Câu chuyện lịch sử 11
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
Những câu chuyện tình dưới đây, dù là kết thúc hạnh phúc hay bi kịch thì cũng đều rất đáng trân trọng và ngưỡng mộ bởi sự hi sinh hết mình của họ cho tình yêu.
Cleopatra và Mark Anthony
Chuyện tình của Cleopatra và Mark Anthony xảy ra vào năm 31 trước Công nguyên. Câu chuyện tình của cả hai thậm chí còn là nguyên nhân cho một cuộc chiến tranh khốc liệt trong lịch sử.
Để đến với người tình Cleopatra, Mark Anthony đã từ bỏ vợ mình, Octavia. Điều này khiến anh trai của Octavia tức giận và mang quân đội đến thành Rome để gây chiến. Cả hai sau đó được cho là đã tự tử cùng nhau để có thể trọn đời bên nhau.
Napoleon và Josephine
Ông hoàng vĩ đại của nước Pháp Napoleon đã ngay lập tức bị mê hoặc khi lần đầu tiên nhìn thấy Josephine xinh đẹp. Thế nhưng, ông đã phải mất tới một năm để thu hút sự chú ý của nàng. Câu chuyện tình của hai người về sau này đầy sóng gió, phản bội và kịch tính. Khi Josephine không thể sinh cho Napoleon một người thừa kế, ông đã bỏ nàng để đến với người phụ nữ khác, và nàng đã chết vì đau khổ.
Cho đến tận cuối đời, Napoleon vẫn không thể nào quên được Josephine. Người ta đồn rằng, vị vua si tình này đã mang theo những bông violet trong vườn của Josephine trong cái mề đay của mình cho đến tận lúc chết.
Juan và Evita Person
Juan Domingo và Evita là một cặp đôi đầy quyền lực chính trị. Sau khi có được vị trí nhất định trong giới chính khách, Evita quyến rũ Juan Domingo và cả hai đem lòng yêu nhau.
Họ đã thay đổi toàn bộ qui mô của chính phủ Argentina và trở thành một trong những cặp đôi chính khách được yêu mến nhất trong lịch sử nước này. Thật không may, chỉ ngay sau một chiến thắng chính trị quan trọng, Evita qua đời vì căn bệnh ung thư.
Hoàng tử Edward và Wallis Simpson
Hoàng tử Edward gây xôn xao nước Anh khi tạo ra một tin nóng bỏng, và cũng chính là một thay đổi lớn đối với chế độ quân chủ nước Anh – khi công khai chuyện tình với Wallis Simpson.
Wallis, vốn là một công dân Mỹ nên không được phép trở thành nữ hoàng nước Anh. Bà đã li dị chồng năm 1934. Giữa hai người đã có một câu chuyện tình vô cùng lãng mạn. Edward trở thành vua của nước Anh vào năm 1936, nhưng đã chấp nhận thoái vị để được phép cưới người phụ nữ mình yêu.
Voltaire và Emilie Du Chatelet
Voltaire là một nhà viết kịch bản xuất sắc và là tác giả được hoàng gia Pháp vô cùng yêu mến. Trong khi đó, Emilie là một cô gái trẻ thông minh, giao thiệp rộng.
Trước khi yêu Voltaire, Emilie đã có chồng là Marquis du Chatelet. Vì tình yêu, họ đã bỏ ngoài tai định kiến xã hội và đến với nhau. Voltaire và Emilie đã chung sống với nhau 15 năm, trong chính ngôi nhà của chồng Emilie, cho tới khi Emilie qua đời.
Nga hoàng Nicholas II và công chúa Đức Federovna
Vào cuối những năm 1800, đầu 1900, nước Nga chứng kiến câu chuyện tình lãng mạn của Nicholas, người sau này trở thành Nga hoàng, và công chúa Đức xinh đẹp Alexandra.
Chống lại sự cấm cản của gia đình, cả hai quyết tâm đến với nhau và trở nên nổi tiếng vì câu chuyện tình yêu này. Khi những người lính Bon-se-vich bắt giữ gia đình hoàng tộc Nga, Alexamdra và Nicholas bị xử tử cùng nhau.
Richard Burton và Elizabeth Taylor
Richard Burton và huyền thoại Elizabeth Taylor đóng cặp cùng nhau trong rất nhiều bộ phim, trong đó có cả bộ phim kể về mối tình của Mark Antony và nữ hoàng Cleopatra. Đây có lẽ chính là chất xúc tác cho tình yêu của hai người dành cho nhau, cho dù cả hai đã có gia đình riêng khi bắt đầu yêu nhau.
Cả hai đã từ bỏ gia đình riêng để đến với nhau. Câu chuyện tình gây xôn xao nước Mỹ này lại kết thúc chóng vánh. Họ li dị, nhưng 16 tháng sau lại tái hôn ở châu Phi.
Tristan và Isolde
Ireland, năm 1200 sau Công nguyên xảy ra một câu chuyện tình hết sức ngang trái trong hoàng tộc. Chàng trai tên Tristan đem lòng yêu người vợ Isolde của bác mình là đức vua Mark. Không có cách nào để chối bỏ sự say mê dành cho nhau, Tristan và Isolde đã lén lút qua lại với nhau sau lưng chồng Isolde.
Cho đến khi đức vua phát hiện ra, ông đã không thể ngăn được cơn thịnh nộ và ngay lập tức giết chết cháu mình bằng thanh kiếm thuốc độc. Hay tin người tình bị giết và được tận mắt thấy thi thể của Tristan, Isolde đã chết do quá đau buồn.
Pyramus và Thisbe
Năm 331 trước Công nguyên, Pyramus là chàng trai lịch lãm hào hoa nhất thành Babylon, còn Thisbe là nàng trinh nữ xinh đẹp nhất ở đây. Tuy là hàng xóm và là bạn từ khi còn bé, cả hai vẫn bị bố mẹ cấm đến với nhau. Một đêm, cả hai lên kế hoạch bỏ trốn để có thể cùng được sống với nhau.
Trong khi chạy trốn, Thisbe bị một con sử tử núi tấn công nhưng đã may mắn thoát được, chỉ có mạng che mặt bị sử tử lấy mất. Khi nhìn thấy mạng che mặt đầy máu của Thisbe trong mồm con sư tử, cho rằng người yêu đã bị giết chết, Pyramus rút kiếm và kết liễu đời mình.
Sau đó, thấy xác người yêu, Thisbe đã nhặt thanh kiếm mà tự vẫn theo chàng. Câu chuyện này đã trở thành một trong những bi kịch tình yêu lớn nhất mọi thời đại.
Hoàng tử Khurram và Mumtaz Mahal Begum
Hoàng tử Khurrum (người sau này trở thành vua Shah Jahan) yêu say đắm một cô gái xinh đẹp tuyệt trần tên Banu Begum (người sau này được ban tên khác là Mumtaz Mahal) khi cô mới chỉ 14 tuổi. Cho dù có hai vợ, Mumtaz Mahal vẫn là tình yêu của cuộc đời Khurrum. Mumtaz Mahal chết khi sinh đứa con thứ 14 của họ.
Để thể hiện tình yêu bất diệt với nàng, đức vua đã cho xây cung điện Taj Mahal lộng lẫy và đến bây giờ vẫn còn tồn tại. Câu chuyện tình này diễn ra vào năm 1600 sau Công nguyên.
Hoàng tử Saleem và cô nô lệ Anarkali
Chuyện tình của Cleopatra và Mark Anthony xảy ra vào năm 31 trước Công nguyên. Câu chuyện tình của cả hai thậm chí còn là nguyên nhân cho một cuộc chiến tranh khốc liệt trong lịch sử.
Để đến với người tình Cleopatra, Mark Anthony đã từ bỏ vợ mình, Octavia. Điều này khiến anh trai của Octavia tức giận và mang quân đội đến thành Rome để gây chiến. Cả hai sau đó được cho là đã tự tử cùng nhau để có thể trọn đời bên nhau.
Napoleon và Josephine
Ông hoàng vĩ đại của nước Pháp Napoleon đã ngay lập tức bị mê hoặc khi lần đầu tiên nhìn thấy Josephine xinh đẹp. Thế nhưng, ông đã phải mất tới một năm để thu hút sự chú ý của nàng. Câu chuyện tình của hai người về sau này đầy sóng gió, phản bội và kịch tính. Khi Josephine không thể sinh cho Napoleon một người thừa kế, ông đã bỏ nàng để đến với người phụ nữ khác, và nàng đã chết vì đau khổ.
Cho đến tận cuối đời, Napoleon vẫn không thể nào quên được Josephine. Người ta đồn rằng, vị vua si tình này đã mang theo những bông violet trong vườn của Josephine trong cái mề đay của mình cho đến tận lúc chết.
Juan và Evita Person
Juan Domingo và Evita là một cặp đôi đầy quyền lực chính trị. Sau khi có được vị trí nhất định trong giới chính khách, Evita quyến rũ Juan Domingo và cả hai đem lòng yêu nhau.
Họ đã thay đổi toàn bộ qui mô của chính phủ Argentina và trở thành một trong những cặp đôi chính khách được yêu mến nhất trong lịch sử nước này. Thật không may, chỉ ngay sau một chiến thắng chính trị quan trọng, Evita qua đời vì căn bệnh ung thư.
Hoàng tử Edward và Wallis Simpson
Hoàng tử Edward gây xôn xao nước Anh khi tạo ra một tin nóng bỏng, và cũng chính là một thay đổi lớn đối với chế độ quân chủ nước Anh – khi công khai chuyện tình với Wallis Simpson.
Wallis, vốn là một công dân Mỹ nên không được phép trở thành nữ hoàng nước Anh. Bà đã li dị chồng năm 1934. Giữa hai người đã có một câu chuyện tình vô cùng lãng mạn. Edward trở thành vua của nước Anh vào năm 1936, nhưng đã chấp nhận thoái vị để được phép cưới người phụ nữ mình yêu.
Voltaire và Emilie Du Chatelet
Voltaire là một nhà viết kịch bản xuất sắc và là tác giả được hoàng gia Pháp vô cùng yêu mến. Trong khi đó, Emilie là một cô gái trẻ thông minh, giao thiệp rộng.
Trước khi yêu Voltaire, Emilie đã có chồng là Marquis du Chatelet. Vì tình yêu, họ đã bỏ ngoài tai định kiến xã hội và đến với nhau. Voltaire và Emilie đã chung sống với nhau 15 năm, trong chính ngôi nhà của chồng Emilie, cho tới khi Emilie qua đời.
Nga hoàng Nicholas II và công chúa Đức Federovna
Vào cuối những năm 1800, đầu 1900, nước Nga chứng kiến câu chuyện tình lãng mạn của Nicholas, người sau này trở thành Nga hoàng, và công chúa Đức xinh đẹp Alexandra.
Chống lại sự cấm cản của gia đình, cả hai quyết tâm đến với nhau và trở nên nổi tiếng vì câu chuyện tình yêu này. Khi những người lính Bon-se-vich bắt giữ gia đình hoàng tộc Nga, Alexamdra và Nicholas bị xử tử cùng nhau.
Richard Burton và Elizabeth Taylor
Richard Burton và huyền thoại Elizabeth Taylor đóng cặp cùng nhau trong rất nhiều bộ phim, trong đó có cả bộ phim kể về mối tình của Mark Antony và nữ hoàng Cleopatra. Đây có lẽ chính là chất xúc tác cho tình yêu của hai người dành cho nhau, cho dù cả hai đã có gia đình riêng khi bắt đầu yêu nhau.
Cả hai đã từ bỏ gia đình riêng để đến với nhau. Câu chuyện tình gây xôn xao nước Mỹ này lại kết thúc chóng vánh. Họ li dị, nhưng 16 tháng sau lại tái hôn ở châu Phi.
Tristan và Isolde
Ireland, năm 1200 sau Công nguyên xảy ra một câu chuyện tình hết sức ngang trái trong hoàng tộc. Chàng trai tên Tristan đem lòng yêu người vợ Isolde của bác mình là đức vua Mark. Không có cách nào để chối bỏ sự say mê dành cho nhau, Tristan và Isolde đã lén lút qua lại với nhau sau lưng chồng Isolde.
Cho đến khi đức vua phát hiện ra, ông đã không thể ngăn được cơn thịnh nộ và ngay lập tức giết chết cháu mình bằng thanh kiếm thuốc độc. Hay tin người tình bị giết và được tận mắt thấy thi thể của Tristan, Isolde đã chết do quá đau buồn.
Pyramus và Thisbe
Năm 331 trước Công nguyên, Pyramus là chàng trai lịch lãm hào hoa nhất thành Babylon, còn Thisbe là nàng trinh nữ xinh đẹp nhất ở đây. Tuy là hàng xóm và là bạn từ khi còn bé, cả hai vẫn bị bố mẹ cấm đến với nhau. Một đêm, cả hai lên kế hoạch bỏ trốn để có thể cùng được sống với nhau.
Trong khi chạy trốn, Thisbe bị một con sử tử núi tấn công nhưng đã may mắn thoát được, chỉ có mạng che mặt bị sử tử lấy mất. Khi nhìn thấy mạng che mặt đầy máu của Thisbe trong mồm con sư tử, cho rằng người yêu đã bị giết chết, Pyramus rút kiếm và kết liễu đời mình.
Sau đó, thấy xác người yêu, Thisbe đã nhặt thanh kiếm mà tự vẫn theo chàng. Câu chuyện này đã trở thành một trong những bi kịch tình yêu lớn nhất mọi thời đại.
Hoàng tử Khurram và Mumtaz Mahal Begum
Hoàng tử Khurrum (người sau này trở thành vua Shah Jahan) yêu say đắm một cô gái xinh đẹp tuyệt trần tên Banu Begum (người sau này được ban tên khác là Mumtaz Mahal) khi cô mới chỉ 14 tuổi. Cho dù có hai vợ, Mumtaz Mahal vẫn là tình yêu của cuộc đời Khurrum. Mumtaz Mahal chết khi sinh đứa con thứ 14 của họ.
Để thể hiện tình yêu bất diệt với nàng, đức vua đã cho xây cung điện Taj Mahal lộng lẫy và đến bây giờ vẫn còn tồn tại. Câu chuyện tình này diễn ra vào năm 1600 sau Công nguyên.
Hoàng tử Saleem và cô nô lệ Anarkali
Vào
năm 1615 sau Công nguyên, ở Lahore, có hoàng tử Saleem, con trai của
đức vua Mughal Emperor Akbar, đem lòng yêu say đắm cô gái nô lệ mồ côi
Anarkali. Cảm thấy xấu hổ vì tình yêu của con trai mình dành cho một nô
lệ tầm thường, đức vua Akbar và vợ đã cấm đoán hoàng tử gặp gỡ Anarkali.
Tuy nhiên, thay vì nghe theo lời cha, hoàng tử Saleem đã tuyên bố chiến tranh với cha mình. Sau một trận chiến, đức vua Akbar là người chiến thắng. Ông tuyên bố rằng Saleem hoặc là từ bỏ Anarkali, hoặc là sẽ bị giết. Và hoàng tử Saleem chọn cái chết.
Tuy nhiên, để bảo vệ người yêu, cô hầu gái Anakarli đã chấp nhận đánh đổi cuộc sống của mình bằng một đêm với hoàng tử. Sau đêm đó, Anarkali bị chôn sống trong một ngôi mộ và ngôi mộ ấy vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.
Tuy nhiên, thay vì nghe theo lời cha, hoàng tử Saleem đã tuyên bố chiến tranh với cha mình. Sau một trận chiến, đức vua Akbar là người chiến thắng. Ông tuyên bố rằng Saleem hoặc là từ bỏ Anarkali, hoặc là sẽ bị giết. Và hoàng tử Saleem chọn cái chết.
Tuy nhiên, để bảo vệ người yêu, cô hầu gái Anakarli đã chấp nhận đánh đổi cuộc sống của mình bằng một đêm với hoàng tử. Sau đêm đó, Anarkali bị chôn sống trong một ngôi mộ và ngôi mộ ấy vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.
Họ là những "anh hùng, nữ tướng" chung một mái nhà, đã góp sức vẻ vang cho công cuộc dựng, giữ nước trong sử Việt.
Theo PLXH
Trưng Trắc – Thi Sách
Đây là cặp đôi anh hùng có thể nói là sớm nhất của
dân tộc Việt Nam. Năm 40, nữ vương Trưng Trắc và chồng là Thi Sách đã
anh dũng lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống lại quân Hán xâm lược.
Tranh Đông Hồ tưởng nhớ chiến công của Hai Bà Trưng
Khi Thái thú Tô Định
giết chồng (Thi Sách), Trưng Trắc đã kiên quyết trả thù nhà, đòi nợ
nước, một lòng tử chiến vì nghĩa khí. Tuy nhiên do lực lượng còn nhiều
hạn chế mà nữ sĩ đất Mê Linh đã bị thất thủ và đắm mình xuống sông tự
vẫn để giữ tròn khí tiết vào năm 43.
Tình cảm mà Trưng Trắc
dành cho Thi Sách nói riêng và đối với dân tộc, nhân dân nói chung
chính là tình cảm của một gia đình, một mái ấm được bồi đắp bởi lịch sử
và tình yêu sâu sắc.
Dương Vân Nga và mối tình hai triều đại Đinh – Lê
Dương Vân Nga là một
người phụ nữ tuyệt sắc, đa tài của vùng đất Ninh Bình. Bà là người có
vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại
nhà Đinh và nhà Tiền Lê ở nước ta. Bà đã từng làm hoàng hậu của Đinh
Tiên Hoàng, sau đó làm thê tử của Lê Hoàn (Lê Đại Hành).
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) là vị vua sáng lập
triều đại nhà Đinh, với tên gọi đất nước là Đại Cồ Việt. Đặc biệt, ông
nổi tiếng hơn cả vì là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, đưa đất nước
đi vào ổn định và hòa bình, thống nhất giang sơn. Ông là hoàng đế đầu
tiên của nước ta sau 1000 năm Bắc thuộc.
Tượng thờ Dương Vân Nga, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành
Lê Hoàn, là vị vua đầu
tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam,
Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống
quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam mà ông còn có nhiều công lao
trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó, Lý
Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra
một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô
hiện tại của Việt Nam.
Nguyên Phi Ỷ Lan – vua Lý Thánh Tông
Cặp phu thê tài năng và đức độ của dân tộc Việt Nam, những con người với tình cảm gia đình và lòng yêu nước sâu sắc.
Ỷ Lan từ khi được vào cung, với xuất thân từ một
thôn nữ, nàng không hề trau chuốt nhan sắc mà chăm lo cho gia đình và
chú tâm học hành. Đặc biệt, bà rất chu đáo khi lo công việc ở hậu triều
giúp vua và đặc biệt là lúc vua đi vi hành, đánh trận. Tiêu biểu, bà đã
hai lần làm nhiếp chính vào năm 1069 và năm 1072 khi vua thân chinh đi
đánh giặc và khi vua đột ngột qua đời.
Tượng thờ của Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (1023 –
1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên
thật là Lý Nhật Tôn, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Cũng như cha và ông,
Lý Thánh Tông là người tài kiêm văn võ. Song, ông còn nổi tiếng là một
minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Ông tận tụy với công
việc, thương dân như con, được biết đến vì đã đối xử tốt với tù nhân.
Ông là người đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn
Miếu, đánh bại quân Tống (1060) và bình Chiêm (1069), lấy được ba châu
của Chiêm Thành.
Công chúa Ngọc Hân – vua Quang Trung
Lê Ngọc Hân (1770 –
1799) còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu là công chúa
nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua
Quang Trung (Nguyễn Huệ).
Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông, nổi
tiếng vì đẹp sắc, đẹp nết, tính tình hiền hậu. Bà được nhân dân lưu
truyền là Bà chúa Tiên khi ở kinh đô Phú Xuân.
Ngọc Hân - Quang Trung thực sự là đôi trai tài gái sắc
Vua Quang Trung là vị
anh hùng áo vải của dân tộc ta, một con người văn võ kiệt xuất và là một
vị minh quân rất gần gũi với nhân dân. Ông nổi tiếng là người đã tiến
hành cuộc khởi nghĩa Tây Sơn kết thúc sự phân chia của hai chúa Trịnh –
Nguyễn.
Đặc biệt, với chiến
thắng Rạch Gầm – Xoài Mút và đại thắng quân Thanh năm 1789, Quang Trung
được xem như một trong những vị tướng tài ba nhất của dân tộc ta.
Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu
Hai tướng sĩ dưới cờ
của đội quân Tây Sơn. Những người đóng vai trò quan trọng trong những
thành công, chiến thắng của Quang Trung khi đương đầu với khó khăn, giặc
dã.
Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, là
vợ Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn.
Tại phủ Quy Nhơn, bà nổi tiếng là một người thiếu nữ với sắc đẹp trời
phú và thông hiểu văn võ rất cao. Bà chính là người đã cứu Trần Quang
Diệu khi ông gặp nạn, chữa trị và sau này trở thành vợ của ông để về tụ
hội với đội quân áo vải, cờ đào.
Tượng thờ Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu ở Bình Định
Trần Quang Diệu
(1746–1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn. Ông là người
Hoài Ân (Bình Định), được học võ từ nhỏ và tỏ ra là người đam mê chính
sự. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã có những đóng góp rất
lớn cho các chiến thắng của nhà Tây Sơn. Tuy nhiên về sau, khi vua Quang
Trung mất, cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
Nguyễn Thị Minh Khai – Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Minh Khai
(1910-1941) là nhà cách mạng ưu tú của Việt Nam, một trong những người
lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 – 1940. Bà chính
là đại diện tiêu biểu nhất cho các anh hùng nữ sĩ Việt Nam thời hiện
đại.
Nguyễn Thị Minh Khai là một tri thức tiến bộ và có
lòng yêu nước cao độ. Bà đã từng du học tại Liên Xô và có cơ hội làm
việc cùng Bác Hồ. Chồng bà là người anh hùng mang tên Lê Hồng Phong.
Chân dung của cặp vợ chồng Cách mạng nổi tiếng Việt Nam Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong
Lê Hồng Phong (1902 – 1942) là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến 1936.
Ông tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở Nghệ An. Ông sớm
bộc lộ là một tri thức cách mạng và có tinh thần yêu nước sâu đậm. Lê
Hồng Phong được cho đi du học ở Liên Xô (Trường Đại học Phương Đông),
tại đây ông gặp Nguyễn Thị Minh Khai và hai người đã lập gia đình cùng
nhau. Một cô con gái là kết quả của mối tình đẹp giữa hai nhà cách mạng
vĩ đại của nước ta thời hiện đại này.
Mối tình đơn phương bi ai nhất trong hoàng tộc Việt Nam
Theo PNtoday
Chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – hoàng nữ vua Gia Long với vị Thiền sư đáng kính đất phương Nam Liễu Đạt Thiệt Thành được người đời ví như câu chuyện tình hoàng tộc bi ai nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam...
... Nhưng cũng vì thế mà để lại cho đời sau những giai thoại cảm động.
Theo
thư tịch còn lại của chùa Đại Giác, chùa được lập từ năm 1412, ban đầu
là một cái am nhỏ thờ Phật, sau dần dần, dân cư đến sinh sống đông đúc
đã hình thành một ngôi chùa lớn. Đến nay, chùa Đại Giác vẫn được xem là
một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.
Khi
nhà Tây Sơn thắng thế, Nguyễn Ánh trên đường trốn chạy đã từng ghé qua
ngôi chùa này và được nhà chùa cưu mang. Không chỉ có giá trị về mặt
lịch sử, chùa Đại Giác còn chứng kiến một câu chuyện tình đẹp đã trở
thành giai thoại đất Đồng Nai.
Công chúa Ngọc Anh - công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh
|
Chùa
Đại Giác thuộc thôn Bình Hoàng, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên (nay thuộc
ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Theo lời kể của các
bậc tiền nhân để lại cho con cháu, năm 1801, khi bị quân Tây Sơn truy
đuổi, Nguyễn Ánh trên đường chạy trốn đã từng dừng chân tại chùa Đại
Giác.
Trong bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh có công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh là người sắc nước hương trời.
Công
chúa Ngọc Anh là vị công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh, khi chạy trốn cùng
với vua cha tuổi đời còn nhỏ, nhưng lại là người uyên thâm về Phật học,
từ bé đã chăm chỉ đi chùa chiền, lễ tạ, chịu khó ăn chay trường và tụng
kinh niệm Phật.
Khi dừng lại ở chùa Đại Giác,
công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã xin với Nguyễn Ánh cho được ở lại chùa
Đại Giác, xuất gia và ẩn mình nơi cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào
cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn.
Sau
khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long và
chọn kinh đô ở Huế đã gửi chiếu thư triệu hồi công chúa Nguyễn Thị Ngọc
Anh về kinh thành. Không thể cãi lệnh vua cha, công chúa Nguyễn Thị Ngọc
Anh lên đường về kinh mà lòng vẫn còn lưu luyến cuộc sống thanh bạch,
không vướng bụi trần chốn cửa Phật.
Trải qua nhiều
thăng trầm, chứng kiến nhiều cảnh loạn ly, công chúa Nguyễn Thị Ngọc
Anh đã nguyện sẽ không lấy chồng mà thành tâm ăn chay trường niệm Phật
tại phủ của mình, cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn.
Nhưng
phận đời khó tránh, công chúa Ngọc Anh cuối cùng cũng không thoát khỏi
chữ “tình”. Thuở đó đất phương Nam có một vị Thiền sư nổi tiếng là Thiền
sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Không ai rõ Thiền sư
Liễu Đạt Thiệt Thành sinh năm bao nhiêu, nhưng đức độ và sự uyên bác của
ông thì ai cũng kính nể. Theo sử sách ghi lại, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt
Thành có dáng người cao to, gương mặt tuấn tú, phúc hậu, giọng nói
truyền cảm, dáng vẻ oai nghiêm, đĩnh đạc, có tài hùng biện.
Với
kiến thức Phật học uyên bác và khả năng thuyết giảng Phật pháp xuất
chúng, nên Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được nhân dân và Phật tử vô
cùng kính trọng, mến mộ. Một lời Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nói ra,
Phật tử không thể không nghe.
Nhờ trí tuệ uyên bác
và phẩm hạnh trong sáng, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã trở thành nhà
sư đầu tiên ở miền Nam được phong quốc sư.
Khi
vua Minh Mạng lên ngôi, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được được vua Minh
Mạng vời về kinh thành Huế để làm tăng chùa Thiên Mụ và giảng dạy Phật
pháp cho Hoàng tộc Nguyễn. Ngay khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành,
công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đem lòng say đắm vị Thiền sư.
Công
chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày ngày nghe Thiền sự giảng về Phật giáp,
thấy sự uyên bác của Thiền sư, càng đem lòng thương nhớ.
Dù
biết Thiền sư đã là người nhà Phật, không được phép dính vào duyên
trần, nhưng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vẫn đề nghị Thiền sư Liễu Đạt
Thiệt Thành phá giới để nên duyên cùng công chúa.
Thiền
sư Liễu Đạt Thiệt Thành biết công chúa đem lòng cảm mến mình thì vô
cùng khổ tâm. Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công
chúa, với hi vọng công chúa sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này.
Nhưng
những cố gắng của Thiền sư không thể ngăn được sự si tình của công chúa
Nguyễn Thị Ngọc Anh. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh còn đề nghị vua Minh
Mạng tác thành cho tình duyên của mình.
Hiểu tấm
lòng của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, nhưng Thiền sư Liễu Đạt Thiệt
Thành cũng là một bậc cao tăng có cao đạo, một lòng hướng Phật, nên
không thể đáp lại tình cảm của công chúa.
Khi
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn chưa biết gỡ những rối rắm với công
chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ra sao thì sư phụ của Thiền sư là Hòa thượng
Phật Ý Linh Nhạc – trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định viên tịch, Thiền sư
Liễu Đạt Thiệt Thành đã nhân cơ hội này xin về chùa Từ Ân ở Gia Định làm
trụ trì.
Từ khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rời
khỏi kinh thành Huế, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày đêm nhớ thương
Thiền sư, không thiết ăn ngủ.
Vua Minh Mạng thấy
thế liền hỏi người cô ruột của mình nguyên do, thì công chúa Nguyễn Thị
Ngọc Anh xin với vua cho vào chùa Từ Ân cúng dường, để thỏa lòng thành
tâm với Phật, nhưng thực chất là để bớt nhớ nhung Thiền sư Liễu Đạt
Thiệt Thành.
Được sự đồng ý của vua Minh Mạng,
công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã mang rất nhiều lễ vật và dẫn theo một
đoàn tùy tùng đến cúng dường tại chùa Từ Ân.
Hay
tin công chúa sắp đến, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành là trụ trì chùa Từ
Ân khi đó đang ngồi uống trà đàm đạo trong khuôn viên chùa vô cùng lo
lắng. Không những không ra đó, Thiền sư còn kiên quyết lẩn tránh vì lo
sợ chuyện không hay sẽ xảy ra.
Lúc công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh bước vào chùa, Thiền sư đã lên chùa Đại Giác để nhập thất trong 2 năm.
Công
chúa Ngọc Anh khi đến chùa Từ Ân không thấy Thiền sư Liễu Đạt Thiệt
Thành đã vô cùng hụt hẫng thất vọng trong lòng. Hỏi tăng ni trong chùa,
tất cả đều trả lời không biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đi đâu.
Phần
vì đi đường sá xa xôi, phần vì thương nhớ Thiền sư khôn nguôi, công
chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã lâm trọng bệnh, sức khỏe mỗi ngày thêm sa
sút. Lo sợ nguy hại cho bổn tự của công chúa, nên các tăng chúng trong
chùa Từ Ân đành nói sự thật.
Nhưng khi biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đang nhập thật ở chùa Đại Giác, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh lập tức khỏi bệnh.
Công
chúa báo cho quan tổng trấn gia đình là mình sẽ lên chùa Đại Giác để
cúng dường. Quan tổng trấn Gia Định lại cử một đoàn tùy tùng hộ tống
công chúa lên chùa Đại Giác.
Sau khi đến chùa cúng
dường, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã nhờ người đưa đến tịnh thất của
thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Thiền sư ở trong tịnh thất không ra
ngoài, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đứng ở ngoài cầu xin được gặp mặt
Thiền sư nhưng ngài im lặng.
Đau khổ tột cùng,
công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh quỳ trước tịnh thất, không ăn không uống,
đòi gặp bằng được Thiền sư mới thôi. Thiền sư vẫn im lặng. Công chúa lại
xin gặp Thiền sư lần cuối để từ biệt về kinh, cửa tịnh thất vẫn không
mở.
Cuối cùng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh dập
đầu lạy trước tịnh thất mà rằng: “Nếu Hòa thượng không tiện ra để gặp
tiện thiếp, xin Hòa thượng cho đệ tử nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng,
đệ tử sẽ hân hoan ra về”.
Cảm động trước tấm lòng
của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã đưa
ban tày qua cái ô cửa nhỏ cho công chúa nhìn. Nhưng vị công chúa si tình
đã nhân cơ hội này, nắm chặt lấy tay Thiền sư và hôn say mê bàn tay
Thiền sư, vừa hôn vừa khóc sướt mướt, nước mắt nhỏ xuống tay Thiền sư.
Đêm
hôm đó, nửa đêm khi cả chùa Đại Giác đang yên giấc, tịnh thất của Thiền
sư Liễu Đạt Thiệt Thành phát hỏa. Mọi người chạy ra dập lửa thì thất
tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của Thiền sư cũng cháy đen. Điều kỳ lại
là trên vách chánh điện của tịnh thất vẫn còn bài kệ của Thiền sư viết
bằng mực đen:
THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần
THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần
LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn
ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần.
Thiền
sư Liễu Đạt Thiệt Thành thấy cuộc đời quá nhiều mộng ảo hão huyền.
Thiền sư đã dùng ngọn lửa tự thiêu để thức tỉnh và giáo dục công chúa
Nguyễn Thị Ngọc Anh. Nhưng Thiền sư không ngờ rằng, sau khi Thiền sư tự
thiêu, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vô cùng đau khổ.
Công
chúa đã ở lại lo xong xuôi lễ nhập thất cho Thiền sư. 3 ngày sau, công
chúa uống thuốc độc tự vẫn ngay tại hậu viên chùa Đại Giác, kết thúc một
mối tình đơn phương bi thương.
Nhận xét
Đăng nhận xét