Câu chuyện lịch sử 10/b

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)



2 - Những cái máy đầu tiên

Schickard, Pascal và Leibniz là những người đã khơi nguồn những tư tưởng đổi mới vĩ đại và là cha đẻ của những thành tựu đầu tiên trong lĩnh vực tính toán.

1 - Máy của Shickard

Khái niệm về máy tính cơ học.

Wilheim Schickard (1592 - 1635), bạn của Képler, có thể là người phát minh ra cái máy đầu tiên dùng để tính toán. Người ta chỉ biết được bản mô tả chiếc máy, có kèm theo những sơ đồ, mà ông đã viết trong một bức thư gửi Képler . Cái đồng hồ tính toán của ông đã bị phá hủy mấy tháng sau đó trong một vụ hỏa hoạn.
"Ngài Képler rất nổi tiếng và xuất sắc,
Kể ra cái mà anh đã thực hiện trên bình diện đại số học, thì vừa qua tôi đã thử làm dưới một dạng cơ học : tôi đã nghĩ ra một cái máy gồm có mười một bánh xe nguyên vẹn và sáu bánh xe bị cắt cụt; nó tính toán một cách tự động và nhanh chóng các phép cộng, trừ, nhân và chia từ những số cho sẵn. Anh có lẽ sẽ rất thích thú được tự mình nhìn thấy máy đó tích tụ và chuyển về phía những hàng bên trái một chục hay một trăm như thế nào, và ngược lại, nó trừ số nhớ đối với một phép tính trừ như thế nào"(thư gửi Képler - Wilheim Schickard - 20 tháng 9 năm 1623)

Một sự trùng hợp lạ lùng: Schickard đã nghĩ ra cái máy của mình vào năm 1623, năm sinh của Blaise Pascal.
Trái với chiếc máy của Pascal, không người nào được thấy chiếc máy đó trừ người đã phát minh ra nó, và đó vẫn mãi chỉ là một sự tò mò của trí tuệ mà thôi.

Máy sản xuất lại vào năm 1860

2 - Máy của Pascal

Máy Pascaline: máy tính đầu tiên.

Bắt đầu từ 1642, Blaise Pascal (1623 - 1662) làm nhiều máy số học với mục đích giúp cha mình, ủy viên của Đức Vua, trong việc tính toán thuế. Ông đã thử phổ biến việc sử dụng máy và thương mại hóa nó.

"Hỡi bạn đọc, thông báo này là để cho bạn biết rằng tôi đang giới thiệu với công chúng một chiếc máy nhỏ do tôi phát minh, nhờ nó bạn có thể một mình thực hiện tất cả các phép tính số học không chút vất vả, và giúp cho trí óc bạn đỡ mệt mỏi khi tính bằng thẻ hay bằng ngòi bút."
Được chế tạo thành nhiều mẫu, máy Pascaline, chiếc máy đầu tiên đã cơ khí hóa một bước hoạt động của trí óc, đánh dấu một giai đoạn mới mang tính quyết định trong lịch sử của việc tính toán và của những chiếc máy tính.
"Máy tính số học tạo được những hiệu quả gần với tư duy hơn là tất cả những gì các động vật làm." (Blaise Pascal)

Máy Pascaline

Chúng ta biết về Pascal và sự nghiệp rất lớn của ông trong lĩnh vực toán học, vật lý họctriết học. Cũng cần nhắc rằng, thật kỳ lạ, ông cũng vừa là một nhà phát minh thiên tài vừa là một kỹ sư khéo léo.

3 - Máy của Leibniz

Một nhà tiên phong vĩ đại.

Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), nhà toán học và triết học Đức, là cha đẻ của nhiều máy số học và một nguyên lý cơ học được áp dụng trong nhiều kiểu máy suốt ba thế kỷ. Ông cũng là người đã phát triển nhị phân, ngôn ngữ chung mà trong đó ông muốn nhìn thấy hình ảnh của sự sáng tạo.

Leibnitz vẫn là nhà tiên phong vĩ đại nhất của việc tính toán cơ học và của một số nguyên lý cơ bản của tin học.
Máy tính nhân của ông, thực hiện năm 1671, đã đưa ra một ý tưởng mới: việc quay đồng thời những bánh răng khác nhau tương ứng với các hàng lẻ của những số máy đang tính.

Bánh răng với những răng có chiều dài không đều nhau
Ông là người phát minh ra bánh răng với những răng có chiều dài không đều nhau (mỗi răng tương ứng với một số : 0, 1, 2..., 9), nó được sử dụng trong máy tính số học của Thomas de Colmar chẳng hạn và nguyên lý của nó còn được sử dụng lại cho tới tận giữa thế kỷ XX trong máy CURTA. Loại máy này là đời cuối cùng và xa nhất của Thomas.

Ta biết rằng việc đọc những tác phẩm của Pascal đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến thiên hướng khoa học của Leibnitz. Pascal đã mở đường cho các máy tính số học bằng các máy cộng của ông. Theo bước đi của ông, Leibnitz đã đánh dấu một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử của các máy tính.
Leibnitz, cũng là người đã phát minh phép tính tích phân, chắc chắn là người, sau Néper, đã có sự cống hiến quan trọng nhất vào lịch sử tính toán.


Cấu trúc cơ học của máy tính Leibnitz (tại thư viện Hanovre)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH