảnh có học trò trung thành lãnh về chạy thuốc gia truyền nhờ đó mà không chết.

Khi ta cướp chính quyền, anh Ba dạy võ cho Thanh Niên Tiền Phong Cần Giuộc, tham gia cướp chính quyền. Nghe mình hỏi phải làm gì thì anh Ba vui vẻ nói:

- Dân giang hồ mình có truyền thống bất khuất từ mấy đời. Vì yếu thế mới phải làm lục lâm thảo khấu. Nay chính quyền thuộc về mình thì tại sao mình không lập bộ đội để đánh Tây cho thỏa chí bình sanh? Chú Mười nên về Bà Quẹo mua súng đạn mộ dân quân. Súng tụi Nhật bán rẻ như bèo. Dại gì đem nạp cho quân Anh - Ấn !

Bảy Viễn chụp hỏi:

-Ngày anh Ba lập bộ đội, anh Ba có ân oán giang hồ thằng chủ quận khốn kiếp đã buộc anh uống mớ tóc không?

Mười Trí kêu lên:

- Nhè khúc hay mà mình quên. Khi ta cướp chính quyền, bọn làng lính xuống nước, kéo nhau đi trình diện. Chợt thấy anh Ba nay là chỉ huy trưởng bộ đội Ba Dương, tên chủ quận xanh như tàu lá . Nó thụp xuống lạy anh Ba như tế sao, nhưng anh Ba xử sự đúng người quân tử: anh chỉ nói "Tội của ông lẽ ra tôi phải chặt mười cái đầu mới hả dạ. Nhưng bây giờ thì đã đổi đời rồi. Ông mất hết chức hết quyền, trả thù là khi ông còn ngon lành kia, còn bây giờ tôi trả thù ông để làm gì ? Tôi tha chết cho ông đó".

Bảy Viễn gật gù:

- Vậy là giới giang hồ mình đồng tâm nhất trí lập bộ đội. Anh Mười có tiền không?

Mười Trí gật:

- Có . Có bộn. Cả trăm cây đó nghe.

- Làm vụ nào mà có cả trăm cây ?

- Ðó là năm 1942. Lúc đó Nhật mở xưởng đóng tàu biển bằng cây giá tị để thay các chiến hạm bị Ðồng minh đánh đắm trong các trận thủy chiến ở Ðông Nam Á . Mình cũng được Nhật mời bảo kê mấy bè gỗ giá tị trên Kinh Ðôi, ngang Bộ Hải quân Nhật đường Galiéni (Trần Hưng Ðạo). Làm được nửa năm thì thằng tướng hải quân Nhật tử trận trong một cuộc hải chiến. Không ai ngó ngàng tới mấy bè gỗ dưới dòng Kinh Ðôi. Cũng không ai trả lương cho mình. Trong tình thế đó thì một mại bản hỏi mua hết bè giá tị . Nó tưởng tao là nhân vật quan trọng vì thấy tao ngày nào cũng vô ra Bộ tư lệnh Hải quân Nhật. Tao bán ngay, nhắn vợ đem bao chỉ xanh tới nhét tiền. Ðem về nhà mua vàng chôn trong vườn cho chắc ăn. Bán buổi sáng, buổi chiều tao dọt luôn.

Bảy Viễn thở ra:

- Mày thì gọn rồi. Có tiền mua tiền cũng được . Vàng còn quý hơn tiền. Chỉ có tao là không thủ được bao nhiêu... Nhưng nhiều tiền thì mua nhiều súng, ít tiền thì mua ít súng. Không sao ? Miễn có chừng vài tiểu đội làm màu mè với thiên hạ trước đã rồi sau sẽ tính.

Mười Trí cười:

- Tính cách gì vậy?

- Dễ thôi mà. Mình lấy danh nghĩa chỉ huy bộ đội xin dân ủng hộ, tiếp tế. Ai nghe nói ủng hộ tiếp tế bộ đội mà dửng dưng được. Mình sẽ nhắm vô những cha giàu có trong làng. Nếu tụi nó keo kiệt thì mình sẽ dùng biện pháp mạnh.

Lập bộ đội được vài tuần, Bảy Viễn hết tiền rủ Mười Trí đi tìm nhà giàu xin ủng hộ bộ đội.

Mười Trí không tán thành chuyện áp dụng biện pháp mạnh của Bảy Viễn, nhưng cũng đi theo để biết anh bạn của mình ngang ngược tới mức nào, nếu càn thì can thiệp để tránh rắc rối cho bạn.

Bảy Viễn tìm được một chiếc xe hơi. Cả hai lên xe, chạy qua Xóm Củi.

Mười Trí hỏi:

- Mày đưa tao đi đâu đây ?

- Qua nhà Hội đồng Ðống. Nghe nói ông ta có một cô con gái coi được lắm.

Mười Trí cười ngất:

- Vậy là mày đi coi vợ chớ có phải đi xin ủng hộ bộ đội đâu !

- Ấy làm một lúc đôi ba công việc mới là tài chớ ! Ði chợ mua thịt mà thấy cá tươi nhảy soi sói thì mắc mớ gì không mua? Cha này đúng là... nói chơi nghe qua rồi bỏ, đừng để bụng nghe cha...

- Cứ nói đại đi, sợ gì mà rào trước đón sau. Phải bồ chê mình là thằng "tiểu đội phó" một lòng một dạ trung thành với má bầy trẻ không?

Bảy Viễn cười thích thú:

- Anh đã tự nhận là thằng Lãnh bán heo rồi thì thôi. Bây giờ tôi thỏa thuận với anh như vậy. Anh thích nhậu, còn tôi thích cái kia. Cho nên khi Hội Ðồng Ðống tiếp hai đứa mình, anh cứ ngồi nhà trên tiếp chuyện với ông ta còn mình thả xuống bếp tán tỉnh con gái rượu của ông Hội đồng.

Mười Trí lắc đầu:

- Ðúng cha nội là hạm. Bao nhiêu cũng không đủ ?

Ðêm thăm dân cho biết sự tình diễn ra đúng như Bảy Viễn đạo diễn, Mười Trí nhâm nhi rượu Tây với ông Hội Ðồng còn Bảy Viễn thì xuống bếp, ban đầu để mồi thuốc sau đó tán tỉnh cô Lúa, mà Bảy Viễn tán gái tài thật. Trên đường về, Bảy Viễn loan tin: sẽ cưới cô Lúa với bất cứ giá nào.

Sư thúc Hòa Hảo


hiều người (trong đó có tôi) quen biết gia đình bác Mười Trí đều cảm thấy “chẳng có gì là Hòa Hảo cả”. Vậy mà bác Mười lại là Sư thúc Hòa Hảo. Tôi xin trích dưới đây 1 đoạn trong cuốn “Người Bình Xuyên” của Nguyên Hùng để AE mình (những ai chưa đọc truyện này) biết mà không thắc mắc nữa:
Trong chuyến đi Miền Đông (năm 1947), trên đường về, Huỳnh Phú Sổ (sư thầy của đạo Hòa Hảo) đã dừng lại Bình Hòa thăm Mười Trí. Trong lúc đàm đạo tại văn phòng Chi đội 4 thì mày bay địch bắn. Vùng này là vùng rìa Đồng Tháp Mười ít có cây cao nên phi cơ giặc Pháp tung hoành ngang dọc, sà sát đọt cây thả bom và bắn đại liên. Loại phun lửa mang hai quả bom dưới lườn, chúi xuống hai lần thả hai quả bom rồi tiếp tục quần đảo bắn phá cho tới khi hết đạn mới thôi. Không chỉ bộ đội mà dân chúng cũng biết tánh nết của chúng. Ngày ấy ba chiếc phun lửa lên quần trên vùng đóng quân của Chi đội 4. Huỳnh Phú Sổ, Năm Lửa cùng một số tín đồ Hòa Hảo hoang mang khi lọt vào vòng vây ngày càng thu hẹp lại của ba chiếc máy bay. Cả bọn chạy lăng xăng như bầy gà con thấy diều hâu. Mười Trí đã quen những vu oanh kích như thế, bình tĩnh bảo Huỳnh Phú Sổ “Thầy Tư ngồi đây với tôi. Đừng chạy bậy bạ. Ở đây tôi chắc chắn là an toàn”. Cả bọn, thầy tớ đề giao hết tinh thần lẫn thể xác cho Mười Trí. Ba chiếc máy bay thả đủ sáu quả bom rồi quần, bắn chung quanh đó. Bắn hết đạn chúng bay đi. Năm Lửa thờ phào, rút khăn lau mồ hôi trán cho Giáo chủ, lẩm bẩm: “Quân gì băn dai như trâu đái!”. Huỳnh Phú Sổ thoát nạn, cảm ơn Mười Trí rối rít. Trong lúc bốc đồng, Sổ chỉ Mười Trí nói to với đám Năm Lửa và tín đồ: “Đây là Sư Thúc của bây đó, say này thầy có qua đời, Sư Thúc bây lên nối nghiệp”. Câu nói ấy vô tình biến Mười Trí thành một nhân vật thiêng liêng đối với mấy triệu tín đồ Hòa Hảo.
Rồi sau này vì nhiệm vụ của Đảng, bác Mười “chính thức” trở thành “Sư thúc” là vậy đó.
ST

  Hameok6
 

NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật

Tác giả: Nguyên Hùng

Chương 50: Bảy Viễn đi, Mười Trí thanh minh -Chận đại đội, Nguyễn Bình tước súng -----------------------Nguyễn Bình tại An Phú Xã -Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông-

