Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

BẠN BIẾT CHƯA?

(ĐC sưutầmtrên NET)

Nước dừa và các bài thuốc hay.

Thứ hai 02/06/2014 12:00:00 (GMT +7)

Nguồn: Sưu tầm
Theo Đông y: Nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải phong nhiệt chỉ huyết. Chủ trị: Cảm nắng, tiêu khát, thuỷ thũng, thổ huyết, nục huyết (máu cam).
Nước dừa được dân gian dùng chữa các bệnh sau:
Khản tiếng: Rau má 8g. Nước dừa non 1 cốc. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha nước dừa uống.

- Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50g. Nước dừa tươi non 1 quả. Rửa sạch rau má giã nhỏ, đổ nước dừa vắt lấy nước uống. Mỗi ngày một quả.
Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.

- Lợi tiểu giải độc: Uống nước dừa non lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.

- Viêm thận phù nề: Nước dừa, rễ cỏ tranh 30g, rễ co lau 30g. Sắc lấy nước. Trộn đều uống.

- Tẩy sán lá (fasciolopsiasis), sán dây: Buổi sáng chưa ăn gì lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa. Ăn 1 lần cho hết. Không cần thuốc tẩy. Sau 3 giờ ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). Tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau.

- Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Lấy 1 quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp. Lấy 20g đậu đen vo sạch cho vào trong quả dừa rồi đậy nắp lại đặt lên 1 cái đĩa. Đặt cả dừa và đĩa vào nồi, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tuỳ ý để uống canh dừa. Mỗi tháng uống 1 - 2 lần.

“Kê khương đường” là một bài thuốc dân gian “nổi tiếng từ xưa” để chữa hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi 1 trái. trứng gà 1 quả, gừng tươi 100g, cam thảo 15g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo. Đổ nước dừa và lòng đỏ trứng và quấy đều chưng đến khô vắt nước uống.
Ngoài ra Tây y còn dùng nước dừa non làm dịch truyền trong thời kỳ chiến tranh.

Lưu ý:
- Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị cho nên cứ để nguyên trong quả mà uống.
- Mới đi nắng về, đang đói mệt không uống nước dừa đối với người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ có khi bất lợi như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường thì mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả.
- Nước dừa có chứa cả hai loại chất béo no và chưa no nên không chỉ định cho bệnh nhân kiêng chất béo như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, tiểu đường…

Cấm kỵ: Chứng ho suyễn và đi ngoài phân lỏng, âm hư hoả vượng.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá lốt

Thứ sáu 18/04/2014 12:00:00 (GMT +7)

Nguồn: VnMedia
Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi.
Mồ hôi tay chân: Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá lốt 1
Ảnh minh họa
Đau nhức xương khớp: Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 - 10 lá lốt phơi khô hay 15 - 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ

Thứ năm 19/09/2013 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Lương y Nguyễn Hữu
Nguồn: suckhoedoisong.vn/
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ 1
Hẹ hấp mật ong có tác dụng chữa ho.
Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét