BÍ ẨN KHẢO CỔ 18
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngoài kim tự tháp Ai Cập, rất nhiều vùng đất khác khắp hành tinh đều
có các kiến trúc dạng kim tự tháp với nhiều nét tương đồng. Các kim tự tháp này
có hình dạng giống kim tự tháp Ai Cập, hoặc hình bậc thang, hoặc hình trụ xoắn
ốc, và cũng đều rất cổ xưa, thuộc vào những thời kỳ mà khoa học gọi là “thời
tiền sử” mông muội. Ở Trung Quốc còn có nhiều kim tự tháp, có
cái thậm chí to lớn hơn cả kim tự tháp Ai Cập.
Ziggurat – Các kim tự tháp Lưỡng Hà
Ziggurat có kiến trúc dạng kim tự tháp bậc thang, là những công trình quan trọng nhất đối với người Sumeria, người Babylon và người Assyria thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại. Các Ziggurat đã được xây dựng ngay từ 5.000 năm trước.
Ziggurat, theo ngôn ngữ của người Akkad cổ đại thuộc đế chế Babylon xưa, có nghĩa là “tòa nhà vươn cao”. Chúng có hình dạng kim tự tháp hình bậc thang với nhiều hành lang bằng đá chia theo nhiều cung bậc.
Ziggurat của người Sumer tại Ur, Iraq, xưa kia thuộc Lưỡng Hà. Ở trên là hình chụp vào thế kỷ trước và dưới là ảnh phục chế của ziggurat này.
Ziggurat Chogha-Zanbil của vương quốc Elamite thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại, nhìn từ phía trước và từ phía trên cao
Các ziggurat có từ 2 tới 7 tầng, được xây dựng trên những mặt đáy có hình chữ nhật, hình oval hoặc hình vuông. Ziggurat được xây dựng bằng gạch phơi nắng và gạch nung. Mặt ngoài các Ziggurat thường được tráng những lớp men có màu sắc khác nhau, và có lẽ mang ý nghĩa thiên văn học nào đó. Khác với kiến trúc kim tự tháp ở Ai Cập, đỉnh của các ziggurat thường bằng phẳng, khá đa dạng: hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình vuông. Loại ziggurat phổ biến nhất có các lối đi hướng lên phía những chiếc cổng và cuối cùng dẫn đến một ngôi đền ở trên đỉnh. Còn có loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh có dạng đường dốc kiểu xoắn ốc. Bên trong các Ziggurat có những hệ thống thang nâng dẫn đến nhiều tầng khác nhau.
Ziggurat nổi bật và nổi tiếng nhất có lẽ là Ziggurat Lớn ở Ur và Khorsabad thuộc vùng Lưỡng Hà.
Ziggurat không phải là những nơi để thờ cúng tế lễ, mà được cho là nơi ở dành cho các “thần”. Điều đặc biệt kỳ dị là chỉ có các thầy tế được phép vào bên trong ziggurat. Họ là những người có quyền lực rất lớn trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại.
Đến nay người ta mới biết được 32 ziggurat ở vùng Lưỡng Hà xưa. 4 ziggurat ở Iran, còn hầu hết nằm tại Iraq ngày nay. Ziggurat được khám phá gần đây nhất là ziggurat Sialk tại miền trung Iran. Nó là ziggurat cổ xưa nhất với niên đại được cho là khoảng 5.000 năm trước. 1 trong số những ziggurat được giữ gìn tốt nhất là ziggurat Choqa Zanbil tại miền tây Iran, may mắn còn tồn tại sau cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980 khiến nhiều di tích khảo cổ bị phá hủy.
Thiết kế của ziggurat khá đa dạng, loại đơn giản chỉ có phần đế và một ngôi đền bên trên. Còn loại phức tạp tinh vi là những kỳ công toán học và xây dựng, với nhiều tầng sân thượng và một ngôi đền tọa lạc trên đỉnh chóp.
Một ví dụ loại ziggurat đơn giản là “Ngôi đền Trắng” tại Uruk, ở vùng đất Sumer cổ đại.
Ví dụ về loại ziggurat vĩ đại: ziggurat Marduk, hay là Etemenanki của Babylon cổ đại. Thật không may, kiến trúc to lớn này đã bị hư hoại rất nhiều, nhưng các khám phá khảo cổ và ghi chép lịch sử cho thấy ziggurat này có 7 tầng màu sắc khác nhau, và ngôi đền trên đỉnh vô cùng cân đối và mỹ lệ. Tuy nhiên, người ta đã khám phá ra 1 điều kỳ lạ: ziggurat Etemenanki này có phần lõi là tàn tích của các ziggurat và các cấu trúc còn cổ xưa hơn nhiều (hiện nay vẫn không xác định được niên đại của chúng).
Nhà nghiên cứu Joseph Campbell trong bộ sách “Mặt nạ của thần” đã nói rằng, các ziggurat đã xuất hiện trong suốt một thời kỳ hoàng kim của văn minh và khoa học. Nhiều nền văn minh cao đã xuất hiện đột ngột, với những hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp, sử dụng bánh xe và chữ viết, vv…
Theo học giả Herodotus nổi tiếng Hy Lạp cổ đại, đỉnh của mỗi Ziggurat là một “ngôi đền”, nhưng không có cái nào tồn tại đến ngày nay.
Kim tự tháp Ziggurat ở Lưỡng Hà do người Sumer, Babylon, và Assyria cổ đại xây dựng đã từng là dạng kiến trúc phổ biến.
Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất mà nhân loại biết đến, có trình độ phát triển về mọi mặt như khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, … rất cao. Hiện nay vẫn có những cuộc luận chiến về vấn đề tại sao nền văn minh này cùng với các nền văn minh cổ Ấn Độ, cổ Trung Hoa, cổ Ai Cập, … đều xuất hiện rất sớm và đột ngột trong một khoảng thời gian gần như khớp nhau và có trình độ phát triển siêu đẳng, không chỉ so với phần còn lại của thế giới thời đó. Nhiều người cho rằng họ đều là hậu duệ của một nền văn minh bí ẩn, từng một thời phát triển huy hoàng rộng khắp nhưng đã bị diệt vong trong một biến cố toàn cầu.
(còn nữa) Các kim tự tháp Châu Âu từ tiền sử
Các kim tự tháp Bosnia
Hội nghị ICBP đề nghị các trường đại học tại Bosnia và Herzegovina thiết lập nghiên cứu ở cấp độ đại học về ngành khảo cổ học như là một cách hỗ trợ cho dự án nghiên cứu “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” này.
Những bậc đá, bậc thang đá, phiến đá lát ngoài và tường đá đủ kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, và các đường hầm đã được khai quật một phần. Vì thiếu kinh phí, công việc khám phá tổ hợp công trình này khá chậm chạp. Cho đến nay các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, chuyên gia và những tình nguyện viên mới chỉ khai quật được chưa đến 1% các địa điểm này.
ICBP – Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia”
Vào ngày 30/8/2008, cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” đầu tiên – gọi tắt là ICBP – đã diễn ra tại hội trường của khách sạn Grand, Sarajevo, Bosnia-Herzegovina. Các nhà khoa học và chuyên gia đến từ Ai Cập, Saudi Arabia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Anh, Hungary, Áo, Croatia, Monte Negro và Bosnia Herzegovina đã tham dự. Nhiều nhà khảo cổ học, nhà địa chất, vật lý, nhà Ai Cập học, địa vật lý, hóa học, kiến trúc sư danh tiếng, và những người khác đã trình bày hàng chục giấy tờ và báo cáo.
Ban đề cử bao gồm:
Tiến sỹ Nabil Swelim, Tiến sỹ Merima Bojic, Tiến sỹ Ali Barakat, Tiến sỹ Mohamed El-Anbaawy và Tiến sỹ Ivan Simatovic tại Bosnia trong một chuyến khảo sát
- Tiến sỹ Nabil Swelim, nhà Ai Cập học và khảo cổ học, chủ tịch ICBP
- Tiến sỹ Oleg Khavroshkin, nhà địa vật lý, chủ tịch ban khoa học cho Hội nghị ICBP
- Tiến sỹ Alaa Shaheen, nhà khảo cổ học, trưởng khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Cairo
- Tiến sỹ Hassan El-Saady, Sử gia, Phó trưởng khoa Nghệ thuật thuộc Đại học Alexandria
- Tiến sỹ Anna Pazdur, nhà vật lý, Trung tâm GADAM, Ban đồng vị phóng xạ, Viện Vật lý và Xác định niên đại C14, Đại học kỹ thuật Silesian, Gliwice, Ba Lan
- Tiến sỹ Mona Haggag, nhà khảo cổ học, thư ký của Hiệp hội Khảo cổ học tại Alexandria, Ai Cập
- Tiến sỹ Ivan Šimatoviæ, chủ tịch ban tổ chức Hội nghị ICBP, Croatia
- Tiến sỹ Mostafa El-Abbadi, nhà khảo cổ và sử học, Đại học Alexandria, người sáng lập của Bibliotheca Alexandrina
- Chris Norman, thợ bào từ Edinburg, Vương quốc Anh
- Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić, người sáng lập “Công viên khảo cổ học: Kim tự tháp Mặt Trời Bosnia”, phó chủ tịch của ICBP
- Tiến sỹ Mohamed Ibrahim Aly, nhà Ai Cập học kiêm khảo cổ học, Đại học Ein Shams, Cairo
Bản phác thảo chi tiết đề xuất ngày 28/8/2008 đã được thông qua bởi tất cả những người tham gia vào ngày 29/8/2008 như sau:
Giáo
sư Mohamed Ibrahim Aly, Tiến sỹ Ai Cập học đồng thời là
nhà khảo cổ học, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Cairo, Ai Cập. Sau khi kiểm tra các địa điểm trong Thung lũng Kim tự tháp Bosnia, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia là địa điểm khảo cổ quan trọng, không nên chú ý đến những người chỉ trích và những người chống đối”. “Kim tự tháp này rất lạ thường, hoàn toàn không phải do thiên nhiên tạo ra. Đừng dựa vào những ý kiến của những người chống đối! Thiên nhiên không xây dựng nên những thứ như vậy”.
Nhà địa chất học, tiến sỹ Aly Barakat đến từ Cairo, Ai Cập, đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo cổ học và địa chất học của Ai Cập cổ đại, cũng đã từng nghiên cứu các kim tự tháp Ai Cập. Trong bài trình bày gửi đến các quan chức Bosnia tại Visoko, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia có những phức hợp của các đường hầm dưới lòng đất, đó là tác phẩm của bàn tay con người”.
Tiến sỹ Lamia El Hadidi, nhà khảo cổ học và nhà Ai Cập học, có 20 năm kinh nghiệm, đến từ Cairo, Ai Cập, cũng xác nhận rằng kim tự tháp Mặt Trăng là kiến trúc xây dựng do sức người tạo ra.“Đây là một địa điểm khảo cổ học, được xây dựng bởi bàn tay con người. Thiên nhiên có thể tạo ra một kiến trúc, nhưng không phải là cái này với 4 cạnh xếp đúng theo các hướng la bàn”.
Giáo sư tiến sỹ Hidajet Repovac, giáo sư môn Lịch sử Các nền văn minh Cổ đại, thuộc đại học Sarajevo, Bosnia. “Đây là một khám phá vĩ đại, rõ ràng là sản phẩm của bàn tay con người. Đây là lời chứng nhận rằng một nền văn minh vĩ đại đã từng tồn tại ở đây, nền văn minh mà chúng ta chưa hề biết đến”.
Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić (sinh ngày 1/6/1960 tại Zenica, Bosnia và Herzegovina, SFR Yugoslavia). Ông là Thạc sĩ Khoa học chính trị, Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Thạc sỹ Xã hội học, và là Tiến sỹ Sử học, chuyên nghiên cứu Lịch sử Các nền văn minh. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia, Croatia,Bosnia và Herzegovina. Tất cả các chuyến đi và việc nghiên cứu của ông đều dựa trên nguồn tài chính của công ty của riêng ông, có trụ sở tại Houston (Hoa Kỳ).
Vào năm 2006, Tiến sỹ Semir Osmanagich đã sáng lập “Công viên
khảo cổ học: Kim tự tháp Mặt trời của Bosnia”. Tháng 11/2009 trong
khuôn khổ một chuyến viếng thăm Malaysia, Tiến sỹ Osmanagich đã có một bài phát
biểu, trong đó có đoạn:
Tiến sỹ Osmanagich cũng bày tỏ muốn mời các sinh viên Malaysia và những người nhiệt huyết cùng tham giaTrại hè quốc tế cho các tình nguyện viên vào mùa hè năm 2010 tại Visoko, Bosnia. Trại hè quốc tế này đã và sẽ được tổ chức hàng năm.
(còn tiếp) Bộ ảnh, các hiện vật tìm được và các kết quả giám định C14 của các kim tự tháp Bosnia
Một trong số các quan hệ hình học đầu tiên được xác nhận, là 2
mặt Bắc Nam của Kim tự tháp này là các tam giác đều.
Kim tự tháp Mặt trời Bosnia (“Ngọn đồi” Visocica), là kim tự tháp châu Âu đầu tiên được phát hiện, nằm ở thành phố Visoko thuộc vùng trung tâm Bosnia. Kim tự tháp này có đủ các yếu tố: bốn mặt bên chỉ đúng theo các hướng la bàn, một mặt đỉnh bằng phẳng và một phức hợp lối vào. Vì tương tự Kim tự tháp Mặt trời ở Teotihuacan, Mexico, nó đã được đặt tên là “Kim tự tháp Mặt trời của Bosnia”. Ngoài ra còn có 4 kim tự tháp nhỏ hơn tại địa điểm khảo cổ này.
Tiến sỹ Semir Osmanagic – nhà khảo cổ học người Mỹ gốc Bosnia đã dành 15 năm nghiên cứu các kim tự tháp của châu Mỹ Latinh, cho biết: “Chúng tôi đã đào được những khối đá phủ ngoài của kim tự tháp này”, “Chúng tôi đã tìm thấy nền cao lối vào được lát đá và phát hiện ra hệ thống các đường hầm dưới lòng đất”…
2 mặt Tây và Nam của kim tự tháp Mặt trời Bosnia còn khá nguyên vẹn, nhưng mặt Đông và Bắc đã bị xói mòn khá nhiều. Phần màu xanh lá cây là nền cao lát đá bằng phẳng, dẫn lối vào kim tự tháp này. Hình chữ nhật màu trắng là phần đỉnh bằng phẳng rất giống kiểu các kim tự tháp Trung Quốc. Một trong số các quan hệ hình học đầu tiên được xác nhận: 2 mặt Bắc Nam của Kim tự tháp này là hình tam giác đều
Những khối đá khổng lồ tại Gornja Vratnica. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và ở Ai Cập
Những phiến đá lát mặt nền của Kim tự tháp Mặt trăng Bosnia. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và Ai Cập. Giữa các mối nối người ta tìm thấy dấu vết của một loại chất kết dính.
Có rất nhiều mặt nền lát đá tương tự như vậy ở đây
Các cấu trúc này rõ ràng có dạng kim tự tháp bậc thang:
Hệ thống những đường hầm dài phức tạp mới chỉ được khai quật một phần rất nhỏ
Những phiến đá có khắc các biểu tượng lạ
Những bậc cầu thang được khai quật một phần
Kỳ dị là, phần lớn những người tham gia cuộc nghiên cứu và khai quật đều có học vấn rất cao (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học) nhưng khi một số bản tin truyền hình hiếm hoi đưa tin, thì họ đều bị gọi là “tình nguyện viên”, với một phong cách đưa tin mờ ảo khiến người xem mê mờ đi nhiều hơn là sáng tỏ ra.
Hầu hết nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu những ai quan tâm và nghiên cứu công trình này đều cho rằng các kim tự tháp ở Bosnia không những là thật, mà còn là những kim tự tháp lớn nhất và cổ xưa nhất được biết đến trên thế giới. Cụ thể là: Có 5 kim tự tháp ở Bosnia và rằng chúng đã khoảng 12.000-35.000 năm tuổi (ít nhất là 12.000 tuổi, nhiều nhất 35.000 tuổi).
Các hiện vật khác tìm được ở lân cận
Nhiều quả cầu đá bí ẩn tại các khu vực lân cận
Các quả cầu đá Bosnia trên làm người ta nhớ tới những “anh em” của chúng được tìm thấy ở Costa Rica (Trung Mỹ), cách xa gần nửa vòng trái đất…
Chúng được ai chế tác ra, từ bao giờ, và bằng cách nào? Tại sao lại xuất hiện vào thời thượng cổ ở 2 nơi cách nhau nửa vòng trái đất như vậy?
(còn tiếp)
Kim tự tháp “Mặt Trời”, 1832
Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ chính, ảnh chụp năm 1905
Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ, ngày nay
Ảnh khu tàn tích Teotihuacan trước khi được trùng tu
Désiré Charnay (1828-1915) là một lữ khách, đồng thời là nhà khảo cổ học và là một trong những nhiếp ảnh gia hành trình đầu tiên nổi tiếng nhất thế giới. Trong chuyến thăm Yucatan, Oaxaca và Chiapas vào những năm 1858 – 1860 và 1880 – 1886, Charnay đã trở thành một trong những người tiên phong sử dụng nhiếp ảnh để làm tài liệu những di chỉ khảo cổ học lớn của Trung Mỹ. Ông cũng đã chụp nhiều tấm ảnh về các dân tộc Mexico bản địa. Những cuốn sách lớn mà ông viết về các tàn tích ở châu Mỹ là những tài liệu quan trọng cho cuộc khảo cổ về sau của Alfred Maudslay.
Kim tự tháp “Mặt Trời”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,
©American Philosophical Society
Kim tự tháp “Mặt Trăng”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,
©American Philosophical Society
Tổ hợp kiến trúc khi được trùng tu vào đầu thế kỷ 20
Toàn cảnh khu vực, ảnh chụp năm 1905
Cảnh công việc trùng tu đang được tiến hành dưới chân kim tự tháp “Mặt Trời”, ảnh chụp năm 1905
Thành phố nằm tại nơi mà bây giờ là đô thị San Juan Teotihuacan ở bang Mexico, thuộc nước Mexico, cách thành phố Mexico khoảng 40 km về phía đông bắc. Nó có diện tích khoảng 83 km2 và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
Lịch sử của Teotihuacan là một bí ẩn, và nguồn gốc những người sáng lập ra nó vẫn đang bị tranh cãi.
Kim tự tháp “Mặt Trời”
“Kim tự tháp Mặt Trời” là kiến trúc lớn nhất tại thành phố Teotihuacan và là một trong những kiến trúc lớn nhất Trung Mỹ. Nó nằm gần ngọn núi Cerro Gordo, và là một phần của tổ hợp kiến trúc nằm ngay tại trung tâm của thành phố.
Cái tên “Kim tự tháp Mặt Trời” là do người Aztecs đặt cho kiến trúc dạng kim tự tháp ấy sau khi họ viếng thăm thành phố này. Khi họ lần đầu tiên đặt chân đến, thì thành phố đã bị bỏ hoang từ bao giờ. Một số người cho rằng kim tự tháp này được xây dựng vào khoảng 2.200 năm trước, tuy nhiên ý kiến đó vẫn gây nhiều tranh cãi.
Kim tự tháp này có chiều rộng khoảng 225m, cao 75m. Nếu không kể các kim tự tháp bí ẩn tại Trung Quốc, thì nó lớn thứ 3 trên thế giới, sau kim tự tháp Lớn của Ai Cập và kim tự tháp Chobula.
Các khai quật khảo cổ lớn đầu tiên của tàn tích này đã được thực hiện bởi Leopoldo Batres vào năm 1906. Batres đã giám sát việc trùng tu Kim tự tháp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của Mexico vào năm 1910. Việc trùng tu đó bị các nhà khảo cổ sau này cho là vụng về và có những chỗ thiếu chính xác. Việc khai quật nghiên cứu tỏ ra rất chậm chạp, cho đến nay vẫn còn đang tiếp tục.
Kim tự tháp được xây dựng trên một đường hầm nhân tạo dẫn đến một “hang động” khoảng 6 mét bên dưới trung tâm của nó. Ban đầu hệ thống đường hầm và hang động đó được cho là do tự nhiên tạo ra, nhưng về sau đã được chứng minh là nhân tạo.
Vào đầu năm 2010 người ta lại phát hiện được một hệ thống đường hầm và nhiều phòng ngầm bên dưới “Ngôi đền Quetzalcoatl” của tổ hợp tàn tích Teotihuacan
Trong những năm 1960 và 1970 Hugh Harleston Jr. đã thực hiện một khảo sát toán học toàn diện khu tàn tích này. Ông cho rằng nguyên tắc cấu trúc xếp hàng dọc theo đại lộ dẫn vào cho thấy thành phố này là một mô hình tỉ lệ chính xác của Hệ mặt trời, bao gồm cả sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (chưa được giới khoa học phương Tây phát hiện cho đến các năm 1787, 1846 và 1930).
Mặc dù những chủ nhân thực sự xây dựng nên tổ hợp kiến trúc này là ai vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng Teotihuacan đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới với chừng 250.000 người vào những năm đầu công nguyên (Theo Rene Millon, 1973). Thành phố đột ngột bị bỏ rơi vào khoảng thế kỷ thứ 7, và cũng không ai biết được nguyên nhân.
Bản đồ khảo cổ tổng thể khu tàn tích Teotihuacan. Phần màu xanh là đại lộ dẫn vào tổ hợp kiến trúc kim tự tháp, màu đỏ là các kim tự tháp “Mặt Trời” và “Mặt Trăng”. Kumiko Sugiyama vẽ năm 1973
Kim tự tháp “Mặt Trời”
Ngôi đền cùng với phần trên cùng của đỉnh kim tự tháp này đã bị phá hủy và không thể trùng tu hoàn chỉnh được. Những nỗ lực trùng tu của Leopoldo Batres vào năm 1907 đã bị phê phán là vụng về, ví dụ hình dạng méo và lệch của nhiều phần được trùng tu. Kim tự tháp này được cho là gồm chỉ 4 tầng chứ không phải là 5 tầng như chúng ta thấy ngày nay.
Vài số liệu về kim tự tháp “Mặt Trời”: Cao khoảng 71m, Góc nghiêng mặt bên 43.5º, Chu vi đáy khoảng 894m, Chiều dài mặt bên khoảng 233m
Kim tự tháp “Mặt Trăng”
Kim tự tháp này nằm tại đầu cuối phía Bắc đại lộ chính của thành phố. Là một kiến trúc tương tự như Kim tự tháp “Mặt Trời” nhưng nhỏ hơn.
Kim tự tháp “Mặt Trăng”, đằng sau là ngọn núi Cerra Gordo. Đỉnh của ngọn núi và kim tự tháp này gần như thẳng hàng với đại lộ chính
“Đền” Quetzalcoatl
Là một kiến trúc hình kim tự tháp nhỏ, cao khoảng 22m và mặt đáy có diện tích khoảng 7.600 mét vuông.
“Đền” Quetzalcoatl. Nó được xây chồng lên trên những kiến trúc tiền sử còn cổ xưa hơn
“Đền” Mica
Các tấm mica đầu tiên dày đến 30 cm được tìm thấy ở giữa hai tầng trên của Kim tự tháp “Mặt Trời” vào năm 1906, khi tổ hợp này được trùng tu. Tuy nhiên, chúng đã bị người phụ trách dự án trùng tu là Leopoldo Batres gỡ đem bán ngay sau khi được khai quật.
“Đền” Mica, cách kim tự tháp “Mặt Trời” khoảng 100m về phía Nam. Ảnh chụp năm 2004 của Pascal Troxler
Một “cái bể” được dát mica, được tìm thấy tại một trong những kiến trúc thuộc khu tàn tích Teotihuacan
Mica là một khoáng chất có chứa nhiều kim loại khác nhau. Loại mica được tìm thấy ở Teotihuacan được cho là chỉ có ở Brazil, cách đó 3.400km. Rõ ràng là sự hiện diện của mica tại Teotihuacan chứng tỏ nó đóng một vai trò quan trọng đối với các chủ nhân bí ẩn của những công trình này. Hiện nay chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng nào về những tấm mica bí ẩn, và mối quan hệ giữa chúng với các kim tự tháp.
Mica có tính cách điện và ổn định về hóa học nên nó được dùng trong sản xuất tụ điện. Mica còn được sử dụng làm vật liệu cách điện trong các thiết bị cao thế. Mica được sử dụng trong công nghiệp điện tử, làm chất cách nhiệt và điện, có khả năng chắn các neutron nhanh, và hoạt động như một chất điều tiết trong các phản ứng hạt nhân.
Kim tự tháp đã từng được xây khắp thế giới tiền sử (Phần 1)
Ziggurat – Các kim tự tháp Lưỡng Hà
Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn
minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran
hiện đại. Từ “Lưỡng Hà” (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và
không có biên giới rõ ràng. Trên hình, màu xanh là giới hạn gợi ý của vùng địa
lý rộng lớn này.
Ziggurat có kiến trúc dạng kim tự tháp bậc thang, là những công trình quan trọng nhất đối với người Sumeria, người Babylon và người Assyria thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại. Các Ziggurat đã được xây dựng ngay từ 5.000 năm trước.
Ziggurat, theo ngôn ngữ của người Akkad cổ đại thuộc đế chế Babylon xưa, có nghĩa là “tòa nhà vươn cao”. Chúng có hình dạng kim tự tháp hình bậc thang với nhiều hành lang bằng đá chia theo nhiều cung bậc.
Ziggurat của người Sumer tại Ur, Iraq, xưa kia thuộc Lưỡng Hà. Ở trên là hình chụp vào thế kỷ trước và dưới là ảnh phục chế của ziggurat này.
Ziggurat Agargoaf, Iraq. 2 chấm trắng bên dưới góc phải là 2
du khách.
Ziggurat Samara là loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh kiểu
xoắn ốc.
Ziggurat nổi tiếng nhất chính là “Tháp Babel” được nhắc đến trong Sáng Thế
ký. Những người xây dựng thượng cổ đã nói rằng: “Chúng ta hãy xây một ngọn
tháp cao tận trời”.Ziggurat Chogha-Zanbil của vương quốc Elamite thuộc vùng Lưỡng Hà cổ đại, nhìn từ phía trước và từ phía trên cao
Các ziggurat có từ 2 tới 7 tầng, được xây dựng trên những mặt đáy có hình chữ nhật, hình oval hoặc hình vuông. Ziggurat được xây dựng bằng gạch phơi nắng và gạch nung. Mặt ngoài các Ziggurat thường được tráng những lớp men có màu sắc khác nhau, và có lẽ mang ý nghĩa thiên văn học nào đó. Khác với kiến trúc kim tự tháp ở Ai Cập, đỉnh của các ziggurat thường bằng phẳng, khá đa dạng: hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình vuông. Loại ziggurat phổ biến nhất có các lối đi hướng lên phía những chiếc cổng và cuối cùng dẫn đến một ngôi đền ở trên đỉnh. Còn có loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh có dạng đường dốc kiểu xoắn ốc. Bên trong các Ziggurat có những hệ thống thang nâng dẫn đến nhiều tầng khác nhau.
Ziggurat nổi bật và nổi tiếng nhất có lẽ là Ziggurat Lớn ở Ur và Khorsabad thuộc vùng Lưỡng Hà.
Ziggurat không phải là những nơi để thờ cúng tế lễ, mà được cho là nơi ở dành cho các “thần”. Điều đặc biệt kỳ dị là chỉ có các thầy tế được phép vào bên trong ziggurat. Họ là những người có quyền lực rất lớn trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại.
Sialk Ziggurat, nằm tại Kashan, Iran được xem là Ziggurat
lâu đời nhất. Ziggurat này có mô típ trang trí khá đơn giản ở phần bệ đáy, mô tả
những dấu ấn toán học lỗi lạc của một thời đại, nó gồm có 3 tầng và trên đỉnh là
một ngôi đền.
Đến nay người ta mới biết được 32 ziggurat ở vùng Lưỡng Hà xưa. 4 ziggurat ở Iran, còn hầu hết nằm tại Iraq ngày nay. Ziggurat được khám phá gần đây nhất là ziggurat Sialk tại miền trung Iran. Nó là ziggurat cổ xưa nhất với niên đại được cho là khoảng 5.000 năm trước. 1 trong số những ziggurat được giữ gìn tốt nhất là ziggurat Choqa Zanbil tại miền tây Iran, may mắn còn tồn tại sau cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980 khiến nhiều di tích khảo cổ bị phá hủy.
Thiết kế của ziggurat khá đa dạng, loại đơn giản chỉ có phần đế và một ngôi đền bên trên. Còn loại phức tạp tinh vi là những kỳ công toán học và xây dựng, với nhiều tầng sân thượng và một ngôi đền tọa lạc trên đỉnh chóp.
Một ví dụ loại ziggurat đơn giản là “Ngôi đền Trắng” tại Uruk, ở vùng đất Sumer cổ đại.
Ví dụ về loại ziggurat vĩ đại: ziggurat Marduk, hay là Etemenanki của Babylon cổ đại. Thật không may, kiến trúc to lớn này đã bị hư hoại rất nhiều, nhưng các khám phá khảo cổ và ghi chép lịch sử cho thấy ziggurat này có 7 tầng màu sắc khác nhau, và ngôi đền trên đỉnh vô cùng cân đối và mỹ lệ. Tuy nhiên, người ta đã khám phá ra 1 điều kỳ lạ: ziggurat Etemenanki này có phần lõi là tàn tích của các ziggurat và các cấu trúc còn cổ xưa hơn nhiều (hiện nay vẫn không xác định được niên đại của chúng).
Nhà nghiên cứu Joseph Campbell trong bộ sách “Mặt nạ của thần” đã nói rằng, các ziggurat đã xuất hiện trong suốt một thời kỳ hoàng kim của văn minh và khoa học. Nhiều nền văn minh cao đã xuất hiện đột ngột, với những hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp, sử dụng bánh xe và chữ viết, vv…
Mô hình một Ziggurat ở Iran
Theo học giả Herodotus nổi tiếng Hy Lạp cổ đại, đỉnh của mỗi Ziggurat là một “ngôi đền”, nhưng không có cái nào tồn tại đến ngày nay.
Kim tự tháp Ziggurat ở Lưỡng Hà do người Sumer, Babylon, và Assyria cổ đại xây dựng đã từng là dạng kiến trúc phổ biến.
Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất mà nhân loại biết đến, có trình độ phát triển về mọi mặt như khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, … rất cao. Hiện nay vẫn có những cuộc luận chiến về vấn đề tại sao nền văn minh này cùng với các nền văn minh cổ Ấn Độ, cổ Trung Hoa, cổ Ai Cập, … đều xuất hiện rất sớm và đột ngột trong một khoảng thời gian gần như khớp nhau và có trình độ phát triển siêu đẳng, không chỉ so với phần còn lại của thế giới thời đó. Nhiều người cho rằng họ đều là hậu duệ của một nền văn minh bí ẩn, từng một thời phát triển huy hoàng rộng khắp nhưng đã bị diệt vong trong một biến cố toàn cầu.
(còn nữa) Các kim tự tháp Châu Âu từ tiền sử
Minh Trí
(tổng hợp)
(tổng hợp)
Kim tự tháp đã từng được xây khắp thế giới tiền sử (Phần 2)
Hội nghị ICBP đề nghị các trường đại học tại Bosnia và Herzegovina thiết lập nghiên cứu ở cấp độ đại học về ngành khảo cổ học như là một cách hỗ trợ cho dự án nghiên cứu “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” này.
Những bậc đá, bậc thang đá, phiến đá lát ngoài và tường đá đủ kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, và các đường hầm đã được khai quật một phần. Vì thiếu kinh phí, công việc khám phá tổ hợp công trình này khá chậm chạp. Cho đến nay các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, chuyên gia và những tình nguyện viên mới chỉ khai quật được chưa đến 1% các địa điểm này.
ICBP – Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia”
Vào ngày 30/8/2008, cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” đầu tiên – gọi tắt là ICBP – đã diễn ra tại hội trường của khách sạn Grand, Sarajevo, Bosnia-Herzegovina. Các nhà khoa học và chuyên gia đến từ Ai Cập, Saudi Arabia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Anh, Hungary, Áo, Croatia, Monte Negro và Bosnia Herzegovina đã tham dự. Nhiều nhà khảo cổ học, nhà địa chất, vật lý, nhà Ai Cập học, địa vật lý, hóa học, kiến trúc sư danh tiếng, và những người khác đã trình bày hàng chục giấy tờ và báo cáo.
Ban đề cử bao gồm:
Tiến sỹ Nabil Swelim, Tiến sỹ Merima Bojic, Tiến sỹ Ali Barakat, Tiến sỹ Mohamed El-Anbaawy và Tiến sỹ Ivan Simatovic tại Bosnia trong một chuyến khảo sát
- Tiến sỹ Nabil Swelim, nhà Ai Cập học và khảo cổ học, chủ tịch ICBP
- Tiến sỹ Oleg Khavroshkin, nhà địa vật lý, chủ tịch ban khoa học cho Hội nghị ICBP
- Tiến sỹ Alaa Shaheen, nhà khảo cổ học, trưởng khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Cairo
- Tiến sỹ Hassan El-Saady, Sử gia, Phó trưởng khoa Nghệ thuật thuộc Đại học Alexandria
- Tiến sỹ Anna Pazdur, nhà vật lý, Trung tâm GADAM, Ban đồng vị phóng xạ, Viện Vật lý và Xác định niên đại C14, Đại học kỹ thuật Silesian, Gliwice, Ba Lan
- Tiến sỹ Mona Haggag, nhà khảo cổ học, thư ký của Hiệp hội Khảo cổ học tại Alexandria, Ai Cập
- Tiến sỹ Ivan Šimatoviæ, chủ tịch ban tổ chức Hội nghị ICBP, Croatia
- Tiến sỹ Mostafa El-Abbadi, nhà khảo cổ và sử học, Đại học Alexandria, người sáng lập của Bibliotheca Alexandrina
- Chris Norman, thợ bào từ Edinburg, Vương quốc Anh
- Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić, người sáng lập “Công viên khảo cổ học: Kim tự tháp Mặt Trời Bosnia”, phó chủ tịch của ICBP
- Tiến sỹ Mohamed Ibrahim Aly, nhà Ai Cập học kiêm khảo cổ học, Đại học Ein Shams, Cairo
Bản phác thảo chi tiết đề xuất ngày 28/8/2008 đã được thông qua bởi tất cả những người tham gia vào ngày 29/8/2008 như sau:
Một vài ý kiến của các chuyên giaKết luận / Kiến nghị
Chúng tôi, những người tham gia Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về “Thung lũng của các Kim tự tháp Bosnia” (ICBP 2008) kết luận:
1. Công việc tại địa điểm khảo cổ học “Thung lũng của các Kim tự tháp Bosnia” ở Visoko, Bosnia và Herzegovina, là một nghiên cứu khảo cổ – địa lý và chữ khắc quan trọng, đòi hỏi thêm nhiều nghiên cứu khoa học đa ngành để trả lời về nguồn gốc của những ngọn đồi hình kim tự tháp và các mạng lưới đường hầm dưới lòng đất Bosnia cũng như các địa điểm khảo cổ khác trong vùng lân cận;
2. Hội nghị ICBP khuyến nghị rằng Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai về thung lũng Kim tự tháp Bosnia sẽ được tổ chức tại Sarajevo trong năm 2010, tập hợp các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kim tự tháp từ khắp nơi trên thế giới;
3. Hội nghị ICBP giới thiệu sáng kiến thành lập Trung tâm nghiên cứu kim tự tháp với trụ sở chính tại Sarajevo;
4. Hội nghị ICBP đề nghị các trường đại học tại Bosnia và Herzegovina thiết lập nghiên cứu ở cấp độ đại học về ngành khảo cổ học như là một cách hỗ trợ cho dự án nghiên cứu “Thung lũng các Kim tự tháp Bosnia” này.
29/8/2008
Sarajevo, Bosnia-Herzegovina
Văn bản Chương trình hội nghị (tiếng Anh) tải tại đây
nhà khảo cổ học, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Cairo, Ai Cập. Sau khi kiểm tra các địa điểm trong Thung lũng Kim tự tháp Bosnia, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia là địa điểm khảo cổ quan trọng, không nên chú ý đến những người chỉ trích và những người chống đối”. “Kim tự tháp này rất lạ thường, hoàn toàn không phải do thiên nhiên tạo ra. Đừng dựa vào những ý kiến của những người chống đối! Thiên nhiên không xây dựng nên những thứ như vậy”.
Nhà địa chất học, tiến sỹ Aly Barakat đến từ Cairo, Ai Cập, đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo cổ học và địa chất học của Ai Cập cổ đại, cũng đã từng nghiên cứu các kim tự tháp Ai Cập. Trong bài trình bày gửi đến các quan chức Bosnia tại Visoko, ông đã nói: “Thung lũng Kim tự tháp Bosnia có những phức hợp của các đường hầm dưới lòng đất, đó là tác phẩm của bàn tay con người”.
Tiến sỹ Lamia El Hadidi, nhà khảo cổ học và nhà Ai Cập học, có 20 năm kinh nghiệm, đến từ Cairo, Ai Cập, cũng xác nhận rằng kim tự tháp Mặt Trăng là kiến trúc xây dựng do sức người tạo ra.“Đây là một địa điểm khảo cổ học, được xây dựng bởi bàn tay con người. Thiên nhiên có thể tạo ra một kiến trúc, nhưng không phải là cái này với 4 cạnh xếp đúng theo các hướng la bàn”.
Giáo sư tiến sỹ Hidajet Repovac, giáo sư môn Lịch sử Các nền văn minh Cổ đại, thuộc đại học Sarajevo, Bosnia. “Đây là một khám phá vĩ đại, rõ ràng là sản phẩm của bàn tay con người. Đây là lời chứng nhận rằng một nền văn minh vĩ đại đã từng tồn tại ở đây, nền văn minh mà chúng ta chưa hề biết đến”.
Tiến sỹ Semir Sam Osmanagić (sinh ngày 1/6/1960 tại Zenica, Bosnia và Herzegovina, SFR Yugoslavia). Ông là Thạc sĩ Khoa học chính trị, Thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Thạc sỹ Xã hội học, và là Tiến sỹ Sử học, chuyên nghiên cứu Lịch sử Các nền văn minh. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia, Croatia,Bosnia và Herzegovina. Tất cả các chuyến đi và việc nghiên cứu của ông đều dựa trên nguồn tài chính của công ty của riêng ông, có trụ sở tại Houston (Hoa Kỳ).
“…Chúng tôi đã bỏ ra 200.000 giờ đào bới khảo cổ học, thử nghiệm các mẫu trong phòng thí nghiệm, kiểm định niên đại cacbon phóng xạ, có Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về Thung lũng các Kim tự tháp của Bosnia và xuất bản biên bản Hội nghị với 50 bài báo khoa học về hiện tượng kim tự tháp Bosnia này. Những hoạt động này đang đưa chúng ta đến với 5 kết luận sau đây:
1. Kim tự tháp đầu tiên của châu Âu và thế giới đã được phát hiện, tại đất nước Bosnia nhỏ bé
2. Những kim tự tháp này là lớn nhất trên hành tinh
3. Các kim tự tháp Bosnia có lẽ là lâu đời nhất trên thế giới
4. Các khối bê tông xi măng cổ xưa nhất đã được tìm thấy trong các bức tường kim tự tháp
5. Có tồn tại các mạng lưới đường hầm rộng khắp dưới các kim tự tháp này
Các kết luận này đã đòi hỏi chúng ta phải viết lại toàn bộ lịch sử châu Âu và thế giới cổ đại…”
Tiến sỹ Osmanagich cũng bày tỏ muốn mời các sinh viên Malaysia và những người nhiệt huyết cùng tham giaTrại hè quốc tế cho các tình nguyện viên vào mùa hè năm 2010 tại Visoko, Bosnia. Trại hè quốc tế này đã và sẽ được tổ chức hàng năm.
(còn tiếp) Bộ ảnh, các hiện vật tìm được và các kết quả giám định C14 của các kim tự tháp Bosnia
Minh Trí
(tổng hợp)
(tổng hợp)
Kim tự tháp đã từng được xây khắp thế giới tiền sử (Phần 3)
Kim tự tháp Mặt trời Bosnia (“Ngọn đồi” Visocica), là kim tự tháp châu Âu đầu tiên được phát hiện, nằm ở thành phố Visoko thuộc vùng trung tâm Bosnia. Kim tự tháp này có đủ các yếu tố: bốn mặt bên chỉ đúng theo các hướng la bàn, một mặt đỉnh bằng phẳng và một phức hợp lối vào. Vì tương tự Kim tự tháp Mặt trời ở Teotihuacan, Mexico, nó đã được đặt tên là “Kim tự tháp Mặt trời của Bosnia”. Ngoài ra còn có 4 kim tự tháp nhỏ hơn tại địa điểm khảo cổ này.
Tiến sỹ Semir Osmanagic – nhà khảo cổ học người Mỹ gốc Bosnia đã dành 15 năm nghiên cứu các kim tự tháp của châu Mỹ Latinh, cho biết: “Chúng tôi đã đào được những khối đá phủ ngoài của kim tự tháp này”, “Chúng tôi đã tìm thấy nền cao lối vào được lát đá và phát hiện ra hệ thống các đường hầm dưới lòng đất”…
2 mặt Tây và Nam của kim tự tháp Mặt trời Bosnia còn khá nguyên vẹn, nhưng mặt Đông và Bắc đã bị xói mòn khá nhiều. Phần màu xanh lá cây là nền cao lát đá bằng phẳng, dẫn lối vào kim tự tháp này. Hình chữ nhật màu trắng là phần đỉnh bằng phẳng rất giống kiểu các kim tự tháp Trung Quốc. Một trong số các quan hệ hình học đầu tiên được xác nhận: 2 mặt Bắc Nam của Kim tự tháp này là hình tam giác đều
Những khối đá khổng lồ tại Gornja Vratnica. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và ở Ai Cập
Những phiến đá lát mặt nền của Kim tự tháp Mặt trăng Bosnia. Ta có thể thấy rõ những góc cạnh, đường nét và lối ghép nối đá rất giống với kiểu cách của những khối đá tại Sacsayhuaman, Cuzco, Peru, và Ai Cập. Giữa các mối nối người ta tìm thấy dấu vết của một loại chất kết dính.
Có rất nhiều mặt nền lát đá tương tự như vậy ở đây
Các cấu trúc này rõ ràng có dạng kim tự tháp bậc thang:
Hệ thống những đường hầm dài phức tạp mới chỉ được khai quật một phần rất nhỏ
Những phiến đá có khắc các biểu tượng lạ
Những bậc cầu thang được khai quật một phần
Kỳ dị là, phần lớn những người tham gia cuộc nghiên cứu và khai quật đều có học vấn rất cao (tiến sỹ, thạc sỹ, đại học) nhưng khi một số bản tin truyền hình hiếm hoi đưa tin, thì họ đều bị gọi là “tình nguyện viên”, với một phong cách đưa tin mờ ảo khiến người xem mê mờ đi nhiều hơn là sáng tỏ ra.
Hầu hết nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu những ai quan tâm và nghiên cứu công trình này đều cho rằng các kim tự tháp ở Bosnia không những là thật, mà còn là những kim tự tháp lớn nhất và cổ xưa nhất được biết đến trên thế giới. Cụ thể là: Có 5 kim tự tháp ở Bosnia và rằng chúng đã khoảng 12.000-35.000 năm tuổi (ít nhất là 12.000 tuổi, nhiều nhất 35.000 tuổi).
Các hiện vật khác tìm được ở lân cận
Nhiều quả cầu đá bí ẩn tại các khu vực lân cận
Các quả cầu đá Bosnia trên làm người ta nhớ tới những “anh em” của chúng được tìm thấy ở Costa Rica (Trung Mỹ), cách xa gần nửa vòng trái đất…
Chúng được ai chế tác ra, từ bao giờ, và bằng cách nào? Tại sao lại xuất hiện vào thời thượng cổ ở 2 nơi cách nhau nửa vòng trái đất như vậy?
(còn tiếp)
Minh Trí
(tổng hợp)
(tổng hợp)
Kim tự tháp đã từng được xây khắp thế giới tiền sử (Phần 4)
Teotihuacan, Mexico, Trung Mỹ. Tọa độ: 19° 40’ N 98° 52’ W
Kim tự tháp “Mặt Trời”, 1832
Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ chính, ảnh chụp năm 1905
Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ, ngày nay
Désiré Charnay (1828-1915) là một lữ khách, đồng thời là nhà khảo cổ học và là một trong những nhiếp ảnh gia hành trình đầu tiên nổi tiếng nhất thế giới. Trong chuyến thăm Yucatan, Oaxaca và Chiapas vào những năm 1858 – 1860 và 1880 – 1886, Charnay đã trở thành một trong những người tiên phong sử dụng nhiếp ảnh để làm tài liệu những di chỉ khảo cổ học lớn của Trung Mỹ. Ông cũng đã chụp nhiều tấm ảnh về các dân tộc Mexico bản địa. Những cuốn sách lớn mà ông viết về các tàn tích ở châu Mỹ là những tài liệu quan trọng cho cuộc khảo cổ về sau của Alfred Maudslay.
Kim tự tháp “Mặt Trời”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,
©American Philosophical Society
Kim tự tháp “Mặt Trăng”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,
©American Philosophical Society
Toàn cảnh khu vực, ảnh chụp năm 1905
Cảnh công việc trùng tu đang được tiến hành dưới chân kim tự tháp “Mặt Trời”, ảnh chụp năm 1905
Thành phố nằm tại nơi mà bây giờ là đô thị San Juan Teotihuacan ở bang Mexico, thuộc nước Mexico, cách thành phố Mexico khoảng 40 km về phía đông bắc. Nó có diện tích khoảng 83 km2 và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
Lịch sử của Teotihuacan là một bí ẩn, và nguồn gốc những người sáng lập ra nó vẫn đang bị tranh cãi.
Kim tự tháp “Mặt Trời”
“Kim tự tháp Mặt Trời” là kiến trúc lớn nhất tại thành phố Teotihuacan và là một trong những kiến trúc lớn nhất Trung Mỹ. Nó nằm gần ngọn núi Cerro Gordo, và là một phần của tổ hợp kiến trúc nằm ngay tại trung tâm của thành phố.
Cái tên “Kim tự tháp Mặt Trời” là do người Aztecs đặt cho kiến trúc dạng kim tự tháp ấy sau khi họ viếng thăm thành phố này. Khi họ lần đầu tiên đặt chân đến, thì thành phố đã bị bỏ hoang từ bao giờ. Một số người cho rằng kim tự tháp này được xây dựng vào khoảng 2.200 năm trước, tuy nhiên ý kiến đó vẫn gây nhiều tranh cãi.
Kim tự tháp này có chiều rộng khoảng 225m, cao 75m. Nếu không kể các kim tự tháp bí ẩn tại Trung Quốc, thì nó lớn thứ 3 trên thế giới, sau kim tự tháp Lớn của Ai Cập và kim tự tháp Chobula.
Các khai quật khảo cổ lớn đầu tiên của tàn tích này đã được thực hiện bởi Leopoldo Batres vào năm 1906. Batres đã giám sát việc trùng tu Kim tự tháp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của Mexico vào năm 1910. Việc trùng tu đó bị các nhà khảo cổ sau này cho là vụng về và có những chỗ thiếu chính xác. Việc khai quật nghiên cứu tỏ ra rất chậm chạp, cho đến nay vẫn còn đang tiếp tục.
Kim tự tháp được xây dựng trên một đường hầm nhân tạo dẫn đến một “hang động” khoảng 6 mét bên dưới trung tâm của nó. Ban đầu hệ thống đường hầm và hang động đó được cho là do tự nhiên tạo ra, nhưng về sau đã được chứng minh là nhân tạo.
Vào đầu năm 2010 người ta lại phát hiện được một hệ thống đường hầm và nhiều phòng ngầm bên dưới “Ngôi đền Quetzalcoatl” của tổ hợp tàn tích Teotihuacan
Trong những năm 1960 và 1970 Hugh Harleston Jr. đã thực hiện một khảo sát toán học toàn diện khu tàn tích này. Ông cho rằng nguyên tắc cấu trúc xếp hàng dọc theo đại lộ dẫn vào cho thấy thành phố này là một mô hình tỉ lệ chính xác của Hệ mặt trời, bao gồm cả sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (chưa được giới khoa học phương Tây phát hiện cho đến các năm 1787, 1846 và 1930).
Mặc dù những chủ nhân thực sự xây dựng nên tổ hợp kiến trúc này là ai vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng Teotihuacan đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới với chừng 250.000 người vào những năm đầu công nguyên (Theo Rene Millon, 1973). Thành phố đột ngột bị bỏ rơi vào khoảng thế kỷ thứ 7, và cũng không ai biết được nguyên nhân.
Bản đồ khảo cổ tổng thể khu tàn tích Teotihuacan. Phần màu xanh là đại lộ dẫn vào tổ hợp kiến trúc kim tự tháp, màu đỏ là các kim tự tháp “Mặt Trời” và “Mặt Trăng”. Kumiko Sugiyama vẽ năm 1973
Ngôi đền cùng với phần trên cùng của đỉnh kim tự tháp này đã bị phá hủy và không thể trùng tu hoàn chỉnh được. Những nỗ lực trùng tu của Leopoldo Batres vào năm 1907 đã bị phê phán là vụng về, ví dụ hình dạng méo và lệch của nhiều phần được trùng tu. Kim tự tháp này được cho là gồm chỉ 4 tầng chứ không phải là 5 tầng như chúng ta thấy ngày nay.
Vài số liệu về kim tự tháp “Mặt Trời”: Cao khoảng 71m, Góc nghiêng mặt bên 43.5º, Chu vi đáy khoảng 894m, Chiều dài mặt bên khoảng 233m
Kim tự tháp này nằm tại đầu cuối phía Bắc đại lộ chính của thành phố. Là một kiến trúc tương tự như Kim tự tháp “Mặt Trời” nhưng nhỏ hơn.
Kim tự tháp “Mặt Trăng”, đằng sau là ngọn núi Cerra Gordo. Đỉnh của ngọn núi và kim tự tháp này gần như thẳng hàng với đại lộ chính
Là một kiến trúc hình kim tự tháp nhỏ, cao khoảng 22m và mặt đáy có diện tích khoảng 7.600 mét vuông.
“Đền” Quetzalcoatl. Nó được xây chồng lên trên những kiến trúc tiền sử còn cổ xưa hơn
Các tấm mica đầu tiên dày đến 30 cm được tìm thấy ở giữa hai tầng trên của Kim tự tháp “Mặt Trời” vào năm 1906, khi tổ hợp này được trùng tu. Tuy nhiên, chúng đã bị người phụ trách dự án trùng tu là Leopoldo Batres gỡ đem bán ngay sau khi được khai quật.
“Đền” Mica, cách kim tự tháp “Mặt Trời” khoảng 100m về phía Nam. Ảnh chụp năm 2004 của Pascal Troxler
Gần đây hơn, một “Ngôi đền Mica” đã được phát hiện tại khu tàn tích này,
và lần này những tấm mica đã được giữ nguyên trạng. 2 lớp mica rộng
khoảng 8m vuông, xếp chồng lên nhau, đã được phát hiện bên dưới các tầng
đá lát của “Ngôi đền Mica”. Vì nằm bên dưới sàn đá, chúng rõ ràng là
không phải để trang trí, mà phải có một chức năng nào đó. Kiểm tra các
nguyên tố vi lượng cho thấy số mica này có nguồn gốc tại Brazil, cách đó
những 3.400km. Mica cũng đã được tìm thấy tại một số tàn tích khác của
người Maya và người Olmec.
Một “cái bể” được dát mica, được tìm thấy tại một trong những kiến trúc thuộc khu tàn tích Teotihuacan
Mica là một khoáng chất có chứa nhiều kim loại khác nhau. Loại mica được tìm thấy ở Teotihuacan được cho là chỉ có ở Brazil, cách đó 3.400km. Rõ ràng là sự hiện diện của mica tại Teotihuacan chứng tỏ nó đóng một vai trò quan trọng đối với các chủ nhân bí ẩn của những công trình này. Hiện nay chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng nào về những tấm mica bí ẩn, và mối quan hệ giữa chúng với các kim tự tháp.
Mica có tính cách điện và ổn định về hóa học nên nó được dùng trong sản xuất tụ điện. Mica còn được sử dụng làm vật liệu cách điện trong các thiết bị cao thế. Mica được sử dụng trong công nghiệp điện tử, làm chất cách nhiệt và điện, có khả năng chắn các neutron nhanh, và hoạt động như một chất điều tiết trong các phản ứng hạt nhân.
Nhận xét
Đăng nhận xét