Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 75

(ĐC sưu tầm trên NET)

Rùng rợn thú chơi bùa ngải trừ ma của thầy phù thủy 




Thầy phù thủy quản yểm bùa chống trùng tang bằng cách cho con cóc ngậm lá bùa, sau đó bỏ vào ống tre, đóng xuống đỉnh mộ người mới mất.
Bùa chú! Ai đã từng nghe và ai đã từng thấy? Một lần tình cờ, tôi có được mấy quyển sách hướng dẫn làm bùa được viết bằng chữ Nho do một ông thầy phù thủy đã mất cách đây 20 năm để lại. Nói đến bùa, tôi có biết người Thái có bùa của người Thái, người Mường có bùa của người Mường,… với các loại như bùa yêu, bùa ghét, bùa chữa bệnh,… còn bùa của nhà nho thì tôi đã thấy làm nhưng hiểu thì còn rất mông lung, mơ hồ. Và tôi quyết “khăn gói quả mướp” đi tìm người giải mã đống sách chữ nho cùng nắm lá bùa mà tôi đang có trong tay.
“Khi thầy mất, con cháu đừng cất công đi tìm sách của thầy. Vì nó có sức mạnh vô biên, người có đức học được thì tốt bằng không thì họa hại. Một ngày nào đó thầy bắt gặp ai có căn số tốt hợp với thầy, thầy sẽ về báo mộng và truyền lại cho người đó và họ sẽ đến tìm”, – đó là lời cuối cùng trước khi nhắm mắt của thầy phù thủy Hà Kim Quản tự Kim Quản.
Có duyên gặp sách
Nói như nhà Phật thường nói, phải có duyên thì mới gặp. Nói thế thì chứng tỏ tôi có duyên với đống sách của nhà phù thủy Kim Quản rồi. Đó là dịp nghỉ lễ 30/4, thay vì về quê thăm gia đình tôi lại về nhà bạn chơi. Đang ngồi uống nước tại nhà ông Bùi Văn Triệu (trú xã Gia Thủy – Nho Quan – Ninh Bình) chả hiểu sao tôi lại ngẩng mặt lên nóc nhà và rồi thấy một cái gì đó rất khó hiểu. Buột miệng tôi hỏi ông luôn “có cái gì trên nóc nhà mà kỳ lạ vậy ông?”. Đáp lại, ông bảo: Làm gì có cái gì. Tôi có thấy gì đâu!
Hình ảnh: Rùng rợn thú chơi bùa ngải trừ ma của thầy phù thủy (kỳ 1) số 1Một số lá bùa trừ ma quỷ mà “ phù thủy” Hà Kim Quản để lại.  
Tôi tưởng ông biết đó là gì, ông nói khéo như vậy nên thôi, chuyển chủ đề khác. Nhưng sau khi đặt chén nước xuống ông bảo, hay cháu trèo lên xem là gì giúp ông. Khách đến nhà, tự ý thì không được tiện cho lắm nhưng được ông “ban chiếu” thì tôi đành nghe theo vậy.

