HIỆN THỰC KỲ ẢO 67
(ĐC sưu tầm trên NET)
5 nguyên nhân khiến não bạn trở nên "ngớ ngẩn"
Đó là những thứ vô cùng quen thuộc nhưng đôi khi khiến chúng ta có cảm giác bực mình, khó chịu...
Não bộ con người là một cỗ máy gần như
hoàn hảo. Tuy nhiên, nó cũng có những khuyết điểm và hạn chế không thể
tránh khỏi. Chính những điều đó đôi khi gây ra cho chúng ta cảm giác bực
mình, khó chịu và có cảm giác bản thân hơi “ngớ ngẩn”. Chúng ta cùng
khám phá Top 5 những thứ khiến bộ não con người rơi vào tình trạng như
trên.
1. Cửa ra vào
Chắc
hẳn bạn đã từng một lần rơi vào trường hợp khi bước vào bếp để lấy đồ
nhưng tự dưng không nhớ nổi mình định lấy gì. Bạn có biết, chính những
cánh cửa ra vào là nguyên nhân gây ra tình trạng nói trên. Nghe có vẻ
không liên quan nhưng kì thực chúng là thủ phạm khiến bộ não chúng ta
trở nên “ngớ ngẩn” bất thường.
Các
nhà khoa học thuộc ĐH Notre Dame đã phát hiện ra, bản chất cánh cửa ra
vào được não nhận định như một ranh giới đặc biệt. Ranh giới ấy sẽ giữ
lại toàn bộ những kí ức, mục đích hay suy nghĩ của bạn trước khi bước
vào một căn phòng.
Dễ
hiểu hơn, hiện tượng này cũng giống như quay phim vậy, cánh cửa chính
là tín hiệu kết thúc một cảnh vừa quay xong, chuẩn bị cho một cảnh mới
hoàn toàn. Nó kích thích não bộ khiến bạn tạm quên đi mọi thứ cũ để
chuẩn bị tiếp nhận những tác động mới đến từ thế giới mới. Vậy nên, đừng
quá lo lắng hay khó chịu khi nhận ra không biết mình định làm gì, bởi
rất có thể bạn vừa đi qua một ranh giới tinh thần.
2. Tiếng “bíp” khó ưa
Sự
tiến hóa của loài người đôi khi vẫn có những điểm chưa thực sự hoàn
thiện mà tiêu biểu là hệ thống thính giác cảm nhận âm thanh. Thông
thường, với những âm trong tần số chúng ta nghe thấy, cơ chế định vị
trong não bộ diễn ra như sau: sóng âm truyền tới tai và ta cảm nhận được
nó, đồng thời, nó truyền ra ngoài môi trường và dần dần biến mất. Lợi
dụng đặc tính ấy, con người có thể cảm nhận được xem âm thanh phát ra từ
đâu.
Tuy
nhiên, với tiếng “bíp bíp” liên tục, não bộ con người sẽ bị rối trí
hoàn toàn. Đó là những âm thanh vang lên theo chu kì, không thay đổi
theo thời gian, như một bức tường cản trở thính giác. Với những loại âm
thanh như vậy, chúng ta bị mất phương hướng thực sự và không thể xác
định được nguồn âm từ đâu.
3. Những hình ảnh dựa theo cảm xúc
Tương
tự như với hệ thống âm thanh, mắt người cũng có những “sai lầm ngớ
ngẩn” khiến đầu óc bạn quay cuồng. Trên thực tế, con người gần như không
thể tách biệt được hình ảnh với thực tại ngoài đời. Chúng ta nhận diện
được hình ảnh song sau hàng triệu năm tiến hóa, vẫn để tình cảm và cảm
xúc xen vào việc nhận thức những đối tượng trong ảnh.
Các
chuyên gia đã chứng minh được trong trò chơi phi tiêu, hầu hết chúng ta
sẽ phi kém chuẩn xác hơn khi mục tiêu là những người ta yêu quý và
chính xác hơn nhiều khi đối tượng hướng đến là người bạn không ưa tí
nào.
4. Điện thoại
Hiện tượng ảo giác điện thoại rung
cũng khiến không ít người khốn khổ xuất phát từ một tổn thương nhỏ ở
não bộ. Từng phút từng giây, não bộ sẽ thu nhận thông tin từ các “cảm
biến” trên cơ thể bạn như mắt, mũi, da… Đến một lúc nào đó, não sẽ bị
quá tải bởi khối lượng thông tin nhận được, dẫn đến không thể xử lý tất
cả.
Khi
điều này xảy ra, thông tin não thu được từ “cảm biến” sẽ được phân loại
lại một lần nữa. Với trường hợp chiếc điện thoại, do quá mong ngóng tin
nhắn, cuộc gọi nào đó mà ta vô tình khiến não "choáng ngợp" về lượng
thông tin liên quan đến việc này. Từ đó, khi quá tải thông tin về đồ vật
này, não sẽ tạo ra ảo giác, khiến chúng ta cảm thấy như chiếc điện
thoại đang rung thật.
5. Bánh xe
Ảo
giác bánh xe quay liên tục cũng khiến ta không hề dễ chịu chút nào. Mắt
người thực chất như một chiếc máy quay phim, chụp những bức ảnh về thế
giới xung quanh liên tục, tín hiệu truyền tới não và ta nhận ra được
hình ảnh của mọi vật.
Tuy
nhiên, do thời gian lưu ảnh trên mắt khoảng 1/10s nên với những vật
chuyển động liên tục với tốc độ nhanh như bánh xe, mắt chúng ta không đủ
nhanh để nhận dạng sự chuyển động chính xác nhất của nó. Ví dụ như ta
thấy bánh xe quay ngược trong khi chúng chuyển động thẳng về phía trước.
4 dấu hiệu chứng tỏ con người đang tiến hóa
Việc tiếp tục tiến hóa giúp con người thích nghi để phù hợp với môi trường hơn.
Trải qua hàng triệu năm kể từ khi xuất
hiện trên Trái đất, sau thời kỳ tiến hóa từ loài vượn cổ, con người đã
có hình dáng cũng như cấu tạo cơ thể hoàn thiện như hiện nay. Tốc độ
tiến hóa của chúng ta đã tăng lên hơn 100 lần trong vòng 10.000 năm qua.
Có thể bạn không nhận ra nhưng sự thật, thế hệ mới càng ngày càng phát
triển hơn rất nhiều. Dưới đây là các dấu hiệu chứng tỏ chúng ta vẫn đang
trên con đường tiến hóa phát triển.
1. Uống sữa hàng ngày
Đứa
trẻ nào khi mới sinh ra cũng đều phải bú sữa mẹ trong những năm tháng
đầu đời. Trong lịch sử, người ta chứng minh được rằng, sau khi cai sữa,
những gene chuyển hóa đường lactose trong cơ thể vốn giúp con người hấp
thụ sữa sẽ ngừng hoạt động. Nghĩa là cách đây nhiều triệu năm, con người
không thể uống sữa bò hay loại sữa nào khác khi đã cai sữa mẹ. Tuy
nhiên, với sự tiến hóa, cùng sự thuần hóa các loại gia súc như bò, dê,
cừu… hiện tại ta có thể hấp thụ lactose trong suốt cuộc đời, sữa đã trở
thành nguồn dinh dưỡng quý, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo
một nghiên cứu, 95% trẻ em mới sinh ở Bắc Âu có khả năng hấp thụ sữa
cực tốt ngay cả khi cai sữa mẹ. Con số ấy chứng minh sự tiến hóa vượt
bậc của loài người trong hệ thống hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình sinh
sống trên địa cầu.
2. Răng khôn dần dần biến mất
Tổ
tiên của con người có bộ hàm to lớn và khỏe hơn hàm răng của chúng ta
ngày nay rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán sinh hoạt khó
khăn và khắc nghiệt. Trong quá trình sống, họ ăn hạt, rau, thịt sống…
điều này đòi hỏi họ phải có một bộ nhai thật sự rắn chắc, đủ sức xé được
những miếng thịt dai và dày. Với tần suất hoạt động như vậy, những
chiếc răng khôn mọc sâu hai bên hàm giúp tổ tiên ta thích ứng cuộc sống
tốt hơn.
Trên
con đường tiến hóa, chúng ta đã tìm ra lửa và cải tiến những công cụ
lao động, gồm cả vật dụng dùng để cắt, xé. Điều đó có nghĩa, bộ hàm to
khỏe hay những chiếc răng khôn không còn quá cần thiết. Hàm của con
người đã dần nhỏ lại cho phù hợp, chỗ dành cho răng khôn cũng vì thế mà
thu nhỏ và dần mất đi. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 35% dân
số mới sinh sẽ không còn răng khôn nữa. Đây lại là một minh chứng cho
những bước đi không ngừng của loài người trên hành trình tiến hóa và
hoàn thiện giống nòi.
3. Sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch
Bên
trong cơ thể, một đặc trưng khác không thể không nhắc đến đó là sự phát
triển của hệ thống miễn dịch. Trong năm 2007, người ta đã phát hiện ra
hơn 1.800 gene chống bệnh truyền nhiễm, mới xuất hiện ở người trong vòng
40.000 năm qua. Chính điều kiện sống khó khăn và nguy cơ đối diện
thường trực với các dịch bệnh đã kích thích sự tiến hóa không ngừng nghỉ
của cơ thể chúng ta. Tiến sĩ Ian Barnes thuộc Đại học Royal Holloway
(Anh) cho biết: “Hiện tại, ta đang tiến hóa theo xu hướng hoàn thiện từ bên trong cùng với việc củng cố các chức năng cơ thể. Kết
quả nói trên đóng vai trò cực kì quan trọng bởi nó làm thay đổi nhận
thức của chúng ta về những dấu hiệu tiến hóa bên ngoài cơ thể".
4. Não bộ ngày càng nhỏ đi
Nhiều người cho rằng, đầu to tức là não to và sẽ thông minh hơn những người bình thường.
Trong thực tế, đây chỉ là một câu nói đùa. Trong vòng 30.000 năm, dù
kích thước bộ não đã thu hẹp lại một cách đáng kể từ 1.500cm3 xuống còn
1.350cm3 nhưng sự thật là con người ngày càng thông minh hơn.
Lý
giải cho hiện tượng trên, các nhà khoa học đưa ra khá nhiều giả thuyết
khác nhau. Về cơ bản, kích thước não nhỏ đi nhưng số lượng và diện tích
nếp nhăn trên bề mặt não lại tăng lên đáng kể. Chính những nếp nhăn này
khiến con người thông minh lên chứ không phải não to hay nhỏ. Thêm nữa,
sự gấp nếp cũng giúp chúng ta có thể xử lý thông tin một cách hiệu quả,
với tốc độ nhanh hơn, đồng thời cho phép ta có thể làm việc tập thể dễ
dàng, tăng xu hướng hòa nhập cộng đồng. Do đó, thực chất sự tiêu giảm về
kích thước não bộ là một đặc điểm thích nghi, phù hợp với sự phát triển
không ngừng của xã hội loài người.
Nhận xét
Đăng nhận xét