Bảy Viễn rút quân về thành trong tình thế cực kỳ gay cấn. Nguyễn Bình biết trước ý đồ đó nên cho các chi đội đuổi theo đồng thời điện các đơn vị ở ven đô chân đường chạy về thành. Lúc Bảy Viễn với sông Vàm Cỏ, Mười Trí ra đón và hứa sẽ thuyết phục Bảy Viễn bỏ ý định về thành để các chi đội bạn không đuổi theo hai đại đội của Bảy Viễn, tránh nạn nổ súng huynh đệ tương tàn.
Mười Trí hết lời can gián nhưng Bảy Viễn chỉ thở dài:
- Nhục lắm! Tao đã thua trí tụi nó. Tao đã lầm kế “điệu hổ ly sơn“ của hai thằng Nguyễn Bình với Hai Trí. Trong lúc họp ở Đồng Tháp thì chúng nó tảo thanh Rừng Sác. Sào huyệt tan hoang, tao có gì nữa mà ở lại? Đành phải noi gương người xưa mượn đất Kinh Châu mà ở đó chờ thời.
Không giữ Bảy Viễn được, Mười Trí tìm cách giảm bớt tổn thất cho kháng chiến. Ông bí mật dặn thằng Ly là con đầu lòng của ông ra lịnh cho đại đội trưởng Xê không được đưa đại đội trọng pháo qua sông Vàm Cỏ khi chưa có lịnh của Mười Trí. Đại đội trọng pháo do Xê chỉ huy là của chi đội 4 Mười Trí cho Bảy Viễn mượn để lập liên quân định thị uy Nam Bộ.
Vậy là trên đường về thành, Bảy Viễn mất hết một đại đội. Vào giờ chót thì Bảy Cao với hai tiểu đội của Bảy Viễn chạy về Nam Bộ ra mặt Nguyễn Bình.
Bảy Viễn về thành rồi, Mười Trí nhận khuyết điểm với uỷ viên quân sự Nam Bộ là đã không giữ được Bảy Viễn. Anh Ba Bình mỉm cười trao cho Mười một tờ truyền đơn máy bay Pháp vừa rải xuống Đồng Tháp. Đó là tuyên ngôn của Khu bộ trưởng Lê Văn Viễn khi trở về với chánh nghĩa quốc gia.
Mười Trí cau mày tức giận:
- Rõ ràng đây là lời lẽ của bọn Pháp chớ đâu phải của Bảy Viễn. Mấy chữ “cộng sản độc tài”, “chiến sĩ Bình Xuyên bị ngược đãi” là giọng điệu của thằng Tây. Chúng viết sẵn, Bảy Viễn chỉ ký thôi.
Anh Ba nói:
- Chống lại truyền đơn này chỉ có anh Mười là có đủ uy tín, vì anh là bạn giang hồ đồng sanh đòng tử với Bảy Viễn. Anh Mười nên ra một bản thanh minh. Được chứ?
Mười Trí gật:
- Tôi sẽ thảo ngay tại đây.
Anh Ba Bình đọc xong gật đầu khen:
- Anh Mười viết ngắn mà hay. Để tôi in cho.
Ông đọc lần nữa bức thanh minh:
“Ông Lê Văn Viễn đã gạt được một ít chiến sĩ ra đầu Tây Vừa rồi ông ra tuyên ngôn ủng hộ bù nhìn Bảo Đại và Nguyễn Văn Xuân. Trước đây có Nguyễn Hoà Hiệp, Năm Lửa, nay tới Bảy Viễn. Bọn chạy theo giặc thì đồng bào Nam Bộ chẳng lạ gì. Nhưng tôi là bạn thân với Bảy Viễn nên phải có đôi lời thanh minh:
Tôi rất buồn đã không ngăn cản được người bạn đã thề đồng sanh đồng tử từ thuở nhỏ. Chúng tôi từng đi giang hồ, từng chống cường quyền thực dán, từng vào tù ra khám, nhiều lần vượt ngục Côn Đảo về đất liền. Từ năm 1945 chúng tôi đi kháng chiến đánh Tây giành độc lập. mỗi người đóng quân một nơi nên chúng tôi ở xa nhau. Do đó mà bọn phản động chui vào xúi giục Bảy Viễn chóng Việt Minh. Nay thì Bảy Viễn ra mặt đầu Tây không màng lời khuyên can của tôi Bảy Viễn đã chôn vùi thanh danh giang hồ mã thượng, thiêu huỷ sự nghiệp ba năm chiến đấu chống thực dân.
Xem bản tuyên ngôn, tôi thấy rõ lời lẽ của bọn Pháp và Việt gian chớ không phải của Bảy Viễn. Chúng làm sẵn cho Bảy Viễn ký.
Tôi bác bỏ tình bạn bè qua một bên, cương quyết theo kháng chiến tới cùng để giành Độc lập, Tự do và Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Vi chánh nghĩa, vì quốc dân, ta quyết chiến, ta sẽ thắng.
Văn phòng quân sự, ngày 25-6-1948
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304
Huỳnh Văn Trí.
Cùng lúc đó thì Bộ tư lệnh khu 7 cũng nhận được công điện 36 đánh từ ngày 10-6 của các chi đội 2, 3, 4, 5, 7, 9, 21, và 25. Nội dung như sau:
“Yêu cầu quý vị chuyển lên Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ và Bộ Quốc Phòng nguyện vọng của chúng tôi:
1. Chiến sĩ Bình Xuyên chúng tôi đã đổ xương máu chiến đấu trong ba năm nay không phải là một vài tên du đãng thổ phỉ hay bọn phòng Nhì, côm-man-đô!
2. Những người anh cả chúng tôi là Khu bộ phó Dương Văn Dương, ông Tám Mạnh, ông Năm Hà.
Còn mấy ông Viễn, Trí, Hoạnh, gần đây đã truỵ lạc không xứng đáng là đàn anh của chúng tôi nữa.
3. Chúng tôi hy sinh cho Tổ quốc chớ không hy sinh cho cá nhơn bọn anh chị không xứng đáng ấy.
4. Yêu cầu cho chúng tôi làm người chiến sĩ của quốc gia chớ không phải làm nô lệ cho bọn quân phiệt”.
Lê Tâm không thể quên được chuyến đi tước súng một đại đội của Bảy Viễn khi tay này chạy về thành.
Vừa hay tin, anh Ba quyết định dẫn quân đi tước võ khí đại đội nói trên để tránh những vụ va chạm đổ máu có thể xảy ra. Đây là một đại đội mạnh, mỗi tiểu đội đều có cây “luộc (mitrailleuse lourde) loại sết-sết bắn đạn nồi. Đại đội đang trong thế nghỉ ngơi nhưng rất trật tự. Anh Ba cho quân của mình dừng lại đằng xa và chỉ đi một mình với Lê Tâm đến trước ban chỉ huy đại đội.
Lê Tâm không hiểu vì sao anh Ba lại đưa anh đi theo, chưa hỏi thì anh Ba đã nói: “số vũ khí này sẽ giao cho quân giới để sau đó phân phối cho các đơn vị nào thiếu”.
Sự xuất hiện của trung tướng Nguyễn Bình khiến cả đại đội đặc biệt chăm chú. Hàng trăm cặp mắt ngó lom lom. Nhưng thấy vị tư lệnh đi tới một mình, không có súng gì cả, họ yên chí.
Anh Ba hỏi ban chỉ huy:
- Có phải các đồng chí là đại đội của Bảy Viễn bỏ lại?
Đại đội trưởng Xê chào:
- Thưa trung tướng, chúng tôi là đại đội súng lớn của Chi đội 4, là một trong hai đại đội theo hộ tống anh Bảy Viễn về nhận chức khu trưởng khu 7. Nhưng hay tin anh Bảy Viễn quyết định về thành, chúng tôi được anh Mười Trí ra lịnh tách ra.
Anh Ba nói:
- Thái độ của các đồng chí như vậy là rất tốt.
Nhưng trong tình thế hiện nay, các đồng chí nên trao vũ khí cho Bộ Tư lệnh để tránh những va chạm với các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ...
Đại đội trưởng Xê kêu lên:
- Tước súng của chúng tôi à? Không đời nào chúng tôi để tước súng. Đó là cái nhục mà không một chiến sĩ nào chấp nhận...
Một người khác hoạ theo:
- Nếu trung tướng không tin chúng tôi thì chúng tôi xin tự sát trước mặt trung tướng.
Tới đây thì cả đại đội đều chụp súng chờ lịnh chỉ huy. Tình thế căng thẳng. Lê Tâm nghĩ thầm: “Nếu lính nổ súng vào anh Ba và mình thì đúng là bi kịch”. Nhưng anh Ba vẫn bình tĩnh nói:
- Đừng! Đừng chết vô lý như vậy. Hãy giành cái chết trước quân thù, chết vì lý tưởng cao cả, chết vì độc lập, tự do thì nên, còn chết vì sự hiểu lầm giữa chiến hữu thì không nên. Tôi xin nói rõ một lần nữa ý định của tôi: Trong khi Bảy Viễn trốn về thành, các đồng chí tách ra: ở lại đây là một quyết định sáng suốt. Nhưng trong tình thế hiện nay, các đơn vị đã được báo động. Đã có lịnh tước vũ khí các đại đội của Bảy Viễn. Nếu các đồng chí nào không nghe lời tôi thì sẽ có những vụ xô xát đẫm máu đáng tiếc. Tốt hơn là giao súng ngay bảy giờ để rồi sau này súng sẽ trở về tay các đồng chí...
Đại đội xôn xao, các chỉ huy phân vân. Anh Ba nói tiếp:
- Tôi lấy danh dự trung tướng hứa chắc với các đồng chí: đây là biện pháp cần thiết đề bảo vệ các đồng chí. Sau này khi tình hình bớt căng, xét thấy các đồng chí là người chiến sĩ trung thành với cách mạng thì tất nhiên súng sẽ được giao trả lại các đồng chí. Tôi là quân nhân tôi biết cái nhục bị tước vũ khí, nhưng vì sinh mạng chung cho các đồng chí lẫn các đơn vị bảo vệ chiến khu, đề nghị các đồng chí cho giải giới!
Ban chỉ huy đại đội gật đầu tuân lịnh. Cả đại dội vừa rơi nước mắt vừa hạ súng, dựng súng từng tổ ba người hình trụ. Anh Ba khoát tay cho bộ đội tới gom súng. Và đưa đại đội của Mười Trí về nơi tạm trú.
Lê Tâm mừng rỡ: tấn bi kịch đã kết thúc êm đẹp. Đó là một bi kịch lạc quan. Nếu một người nào khác không phải là anh Ba thì không biết sự việc sẽ diễn biến thế nào.


Mười Trí Về Nắm Hòa Hảo -mười Tôn Phấn Khởi Mừng Sư Thúc

MƯỜI TRÍ VỀ NẮM HÒA HẢO -MƯỜI TÔN PHẤN KHỞI MỪNG SƯ THÚC

Vấn đề giáo phái không đơn giản như Mỹ nghĩ. Bình Xuyên "bạo phát bạo tàn" còn Cao Đài và Hòa Hảo đến nay vẫn còn là hai điểm nóng của thời sự miền Nam.

Mỹ-Diệm giết Ba Cụt càng làm cho tín đồ Hòa Hảo căm thù chống đối. Đến trào Thiệu, Kỳ, Mỹ thấy rõ sai lầm trước kia, tung tiền mua chuộc các tay buôn thần bán thánh tụ tâp quanh Thánh địa Hòa Hảo.

Trước tình hình đó, vai trò của Sư thúc Hòa Hảo rất quan trọng. Một chuyến về thăm đồng bào miền Tây của Mười Trí vào thời điểm này là cần thiết.

Mười Trí vừa thi xong tốt nghiệp cấp hai văn hóa bổ túc thì được điện bí mật đi B thăm bà con Hòa Hảo ở miền Tây.

Trên đường về Nam, Mười Trí bùi ngùi xúc động. Nhớ ngày nào đọc chữ không chạy phải đánh vần từng chữ, chỉ biết ký tên mà bây giờ leo lên đến lớp bảy, thật là quá sức tưởng tượng. Nhưng điều làm Mười Trí vui mừng hơn hết là đám con của ông không còn dốt nát như cha nó ngày xưa. Thằng Ri đi học ngành y, là học trò cưng của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông cũng khuyên con Trong cố gắng học để sau này trở nên bác sĩ sản khoa vì lúc mẹ sanh nó là do bà mụ vườn đỡ đẻ...

Đặt chân lên mảnh đất miền Tây, gặp lại đồng chí Mười Tôn là người thay ông phất cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước của những người Hòa Hảo chân chính, Mười Trí ôm hôn mà nước mắt chực trào ra.
"Chuyện đời thật oái oăm: mình là Sư thúc Hòa Hảo bất đắc dĩ. Nhưng càng đi sâu vào nhiệm vụ được giao phó, đặt hết tinh thần vào công tác vận động đồng bào Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống quân xâm lăng, giành độc lập, mình đã tìm ra chân lý. Pháp trước rồi Nhựt sau nhận định "dân Nam Kỳ dám chết vì đạo dễ dàng hơn là dám chết vì nước". Đó là chuyện ngày xưa, khi dân mình còn chìm đắm trong mê muội vì chính sách ngu dân của Tây. Nhưng kể từ ngày có Bác Hồ chỉ đường dẫn lối, dân trí được mở mang, nhất là sau ngày độc lập, rồi chín năm kháng Pháp, kế đến thời đánh Mỹ, ngày nay có thể nói ngược lại "dân Nam Kỳ dám chết vì nước dễ dàng hơn dám chết vì đạo"...
Mười Trí thẳng thắn nói rõ cảm nghĩ của mình sau thời gian về thăm đạo hữu với ông Mười Tôn. Cả hai đều nhất trí một khi dân trí được mở mang thì người dân biết phân biệt chính nghĩa với tà mị...
Bà con miền Tây nghe tin Sư thúc Hòa Hảo về thăm bổn đạo kéo nhau vô căn cứ thăm gần như công khai. Họ sống lại những ngày xa xưa, nhắc cho nhau nghe những kỷ niệm khó phai về các đại hội liên tôn tại Long Châu Hà những năm 50, 51.
Mười Trí tính ở lại tiếp tay với Mười Tôn trong công tác vận động Hòa Hảo chống Mỹ, nhưng cơn sốt ác tính buộc ông phải gấp rút ra Bắc điều trị. *****
Trên đường sang Campuchia, Hai Vĩnh dừng chân nghỉ đêm tại một trạm bên dòng sông Đông Nai. Tình cờ anh gặp lại Bảy Môn cũng ghé lại trạm trên đường công tác. Hai Vĩnh kêu to lên:
- Anh Bảy. Đi đâu đó?
Bảy Môn nhận ra Hai Vĩnh:
- Anh Hai!
Cả hai ôm nhau mừng rỡ.
- Tôi lên Campuchia làm việc với Lâm Quốc Đăng đây. Anh có nhắn gì không?
Mắt Bảy Môn sáng rực lên:
Nhờ anh Hai nói với Tư Thược (Lâm Quốc Đăng) là Bảy Môn lúc nào cũng xứng đáng là đồng chí của anh Tư và anh Ba Thuận (Ba Thu)...
Một vài giây sau, Bảy Môn tâm tình:
- Nhờ hai anh này dẫn dắt mà bây giờ tôi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Không có các anh thì bọn mình chỉ là những tên đánh thuê chém mướn như Bảy Viễn... Phải vậy không? Nhớ lại chuyện mình chém lộn ở Chợ Cũ mà buồn cười. Chẳng ra làm sao hết!
Hai Vĩnh gật gù:
- Xin mừng cho anh, mà cũng mừng cho tôi, mừng cho tất cả những tay giang hồ đã tìm được con đường tươi sáng, con đường vinh quang, con đường chiến đấu giải phóng quê hương...
Ngoài sân bỗng sáng hẳn lên. Mảnh trăng rừng thoát khỏi áng mây, tỏa ánh sáng vàng phơn phớt xanh xuống khu rừng già...
- Trông kìa! - Bảy Môn chỉ dòng sông lấp lánh ánh trăng như mời mộc, như quyến rũ.
Cả hai bước ra khỏi trạm di dọc theo bờ sông, thả hồn theo dòng suy nghĩ "Con sông này đổ ra biển, chắc chắn phải chảy ngang Rừng Sác. Chốn ấy có một thời chúng mình đã theo các bậc đàn anh cát cứ một vùng "dọc ngang nào biết trên đầu có ai"...
Những hình bóng cũ thoáng qua, kẻ mắt người còn: Ba Dương, Năm Hà, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí... Điểm lại, ngoài Ba Dương hy sinh quá sớm, trừ Bảy Viễn lưu vong trên đất khách, các bậc đàn anh Tám Mạnh, Năm Hà, Mười Trí đã giã biệt kiếp giang hồ để xuôi theo dòng sông về với biển cả, biển cả dân tộc Việt Nam anh hùng.
NGUYÊN HÙNG Khởi thảo 1980-1983
Hoàn chỉnh 1985

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét