Câu chuyện lịch sử 12
(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Theo Dòng Đời
Vén màn bí ẩn thảm kịch ăn thịt người
Mới đây, những bằng chứng về thảm kịch ăn thịt người ở Bắc Mỹ cách đây 400 năm đã được phát hiện…
Ăn thịt người không phải là một khái niệm quá mới mẻ. Khi bị
đẩy tới giới hạn của sự sống và cái chết, phần “con” ở mỗi chúng ta có
thể trỗi dậy bất ngờ.
Trong lịch sử nhân loại, những "vết đen" như thổ dân Aztec, thổ dân châu Âu ăn thịt người, chiếc bè của chiến thuyền Méduse… sẽ khó lòng gột rửa. Mới đây, giới khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng về một thảm kịch xảy ra ở châu Mỹ, cách đây hơn 400 năm…
Từ những tài liệu lịch sử…
Sau khi C.Colombus tìm ra châu Mỹ, những dòng người di cư từ châu Âu đầu tiên bắt đầu tới châu lục này để khai phá, tìm kiếm tài nguyên và mở rộng thị trường.
Thực dân Anh là những người đi tiên phong. Năm 1607, những con tàu của người Anh cập bến cảng Chesapeake, Virginia. Họ tiến vào đất liền, định cư tại Jamestown, sau này trở thành thủ phủ bang Virginia.
Diện tích quá rộng và hoang vắng, khu vực này có địa hình hiểm trở và khó đi săn. Đầm lầy ở đây tuy nhiều nhưng toàn nước lợ, không đủ cung cấp nước uống. Muỗi trở thành cơn ác mộng với thực dân Anh khi sinh sống ở đây, khi 135 người đã chết vì căn bệnh sốt rét quái ác.
Chưa hết, câu chuyện của George Percy (thuộc lớp người đầu tiên tới châu Mỹ) về các bộ tộc ăn thịt người bản địa gây ra sự hoang mang cho thực dân Anh tới Jamestown. Họ luôn nơm nớp với nỗi sợ hãi về các bộ tộc ăn thịt người bản địa.
Câu trả lời là họ đã bị ăn thịt. Chính George Percy - người sống sót
sau thời điểm kinh hoàng ấy đã viết lại sự việc trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, ông gọi đó là “xã hội cần cấp cứu” và cho rằng, hành động
thú tính trong thời điểm đó là không tránh khỏi và không có tội.
… tới bằng cớ khoa học …
Liệu chúng ta có thể chấp nhận lập luận và tin vào câu chuyện của ông George Percy? Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, giới khảo cổ cuối cùng đã vén được bức màn đằng sau sự kiện ở James Fort năm đó. Họ tìm thấy xương của một cô gái 14 tuổi, một nạn nhân của “mùa Đông 1609”.
Trong lịch sử nhân loại, những "vết đen" như thổ dân Aztec, thổ dân châu Âu ăn thịt người, chiếc bè của chiến thuyền Méduse… sẽ khó lòng gột rửa. Mới đây, giới khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng về một thảm kịch xảy ra ở châu Mỹ, cách đây hơn 400 năm…
Từ những tài liệu lịch sử…
Sau khi C.Colombus tìm ra châu Mỹ, những dòng người di cư từ châu Âu đầu tiên bắt đầu tới châu lục này để khai phá, tìm kiếm tài nguyên và mở rộng thị trường.
Thực dân Anh là những người đi tiên phong. Năm 1607, những con tàu của người Anh cập bến cảng Chesapeake, Virginia. Họ tiến vào đất liền, định cư tại Jamestown, sau này trở thành thủ phủ bang Virginia.
Bản đồ Virginia thời xưa - vùng đất mà thực dân Anh đặt chân lên.
Những tưởng khu vực này an toàn và trù phú, có thể trở thành "bàn
đạp" giúp thực dân Anh độc chiếm châu lục mới, nhưng sự thật diễn ra
hoàn toàn ngược lại. Jamestown sở hữu điều kiện vô cùng khắc nghiệt và
thách thức.Diện tích quá rộng và hoang vắng, khu vực này có địa hình hiểm trở và khó đi săn. Đầm lầy ở đây tuy nhiều nhưng toàn nước lợ, không đủ cung cấp nước uống. Muỗi trở thành cơn ác mộng với thực dân Anh khi sinh sống ở đây, khi 135 người đã chết vì căn bệnh sốt rét quái ác.
Chưa hết, câu chuyện của George Percy (thuộc lớp người đầu tiên tới châu Mỹ) về các bộ tộc ăn thịt người bản địa gây ra sự hoang mang cho thực dân Anh tới Jamestown. Họ luôn nơm nớp với nỗi sợ hãi về các bộ tộc ăn thịt người bản địa.
George Percy - một trong những người sống sót sau thảm kịch ăn thịt đồng loại.
Do sự bất đồng về văn hóa cũng như nghi kị giữa thổ dân bản địa với
người Anh, những trận chiến giữa hai bên đã diễn ra. Hai tuần sau khi
tới Jamestown, bộ tộc Paspahegh sống gần đó đã gây ra cái chết của 1
người Anh và khiến 11 người khác bị thương. Những thực dân Anh ở đây lâm
vào tình trạng khốn cùng, khổ cực.
Thực dân Anh vấp phải sự chống trả của những người dân bản địa.
Bị cô lập trong khu vực rộng lớn nhưng hoang vắng, thiếu thốn lương
thực, thực phẩm và thậm chí là cả nước uống, rồi điều gì đến cũng đã
phải đến. Chính người Anh, chứ không phải thổ dân bản địa đã ăn thịt
đồng loại mình. Thảm kịch đã xảy ra vào mùa Đông năm 1609 khi chỉ sau 3
tháng, từ tổng số 300 người Anh sống ở thị trấn James Fort, Jamestown;
đến mùa Xuân năm 1610, quân số chỉ vỏn vẹn còn lại 60 người. Câu hỏi
được đặt ra là 3/4 tổng số người, họ đã đi đâu?
Chính người Anh lại ăn thịt đồng loại giống như các bộ tộc châu Mỹ bản địa.
Mùa hè năm 1610, khi các tàu của người Anh quay lại, mang theo lương
thực, nước uống tới, sự việc mới đi tới hồi kết, sự việc ăn thịt người
không còn xảy ra nữa. Sau này, câu chuyện trên cũng không còn được nhắc
tới nhiều trong các tư liệu khác.… tới bằng cớ khoa học …
Liệu chúng ta có thể chấp nhận lập luận và tin vào câu chuyện của ông George Percy? Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, giới khảo cổ cuối cùng đã vén được bức màn đằng sau sự kiện ở James Fort năm đó. Họ tìm thấy xương của một cô gái 14 tuổi, một nạn nhân của “mùa Đông 1609”.
Những vết rìu mài vào hàm dưới hộp sọ cho thấy người Anh đã dùng nó để ăn thịt đồng loại.
Nhà pháp y Doug Owsley sau khi nghiên cứu đã tuyên bố rằng: “Những
mảnh xương cho thấy sự thiếu kinh nghiệm trong việc giết mổ động vật.
Các vết cắt cho ta biết mục đích rõ ràng của việc cắt, chặt xương là để
lấy thịt phục vụ nhu cầu ăn uống”.
Những bằng chứng chứng tỏ thảm kịch ở Jamestown là có thật.
Hộp sọ còn sót lại của cô gái trẻ 14 tuổi.
Vậy là thảm kịch "mùa Đông 1609" là có thật. Theo thống kê của các
nhà khoa học, thậm chí phải tới 80% những người Anh đầu tiên ở đây đã
chết vì nạn ăn thịt người bởi người hàng xóm, đồng hương.
Hình ảnh khuôn mặt cô gái nạn nhân được khôi phục bằng công nghệ.
Sự kiện mới hé lộ này thêm một lần nữa khắc sâu vào câu hỏi: trình độ
văn minh của con người đang ở đâu? Có khi nào chúng ta thực sự thoát
được phần con hung hãn, thú tính trong bản thân mình?Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Bí ẩn cô bé người rừng ăn thịt sống
Thịt chín làm cô nôn mửa
và khó chịu. Cách duy nhất để cô giao tiếp với thế giới xung quanh là
thông qua những tiếng rít và tiếng la hét.
Cô bé người rừng được người ta phát hiện ở gần làng Songi,
khu Chalôns, một quận thuộc Pháp ở Champagne, vào buổi tối chập choạng
tháng 9.1731. Đã có rất nhiều người quan tâm và hiếu kỳ về nguồn gốc của
cô nhưng cho đến nay, việc cô xuất thân từ đâu, cuộc đời đã trải qua
những gì vẫn còn là nghi vấn khó giải đáp.
Lần đầu tiên, người ta thấy cô đi ra từ phía rừng, mang theo một cây gậy làm vũ khí và đang tìm nước để uống. Dân làng phát hoảng, họ đem chó ra dọa nhưng chỉ với một nhát gậy, cô bé đã làm chú chó chết ngay tại chỗ.
Rồi cô trèo lên ngọn cây và ngủ thiếp đi. Khi được báo tin này, ngài tử tước Viscount d'Epinoy trong vùng vô cùng tò mò về đứa trẻ và ra lệnh phải cố bắt cho bằng được cô bé người rừng.
Cô bé được đưa đến lâu đài của ngài Viscount d'Epinoy và được đặt tên là Marie-Angélique Memmie Le Blanc. Tại đây, mọi người đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến Memmie ăn tươi nuốt sống những con chim trong nhà bếp.
Ngài d'Epinoy sai đầu bếp đưa cho cô bé một con thỏ còn sống, cô nhanh chóng lột da nó và ăn ngấu nghiến. Cô bé được hỏi nhiều điều, nhưng cô không trả lời được vì không biết nói. Cách duy nhất để cô giao tiếp với thế giới xung quanh là thông qua những tiếng rít và tiếng la hét.
Ban đầu, sự đen đúa của cô khiến người ta nghĩ cô là người da màu.
Nhưng sau khi tắm rửa, họ phát hiện cô là một người da trắng. Cô có đôi
mắt màu xanh da trời và trạc 9, 10 tuổi. Bàn tay cô có hình dạng bất
thường với những ngón tay thô và to.
Đây có thể là sự thích nghi với điều kiện sống khi cô dùng tay để đu từ cây này sang cây khác và đào rễ cây. Cô bé người rừng cương quyết không ngủ trên giường mà thích ngủ ở sàn nhà hơn.
Cô chỉ ăn bánh mì và uống nước lọc. Thịt chín làm cô nôn mửa và khó chịu. Memmie tỏ ra có năng khiếu trong việc chạy, bơi lội và có thị lực tinh tường nên cô thường bắt cá làm bữa ăn hằng ngày.
Nhà Viscount đưa cô bé cho một trung tâm chăm sóc nhưng cô thường xuyên bỏ trốn, thậm chí có lần cô còn trốn lên trên một ngọn cây cao giữa cơn bão tuyết.
Cuối tháng 10/1737, cô được đưa đến Bệnh viện Đa khoa St. Maur. Đầu tiên, cô rất hay la hét và trừng mắt dọa nạt mọi người. Nhưng dần dần, cô đã trở nên “thuần hóa” và “văn minh” hơn. Cô bắt đầu tiến bộ dần trong việc học tiếng Pháp, chứng tỏ cô không những khá thông minh mà cô còn biết nói trước khi “bị bỏ rơi”.
Nhưng số phận lại không mỉm cười với cô bé bất hạnh, tình trạng sức khỏe và tinh thần của cô gặp phải nhiều vấn đề. Nhà Viscount d'Epinoy đã rất cẩn thận về chế độ ăn uống cho cô bé với thịt sống và rau củ, nhưng thời gian được chăm sóc ở Bệnh viện St. Maur đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cô.
Thịt chín và những thức ăn được nấu với gia vị đã khiến răng và móng tay của cô rụng dần, sức khỏe của cô yếu đi trông thấy. Các bác sĩ cho rút bớt máu để giảm bớt áp lực vào dạ dày nhưng điều này chỉ làm cho cô ốm thêm. Một năm sau, Viscount d'Epinoy chết, cô bé được đưa đến một tu viện kín ở Châlons.
Mãi là một điều bí ẩn
Cô nói rằng, trước đó mình chưa bao giờ suy nghĩ về cuộc đời mình. Cô nhớ mình không hề có nhà hay gia đình. Ký ức duy nhất mà cô có chính là việc nhìn thấy một con chó biển. Madam Hecquet băn khoăn liệu Memmie có phải là một người Eskimo không bởi cô có làn da trắng và mềm hơn những người châu Âu khác.
Tháng 3/1765, vẫn ở Paris, Memmie gặp một người bảo trợ khác - lãnh chúa James Burnett. Theo lời Burnett, câu chuyện về cuộc đời của Memmie trước khi cô xuất hiện ở Songi là một câu chuyện khó tin.
Lúc 7 hay 8 tuổi, cô được đưa đi bằng một con tàu biển lớn và điểm đến là một đất nước ấm áp, nơi mà cô bị bán đi như một nô lệ. Trước khi bán, những kẻ bắt cóc đã sơn người cô màu đen vì những nô lệ da đen dễ bán hơn.
Chúng cũng không hé lộ bất cứ điều gì về nguồn gốc của cô. Tại đất
nước đó, cô bị đưa lên một con tàu khác, bị đánh đập và bắt làm công
việc may vá. Rồi thuyền bị đắm, những thủy thủ lấy phao cứu sinh để tự
cứu mình, bỏ mặc Memmie và một cô bé da đen.
Họ đã thoát ra khỏi chiếc thuyền đắm và bơi đến bờ. Hai người sống sót trên một đất nước xa lạ. Họ chỉ đi vào ban đêm để tránh bị chú ý. Ban ngày, họ ngủ trên các ngọn cây, ăn rễ cây và bắt thú rừng để sống sót.
Khó khăn lớn nhất của hai cô bé là họ không nói được ngôn ngữ của nhau. Vì vậy, họ chỉ giao tiếp với nhau bằng các dấu hiệu và những tiếng rít.
Một ngày nọ, Memmie tìm thấy một cuốn kinh Rosary nằm trên đất. Vì cuốn kinh này mà hai người đánh nhau rồi ly tán. Cô bé kia đi về phía con sông, còn Memmie đi hướng ngược lại về Songi.
Nhiều người cho rằng chính Memmie đã vô tình giết cô bé kia trong khi cãi vã. Có thể sự thật không ly kỳ như trong tiểu sử của Memmie, cô chỉ là một đứa trẻ người Pháp bị bỏ rơi trong rừng khi còn bé và những ký ức sau này của cô là những ký ức sai.
Nhưng, khả năng Memmie là một đứa trẻ không may bị bắt trong chuyến buôn nô lệ xuyên Đại Tây Dương thời đó không thể bị loại bỏ. Đến nay, nguồn gốc của cô bé người rừng mãi mãi vẫn là một điều bí ẩn.
Lần đầu tiên, người ta thấy cô đi ra từ phía rừng, mang theo một cây gậy làm vũ khí và đang tìm nước để uống. Dân làng phát hoảng, họ đem chó ra dọa nhưng chỉ với một nhát gậy, cô bé đã làm chú chó chết ngay tại chỗ.
Rồi cô trèo lên ngọn cây và ngủ thiếp đi. Khi được báo tin này, ngài tử tước Viscount d'Epinoy trong vùng vô cùng tò mò về đứa trẻ và ra lệnh phải cố bắt cho bằng được cô bé người rừng.
Memmie Le Blanc theo như mọi người mô tả
Ăn thịt sống và ngủ dưới sàn nhàCô bé được đưa đến lâu đài của ngài Viscount d'Epinoy và được đặt tên là Marie-Angélique Memmie Le Blanc. Tại đây, mọi người đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến Memmie ăn tươi nuốt sống những con chim trong nhà bếp.
Ngài d'Epinoy sai đầu bếp đưa cho cô bé một con thỏ còn sống, cô nhanh chóng lột da nó và ăn ngấu nghiến. Cô bé được hỏi nhiều điều, nhưng cô không trả lời được vì không biết nói. Cách duy nhất để cô giao tiếp với thế giới xung quanh là thông qua những tiếng rít và tiếng la hét.
Chết trong đói nghèo và quên lãng
Không có ghi chép nào về
phần đời còn lại của Memmie Le Blanc nhưng nhiều nguồn tin cho rằng,
cũng như với hầu hết những đứa trẻ có xuất thân hoang dã khác, cô chết
trong nghèo đói và bị quên lãng.
Madame Hecquet biến mất và manh mối về nguồn gốc của Memmie là con dao với những ký tự kỳ lạ được khắc trên chuôi cũng biến mất theo. |
Đây có thể là sự thích nghi với điều kiện sống khi cô dùng tay để đu từ cây này sang cây khác và đào rễ cây. Cô bé người rừng cương quyết không ngủ trên giường mà thích ngủ ở sàn nhà hơn.
Cô chỉ ăn bánh mì và uống nước lọc. Thịt chín làm cô nôn mửa và khó chịu. Memmie tỏ ra có năng khiếu trong việc chạy, bơi lội và có thị lực tinh tường nên cô thường bắt cá làm bữa ăn hằng ngày.
Nhà Viscount đưa cô bé cho một trung tâm chăm sóc nhưng cô thường xuyên bỏ trốn, thậm chí có lần cô còn trốn lên trên một ngọn cây cao giữa cơn bão tuyết.
Cuối tháng 10/1737, cô được đưa đến Bệnh viện Đa khoa St. Maur. Đầu tiên, cô rất hay la hét và trừng mắt dọa nạt mọi người. Nhưng dần dần, cô đã trở nên “thuần hóa” và “văn minh” hơn. Cô bắt đầu tiến bộ dần trong việc học tiếng Pháp, chứng tỏ cô không những khá thông minh mà cô còn biết nói trước khi “bị bỏ rơi”.
Nhưng số phận lại không mỉm cười với cô bé bất hạnh, tình trạng sức khỏe và tinh thần của cô gặp phải nhiều vấn đề. Nhà Viscount d'Epinoy đã rất cẩn thận về chế độ ăn uống cho cô bé với thịt sống và rau củ, nhưng thời gian được chăm sóc ở Bệnh viện St. Maur đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cô.
Thịt chín và những thức ăn được nấu với gia vị đã khiến răng và móng tay của cô rụng dần, sức khỏe của cô yếu đi trông thấy. Các bác sĩ cho rút bớt máu để giảm bớt áp lực vào dạ dày nhưng điều này chỉ làm cho cô ốm thêm. Một năm sau, Viscount d'Epinoy chết, cô bé được đưa đến một tu viện kín ở Châlons.
Mãi là một điều bí ẩn
Những hình ảnh hiếm hoi của cô bé người rừng Memmie
Rất ít thông tin về 10 năm cuối của cuộc đời Memmie. Những quý tộc và
tử tước giúp đỡ cho Memmie đều chết và cô bị bỏ lại một mình trong bệnh
tật, đói nghèo. Tháng 11/1752, cô gặp một người bảo trợ và cũng chính
là người viết tiểu sử cho cuộc đời cô: Madame Hecquet. Cuốn tiểu sử được
xuất bản năm 1755. Madame Hecquet đã rất khó khăn trong việc giúp
Memmie nhớ lại cuộc đời cô trước khi được tìm thấy.Cô nói rằng, trước đó mình chưa bao giờ suy nghĩ về cuộc đời mình. Cô nhớ mình không hề có nhà hay gia đình. Ký ức duy nhất mà cô có chính là việc nhìn thấy một con chó biển. Madam Hecquet băn khoăn liệu Memmie có phải là một người Eskimo không bởi cô có làn da trắng và mềm hơn những người châu Âu khác.
Tháng 3/1765, vẫn ở Paris, Memmie gặp một người bảo trợ khác - lãnh chúa James Burnett. Theo lời Burnett, câu chuyện về cuộc đời của Memmie trước khi cô xuất hiện ở Songi là một câu chuyện khó tin.
Lúc 7 hay 8 tuổi, cô được đưa đi bằng một con tàu biển lớn và điểm đến là một đất nước ấm áp, nơi mà cô bị bán đi như một nô lệ. Trước khi bán, những kẻ bắt cóc đã sơn người cô màu đen vì những nô lệ da đen dễ bán hơn.
Những ký tự kỳ lạ trên chuôi dao Chân cô không đi giày dép mà chỉ mặc một chiếc váy làm từ da động vật. Có một cái lá trên đầu trông như một cái mũ. Cô bé đeo một sợi dây chuyền, quàng quanh người một cái túi cũng làm từ da động vật. Trong túi có một chiếc gậy và một con dao với những ký tự kỳ lạ trên chuôi mà không ai giải mã được. |
Họ đã thoát ra khỏi chiếc thuyền đắm và bơi đến bờ. Hai người sống sót trên một đất nước xa lạ. Họ chỉ đi vào ban đêm để tránh bị chú ý. Ban ngày, họ ngủ trên các ngọn cây, ăn rễ cây và bắt thú rừng để sống sót.
Khó khăn lớn nhất của hai cô bé là họ không nói được ngôn ngữ của nhau. Vì vậy, họ chỉ giao tiếp với nhau bằng các dấu hiệu và những tiếng rít.
Một ngày nọ, Memmie tìm thấy một cuốn kinh Rosary nằm trên đất. Vì cuốn kinh này mà hai người đánh nhau rồi ly tán. Cô bé kia đi về phía con sông, còn Memmie đi hướng ngược lại về Songi.
Nhiều người cho rằng chính Memmie đã vô tình giết cô bé kia trong khi cãi vã. Có thể sự thật không ly kỳ như trong tiểu sử của Memmie, cô chỉ là một đứa trẻ người Pháp bị bỏ rơi trong rừng khi còn bé và những ký ức sau này của cô là những ký ức sai.
Nhưng, khả năng Memmie là một đứa trẻ không may bị bắt trong chuyến buôn nô lệ xuyên Đại Tây Dương thời đó không thể bị loại bỏ. Đến nay, nguồn gốc của cô bé người rừng mãi mãi vẫn là một điều bí ẩn.
Nhận xét
Đăng nhận xét