“Là một bọc sách ông ạ” – tôi nói. Ông nheo mày khẽ nói “Sách gì nhỉ. Cháu mở ra xem nào”. Được ông cho phép, tôi lật dở từng trang. Đó là những cuốn sách được viết bằng chữ nho với những hình vẽ kỳ quái kèm theo một số tờ giấy nhỏ được viết bằng mực tàu đen – đỏ. Cầm trên tay những quyển sách đang đi vào giai đoạn mục nát, ông run run, ngấn lệ “đã 20 năm nay có rất nhiều người tìm đến tự xưng là hậu duệ của ông ấy nhưng họ không tìm thấy sách, hóa ra những cuốn sách đó lại để ngay ở đây…”.
Đặt những cuốn sách lên bàn, ông bảo “đó là sách hướng dẫn làm bùa và đây là những lá bùa đấy cháu à. Không thể tự tiện đem ra mở xem được đâu. Nhưng cháu là người duy nhất trông thấy đống sách này suốt ngần ấy năm thì chứng tỏ cháu có căn duyên rồi. Từ nay, cháu phải cất giữ đống sách này cẩn thận, nếu cháu có duyên thì cháu sẽ trở thành một thầy phù thủy, có pháp hiệu, đạo hạnh, bằng không sẽ có người tìm đến cháu mang đống sách này đi cho người khác…”.
Đã từng trông thấy người Thái, người Mường, người Thổ làm bùa nên tôi cũng có đôi chút tin vào bùa ngải, hay đúng hơn là có đôi chút tin vào những điều kỳ diệu mà khoa học chưa thể giải đáp.
Trưa hôm ấy tôi quyết định lên xe đi về Thanh Hóa – nơi mà thầy Kim Quản từng sống. Ngồi trên xe, ngẫm lại những gì ông Triệu kể mà lòng không khỏi lo lắng: Sách này là của ông Hà Kim Quản để lại, ông Quản là anh rể tôi, ông ấy đã mất cách đây 20 năm. Khi còn sống, ông đã đi khắp nơi từ Nam Định, Ninh Bình cho đến Thanh Hóa,… để diệt trừ yêu ma. Vậy nên đi đến vùng nào, người ta cũng đều biết đến tên ông. Một phần ông là người dễ gần, một phần vì cái khả năng siêu phàm của ông. Ông được các nhà nho, thầy cúng cùng thời phong là “thầy phù thủy” khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông là người kế nghiệp của những đời trước nhưng lại là người duy nhất không truyền lại bí quyết làm bùa cho ai. Vì ông sợ người ta làm điều ác nhiều hơn điều thiện …”.

Bùa chú qua lời kể

Giữa trưa nắng gắt, xe đưa chúng tôi vào đất Như Thanh – Thanh Hóa – nơi cụ Quản từng sống ngày xưa, ở đây có hai người con gái của cụ và một người em gái ruột ông. Bà Hà Thị Tuất – người con gái trưởng ông Quản cũng thật bất ngờ khi biết tôi là người duy nhất có những cuốn sách kia. Vì bà biết, ông cụ sẽ không truyền lại nếu không có người hợp căn số.
Hình ảnh: Rùng rợn thú chơi bùa ngải trừ ma của thầy phù thủy (kỳ 1) số 2
Lá bùa này dùng để “hãm hại, bắt nhốt” linh hồn người khác – một trong những lá bùa tối kỵ tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng.
Đón nhận những cuốn sách trên tay, bà khẳng định đúng là nét chữ của ông Quản. Đồng thời bà lấy trong tủ ra một cuốn sách được viết bằng chữ Nho và chữ Quốc ngữ ra so sánh. Bà nói, trong số cuốn sách cháu có, có một sách hướng dẫn yểm bùa do ông cụ ba đời trước là Hà Kim Uy tự Kim Uy viết ra.
Để trao đổi với chúng tôi, bà Tuất nhờ người sang lai bà cô – bà Hà Thị Chúc, em gái ruột ông Quản. Tiếp chúng tôi, bà Chúc kể: Tôi không biết khả năng cúng bái điều khiển thần thánh trong dòng họ có từ bao giờ. Khi lớn lên, tôi được thầy – bố kể lại rằng người giỏi nhất là ông tôi gọi bằng ông nội – Hà Kim Uy, có pháp hiệu là Kim Uy. Ông cụ có khả năng làm phép thuật rất đặc biệt. Theo lời kể thì có hôm bà cụ đi chợ mua lợn con về nuôi. Về đến nhà đặt gánh xuống thì thấy hai bên hai rổ khoai lang. Chưa hiểu thế nào, bà mếu máo khóc, còn ông thì ngồi trong nhà cười. Hóa ra ông làm phép biến lợn thành khoai lang để trêu chọc bà.
Ông cụ cũng có một cái tài nữa đó là qua sông bằng cái … nón lá. Ông ngồi lên nón rồi sai thần thánh rước qua sông chứ không cần phải chèo lái gì (khả năng sai khiến thần quỷ này sẽ được một thầy phù thủy giải đáp ở bài sau). “Nhưng theo lời kể thì ông cụ mất rất sớm cũng bởi tại những lá bùa mà ông viết ra”, bà Chúc nói thêm.
“Mùa hè nắng gắt, đồng lúa khô hạn. Đêm xuống, ông làm hai người rơm rồi yểm bùa sai thần Môi nhập vào hai người rơm và sai đi tát nước. Khi đến gần sáng, nước ruộng gần đầy, có người đi chợ sớm lúc gà mới gáy trông thấy hốt hoảng quẳng gánh chạy về và kêu dân làng đến xem. Thần Môi đang tát nước bỗng ngã gục xuống và ông cụ Kim Quy cũng đột tử luôn. Sau này thầy tôi bảo đó là do thần Môi làm phản, chống lại bùa pháp nên ông cụ mới bị đột quỵ và mất…”.
Câu chuyện đang lúc ly kỳ thì ngoài ngõ thấy có một người phụ nữ tất tưởi chạy vào. Đó là bà Hà Thị Sửu – người con thứ hai của ông Quản, nghe tin có người tiếp nhận sách của thầy mình nên bà chạy lên xem.
Giới thiệu xong, bà Chúc kể tiếp cho chúng tôi nghe “đến đời thầy chúng tôi là ông Hà Kim Hoãn tự Đạo Huyền Bách, chúng tôi có chứng kiến. Ông kể cho chúng tôi nghe rằng, sau khi ông nội bị thần Môi hại chết. Đêm đêm ông nằm nghe ông cố về báo mộng, rằng ở các trang sách có nội dung gì và những lá bùa đó dùng như thế nào đồng thời thuật xem tướng số vận mệnh con người. Ông là người có thể biết được tương lai và việc ông biết cái chết của mình từ 12 năm trước là một minh chứng”.
Đến đời ông Quản, bà Tuất cho biết khi ông nội tôi mất, thầy tôi lúc đó còn chưa biết đọc chữ Nho là gì. Một buổi sáng ngủ dậy thầy tôi bảo đêm nằm mơ gặp ông cố, ông cố dặn “từ mai ngủ nhớ mang theo sách cùng”. Vậy là hôm sau ngủ, thầy tôi cứ để cuốn sách trên ngực, đêm đêm ông nội cố và ông nội tôi về truyền dạy cho thầy tôi. Nhiều hôm ngủ dậy nghe thầy tôi bảo u tôi “trưa nay có người đến cúng, các bài cúng được thầy truyền lại cho đêm qua rồi”. Cứ như thế, khi thầy tôi biết hết nội dung các cuốn sách thì không thấy thầy tôi nói đến ông cố nữa, thầy bảo “cố đã dạy hết cho thầy rồi nên cố không về nữa”.
Với người không hiểu, không chứng kiến thì câu chuyện trên đó gần như là một câu chuyện mang tính huyễn hoặc, hoang đường. Liệu hiện tượng như hai người con cụ Quản kể đó có thực hay không? Câu trả lời là: Có. Còn cụ thể hơn chúng tôi sẽ viết ở bài sau.
Điểm qua một số lá bùa
Theo ông Trần Thanh Dưỡng – người được ông Quản viết tặng cuốn sách cúng: Ông Hà Kim Quản là một người rất giỏi. Có thể yểm bùa, giải bùa, có thể sai binh khiển tướng và đã đạt đến mức như người ta thường gọi là thầy phù thủy bậc cao. Bản thân tôi cũng đã về quê gốc của ông, thấy dân làng sùng bái ông lắm. Đặc biệt với những đời ông Quản có thể sai thần, sai thánh, có thể thay đổi vận mệnh con người bằng những lá bùa này đấy…”.
Với người bị ốm, ông Quản có cách trị bệnh của riêng mình. Ông viết lên giấy với các hình vẽ khác nhau bằng 2 loại mực, đen – trắng. Khi viết, ông có đọc lời chú bằng tiếng Hán Việt. Mỗi một đường nét, ông đọc một lời chú khác nhau. Sau đó đốt tờ giấy và bỏ vào chén nước. Đưa chén nước đó cho người bệnh uống, còn cặn thì xoa lên đầu là khỏi. Ý nghĩa của loại bùa này là trừ tà, trừ ma chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Thế nên người “trị bệnh” phải biết dùng lời chú chứ không cần phải biết bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc. Mặt khác, ông Quản chỉ đồng ý chữa bệnh cho bệnh nhân mà bệnh viện khám không ra bệnh và bị trả về.
Khả năng của ông Quản, một lần nữa được ông Nguyễn Văn Hải khẳng định: Vợ tôi mất khi cô ấy mới 20 tuổi. Trước đó, ông Quản đã cảnh báo về số phận vợ tôi nhưng tôi không nghe. Khi vợ tôi mất tôi mới thực sự tin. Vợ tôi mất được ít ngày, đêm đêm trong nhà toàn nghe tiếng người đàn bà than khóc, giọng chất chứa sự sầu não, thương tâm, còn tôi thì ốm liệt giường. Ông Quản biết chuyện, mang bút mực lên, đọc bùa rồi yểm vào góc nhà, từ đó đến giờ gia đình tôi cũng được xem là luôn ổn định.
Còn chuyện lạ kỳ nữa là ông có viết các lá bùa, sau đó bỏ vào miệng con cóc, cho vào ống tre rồi đóng xuống bốn góc nhà, bốn góc vườn. Ông bảo “nhà có mưa gió cỡ nào cũng không sập được. ma quỷ bốn phương cũng không thể vào”. Sau hàng chục năm người ta phá nhà cũ để xây nhà mới họ lấy ống tre lên vẫn thấy con cóc còn sống.
Hay như chuyện ông yểm bùa chống trùng tang bằng cách cho con cóc ngậm lá bùa, sau đó bỏ vào ống tre, đóng xuống đỉnh mộ người mới mất. 3-4 năm sau, khi cải táng người ta vẫn thấy con cóc còn sống, thậm chí rất béo so với cóc sống bên ngoài.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao ông Quản không ở cố định một nơi, mà hết chuyển từ Ý Yên (Nam Định), Nho Quan (Ninh Bình), rồi đến Như Thanh (Thanh Hóa). Bà Chúc đáp, “ông là người có khả năng nhìn thấy ma quỷ”. Khi ông mới vào đây được một thời gian thì chị em chúng nó (chỉ bà Tuất, bà Sửu) lấy chồng trong này luôn. Dù biết xa các con ông sẽ buồn nhưng ông vẫn quyết định từ bỏ đất Thanh Hóa vì một hôm ông đang ngồi uống nước thì thấy bóng dáng một người đàn bà đi ra. Ông phán luôn rằng mảnh đất này sẽ có người đàn bà chết trẻ và ngay hôm sau ông gọi mọi người lên kế hoạch chuyển nhà về Ninh Bình.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến mảnh đất mà trước đây ông Quản từng sống. Nay là đất của ông Lương Bá Toàn và quả thực rất bất ngờ. Sau khi gia đình ông Quản chuyển đi, gia đình anh Toàn đã chuyển đến. Được một thời gian sau, vợ anh Toàn mất khi mới chị mới ngoài 30 tuổi.
Những lá bùa của thầy phù thủy Hà Kim Quản còn rất nhiều. Theo ông Trần Văn Thược (hiện đang trú tại Tiên Lãng – Hải Phòng), là người kế vị đời thứ 18 về khả năng làm bùa chữ Nho của họ Trần và là người có thể đọc những lá bùa của ông Quản cho rằng, những lá bùa và sách mà ông Quản để lại là một kho tư liệu quý giá không thể để cho người thất đức nắm được. Vì trong số những lá bùa đó, có bùa để hãm hại người khác, có bùa cứu nhân độ thế, trừ ma diệt quỷ,… Những lá bùa đó thâm sâu, huyền bí, gia đình tôi có 18 đời làm nghề này nhưng vẫn không có một số lá bùa đặc biệt ở tầng cao siêu như trong sách ông cụ để lại. Ông Quản không truyền lại cho đời sau vì ông ấy chưa tìm được người phù hợp. Tuy nhiên, dòng họ này cần phải có hậu duệ sớm, nếu không sẽ nhanh lụi tàn vì các thế lực ma quỷ cõi âm có mối hận muốn quay về trả thù với các ông thầy trong dòng họ nhà này…!!!

Hoá giải hiện tượng bí ẩn mang tên 'trùng tang'




Những trường hợp chết "trùng tang liên táng" thương tâm thường đi kèm với nỗi lo sợ quá mức khi người chết đúng giờ "trùng rơi vào kiếp sát" (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) và sau đó, trong thời gian ngắn, gia đình liên tục có người qua đời.
Hình ảnh: Hoá giải hiện tượng bí ẩn mang tên 'trùng tang' số 1
Những câu chuyện về trùng tang quả thực trong dân gian được lưu truyền quá nhiều và cho dù không thể giải thích dưới con mắt khoa học thì nó vẫn được coi là có thật. Những cái chết được cho là "trùng" khi cả nhà lần lượt hai, ba người chết, khi người đầu tiên chết chưa hết tang thì người tiếp theo lại chết cho tới khi số người chết là đủ 3, 5 ,7 ,hay 9 người. Trùng tang là một hiện tượng huyền bí mà chưa có lý giải nào hợp lý về mặt khoa học. Chúng ta đều biết khi ai đó mất đi, gia đình liền tiến hành tang lễ, trong đó không thể không có việc nhờ thầy xem giờ mai táng, xem người ra đi có sạch giờ không, có bị "trùng" không. Vậy thực chất "trùng" là thế nào?

Trùng Tang được hiểu nôm na là một người chết vào thời điểm xấu nên không thể siêu thoát được, có thể không biết mình đã bị chết nên quay lại gọi theo những người thân của mình làm cho những người thân của người quá cố cũng qua đời theo. Vẫn có không ít người cho rằng "trùng tang" là một hiện tượng bí ẩn có thật trong đời sống và gia đình nào không may mắc phải thảm hoạ này thì chỉ còn nước cậy nhờ các pháp sư cao tay. Tuy nhiên, khi nhìn nhận dưới góc độ khoa học, bức màn này đang dần được hé mở.

Chống trùng tang trong dân gian

Trong cuộc sống, cái chết là không thể tránh, nó lại thiên hình vạn trạng: Chết già, chết do bệnh tật, chết do tai nạn, chết do thiên tai, chết do chiến tranh, đói rét... Có người chết tại nhà, có người chết ở bệnh viện, có người chết đường, chết chợ. Có người thanh thản ra đi, có người "chết không nhắm được mắt". Người chết đã đành người thân còn sống cứ băn khoăn, áy náy không hiểu người chết đã "đúng số" chưa hay chết oan uổng... và ảnh hưởng của người chết với người sống như thế nào? Đây là những câu hỏi và cũng là nguyện vọng của những người còn sống với vong linh của người đã khuất và để giải toả cho chính mình. Chính vì thế mà khái niệm về trùng tang, nhập mộ đã ra đời.

Từ quan niệm “trùng tang”, dân gian đã nghĩ ra nhiều cách để hoá giải dù chưa thật rõ bản chất của hiện tượng này là gì. Theo kinh nghiệm, sau khi tính toán, phát hiện ra người chết phạm vào giờ trùng thì ngay lập tức phải áp dụng các phương pháp “điều trị”.

Khi nhà có người mất bị trùng tang ngoài các phương pháp trấn yểm cắt trùng còn 1 cách nhanh nhất là vào chùa xin nước cúng Phật trên Tam Bảo, sau khi chôn xong lấy nước ấy rưới đều xung quanh mộ để cắt trùng. Và còn nhiều cách giải trùng tang được dân gian kể như:  Khi niệm nhấc lên nhấc xuống 3 lần;  Khi đậy nắp quan tài: lăng nắp 3 lần;  Khi hạ huyệt nhấc lên nhấc xuống 3 lần. Nếu ở ở quê, đất rộng thì đào một huyệt giả bên cạnh, khi lấp quan tài thì lấp luôn huyệt giả;  Đổ tỏi vào huyệt khi nấp đất …

Rồi có cả những phương pháp sử dụng các bài thuốc trấn trùng với các vị như thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào túi rồi yểm trong quan tài. Hoặc có thể dùng các bộ linh phù để trấn bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, hoặc lót dưới quan tài v.v và v.v…

Cũng có việc gửi vong lên chùa để “nhốt trùng”. Những ngôi chùa được chọn phải là chùa có uy tín trong việc giữ vong. Thực ra, từ xa xưa đến nay, đã có không biết bao nhiêu vong linh được đưa đến chùa, theo sự suy nghĩ và tin tưởng của chúng sinh thì vong trùng tang trong nhà họ được đưa đến chùa là “Phúc”, gia đình không còn người chết trùng tang, vong được an nhàn tự tại.

Tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Người ta lưu truyền về một nơi "nhốt trùng" an toàn nhất là chùa Hàm Long (Quế Võ - Bắc Ninh). Chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Ngôi chùa u tịch, nằm gối đầu vào núi, xa là dòng sông. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, một chân tu đắc đạo gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Từ ngàn xưa ấy, đồn rằng, nơi đây những vị cao tăng đã có phương pháp trấn yểm trùng huyền bí mà hiệu quả. Nơi đây còn có bộ ván in khắc phù giải "trùng tang liên táng" từ mấy trăm năm nay. Từ trong Nam ngoài Bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Người nhà đưa di ảnh của người quá cố lên chùa sẽ được các sư hướng dẫn cụ thể cách kiêng kỵ. Những người sống trong gia đình được giữ lá bùa trong ba năm để đề phòng tai hoạ. Hàng ngày vào buổi sáng các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận. 

Chuyện ly kỳ tại chùa Hàm Long được người dân lan truyền mà chẳng biết kiểm chứng thực hư như thế nào. Họ đồn đoán rằng, mỗi buổi những nhà sư phải nấu một nồi cháo to cúng thí, nếu hôm nào quên là gà vịt của người dân quanh vùng bị chết hàng loạt (!!!).Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.

Dù vậy, đây chỉ là những phương pháp hoá giải đầy huyền bí, không có cơ sở và thiếu tính thuyết phục. Về những chuyện trên, GS Trần Lâm Biền (Cục Di sản văn hoá) cho rằng: "Những chuyện như vậy, xét tính chân thật thì khó nói. Nhưng đó là tín ngưỡng dân gian, là niềm tin nên mặc nhiên người dân cứ người sau làm theo người trước và thành nếp như vậy. Và đã là tín ngưỡng thì không ai xem xét đến chuyện đúng sai, thực hư. Chỉ biết rằng, chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ có giá trị văn hoá tâm linh được đông đảo người dân chiêm bái".

Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên

Cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về bản chất của hiện tượng “trùng tang”. Trong khi đó, bị các “thầy bói” dọa về “giờ trùng kiếp sát”, có khả năng nhiều người sẽ chết theo người xấu số, nhiều gia đình đã rước lo vào người, tốn kém tiền bạc để cầu cúng. Trên thực tế đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc có thể lý giải được bằng những bằng chứng hết sức khoa học?

Bản chất của Trùng tang ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được rõ ràng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng trùng tang tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng. Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng. Vì lý do "Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu" hay hiện tượng cộng hưởng tần số. Cố GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) cũng từng kiến giải: “Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang mới bị, còn những người khác và con dâu, con rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hưởng.”

Tuy nhiên, Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường - tác giả của nhiều cuốn sách, lý giải các hiện trường dị thường trong đời sống dưới góc nhìn khoa học cho rằng “trùng tang” chỉ đơn giản là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. 

Để hóa giải “trùng tang”, TS. Đỗ Kiên Cường cho rằng yếu tố tâm lý là nhân tố quyết định. Trên thực tế, sự cầu cúng, “nhốt vong”… mà nhiều gia đình thực hiện thực chất chỉ là hoạt động trấn an, khiến những người đang hoảng sợ sẽ tĩnh tâm trở lại, bình tĩnh hơn trong mọi tình huống. Và khi đã thư thái trở lại, tâm lý thoải mái, diễn tiến của các căn bệnh cũng có chiều hướng tốt hơn (yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tới khoảng 9-40% người bệnh). Y học cho rằng niềm tin có thể giúp con người khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần là vì vậy... 

Vì lẽ đó, cần hiểu một cách đúng đắn dưới góc độ khoa học để những nỗi sợ hão huyền về “trùng tang” không còn tồn tại. 

Có điều ngày nay một số "thầy" đã lợi dụng lòng tin theo tinh thần "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" và "bị bệnh phải vái tứ phương" để khi chẳng may có người nhà bị trùng tang thì bày đặt ra phải lập đàn cúng tế, đốt vàng mã, "bày cỗ cho ma ăn"... để kiếm chác.  Qua tìm hiểu thấy, mỗi khi bị "phán" là có "trùng tang", gia đình thường phải mời thầy về làm lễ "giải trùng". Tất nhiên, việc làm lễ cũng muôn hình vạn trạng và lễ lạt thì không hề ít. Lễ cúng phải có mâm cỗ mặn, hương hoa. Riêng thầy sẽ lo phần giấy sớ, hình nhân thế mạng. Nhẹ  cũng hết dăm triệu đồng, còn nặng thì ngót dăm ba chục triệu đồng khiến không ít người lâm vào cảnh vay mượn để làm hoặc gây lãng phí về của cải, thời gian. 

Với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác. Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh

Và như vậy, câu chuyện về trùng tang vẫn đang tồn tại, hiện hữu trong đời sống tâm linh và tập tục trong đời sống. Bởi vậy, chưa thể coi đó là mê tín dị đoan khi chưa có minh chứng đủ thuyết phục. Thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai hoạ, thậm chí chết người. Mặt khác, bản chất vấn đề là hướng thiện, mong cho linh hồn người chết được siêu thoát và sự bình an của người sống. Nhưng để giải quyết vấn đề, cần có một cơ quan, tổ chức nào đó nên đứng ra nghiên cứu, thống kê vấn đề trùng tang để tìm ra bản chất vấn đề và hướng dẫn dư luận xã hội, tránh để rơi vào tình trạng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.

Bí ẩn ngôi mộ cổ không thể phá trong trường đại học Bách Khoa



Giữa khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM có một ngôi mộ cổ được “ngụy trang” thành bồn hoa hết sức khó hiểu.
“Bồn hoa” này nằm đối diện tòa nhà B6, hình khối vuông, cao khoảng 4 tấc và các cạnh hình vuông dài 2 thước rưỡi. Phía trên cây cỏ lưa thưa, rêu phong bám phủ. 

Xung quanh “bồn hoa” có đặt ghế đá cho sinh viên ngồi nghỉ ngơi, nhưng thường rất ít ai lui tới gần khu vực này.

Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của ngôi mộ kỳ lạ này. Người ta cho rằng đây là mộ của một người phu cao su, vì Trường Đại học Bách Khoa xưa kia là rừng cao su bạt ngàn. “Cao su đi dễ khó về”, nên rất nhiều bạn sinh viên đã thêu dệt những câu chuyện ma rùng rợn về oan hồn phu cao su nửa đêm hiện về oán khóc khắp sân trường.

Có thời, nhà trường đã phải dùng biện pháp rất mạnh để ngăn chặn những lời đồn đại hoang đường này. Tuy nhiên, ngôi mộ cổ vẫn án ngữ giữa khuôn viên trường hàng mấy chục năm qua thì đúng là thật khó giải thích.

Hình ảnh: Bí ẩn ngôi mộ cổ không thể phá trong trường đại học Bách Khoa số 1
 Ngôi mộ cổ không thể phá trong trường đại học

Khai quật bất thành

Không những thế, xung quanh “bồn hoa” còn có nhang cắm. Thỉnh thoảng các sinh viên đi học sớm còn thấy bánh trái, đồ cúng trước “bồn hoa”. Lao công và bảo vệ của trường đã nhanh chóng dọn dẹp nhưng nhang cắm tại “bồn hoa” này thì lại không ai dám rút.

Sự “nhân nhượng” đến khó hiểu này của nhà trường đã khơi mào cho những câu chuyện ly kì về ngôi mộ trước nhà B6. Không rầm rộ, nhưng những lời truyền miệng này được xem như một trong những “truyền thuyết kinh điển” của sinh viên.

Ngoài những sinh viên năm nhất “chưa biết gì”, còn thì hầu hết sinh viên nào cũng đã từng nghe lời đồn đại về những lần khai quật mộ bất thành tại Trường đại học Bách Khoa.

Lần đầu tiên là vào khoảng năm 1956, người ta lên phương án giải tỏa rừng cao su và xây dựng Trường Đại học Bách Khoa. Tất nhiên, ngôi mộ cổ cũng nằm trong kế hoạch di dời. Trước khi đập mộ, mọi người không quên cúng bái, cầu mong người đã khuất cho phép khai quật mộ. Cúng kiếng xong xuôi, một anh công nhân dùng búa đập mộ.

Chưa dừng lại ở đó, người dân xung quanh Trường đại học Bách Khoa vẫn thường kể về lần khai quật mộ thứ 2 cũng ly kỳ không kém.

Nhưng chỉ sau nhát búa đầu tiên, anh này lăn ra đột tử khiến những người có mặt đều thất kinh và từ đó không ai dám đụng vào ngôi mộ nữa. Tất nhiên, việc một công nhân bị đột tử vì đập mộ chỉ là việc hoang đường, không có căn cứ, nhưng chuyện người ta vẫn xây trường và mặc kệ ngôi mộ khiến những lời đồn đại ly kỳ về những lần khai quật mộ bất thành tiếp tục được lan ra.

Sau khi xây trường xong, cán bộ giáo viên nhà trường xét thấy việc tồn tại một ngôi mộ đầy tâm linh giữa môi trường học tập nghiên cứu quả hết sức “nhạy cảm”. Bởi thế nên kế hoạch khai quật mộ lại được đưa ra. Lần này, đôi nhân công tiến hành cúng kiếng “công phu” hơn lần trước. Có cả thầy cúng lên đồng để người dương gian hỏi ý kiến vong hồn người dưới mộ.

Sau khi được “người cõi dưới” đồng tình, thầy cúng ra hiệu cho công nhân bắt đầu phá mộ. Vì mộ khá cứng, nên người ta dùng mũi khoan, khoan từng lỗ trên mộ cho nứt ra rồi mới đập.

Tuy nhiên, khi mũi khoan đầu tiên xiên vào mộ thì một làn khói màu nâu phun ra từ lỗ khoan. Người ta đồn rằng, những người hít phải thứ khói kia đều bị hóa điên, trong đó có cả một giáo sư…?

Chủ nhân ngôi mộ cổ

Lời đồn đại về những lần khai quật mộ bất thành đã khiến rất nhiều người hiếu kỳ thắc mắc về người nằm dưới ngôi mộ lạ lùng kia. Không có bất cứ tài liệu nào về ngôi mộ cổ trong Trường đại học Bách Khoa, nhưng có một câu chuyện khá nổi tiếng liên quan đến chủ nhân của ngôi mộ.

Theo cụ Lý Thanh Hà, 68 tuổi, ngụ trên đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP.HCM thì theo lời cha ông cụ kể lại đây có thể là ngôi mộ của một thương gia người Hoa, xưa cư trú tại khu Lữ Gia ngày nay.

Sau khi thương gia nọ mất, con cháu của ông đã đem thi hài đến nơi này chôn. Và để có người theo hầu, con cháu của ông đã chôn theo một thiếu nữ. Đây cũng là phương cách trấn yểm hết sức độc ác và cổ quái của một số tộc người phương Bắc. Tương truyền linh hồn cô gái sẽ bảo vệ mộ phần của gia chủ. 
Hình ảnh: Bí ẩn ngôi mộ cổ không thể phá trong trường đại học Bách Khoa số 2
Nhang được cắm rải rác quanh bốn góc "bồn hoa" 
Ông Hà kể thêm: “Sau đó, gia tộc này có chôn thêm nhiều người ở đây nữa, nên Trường đại học Bách Khoa ngoài ngôi mộ trước nhà B6, còn có một ngôi mộ ở phía sau dãy nhà C7, cũng không khai quật được, nên người ta để đó luôn”.
Sau, do chiến tranh loạn lạc, gia tộc này tứ tán, nhưng những mộ phần bí ẩn kia vẫn tồn tại trong khu rừng rậm mà nay đã trở thành Trường Đại học Bách Khoa.

Do không khai quật được, mà cũng không thể để nguyên ngôi mộ như thế giữa sân trường nên người ta đã dùng gạch đắp lên, ngụy trang thành một bồn hoa hết sức “vô duyên” không ăn nhập gì với cảnh quang của ngôi trường.

Các sinh viên mới vào trường tuy không biết gì về “truyền thuyết ngôi mộ cổ” nhưng vẫn ít khi lui tới “bồn hoa” trước nhà B6. Do nhang được cắm rải rác bốn góc “bồn hoa” và sự rêu phong cũ kỹ của nơi này khiến những người chưa biết gì cũng cảm thấy rờn rợn.

Người ta nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, nên những chuyện ma cỏ hoang đường cũng chỉ là trò nghịch ngợm của các bạn sinh viên bày ra. Thế nhưng, việc tồn tại một ngôi mộ cổ giữa khuôn viên của trung tâm đào tạo nhân lực về khoa học kỹ thuật lớn nhất Việt Nam như Trường Đại học Bách Khoa thì quả là chuyện vô cùng khó hiểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét