Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Câu chuyện lịch sử 10/d

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)




5 - Những kỹ sư và nhà phát minh thiên tài

Những kỹ sư và những nhà phát minh thiên tài_cha đẻ của máy tính là những người đã đi những bước quan trọng trong cuộc cách mạng máy tính.

1 - Triển lãm tổng hợp

Những huy chương vàng.

Cuộc triển lãm tổng hợp năm 1889 trong các mục đích, có mục đích khuyến khích sự đổi mới về công nghiệp. Việc dựng tháp Eiffel nổi tiếng tượng trưng cho sự tiến triển công nghệ của Pháp.

Những dụng cụ tính toán có mặt ở đây trong loại 15, nhóm II tập hợp những dụng cụ chính xác.
Trong số khoảng bốn chục người được huy chương vàng về đề tài này, thật lý thú được thấy lại bốn nhân vật mỗi người đại diện cho một xu hướng khác nhau trong tình hình nghệ thuật lúc đó.


Máy tính số học
Louis PAYEN : "sự phát triển trong sự liên tục".
Ông đã chế tạo phần lớn những máy tính số học do Thomas de Colmar phát minh cho tới đầu thế kỷ XX
L. PAYEN - 16, phố Tour des Dames - Paris là nhãn hiệu thường gặp nhất của loại máy này.

Léon BOLLÉE : "nhà phát minh trẻ".
Khi 19 tuổi, ông đã giới thiệu cái máy nhân trực của mình. Cái máy này chỉ là một nguyên mẫu đầu tiên cũng như nhiều máy khác của Léon Bollée, và sử dụng trực tiếp bảng Pythagore một cách cơ học, đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của các “máy để tính toán”.
Herman HOLLERITH : "người mở đường nhà công nghiệp".
Sinh ngày 29 tháng 2-1860 ở Buffalo, bang New York, ông là người phát minh những máy dùng thẻ đục lỗ đầu tiên và đã thu được thành công đầu trong thống kê ở Mỹ năm 1890. Khi qua Châu Âu vào nửa đầu năm 1889 ông đã được một huy chưong vàng tại triển lãm tổng hợp cho dụng cụ thống kê của mình. Khi lập ra vào ngày 3 tháng 12-1896 một hãng có số vốn 100 000đô la, mang tên “Tabulating Machine Co”, mà vài năm sau sẽ cho ra đời IBM, ông đã mở ra một con đường mới tới tin học.
TAVERNIER-GRAVET : "người thừa kế một chuyên môn".
Vào khoảng 1820 thước tính trượt đã trở thành một vật chế tạo thông thường trong các xưởng của Lenoir, ông đã truyền chuyên môn đó lại cho những người kế nghiệp mình: Gravet - Lenoir, rồi Tavernier - Gravet.Ông này đã hành nghề từ 1868 cho đến đầu thế kỷ XX ở Pháp và đã chế tạo nhiều dụng cụ tính toán khác nhau: thước, vòng tròn,…

Sổ công báo của triển lãm tổng hợp 1889 ngày 7-10 này còn đăng danh sách các giải thưởng đã được trao cho những người tham gia triển lãm vào ngày 29-9-1889, với sự có mặt của tổng thống: Sadi Carnot.

GUYARD et CANARY cũng đều là những nhà chế tạo thước tính, được huy chương bạc.

2 - Léon Bollée

Kỹ sư và nhà phát minh thiên tài.

Sự nghiệp của Léon Bollée rất to lớn: Là người đi tiên phong trong ngành xe hơi và hàng không, con người mà người ta gọi là “Edison của Pháp” đã ghi dấu ấn sâu sắc vào nền công nghiệp Pháp cuối thế kỷ XIX.
Léon Bollée sinh ra ở Le Mans ngày 1 tháng 4-1870 trong một gia đình những nhà công nghiệp nổi tiếng. Óc nghiên cứu và phát minh, sự khéo léo đặc biệt của một nhà cơ học đã đưa ông, ngay từ thủa thiếu thời, đạt tới những thành tựu làm mọi người phải ngạc nhiên bởi số lượng, tính nhiều vẻ, tầm quan trọng và tính chất cách tân của chúng.

Lúc 14 tuổi ông thử nghiệm một xe đạp nước do ông phát minh.
Lúc 15 tuổi, ông thử nghiệm một chiếc máy quay mới và một chiếc tàu có phao giữ cân bằng.
Lúc 18 tuổi, ông phát minh và chế tạo một máy tính cơ học để nhân trực tiếp, gồm khoảng 3000 chi tiết, trưng bày và được giải thưởng ở triển lãm tổng hợp 1889. Cho tới khi đó các máy thực hiện phép nhân bằng những phép cộng liên tiếp, điều đó đòi hỏi sự can thiệp của người làm tính để thực hiện mỗi tích số bộ phận, thường bằng cách quay một tay, vì việc chuyển từ một hàng lẻ sang một hàng khác được thực hiện bằng sự dịch chuyển ngang của một trục trượt.
Óc thực tiễn của Léon Bollée đã dẫn ông đến việc thực hiện phép nhân trực tiếp từ những số đặt sẵn, bằng một bảng Pythagore, được chế tạo bằng vật chất một cách cơ học. Ngoài ra ông còn phát minh và cải tiến nhiếu dụng cụ tính toán, nhiều cái còn ở dạng nguyên mẫu, và đã bắt tay vào dựng một cái máy trừ có tham khảo tới những công trình của Babbage.
Ông thường có những quan hệ với các chuyên gia về tính toán và máy móc: Lucien Malassis và Maurice d'Ocagne:
"Máy của Jayet vào lúc đang dựng, ưu việt hơn nhiều so với các máy đã được biết, nhưng nó quá phức tạp và nhất là quá mỏng manh. Máy của Tchébicheff là một bản sao rất tồi của máy trên."
Cũng thời gian đó ông đã xin cấp chứng chỉ cho chiếc xe con đầu tiên “Léon Bollée”, có mang động cơ đầu tiên của Pháp, và giới thiệu trước công chúng năm 1896.
Và cuối cùng, nhà nghiên cứu và kỹ sư thiên tài này, người đã lập ra câu lạc bộ Hàng không vùng Sarth, ở Le Mans, sẽ chuyên tâm vào nghành hàng không và sẽ có được vinh quang mới ở đó.
Léon Bollée, bị đau tim, đã mất sớm ở tuổi 43, ngày 16 tháng 12-1913.
Chiếc máy nhân của ông mà chính phủ Pháp đã mua được trưng bày ở bảo tàng CNAM ở Paris, cùng với những dụng cụ khác của Léon Bollée ở trong bộ sưu tập Malassis.

3 - Bàn tính gẩy

Người phát minh máy tính số học (1822).

Charles Xavier Thomas de Colmar (1785-1870), nhà kinh doanh (ông đã lãnh đạo công ty bảo hiểm Le Soleil), cũng có khiếu trong sáng chế cơ học, phát minh ra máy tính số học: máy đầu tiên được chế tạo theo kiểu công nghiệp.
Héritier de la machine de Leibnitz, l'arithmomètre de Thomas de Colmar est la machine à calculer la plus révolutionnaire du début du XIXe siècle. Première machine à calculer, réalisée de façon industrielle, elle a bénéficié d'améliorations successives jusqu'au début du XXe siècle.

Máy tính số học - 1880

Máy tính Madas - 1919
Nó đã được phổ biến vượt xa ngoài biên giới chúng ta và nhiều kiểu mẫu đã được các hãng nước ngoài sản xuất theo giấy phép. Ta có thể thấy chẳng hạn những máy TIM, ARCHIMEDES, AUSTRIA, STANLEY,… đựng trong những hộp gỗ acajon hay gỗ sồi.

Những máy sau này sẽ kế tiếp nó ở đầu thế kỷ XX, như máy MADAS nổi tiếng, chẳng hạn (nhân, cộng, chia tự động, trừ) sẽ bỏ hộp gỗ đi, và ít lâu sau sẽ mang những bàn phím và sau nữa sẽ được điện khí hóa.


Sơ đồ của máy tính số học

4 - Máy CURTA

Tác phẩm cơ học (1950).

Máy Curta, do Curt Hertzstark (1902 - 1988) phát minh, máy tính xách tay đầu tiên, đã là một tác phẩm của công nghiệp cơ khí chính xác. Từ 1949 đến 1972, hãng CONTINA đặt ở Maurens, gần Vaduz ở Liechtenstein, đã chế tạo hơn 120.000 máy này trong đó hơn 20.000 được đưa vào tiêu thụ trong công nghiệp Pháp bởi hãng INNOVA.


Máy Curta với các kiểu mẫu khác nhau từ 1945 đến 1960
Trên bình diện kỹ thuật, máy CURTA là máy cuối cùng kế thừa máy của Leibutitz, bởi cũng như máy tính số học của Thomas de Colmar, nó cũng sử dụng nguyên lý của trục với những bánh răng có độ dài không đều nhau. Nhưng trong máy CURTA trục ấy là duy nhất và chỉ bằng một chuyển động quay, nó lần lượt làm cho chạy tất cả các bánh xe của các bộ phận đếm.

Nhẹ, êm, khoẻ, hầu như không thể mòn và dễ thao tác, máy CURTA đã thừa hưởng được tất cả những cải tiến đã được mang lại cho các máy khác nhau đã có trước đó.

Trên bình diện kỹ thuật, máy CURTA là máy cuối cùng kế thừa máy của Leibutitz, bởi cũng như máy tính số học của Thomas de Colmar, nó cũng sử dụng nguyên lý của trục với những bánh răng có độ dài không đều nhau. Nhưng trong máy CURTA trục ấy là duy nhất và chỉ bằng một chuyển động quay, nó lần lượt làm cho chạy tất cả các bánh xe của các bộ phận đếm.

Những mẫu IA và IIA đầu tiên được giao trong những túi đựng bằng kim loại. Những mẫu IB và IIB thứ hai, từ những năm 70, trong những túi đựng bằng chất dẻo. Giá bán của nó trong những năm 50 là cao: 49500 Fr TTC cho kiểu I, 19500 Fr TTC cho kiểu II. Chiếc máy bé nhỏ này có thể cạnh tranh với các máy Odhner có bánh xe đang được dùng thời đó. Bước khởi đầu trong thương mại đối với nó đã khó khăn, bởi mặc dầu những hiệu năng cao, giá của nó có vẻ cao so với kích thước của nó.

Phòng thí nghiệm của trường Công nghệ ở Paris đã là một trong những khách mua đầu tiên ở Pháp năm 1950.
Hãng INNOVA bắt đầu từ những năm 68 đã đưa nó vào các cơ sở dạy học. Nó được giao thành từng hộp xách tay có 12 chiếc dùng cho các buổi thực hành (mẫu II B)
Cũng nên nhắc rằng nó cũng đã được dùng cho việc nhập môn về "lập trình và thuật toán" trong một số lớp ở trường trung học. Thật vậy những bước khác nhau của một tính toán mà phải dùng đến những bộ ghi, tay quay, trục trượt, máy công, phép đảo nghịch, những phép tính xê xích, điều khiển, vv…, cho phép nhập môn vào những nguyên lý của việc lập chương trình của máy.
Hãng CONTINA được thông tin về việc sắp có những máy tính điện tử, đã ngừng việc chế tạo các máy CURTA năm 1972, vào lúc mà cuối cùng nó đã đạt được sự thành công thực sự trong thương mại..


Máy CURTA của Curt Hertzstark là máy tính cơ học cuối cùng mà các máy mới cạnh tranh với nó vào đầu những năm 70 đã đẩy vào hàng những đồ cổ.
Nó vẫn còn là một vật sưu tập đẹp mà những người say mê cơ học tìm kiếm một cách tích cực.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét