Câu chuyện lịch sử 14
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
Tại sao Nguyên soái Georgy Zhukov đột nhiên “rớt đài”? - Kỳ 1
Một
vị tướng từng đánh đông dẹp bắc, đập tan đội quân Quan Đông của Nhật
Bản năm 1939, phá tung vòng vây sắt của phát xít Đức năm 1941, thậm chí
năm 1957 đã có mặt đúng lúc cứu nguy cho Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản
Liên Xô Nikita Khrushchev, nhưng rốt cuộc lại tay trắng ra về. Không ai
khác, đó là Nguyên soái Georgy Zhukov, người mà chỉ cần nghe thấy tên
thì kẻ địch đã bạt vía kinh hồn, nhưng đã không giành được chiến thắng
trên mặt trận chính trị.
Kỳ 1. Những ngày tháng vinh quang
Tháng
3/1953, sau khi nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô Joseph Stalin qua đời,
không chỉ Nikita Khrushchev mà cả Mikhailovich Molotov (Bộ trưởng Ngoại
giao), Georgy Malenkov (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đều muốn “thượng
đài chấp chính”. Nhưng cuối cùng, do lôi kéo được Nguyên soái Georgy
Zhukov về phía mình, nên Nikita Khrushchev đã giành được ưu thế, sau đó
là chiến thắng trước các đối thủ.
Sở
dĩ Nikita Khrushchev cần đến Georgy Zhukov là muốn mượn tay vị Nguyên
soái này hay đúng ra là lực lượng quân đội để loại bỏ sự lũng đoạn của
Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là ông trùm lực lượng an ninh và cảnh
sát mật Liên Xô, Pavlovich Beria, nhằm củng cố quyền lực. Bởi khi Joseph
Stalin còn sống, giữa Georgy Zhukov và Pavlovich Beria đã nảy sinh mâu
thuẫn.
Lo
sợ sự lớn mạnh của Georgy Zhukov sẽ tạo ra sự uy hiếp đối với mình,
Pavlovich Beria đã liệt Georgy Zhukov vào danh sách nhóm quân nhân âm
mưu lật đổ chính quyền. Nhưng Joseph Stalin đã không nhất trí với ý kiến
loại bỏ Georgy Zhukov của Pavlovich Beria. Thậm chí, Joseph Stalin còn
nói thẳng với Pavlovich Beria rằng: “Anh không cần phải gây khó dễ cho
Georgy Zhukov. Tôi là người hiểu rõ Georgy Zhukov. Georgy Zhukov không
phải là kẻ phản đồ”. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa Georgy Zhukov và
Pavlovich Beria đã kết thành mối thâm thù.
Trên
thực tế, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tháng 6/1953, Nikita
Khrushchev đã nhổ được “cái gai trong mắt” (tống Pavlovich Beria vào tù
với hàng loạt tội danh, trong đó nặng nhất là tội làm gián điệp cho cơ
quan tình báo nước ngoài và phản bội cách mạng, đưa ra xử tử ngày
23/12/1953).
Tháng
9/1953, Nikita Khrushchev bước lên đỉnh cao quyền lực. Sau đó khoảng 2
năm, nhờ sự tiến cử của Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov được đề bạt làm
Bộ trưởng Quốc phòng, thay Nikolai Bulganin, người vừa nhận chức Thủ
tướng Liên bang Xôviết. Tại Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô lần
thứ 20, năm 1955, Georgy Zhukov được bầu làm ủy viên Trung ương và ủy
viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao.
Nhưng
cũng chính tại hội nghị này, Nikita Khrushchev đã đọc một bài diễn văn
mật, phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Stalin càng làm sâu
sắc thêm mâu thuẫn với Mikhailovich Molotov và Georgy Malenkov, hai
người vốn bất đồng với Nikita Khrushchev trong nhiều vấn đề cả về đối
nội lẫn đối ngoại. Điều đáng lo ngại là phe bất mãn với Nikita
Khrushchev ngày càng chiếm thế thượng phong, âm thầm chuẩn bị mưu đồ bãi
miễn chức vụ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô của Nikita
Khrushchev.
Thượng
tuần tháng 6/1957, nhân dịp Nikita Khrushchev dẫn đầu đoàn đại biểu
Liên Xô thăm Phần Lan, một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của Liên Xô,
trong đó có Mikhailovich Molotov, do Georgy Malenkov cầm đầu đã vạch kế
hoạch bức cung hoàn chỉnh. Nikita Khrushchev vừa quay trở về Mátxcơva
thì được thông báo Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao triệu tập họp thảo luận
việc tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày thành lập thành phố Leningrad.
Nhưng khi Nikita Khrushchev vừa ngồi xuống, Georgy Malenkov đã lớn tiếng
phê bình chính sách nội chính, ngoại giao của Nikita Khrushchev.
Tiếp
đó, những người trong phe Georgy Malenkov liên tục ra đòn tấn công, phủ
nhận hoàn toàn mọi phương châm, chính sách do Nikita Khrushchev khởi
xướng, cho rằng Nikita Khrushchev đã đi ngược lại nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, độc đoán chuyên quyền. Khi phe Georgy Malenkov đưa ra đề nghị
biểu quyết bãi miễn chức vụ của Nikita Khrushchev, nhà lãnh đạo này liền
kháng nghị: “Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao không có quyền bãi miễn chức
vụ của Bí thư thứ nhất, chỉ có Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới có cái
quyền đó”.
Trong
lúc mọi người tranh cãi quyết liệt, Georgy Zhukov bước vào, nói với
những người dự họp: “Một giờ trước khi diễn ra cuộc họp ngày hôm nay,
Georgy Malenkov có tìm tôi nói chuyện. Ông ta muốn lôi kéo tôi, muốn tôi
đứng về phía ông ta! Cả phòng họp lặng đi. Nikolai Bulganin giữ trách
nhiệm chủ trì cuộc họp thấy tình thế trở nên khó khăn đành phải tuyên bố
giải tán. Mưu đồ đánh đổ Nikita Khrushchev của phe Georgy Malenkov bị
thất bại. Sau đó, dưới sự giúp đỡ của Georgy Zhukov, tại Hội nghị toàn
quốc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 22/6/1957, những người thuộc
phe Georgy Malenkov đã phải đội chiếc mũ của phần tử phản đảng. Đương
nhiên, trong danh sách luận công trọng thưởng, Georgy Zhukov đứng đầu.
Từ ủy viên dự khuyết Georgy Zhukov thẳng tiến lên ủy viên chính thức
Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, có chân trong số ít những người hoạch
định chính sách của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Tại sao Nguyên soái Georgy Zhukov đột nhiên “rớt đài”? - Kỳ cuối
Trên
chiến trường, Georgy Zhukov đã trở thành huyền thoại. Thậm chí, người
ta đã đúc kết lại rằng ở đâu có Georgy Zhukov, ở đó xuất hiện bước ngoặt
của chiến sự, Hồng quân Liên Xô chuẩn bị ra đòn tấn công và chắc chắn
sẽ giành chiến thắng.
Zhukov (phải) và Stalin.
|
Trên
vũ đài chính trị, Georgy Zhukov cũng đã lên tới đỉnh cao danh vọng - có
mặt trong số ít những người hoạch định chính sách của Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên, khi leo lên đỉnh cũng đồng nghĩa với việc
bắt đầu xuống dốc. Sự đời vẫn chảy trôi như vậy và nó không đặt Georgy
Zhukov ra ngoài vòng điều chỉnh.
Ngày
4/10/1957, Georgy Zhukov rời Mátxcơva tới cảng Sevastopol, sau đó lên
tầu tuần dương Kuibyshevazot bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Tư và
Anbani. Georgy Zhukov vừa khởi hành, Nikita Khrushchev cũng lập tức kết
thúc sớm kỳ nghỉ dưỡng ở Crimea, quay trở về Mátxcơva, rồi vội vã đến
quân khu Kiép. Tại đây, Nikita Khrushchev sử dụng mọi phương thức có thể
để làm cho các tướng lĩnh quân khu Kiép hiểu được rằng Georgy Zhukov
sắp bị bãi miễn chức vụ.
Ngày
25/10/1957, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thông qua Nghị quyết đưa vấn
đề làm thế nào tăng cường công tác chính trị, tư tưởng cho lực lượng lục
quân và hải quân vào nội dung thảo luận tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức sau đó 3 ngày.
Những
người nhận được thông báo dự họp đều ngầm hiểu với nhau rằng việc
Georgy Zhukov “rớt đài” sắp điểm. Quả thật, tại cuộc họp ngày
28/10/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã nghiêm
khắc phê bình Georgy Zhukov. Về phần Nikita Khrushchev, trong bài phát
biểu của mình đã không còn úp mở, vạch thẳng mặt chỉ thẳng tên: “Cần
phải có biện pháp kiên quyết giải quyết vấn đề đồng chí Georgy Zhukov.
Bất cứ ai nếu không phục tùng lợi ích của đảng, đảng sẽ không khoan thứ,
cho dù người đó công trạng có lớn tới đâu. Điều này cần trở thành một
nguyên tắc trong sinh hoạt đảng”.
Sau
đó, theo trình tự đã định, Georgy Zhukov bị bãi miễn mọi chức vụ, được
cho “ngồi chơi xơi nước” ở nhà cho tới lúc trở về với cõi vĩnh hằng (năm
1964, Brezhnev lên thay Nikita Khrushchev, Georgy Zhukov cũng không
được sử dụng trở lại).
Trong
cuốn hồi ký sau này của mình, Nikita Khrushchev cũng chỉ rõ sau khi
đánh đổ tập đoàn Mikhailovich Molotov, Georgy Malenkov xong, Georgy
Zhukov nắm trong tay quyền lực quá lớn. Điều này bắt đầu làm cho các nhà
lãnh đạo cao cấp của Liên Xô lúc bấy giờ lo lắng không yên. Họ cho
rằng, Georgy Zhukov đang có mưu đồ đoạt quyền soán vị. Liên bang Xô viết
đang đứng trước nguy cơ chính biến quân sự. Trong 36 kế, chặn trước vẫn
là hơn và thế là họ đã ra tay.
Tuy
nhiên, đó chỉ là cách Nikita Khrushchev biện hộ cho việc gán ghép tội
danh cho Georgy Zhukov. Bởi thực tế cho thấy, nhân dịp kỉ niệm 50 năm
ngày chiến thắng phát xít (tháng 5/1995), Georgy Zhukov đã được tuyên bố
vô tội và vị anh hùng có công lớn giúp loài người thoát khỏi thảm họa
diệt chủng này một lần nữa lại ngời sáng trong những trang lịch sử chống
phát xít.
Không
chỉ có vậy, nhiều học giả còn dày công nghiên cứu nhằm bác bỏ những cáo
buộc ác ý nhằm vào vị Nguyên soái vĩ đại này. Trên cơ sở những tư liệu
xác thực, nhà sử học Aleksey Asayev đã chứng minh được rằng Georgy
Zhukov không phải là vị tướng “nướng quân”, phung phí tính mạng cấp
dưới. Bởi từ mệnh lệnh đầu tiên tới mệnh lệnh cuối cùng, bao giờ Georgy
Zhukov cũng nhấn mạnh tới yêu cầu hạn chế tối đa tổn thất về người và
ông đã “xạc” rất nghiêm khắc những chỉ huy để cho đơn vị mình chịu nhiều
thương vong.
Bên
cạnh đó, Georgy Zhukov còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, sát thực giúp
các cấp chỉ huy giảm thiểu tổn thất binh lực. Thống kê cho thấy, tại tất
cả các mặt trận và trong tất cả các chiến dịch mà Georgy Zhukov đã chỉ
huy hoặc chỉ đạo, thiệt hại tính theo phần trăm trên số quân thường thấp
hơn so với các tướng lĩnh Xô viết khác, kể cả so với Nguyên soái
Konstantin Rokossovsky, người thường được nêu như một ví dụ ngược lại
với Georgy Zhukov. Nhiều khi, sự khác nhau đó lên tới hàng chục phần
trăm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Georgy Zhukov thường được tung tới
những chiến trường gay go, phức tạp nhất. Bằng tài cầm quân và “tầm cỡ”
của mình, Georgy Zhukov không chỉ giúp Hồng quân Liên Xô giảm thiệt
hại, mà còn biến thảm họa ít nhất cũng trở thành “không chiến bại”, vô
hiệu hóa những mối đe dọa, tiến tới lật ngược thế cờ.
Minh Thành (Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét