CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 42
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngày 25/7/1894, đúng 120 năm trước, đã xảy ra trận đánh ở vịnh Asan (trận Phong Đảo) - trận đánh đầu tiên của cuộc chiến tranh Nhật-Trung năm 1894-1895. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Nhật Bản và việc ký kết hiệp ước Shimonoseki (hiệp ước Mã Quan) - văn kiện đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa. Dưới đây, ta sẽ nhớ lại những sự kiện chính của cuộc chiến tranh Nhật-Trung lần thứ nhất, cũng như ảnh hưởng của nó đối với các sự kiện diễn ra sau đó trên trường quốc tế.
“Trong lịch sử đã có những tình huống khi mà trên thế giới đã tồn tại hoặc là một Trung Quốc mạnh và một Nhật Bản yếu, hoặc là một Nhật Bản mạnh và một Trung Quốc yếu. Tuy vậy, chúng ta còn chưa gặp phải tình huống cả Trung Quốc và Nhật Bản đều là các quốc gia hùng mạnh”, Trưởng Ban Á châu tờ The Financial Times, ông David Pilling đã viết như vậy cách đây không lâu lắm.
Nhật Bản trên thực tế mới đây cũng đã thể hiện ảnh hưởng gia tăng của mình khi từ bỏ chính sách hòa bình trước đây: Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, Tokyo định xem xét lại hiến pháp hòa bình áp đặt cho Nhật sau Thế chiến II. Bộ luật cơ bản hiện hành của Nhật do các chuyên gia Mỹ soạn thảo tuyên bố Nhật từ bỏ chiến tranh như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế, và tức là từ bỏ việc thành lập lục quân, hải quân và không quân. Từ nay, Nhật Bản định đi theo đường lối đối ngoại tích cực và tự chủ bảo đảm an ninh của mình trên trường quốc tế. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, sự va chạm lợi ích của Trung Quốc và Nhật Bản là tất yếu.
Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện chính trị-quân sự của mình trong khu vực nhằm giành quyền kiểm soát biển Hoa Đông và Biển Đông. Nước này tham gia tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực tích cực với Philippines (vì bãi cạn Scarborough), với Việt Nam (vì các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa).
Mới năm ngoái, ông Shinzo Abe đã đi thăm các nước ASEAN này và tuyên bố rằng, ông dự định hỗ trợ tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, chẳng hạn bằng cách trang thiết bị, huấn luyện quân đội và cấp tín dụng quy mô lớn để mua sắm vũ khí. Các nhà phân tích lo ngại, sự mở rộng tiềm lực quân sự của Nhật và ảnh hưởng gia tăng của họ trong khu vực sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước châu Á.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã không đơn giản. Vào cuối thế kỷ XIX, quả táo bất hòa giữa họ là Triều Tiên, đối tượng bành trướng truyền thống của Nhật. Từ 10 năm trước khi chiến tranh bùng nổ, vào năm 1884, cả quân Nhật và quân Thanh đều tiến vào lãnh thổ Triều Tiên với cớ trấn áp phong trào chống chính quyền ở đây. Sau đó, một thỏa ước đã được ký kết, theo đó Triều Tiên trở thành quốc gia chịu sự bảo hộ của cả Nhật Bản và Trung Quốc.
Năm 1894, tại Triều Tiên nổ ra cuộc khởi nghĩa, nước này đã xin viện trợ của triều Thanh để trấn áp khởi nghĩa. Bắc Kinh lập tức đưa quân vào Triều Tiên, nhưng Nhật Bản không thể chấp nhận sự can thiệp đơn phương nên quân đội Nhật cũng nhanh chóng đổ bộ lên lãnh thổ Triều Tiên. Nhật Bản và Trung Quốc đã không thể lên kế hoạch hành động chung nhằm cải cách ở Triều Tiên, và Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành chính sách cương quyết và hiếu chiến riêng: ngày 25/7/1894 đã xảy ra trận đánh ở vịnh Asan - trận đánh đầu tiên của cuộc chiến còn chưa được tuyên bố. Một biên đội 4 tàu (có nguồn nói 3) tuần dương Nhật đã tấn công 2 tàu tuần dương cấp 3 của Trung Quốc (thực chất là các pháo hạm). Một tàu bị đánh chìm, tàu thứ hai bị thương tích cực kỳ nghiêm trọng. Mãi đến ngày 1/8, Nhật Bản mới chính thức tuyên chiến.
Ban đầu, chiến sự diễn ra trên đất Triều Tiên, nhưng quân Trung Quốc bại trận liên tiếp. Trong khi đó, nước này đang chuẩn bị cho lễ mừng thọ lục tuần rầm rộ cho thái hậu Từ Hy, nên tin dữ từ mặt trận thật là không đúng lúc. Hai tờ báo phát hành lớn nhất Trung Quốc là Shen-pao và Xinwen-pao đã làm tất cả những gì có thể để tạo ra hình ảnh quân Thanh tấn công thắng lợi. Nhiều khi, họ bóp méo thô bạo các sự kiện khi đưa tin rằng, các lực lượng Nhật thất bại và đang rút lui, trong khi tình hình thực tế hoàn toàn là ngược lại.
Tuy nhiên, sau khi chiến sự chuyển sang đất Trung Quốc, còn quân Nhật thì đổ bộ lên thành phố Uy Hải Vệ và chiếm giữ hạm đội Bắc Dương đóng ở đó, thất bại của Trung Quốc trở nên rõ ràng. Thanh triều quyết định đàm phán.
Một hòa ước sỉ nhục đối với Trung Quốc đã được ký kết tại thành phố Shimonoseki, ngày 17/4/1885. Theo văn kiện này, Trung Quốc đã chuyển giao cho Nhật Bản các đảo Đài Loan và Bành Hồ, cũng như bán đảo Liêu Đông, trả bồi thường chiến phí 200 triệu lạng bạc (1 lạng tương đương khoảng 37,5 g), mở cửa nhiều hải cảng cho hoạt động thương mại, trao cho Nhật Bản quyền xây dựng các xí nghiệp công nghiệp trên đất Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc còn thừa nhận nền tự chủ của Triều Tiên, điều này đem lại cho Nhật Bản không gian hành động trên lãnh thổ nước này. Hòa ước này cùng với các thất bại của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với các cường quốc phương Tây đã mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc thành một nước bán thuộc địa.
Kết quả cuộc chiến Nhật-Trung lần thứ nhất là tia lửa đã làm bùng lên ngọn lửa chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Đức, Pháp và Nga đã đòi Nhật Bản trao trả cho Trung Quốc bán đảo Liêu Đông để đổi lại các khoản tiền trả bổ sung. Tokyo đã buộc phải chấp nhận các yêu cầu của các cường quốc Âu châu và rút quân khỏi bán đảo trong năm 1895. Trong khi đó, Nga đã tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc khi ký công ước Nga-Trung năm 1898. Theo văn kiện này, Nga đã được thuê các cảng Port-Arthur (Lữ Thuận) và Đại Liên với các vùng biển lân cận trong vòng 25 năm, cũng như được quyền xây dựng các tuyến đường sắt đến các cảng này.
Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự bất bình của Nhật Bản, việc quân sự hóa và cuộc xâm lược của nước này chống Nga. Quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi: Nhật Bản bất mãn với việc quân Nga có mặt ở Mãn Châu Lý, năm 1903 đã nổ ra tranh chấp vì những vùng rừng tô nhượng của Nga ở Triều Tiên. Tuy vậy, Nhật Bản đã không thể tìm ra cớ chính thức để phát động cuộc xung đột và đêm 8 rạng sáng 9/2/1904 đã xảy ra điều gần giống như đã diễn ra 10 năm trước: hạm đội Nhật không hề tuyên chiến đã tấn công binh đoàn tàu Nga đang ở bến cảng bên ngoài của Lữ Thuận. Còn 10 tháng sau, sau cuộc chiến phòng ngự kéo dài và oanh liệt, lực lượng đồn trú của pháo đài này đã buộc phải đầu hàng quân Nhật.
Tổn thất lớn của quân Nga (trận Sandepu vào tháng 1/1905 và trận Phụng Thiên vào tháng 2/1905), các trận đánh lớn trên biển, cụ thể là trận đại chiến của hạm đội hai nước ở khu vực đảo Tsushima (trận hải chiến Đối Mã, tháng 5/1905), còn làm cho tình hình kinh tế-xã hội vốn căng thẳng ở Nga thêm trầm trọng. Vào giữa năm 1905, lực lượng của hai bên đều kiệt quê, dẫn đến ký kết hòa ước Porsmouth ngày 5/9.
Theo văn kiện, Nga đã chuyển giao cho Nhật Bản các quyền đối với bán đảo Liêu Đông (với các cảng Lữ Thuận và Đại Liên) và đối với một phần tuyến đường sắt Nam Mãn Châu Lý, Nhật Bản giành được phần nam Sakhalin và quyền đánh cá dọc theo bờ biển Nga trên các biển Nhật Bản, Bering và Okhot. Ngoài ra, hòa ước Porsmouth còn chấm dứt hiệu lực của các minh ước Nga-Trung: minh ước giữa đế quốc Nga và Trung Quốc năm 1896 và công ước Nga-Trung năm 1898 đã bị hủy bỏ.
Bất chấp điều đó, tham vọng của Tokyo vẫn chưa được thỏa mãn. Phái đoàn Nhật yêu cầu Nga trả chiến phí, giao nộp các tàu Nga bị giam giữ và hạn chế quân đội Nga tại Viễn Đông. Nhờ lập trường cứng rắn của người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng Nga Sergei Witte khi tuyên bố rằng, tại hội nghị không có kẻ thắng, người bại, Nhật Bản trước nguy cơ tiếp diễn chiến tranh đã buộc phải từ bỏ các yêu sách này.
Dân chúng Nhật Bản đã đáp lại hiệp ước Porsmouth bằng các cuộc biểu tình đông đảo ở Tokyo. Người dân phẫn nộ với việc các khoản chi phí lớn của Nhật cho chiến tranh sẽ không được đền bù đã phản đối chống hòa ước nhục nhã đối với họ. Những cuộc biểu tình, phản đối đã dẫn tới sự từ chức của Thủ tướng Katsura Tarō vào tháng 1/1906, nhưng làn sóng phẫn nộ của dân chúng cũng không chịu yên. Trong 13 năm tiếp đó, Nhật Bản sẽ hứng chịu hàng loạt các hoạt động phản đối, cuối cùng biến thành “cuộc nổi loạn giá gạo” năm 1918, khi 10 triệu người ở 42 tỉnh nổi loạn phản đối giá gạo tăng.
Thế chiến II đã đặt dấu chấm hết cho những tham vọng quân phiệt của Nhật. Bản hiến pháp hòa bình do người Mỹ áp đặt cho Nhật Bản đã loại trừ khả năng Nhật Bản tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào, còn nay rõ ràng là Nhật đang muốn có lại khả năng đó. Tuy nhiên, David Pilling viết: “Tôi không tiên đoán chiến tranh, nhưng tình thế không hề đáng vui mừng: trong tương lai gần, tôi không thấy cách nào giải quyết nó”. Bình luận viên của The Financial Times cho rằng, Nhật Bản dự định chọn sử dụng “sức mạnh mềm” làm điểm tựa chính, tức là phổ biến các giá trị văn hóa, truyền thống và tư tưởng của mình trong dân chúng các nước khác.
“Mặc dù trên thế giới không có cái gì yếu hơn và mềm hơn nước, nhưng nó có thể phá hủy cái cứng nhất. Trên thế giới không có cái gì có thể thắng được nước vì nó mềm và yếu hơn mọi thứ”, khái niệm “sức mạnh mềm” đã được nêu như thế trong cổ thư Đạo đức kinh của Trung Hoa cổ đại (thế kỷ IV-III TCN). Trung Quốc từ năm 2004 đã chính thức chọn sử dụng “sức mạnh mềm” và hiện nay đang tích cực áp dụng chiến lược này vào cuộc sống. Dường như, nhân loại sẽ chứng kiến một trận đánh giữa đất nước Mặt trời mọc và Trung Quốc cả trong lĩnh vực này.
Nguồn: Lenta, 25.7.2014.
10. Trận oanh tạc Guernica
Cuộc xung đột lớn duy nhất diễn ra trong thời gian tạm lắng ở châu Âu giữa hai cuộc thế chiến là cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tất nhiên, những cuộc chiến tranh không ngừng giành độc lập đã diễn ra ở một số nước châu Á trong nhiều thập kỷ, nhưng không cuộc chiến nào leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, trừ cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Đây là một cuộc nội chiến điển hình: Một phe gồm các phần tử dân tộc chủ nghĩa do tướng Francisco Franco cầm đầu chiến đấu với phe khác khác là phe Cộng hòa, những người bảo vệ chính phủ cánh tả. Và giống như hầu hết các cuộc nội chiến, các nước láng giềng đã thấy ở đây một cơ hội để can thiệp và tập trung lực lượng của mình. Kết quả là Liên Xô xông vào trợ giúp phe Cộng hòa bằng cách cung cấp cho họ máy bay tiêm kích Polikarpov và máy bay ném bom Tupolev SB- 2. Nước Italia, dưới quyền Mussolini, thì hỗ trợ cho Franco. Tuy nhiên, phe dân tộc chủ nghĩa còn xin sự giúp đỡ từ một đồng minh xa ghê gớm hơn, đó là Đức. Đang tìm kiếm cớ để chuyển hướng sự chú ý của quốc tế khỏi quá trình tái vũ trang quân đội của mình, nước Đức đã nhảy vào giúp đỡ. Đức gửi gần 19.000 lính tình nguyện đến Tây Ban Nha, chủ yếu là từ Không quân Đức, và họ đã hình thành lực lượng được gọi là Condor Legion.
Bất chấp nguồn gốc có vẻ nghiệp dư của mình, các máy bay ném bom của Condor Legion đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica ở miền bắc Tây Ban Nha vào ngày 26 tháng 4 năm 1937. Mặc dù Guernica hầu như không có bất kỳ giá trị chiến lược nào từ góc độ quân sự, cuộc tấn công có mật danh Chiến dịch Rügen này đã làm thay đổi quan điểm của thế giới về tiềm năng của máy bay ném bom. Trong hơn ba giờ, các máy bay ném bom Đức Heinkel He-111 được các máy bay tiêm kích hộ tống đã trút xuống thị trấn nhỏ này 45.000 kg bom nổ mạnh và bom cháy, tàn sát gần 1/3 dân cư và làm bị thương một ngàn người. 70% thị trấn đã bị phá hủy và những đám cháy gây ra bởi bom cháy đã kéo dài trong ba ngày.
Đối với nước Đức, cuộc tấn công này là một thắng lợi lớn vì họ đã coi điều này chủ yếu là một cơ hội để kiểm tra quân đội và vũ khí trang bị của mình. Đây cũng là ví dụ đầu tiên của một chiến thuật của Đức Quốc xã mà sau này được gọi là ném bom rải thảm. Ngoài ra, cuộc tập kích này đã làm cho nhiều nước châu Âu khác sợ hãi nước Đức và khiến dễ chiều theo các yêu cầu của Đức hơn.
Trận ném bom Guernica là đề tài của một bức tranh phản chiến nổi tiếng của Pablo Picasso.
9. Cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan
Blitzkrieg hay cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan đã mở đầu Thế chiến II vào ngày 1/9/1939. Blitzkrieg là một chiến lược tác chiến đấu chưa từng thấy trước đây. Nó hoàn toàn dựa vào tốc độ, sự khéo léo và tính bất ngờ và đặc biệt dùng để tạo ra cú sốc tâm lý và reo rắc sự hỗn loạn trên toàn lãnh thổ kẻ thù. Một sự kết hợp đáng gờm của Không quân Đức (Luftwaffe), được hỗ trợ bởi lực lượng mặt đất đã tỏ ra quá mạnh để quân Ba Lan vốn chuẩn bị kém có thể đối phó. Các máy bay tiêm kích tốt nhất trong kho vũ khí của Ba Lan là PZL P.11 được đè bẹp hoàn toàn bởi các máy bay Messerschmitt dũng mãnh về tốc độ, sức cơ động và khả năng tấn công.
Tuy nhiên, Ba Lan đã tổ chức một cuộc chiến kiên cường. Mặc dù sự phòng thủ của họ cuối cùng đã thất bại, các máy bay P.11 đã tiêu diệt được 126 máy bay của Không quân Đức. Bộ Tuyên truyền Đức quốc xã đã to tiếng khóc cười với thắng lợi của Đức và tuyên bố rằng, Không quân Ba Lan đã bị tiêu diệt trên mặt đất ngay trong ngày đầu tiên của chính nó. Điều đó khác xa sự thật. Các máy bay P.11 trên thực tế đã chiến đấu hiệu quả để bảo vệ thủ đô Varsava của Ba Lan. Một số máy bay ném bom Heinkel của Đức đã bị phá hủy và các phi công Ba Lan đã áp dụng các biện pháp tuyệt vọng để cứu nước, kể cả lao máy bay của họ vào máy bay Đức trước khi nhảy dù. Họ đã không thể cầm cự được lâu, và ngay sau đó, quân đội Liên Xô vượt qua biên giới vào Ba Lan.
Không quân Ba Lan đã tiếp tục chiến đấu. Nhiều phi công liều lĩnh và dũng cảm đã cất cánh lên bầu trời để đươn độc giao chiến với các đội hình tiêm kích đông đảo của Đức trong những phi vụ thực tế là tự sát. Các phi công Ba Lan khác chạy khỏi Ba Lan để tiếp tục chiến đấu từ các quốc gia bạn bè và gia nhập vào các lực lượng không quân khác như của Pháp và Không quân Hoàng gia Anh.
Blitzkrieg của Đức chống Ba Lan là đầu tiên của hàng loạt các cuộc tấn công sau đó nhằm vào Bỉ, Hà Lan và Pháp trong quá trình Thế chiến II. Sức mạnh tuyệt đối của cỗ máy chiến tranh Đức đã gây ra những làn sóng choáng váng trên khắp châu Âu.
8. Trận chiến nước Anh
Tháng 6/1940, các nước châu Âu Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và Pháp thất trận trước chiến lược chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg của Đức. Đó là lúc Hitler quyết định dốc toàn lực đánh bại nước Anh hùng mạnh. Điều đó đã tạo ra sân đấu cho một trong những trận không chiến hoành tráng nhất trong lịch sử loài người và đã đưa hai trong số các tiêm kích nổi tiếng nhất của Anh là Supermarine Spitfire và Hawker Hurricane lên đỉnh cao danh tiếng. Trở ngại chính cho cuộc xâm lược của Đức là eo biển Măngsơ và ưu thế hải quân vượt trội của người Anh trên biển. Do đó, Hitler đã quyết định trước hết là giành quyền kiểm soát bầu trời và sau đó tiến hành một cuộc đổ bộ lên quần đảo Anh.
Không quân Đức (Luftwaffe) đã phái một lực lượng tấn công khổng lồ, gồm 1.300 máy bay ném bom, máy bay ném bom bổ nhào và 1.200 máy bay tiêm kích một và hai động cơ. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) chỉ có trong tay một số lượng máy bay nhỏ hơn nhiều, chỉ gồm 600 tiêm kích tuyến đầu (Spitfire và Hurricane). Nhưng quân Đức thiếu sự tổ chức và bị bất ngờ trước công nghệ radar ưu việt của Anh đã cảnh báo cho RAF vị trí và thời gian Luftwaffe sẽ tấn công một thời gian dài trước khi các cuộc không kích thực sự xảy ra. Trong tháng 7 và 8, các cuộc tấn công đường không của Đức chỉ giới hạn ở các hải cảng và phi trường, các vị trí của Bộ chỉ huy Tiêm kích (Fighter Command) và các trạm radar trong nỗ lực để làm tê liệt sự phòng ngự của Anh. Mặc dù, nước Anh bị tổn thất nhiều phi công trẻ tài ba, nhưng Không quân Đức cũng chịu thiệt hại nặng nề. Gần 600 máy bay Messerschmitt và Heinkel đã bị RAF loại khỏi vòng chiến. Sau đó, nước Anh đã trả đũa bằng cuộc không kích bất ngờ vào Berlin. Điều đó làm Hitler nổi điên và ra lệnh cho Luftwaffe chuyển trọng tâm từ các vị trí của Bộ chỉ huy Tiêm kích sang tấn công London.
Cuộc tấn công vào London đã gây ra thương vong rất lớn cho thường dân, nhưng đã giúp Bộ chỉ huy Tiêm kích có thời gian tái tập hợp và tái tổ chức lực lượng. Sự dũng cảm tuyệt vời mà người Anh thể hiện thật đáng kinh ngạc và đầy cảm hứng. Dường như toàn bộ dân chúng sẵn sàng chiến đấu đến cùng bằng mọi phương tiện để đánh bại quân Đức. Tinh thần của người dân Anh có thể được tóm tắt trong những lời nói của Sir Winston Churchill “Chúng ta sẽ không đầu hàng hay thất bại. Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng. Chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp và trên các biển và đại dương; chúng ta sẽ chiến đấu với sự tự tin ngày càng tăng và sức mạnh ngày càng gia tăng trên không. Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá; chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển, các bãi đổ bộ, trên các cánh đồng, các đường phố và trên những ngọn đồi. Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng và thậm chí nếu, điều mà tôi hiện không tin, hòn đảo này hoặc một phần lớn của nó bị chinh phục và đói khát, thì đế chế của chúng ta ở hải ngoại được vũ trang và bảo vệ bởi Hạm đội Anh sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu tranh...”.
Cuối cùng, các tiêm kích Đức được tổ chức lỏng lẻo, mặc dù đông hơn về số lượng, đã không sánh được các tiêm kích Spitfire và Hurricane có kỷ luật của Anh và đã bị bắn hạ một cách có hệ thống. Quân Đức đã tổn thất các máy bay tiêm kích với tốc độ nhanh hơn so với khả năng công nghiệp của họ có thể sản xuất ra chúng. Hitler cuối cùng hủy bỏ cuộc tấn công; cuộc xâm lược Anh của Đức đã bị hoãn vô thời hạn.
7. Không kích phá các đập nước của Đức
Phi đội 617 là phi đội nổi tiếng nhất của RAF trong Thế chiến II và điều đó không phải là không có lý do. Dưới sự chỉ huy của phi công tiêm kích thiện chiến, Tư lệnh Phi đoàn Guy Gibson, họ đã tham gia vào một trong những cuộc tấn công thú vị nhất trong lịch sử không quân. Đây là một phi vụ đặc biệt, rất bí mật có mật danh Chiến dịch Chastise nhằm phá vỡ 3 cái đập quan trọng nhất của nước Đức đang ngăn giữ hơn 300 triệu tấn nước quan trọng sống còn đối với công nghiệp Đức. Những cái đập này là Möhne, Eder và Sorpe, quân Đức đã bố trí các hệ thống phòng không mạnh tại các đập này. Để thực hiện thành công cuộc tấn công, các máy bay ném bom của RAF bằng mọi giá sẽ phải né tránh hỏa lực phòng không. Đường tiếp cận đã được vạch ra khéo léo và sự đầu tư trí lực cho chiến dịch là vô cùng lớn.
Các máy bay ném bom sẽ bay về hướng các đập nước khi vẫn giữ độ cao bay cực nhỏ, gần như sát mặt nước. Điều này sẽ đảm bảo rằng, toàn bộ hỏa lực phòng không sẽ bắn vọt qua các máy bay khiến chúng không bị thương tổn. Loại bom sử dụng là loại bom quay đặc biệt sẽ bật trở lại khi rơi xuống mặt nước giống như đá thia lia. Trước khi thả, bom sẽ được quay lên đến tốc độ 500 vòng/phút trong khoang bom để khi chạm mặt nước, bom sẽ trượt trên bề mặt chứ không chìm. Tổ lái phải thả bom ở tốc độ bay đúng 345 km/h và độ cao đúng 18,3 m trên mặt nước. Hơn nữa, quả bom phải chạm vào mặt nước đúng ở điểm cách tường đập 388 m với độ lệch không quá 6%.
Loại máy bay được chọn không gì khác chính là Lancaster huyền thoại, một trong những máy bay ném bom tốt nhất trong biên chế của RAF. 19 chiếc Lancaster đã cất cánh với 133 thành viên tổ lái và đã phá thành công 2 đập Möhne và Eder. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào các đập Sorpe và Schwelme thất bại do trục trặc kỹ thuật. Nhưng các máy bay Lancasters không tránh khỏi thiệt hại. Thậm chí 1 chiếc Lancaster đã đâm xuống biển vì bay quá thấp. Trong số 19 chiếc Lancasters xuất kích, 8 chiếc và 56 thành viên tổ lái đã không trở lại. 5 trong số 8 chiếc bị bắn rơi trên đường bay đến mục tiêu hoặc bị tai nạn, 2 chiếc bị tiêu diệt khi tấn công, 1 chiếc bị bắn rơi trên đường trở về và 2 chiếc khác bị thương nặng nên phải từ bỏ nhiệm vụ. Tuy nhiên, hầu hết những gì trù tính đã đạt được. Nạn lụt nghiêm trọng xảy ra ở nơi đẩm Möhne bị phá thủng và việc cấp điện và giao thông đường sắt bị gián đoạn. Lụt tương tự và mất điện cũng đã xảy ra ở chỗ đập Eder bị phá vỡ. Tuy nhiên, người Đức đã tiến hành công tác sửa chữa nhanh một cách đáng kinh ngạc và 20.000 người đang làm việc trên công trường xây dựng phòng tuyến Bức tường Đại Tây Dương đã được điều đến sửa chữa các đập bị phá vỡ.
Với chiến công này, Phi đội 617 đã đi vào lịch sử là những người phá đập (Dambusters) huyền thoại. Gibson đã được tặng Huân chương Victoria Cross cho thành tích chỉ huy xuất sắc của mình và trở thành một anh hùng dân tộc. Đáng tiếc là ông đã sống sót qua cuộc chiến và đã hy sinh trong một chiếc máy bay De Havilland Mosquito trong một cuộc oanh tạc khác.
6. Trận Trân Châu Cảng
Cuộc tấn công lịch sử vào Trân Châu Cảng là một trong những cuộc không kích bất ngờ và đáng kinh ngạc nhất từng xảy ra trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Ngày 7/12/1941, những làn sóng máy bay ném bom Nhật Bản, được hỗ trợ bởi những đàn máy bay tiêm kích bắn phá đã bị phát hiện trên thành lũy của Hải quân Mỹ ở Hawaii được gọi là Trân Châu Cảng. 353 máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và máy bay phóng lôi chiến đấu của Nhật Bản xuất phát từ các tàu sân bay Nhật Bản đã tàn phá lực lượng Hải quân Mỹ hoàn toàn bất ngờ.
Cuộc tiến công có ý đồ đánh đòn phủ đầu nhằm tiêu diệt các đơn vị trọng yếu của hạm đội Mỹ và để ngăn chặn Mỹ cạnh tranh với Nhật Bản trong cuộc chinh phục lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan và Malaya. Ngoài ra, Nhật cũng hy vọng cuộc tấn công sẽ cho Nhật Bản đủ thời gian để củng cố chỗ đứng và giúp đặt toàn bộ khu vực Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của Nhật một cách dễ dàng. Mục tiêu chính là các chủ lực giáp hạm danh giá vốn là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ đã bị tổn thất nghiêm trọng: 4 chủ lực hạm chủ yếu bị đánh chìm, 3 tàu khu trục, 3 tàu tuần dương và 1 tàu rải lôi cũng chịu số phận tương tự; gần 200 máy bay Mỹ bị phá hủy và gần 2.500 người thiệt mạng và hơn một ngàn người bị thương. Thiệt hại của Nhật Bản ít hơn nhiều: họ chỉ mất 29 máy bay và 5 tàu ngầm mini và 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng cũng là ví dụ đầu tiên về một cuộc tấn công đường không quân sự mạnh mẽ không khởi xướng từ đất liền mà từ các tàu sân bay. Tuy nhiên có hai nhược điểm chính với Trân Châu Cảng mà người Nhật thường bỏ qua hoặc cố tình không xem xét. Một là, khoảng cách gần gũi của các bến cảng với bờ nên hầu hết các chiến tàu đều ở vùng nước nông. Điều này cho phép trục vớt và sửa chữa một số tàu bị chìm và hư hỏng, và số lượng người thương vong ít hơn nhiều so với những gì người Nhật trông đợi. Bất lợi thứ hai là 3 tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào thời điểm đó, nếu chúng mà bị hư hỏng hoặc bị đánh chìm thì tổn thất của Mỹ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng tự động đi đến đỉnh điểm bằng việc Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản vào ngay ngày hôm sau. Điều này đã bắt đầu một chuỗi các liên minh ngoại giao, và không lâu sau, nước Đức quốc xã và Italia phát xít cũng đã tuyên chiến với Mỹ. Chính sách của Mỹ bí mật hỗ trợ cho Vương quốc Anh đã chuyển thành một liên minh tích cực và như vậy nước Mỹ hùng mạnh đã bước vào Thế chiến II.
5. Hai trận ném bom nguyên tử
Cuối năm 1944, Mỹ bắt đầu các cuộc oanh tạc quy mô lớn vào Nhật Bản, và vào tháng 5/1945, nhiều thành phố chủ chốt của Nhật Bản bị tàn phá thành đống đổ nát. Trong khi đó, chính phủ Mỹ đã chi 2 triệu USD và gần 200.000 người đã làm việc ngoài giờ cho dự án Manhattan, dự án bí mật có nhiệm vụ duy nhất là chế tạo một loại siêu vũ khí, khác với bất kỳ loại vũ khí nào khác trong lịch sử loài người - đó là bom nguyên tử. Sau khi một số vụ thử nghiệm sơ bộ loại bom có tính cách mạng này, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Paul Tibbets, một nhóm tuyệt mật đã được lựa chọn cẩn thận và được đào tạo đặc biệt chỉ để làm một việc là thả bom nguyên tử.
B-29 là sự lựa chọn tự nhiên làm máy bay ném bom nguyên tử, vào năm 1944, đây là máy bay ném bom công nghệ tiên tiến nhất thế giới, và 15 chiếc B-29 đã được sửa đổi đặc biệt để mang bom hạt nhân. Tibbets và tổ lái của ông đã được huấn luyện cho nhiệm vụ trọng trách này, bao gồm bay ở độ cao lớn, dẫn đường tầm xa, cũng như tuyến đường rút nhanh. Việc rút nhanh là cần thiết vì bom nguyên tử nổ sẽ tạo ra sóng xung kích lớn lan xa và rộng và sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng kể cả các máy bay ném bom nếu không xem xét tính toán. Ba mục tiêu đã được lựa chọn là Hiroshima, Kokura và Nagasaki. Và cuộc tấn công đã được lên lịch vào tháng 8/1945 nếu thời tiết cho phép.
Ngày 6/8, chiếc B-29 mang tên Enola Gay do Tibbets đích thân điều khiển đã cất cánh từ một căn cứ bí mật ở Tinian trên Thái Bình Dương, chỉ cách Tokyo 1.450 hải lý. Đúng 8 giờ 15 phút sáng, nó thả quả bom Little Boy nặng 4.406 kg xuống Hiroshima. Khi quả bom phát nổ, cả máy bay rung lắc dữ dội khi sóng xung kích ập đến nó trong không trung. Robert Lewis, phi công phụ của Tibbets kinh hoàng nhìn đám mây nấm bùng lên từ mặt đất bên dưới. Những lời duy nhất thoát khỏi miệng ông là “Lạy Chúa tôi, chúng ta đã làm cái gì thế này?”.
Quả bom thứ hai có tên Fat Man (và là quả bom nguyên tử cuối cùng trong kho vũ khí của Mỹ lúc đó) đã được thả vào ngày 9/8 bằng chiếc B-29 có tên Bockscar xuống thành phố công nghiệp Nagasaki. Mục tiêu dự kiến tấn công là Kokura, nhưng do những đám mây che khuất thành phố, nê mục tiêu thứ ba đã được chọn. Khi quả bom phát nổ, chiếc Bockscar run rẩy trong không trung và một trong các thành viên tổ lái sau đó nói như thể chiếc máy bay đã “bị đánh bằng một cái cột điện thoại”.
Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14/8. Sự kết thúc của Thế chiến II đã bắt đầu. Tuy nhiên, thời đại nguyên tử chỉ mới bắt đầu.
4. Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Triều Tiên đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến tranh trên không bởi vì đây sẽ là lần đầu tiên các máy bay tiêm kích tham gia tích cực trong các trận chiến trên không. Trong khi các máy bay phản lực sơ khai đã được Đức phát xít sử dụng trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II, chúng đã không thực sự đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên là chiến tranh đầu tiên đã đẩy máy bay phản lực chống lại máy bay phản lực.
Chiến tranh nổ ra khi Bắc Triều Tiên tiến quân xuống Nam Triều Tiên vào tháng 6/1950. Để đối phó với Bắc Triều Tiên, Mỹ đã trợ giúp Hàn Quốc bằng các máy bay tiêm kích cánh thẳng Mustang. Trung Quốc đã vội vã chi viện Bắc Triều Tiên, còn Liên Xô thì cung cấp hỗ trợ quân sự. Những ngày đầu của cuộc chiến sẽ chứng kiến những trận không chiến giữa các máy bay Mustang của Mỹ và Lavochkin La-7 của Liên Xô. Sau đó, khi Liên Hiệp Quốc can thiệp để hỗ trợ Hàn Quốc, những trận chiến giữa các máy bay phản lực trở nên ác liệt hơn và các máy bay tiêm kích hiện đại hơn đã được tung vào cuộc chiến. Trong số đó có F-80 Shooting Star và F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô.
Trận tỷ thí đầu tiên giữa Sabre và MiG-15 xảy ra vào tháng 12/1950 khi 4 chiếc Sabre chặn đánh 4 chiếc MiG ở độ cao hơn 25.000 ft trên mực nước biển. Sau đó, 8 chiếc Sabres đã chặn đánh 15 chiếc MiG và các máy bay tiêm kích Mỹ đã bắn hạ tất cả 6 chiếc MiG trước khi rút lui. Không quân Australia cũng tham chiến, ban đầu là gửi các máy bay F-51 Mustang, sau đó là F-8 Gloster Meteor. Tuy nhiên, các máy bay này không thể địch nổi MiG-15 vượt trội hơn và đã dễ dàng bị đánh bại trong nhiều trận giao chiến. Các máy bay của Liên Hợp Quốc cũng đã khiến Liên Xô ngán ngại. Các máy bay Hawker Sea Fury của Anh đã nhảy vào bảo vệ Hàn Quốc đã bắn hạ nhiều máy bay của phe Bắc Triều Tiên nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Mỹ.
Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Không quân Mỹ đã thiệt hại 103 máy bay và giành được không dưới 753 chiến thắng (?). Cuộc chiến tranh này như vậy đã chứng minh hiệu quả của máy bay tiêm kích trên vũ đài quốc tế. Nó cũng báo trước kỷ nguyên máy bay tiêm kích cánh xuôi như Sabre và MiG-15.
3. Các cuộc không kích Black Buck ở quần đảo Manvinas/Falklands
Quần đảo Falkland đã nằm dưới sự cai trị của Anh kể từ năm 1833. Tuy nhiên, Argentina, trong một nỗ lực để giành lại chủ quyền đối với quần đảo, đã đổ quân chiếm lại vào năm 1982. Các chiến dịch của Anh để giành lại quyền kiểm soát đã được với nhiều khó khăn do khoảng cách quá xa. Khi Lực lượng đặc nhiệm Anh được triển khai đến chiến trường, người ta thấy cần phải làm tê liệt hệ thống phòng không của Argentina trên quần đảo Malvinas. Họ bắt buộc phải phá hủy đường băng của Argentina tại Port Stanley để Không quân Argentina không thể sử dụng nữa. Ngoài ra, còn phải loại khỏi vòng chiến các trạm radar rất quan trọng của Argentina để các tiêm kích của Anh có thể tấn công mà không bị phát hiện trước.
Các phi vụ phải thực hiện trong vòng bí mật tuyệt đối và xuất phát từ lãnh thổ thân thiện. Điều đó đã khiến người Anh phải di chuyển căn cứ xuất phát tấn công của họ đến một hòn đảo nhỏ ở Đại Tây Dương là đảo Ascension. Đây cũng chẳng hề là vị trí “gần” với Falklands, chính xác là gần 6.100 km, và các phi vụ ném bom ở khoảng cách lớn như vậy chưa ai từng cố thực hiện. Máy bay ném bom được lựa chọn là Avro Vulcan, một máy bay ném bom phản lực biểu tượng của Anh thời hậu Thế chiến II.
Các phi vụ bay đến Falklands để tiêu diệt đường băng ở Port Stanley và 2 trận địa radar có mật danh là Chiến dịch Black Buck. Có tổng cộng 5 phi vụ được thực hiện, và sự tham gia của hậu cần thật kinh ngạc. Mỗi phi vụ bay 2 chiều là gần 13.000 km - dài nhất trong lịch sử nhân loại. Các máy bay Vulcan tham gia Black Buck đã được tiếp dầu nhiều lần trong các chuyến bay dài đến Falklands và trở về. Việc tiếp dầu do các máy bay tiếp dầu Victor của Không quân Hoàng gia thực hiện bằng các ống tiếp dầu.
Hai chiếc Vulcan cất cánh vào ngày 30/4/1982. Mỗi chiếc mang 21 quả bom cỡ 1.000 bảng. Đó là một hành trình dài 8 giờ đến Falklands, và các máy bay Vulcan đã được hộ tống bởi không dưới 11 máy bay tiếp dầu Victor. Một chiếc Vulcan gặp trục trặc kỹ thuật nên phải bay về căn cứ. Do đó, thực hiện phi vụ chỉ còn một chiếc Vulcan được bay kèm bởi số lượng Victor ngày càng giảm khi bay đến lãnh thổ đối phương. Chiếc Victor cuối cùng bơm quá nhiều nhiên liệu cho chiếc Vulcan còn lại để nó có thể bay đến phạm vi 400 hải lý cách đảo Ascension, nơi một chiếc Victor mới sẽ đến và tiếp dầu cho chiếc Vulcan hết dầu đang trở về.
Khi cách Stanley gần 500 km, chiếc Vulcan đơn độc hạ xuống độ cao dưới 100 m so với mực nước biển để tránh bị phát hiện. Khi còn cách mục tiêu khoảng 40 km, nó thực hiện thao tác cơ động ném bom cuối cùng. Máy bay leo lên độ cao hơn 3.000 ft và chuẩn bị sẵn sàng. Sau đó, khi cách Stanley 10 km, một radar phòng không bị phát hiện. Nó đã nhanh chóng bị gây nhiễu bằng một thiết bị do Mỹ cung cấp để trang bị cho Vulcan. Toàn bộ 21 quả bom đã được thả xuống theo đường chéo trên đường băng.
Đường băng đã bị phá hủy và Argentina đã bị sốc và lo sợ. Nếu các máy bay ném bom Anh có thể tấn công Falklands, thì không gì có thể ngăn được chúng oanh tạc Argentina. Các cuộc tấn công Black Buck đã thành công.
2. Chiến dịch El Dorado Canyon
Sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ vào năm 1986, các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, họ có bằng chứng “không thể chối cãi” là các vụ việc này đều đã được tài trợ bởi Libya. Chiến dịch El Dorado là phản ứng của Mỹ đối với mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng này. Chiến dịch này bao gồm một phi vụ đánh bom xuất phát từ Anh của Không quân Mỹ, thậm chí còn có tầm bay xa hơn Chiến dịch Black Buck Raid năm 1982. Công tác bảo đảm hậu cần cho phi vụ còn trở nên phức tạp hơn khi Pháp, Italia, Đức và Tây Ban Nha từ chối hợp tác với Mỹ. Chỉ có Anh sẵn sàng cung cấp lãnh thổ để làm ăn cứ cho Không quân Mỹ.
Loại máy bay ném bom được chọn thực hiện phi vụ này là F-111 bay thấp, có tốc độ rất lớn. Mặc dù đây là một máy bay ném bom rất tiên tiến, nó không hề được thiết kế để thực hiện các phi vụ xa như vậy. Chiến dịch El Dorado Canyon sẽ bao gồm một chuyến bay hai chiều dài 6.400 hải lý, đòi hỏi mất 13 giờ bay và không dưới 12 lần tiếp dầu cho mỗi chiếc trong số 24 chiếc F-111. Đó là một phi vụ đầy tham vọng với hầu như không có chỗ cho sai sót.
Các mục tiêu đã được lựa chọn thông qua công tác lên kế hoạch chung giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Có 2 mục tiêu ở Benghazi, một trung tâm huấn luyện khủng bố và một sân bay. Có 3 mục tiêu khác trong thành phố Tripoli là trại huấn luyện khủng bố đường biển, căn cứ không quân Wheelus và trại lính Azziziyah.
24 chiếc F-111 rời lãnh thổ Anh vào ngày 14/4/1986, 6 trong số đó là máy bay dự phòng và sau đó đã quay về. Hải quân Mỹ đã phát động một cuộc tấn công đồng thời bằng các máy bay ném bom A-6E và F/A-18 Hornet. Mặc dù các cuộc đình công đã thành công và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các mục tiêu then chốt của Libya, đây không phải là một phi vụ dễ dàng. Phòng không Libya là một hệ thống tiên tiến hầu như ngang bằng về công nghệ với hệ thống phòng không Liên Xô.
Trong số 18 chiếc F-111 bay về hướng Libya, 5 chiếc đã phải hủy bỏ nhiệm vụ, vì vậy số lượng giảm xuống còn 13 và chúng cuối cùng đã bay đến Tripoli. Trại lính Azziziyah bị trúng 3 quả bom, trong khi 1 quả bom đánh trúng trại khủng bố Sidi Balai, 2 quả bom khác đánh trúng sân bay Tripoli và phá hủy nhiều máy bay trên mặt đất.
Cuộc tấn công đã kết thúc chỉ trong vòng 10 phút và 12 chiếc F-111 trở về đất Anh bằng chặng bay dài. Mỹ đã mất 1 chiếc F-111 trong các cuộc tấn công, có thể là do bị một tên lửa phòng không Libya bắn trúng, tổ lái chiếc máy bay này thiệt mạng.
Cuộc tập kích được coi là thành công. Nó đã không lật đổ được Gadaffi, nhưng đã chấm dứt được các cuộc tấn công khủng bố do Libya tài trợ nhằm vào Mỹ.
1. Chiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh vùng Vịnh đã chứng kiến việc sử dụng một số máy bay ném bom tiên tiến nhất thời đó. Một ngày sau khi thời hạn chót mà Liên Hiệp Quốc đã đặt ra cho Iraq rút khỏi Kuwait, liên quân đã phát động một trong chiến dịch không kích lớn nhất mọi thời đại. Chiến dịch này do các lực lượng của Mỹ, Saudi Arabia, Pháp, Italia và lực lượng Kuwait tự do, cũng như một số nước Arab tiến hành.
Máy bay tiêm kích tàng hình F-117 của hãng Lockheed đã được sử dụng trong chiến dịch này. Các máy bay F-117 đã bay trên Baghdad và phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát quan trọng. Lực lượng phòng không Baghdad chỉ bắn hú họa vì F-117 không thể bị nhìn thấy do nó có công nghệ tàng hình vượt trội. Sau đó, B-52, một trong loại máy bay ném bom lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử, đã nhập cuộc tấn công. Chúng đã bay trên chặng đường 2 chiều hơn 22.000 km trong gần 35 giờ, dài nhất tính đến thời điểm đó. Các tiêm kích-bom khác đã cùng tham gia không kích và hầu hết các hệ thống phòng thủ của Iraq nhanh chóng bị đánh tê liệt và bị gây nhiễu.
Trong hơn 1 tháng, máy bay liên quân liên tục đánh bất kỳ mục tiêu nào có khả năng gây ra đe dọa. Ngay trong ngày đầu tiên của Chiến dịch Bão táp Sa mạc, các trung tâm chỉ huy mặt đất của Iraq và các hệ thống phòng không đã bị phá hủy. Đó là lúc các máy bay tiêm kích nhập cuộc. Các máy bay Jaguar, F-16 và F/A-18 tàn phá một cách hệ thống tất cả những cứ điểm Iraq còn lại. Các máy bay ném bom Tornado của Không quân Hoàng gia Anh cũng đã bay đến tàn phá tất cả những gì còn lại ở Iraq. Sau đó, các tốp máy bay Buccaneer và Tornado sử dụng các thùng laser chiếu xạ và tên lửa để tiêu diệt tất cả các cầu đường bộ quan trọng trên khắp Iraq. 20 cây cầu bắc qua sông Tigris và Euphrates đã bị phá hủy, cắt đứt tất cả các tuyến đường cung cấp và thông tin liên lạc với lực lượng quân đội Iraq ở Kuwait.
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến, các máy bay B-52 của Mỹ đã tấn công lực lượng mặt đất của Iraq, chủ yếu là các sư đoàn tại Kuwait và miền nam Iraq. Ngày 3/3/1991, Iraq cuối cùng đã chấp nhận ngừng bắn.
Chiến tranh vùng Vịnh này đã cho thấy tiềm năng của máy bay ném bom hiện đại trong việc tàn phá toàn bộ và đánh bại cả quốc gia. Iraq đã học được điều đó bằng một cách khó khăn.
Nguồn: 10 Air Attacks that Shook the World / Subhayan Mukerjee // Listverse, 16.8.2011
Trung-Nhật: Trận hải chiến định mệnh
VietnamDefence -
Trận hải chiến Nhật-Trung 120 năm trước đã ảnh hưởng thế nào đến lịch sử hai nước.
Trận đánh cửa sông Áp Lục (tranh khắc gỗ Nhật Bản) |
Ngày 25/7/1894, đúng 120 năm trước, đã xảy ra trận đánh ở vịnh Asan (trận Phong Đảo) - trận đánh đầu tiên của cuộc chiến tranh Nhật-Trung năm 1894-1895. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Nhật Bản và việc ký kết hiệp ước Shimonoseki (hiệp ước Mã Quan) - văn kiện đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa. Dưới đây, ta sẽ nhớ lại những sự kiện chính của cuộc chiến tranh Nhật-Trung lần thứ nhất, cũng như ảnh hưởng của nó đối với các sự kiện diễn ra sau đó trên trường quốc tế.
“Trong lịch sử đã có những tình huống khi mà trên thế giới đã tồn tại hoặc là một Trung Quốc mạnh và một Nhật Bản yếu, hoặc là một Nhật Bản mạnh và một Trung Quốc yếu. Tuy vậy, chúng ta còn chưa gặp phải tình huống cả Trung Quốc và Nhật Bản đều là các quốc gia hùng mạnh”, Trưởng Ban Á châu tờ The Financial Times, ông David Pilling đã viết như vậy cách đây không lâu lắm.
Nhật Bản trên thực tế mới đây cũng đã thể hiện ảnh hưởng gia tăng của mình khi từ bỏ chính sách hòa bình trước đây: Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, Tokyo định xem xét lại hiến pháp hòa bình áp đặt cho Nhật sau Thế chiến II. Bộ luật cơ bản hiện hành của Nhật do các chuyên gia Mỹ soạn thảo tuyên bố Nhật từ bỏ chiến tranh như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế, và tức là từ bỏ việc thành lập lục quân, hải quân và không quân. Từ nay, Nhật Bản định đi theo đường lối đối ngoại tích cực và tự chủ bảo đảm an ninh của mình trên trường quốc tế. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, sự va chạm lợi ích của Trung Quốc và Nhật Bản là tất yếu.
Tàu khu trục tên lửa của hải quân Trung Quốc (THX, Wu Dengfeng / AP) |
Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện chính trị-quân sự của mình trong khu vực nhằm giành quyền kiểm soát biển Hoa Đông và Biển Đông. Nước này tham gia tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực tích cực với Philippines (vì bãi cạn Scarborough), với Việt Nam (vì các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa).
Mới năm ngoái, ông Shinzo Abe đã đi thăm các nước ASEAN này và tuyên bố rằng, ông dự định hỗ trợ tất cả các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, chẳng hạn bằng cách trang thiết bị, huấn luyện quân đội và cấp tín dụng quy mô lớn để mua sắm vũ khí. Các nhà phân tích lo ngại, sự mở rộng tiềm lực quân sự của Nhật và ảnh hưởng gia tăng của họ trong khu vực sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước châu Á.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã không đơn giản. Vào cuối thế kỷ XIX, quả táo bất hòa giữa họ là Triều Tiên, đối tượng bành trướng truyền thống của Nhật. Từ 10 năm trước khi chiến tranh bùng nổ, vào năm 1884, cả quân Nhật và quân Thanh đều tiến vào lãnh thổ Triều Tiên với cớ trấn áp phong trào chống chính quyền ở đây. Sau đó, một thỏa ước đã được ký kết, theo đó Triều Tiên trở thành quốc gia chịu sự bảo hộ của cả Nhật Bản và Trung Quốc.
Năm 1894, tại Triều Tiên nổ ra cuộc khởi nghĩa, nước này đã xin viện trợ của triều Thanh để trấn áp khởi nghĩa. Bắc Kinh lập tức đưa quân vào Triều Tiên, nhưng Nhật Bản không thể chấp nhận sự can thiệp đơn phương nên quân đội Nhật cũng nhanh chóng đổ bộ lên lãnh thổ Triều Tiên. Nhật Bản và Trung Quốc đã không thể lên kế hoạch hành động chung nhằm cải cách ở Triều Tiên, và Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành chính sách cương quyết và hiếu chiến riêng: ngày 25/7/1894 đã xảy ra trận đánh ở vịnh Asan - trận đánh đầu tiên của cuộc chiến còn chưa được tuyên bố. Một biên đội 4 tàu (có nguồn nói 3) tuần dương Nhật đã tấn công 2 tàu tuần dương cấp 3 của Trung Quốc (thực chất là các pháo hạm). Một tàu bị đánh chìm, tàu thứ hai bị thương tích cực kỳ nghiêm trọng. Mãi đến ngày 1/8, Nhật Bản mới chính thức tuyên chiến.
Ban đầu, chiến sự diễn ra trên đất Triều Tiên, nhưng quân Trung Quốc bại trận liên tiếp. Trong khi đó, nước này đang chuẩn bị cho lễ mừng thọ lục tuần rầm rộ cho thái hậu Từ Hy, nên tin dữ từ mặt trận thật là không đúng lúc. Hai tờ báo phát hành lớn nhất Trung Quốc là Shen-pao và Xinwen-pao đã làm tất cả những gì có thể để tạo ra hình ảnh quân Thanh tấn công thắng lợi. Nhiều khi, họ bóp méo thô bạo các sự kiện khi đưa tin rằng, các lực lượng Nhật thất bại và đang rút lui, trong khi tình hình thực tế hoàn toàn là ngược lại.
Tàu vận tải Cao Thăng của quân Thanh bị đánh chìm, ngày 25/7/1894 |
Tuy nhiên, sau khi chiến sự chuyển sang đất Trung Quốc, còn quân Nhật thì đổ bộ lên thành phố Uy Hải Vệ và chiếm giữ hạm đội Bắc Dương đóng ở đó, thất bại của Trung Quốc trở nên rõ ràng. Thanh triều quyết định đàm phán.
Một hòa ước sỉ nhục đối với Trung Quốc đã được ký kết tại thành phố Shimonoseki, ngày 17/4/1885. Theo văn kiện này, Trung Quốc đã chuyển giao cho Nhật Bản các đảo Đài Loan và Bành Hồ, cũng như bán đảo Liêu Đông, trả bồi thường chiến phí 200 triệu lạng bạc (1 lạng tương đương khoảng 37,5 g), mở cửa nhiều hải cảng cho hoạt động thương mại, trao cho Nhật Bản quyền xây dựng các xí nghiệp công nghiệp trên đất Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc còn thừa nhận nền tự chủ của Triều Tiên, điều này đem lại cho Nhật Bản không gian hành động trên lãnh thổ nước này. Hòa ước này cùng với các thất bại của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với các cường quốc phương Tây đã mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc thành một nước bán thuộc địa.
Kết quả cuộc chiến Nhật-Trung lần thứ nhất là tia lửa đã làm bùng lên ngọn lửa chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Đức, Pháp và Nga đã đòi Nhật Bản trao trả cho Trung Quốc bán đảo Liêu Đông để đổi lại các khoản tiền trả bổ sung. Tokyo đã buộc phải chấp nhận các yêu cầu của các cường quốc Âu châu và rút quân khỏi bán đảo trong năm 1895. Trong khi đó, Nga đã tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc khi ký công ước Nga-Trung năm 1898. Theo văn kiện này, Nga đã được thuê các cảng Port-Arthur (Lữ Thuận) và Đại Liên với các vùng biển lân cận trong vòng 25 năm, cũng như được quyền xây dựng các tuyến đường sắt đến các cảng này.
Tất cả những điều đó đã dẫn đến sự bất bình của Nhật Bản, việc quân sự hóa và cuộc xâm lược của nước này chống Nga. Quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi: Nhật Bản bất mãn với việc quân Nga có mặt ở Mãn Châu Lý, năm 1903 đã nổ ra tranh chấp vì những vùng rừng tô nhượng của Nga ở Triều Tiên. Tuy vậy, Nhật Bản đã không thể tìm ra cớ chính thức để phát động cuộc xung đột và đêm 8 rạng sáng 9/2/1904 đã xảy ra điều gần giống như đã diễn ra 10 năm trước: hạm đội Nhật không hề tuyên chiến đã tấn công binh đoàn tàu Nga đang ở bến cảng bên ngoài của Lữ Thuận. Còn 10 tháng sau, sau cuộc chiến phòng ngự kéo dài và oanh liệt, lực lượng đồn trú của pháo đài này đã buộc phải đầu hàng quân Nhật.
Quân Nhật tại cảng Lữ Thuận. Tiền cảnh là thiết giáp hạm Poltava bị đánh đắm |
Tổn thất lớn của quân Nga (trận Sandepu vào tháng 1/1905 và trận Phụng Thiên vào tháng 2/1905), các trận đánh lớn trên biển, cụ thể là trận đại chiến của hạm đội hai nước ở khu vực đảo Tsushima (trận hải chiến Đối Mã, tháng 5/1905), còn làm cho tình hình kinh tế-xã hội vốn căng thẳng ở Nga thêm trầm trọng. Vào giữa năm 1905, lực lượng của hai bên đều kiệt quê, dẫn đến ký kết hòa ước Porsmouth ngày 5/9.
Theo văn kiện, Nga đã chuyển giao cho Nhật Bản các quyền đối với bán đảo Liêu Đông (với các cảng Lữ Thuận và Đại Liên) và đối với một phần tuyến đường sắt Nam Mãn Châu Lý, Nhật Bản giành được phần nam Sakhalin và quyền đánh cá dọc theo bờ biển Nga trên các biển Nhật Bản, Bering và Okhot. Ngoài ra, hòa ước Porsmouth còn chấm dứt hiệu lực của các minh ước Nga-Trung: minh ước giữa đế quốc Nga và Trung Quốc năm 1896 và công ước Nga-Trung năm 1898 đã bị hủy bỏ.
Bất chấp điều đó, tham vọng của Tokyo vẫn chưa được thỏa mãn. Phái đoàn Nhật yêu cầu Nga trả chiến phí, giao nộp các tàu Nga bị giam giữ và hạn chế quân đội Nga tại Viễn Đông. Nhờ lập trường cứng rắn của người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng Nga Sergei Witte khi tuyên bố rằng, tại hội nghị không có kẻ thắng, người bại, Nhật Bản trước nguy cơ tiếp diễn chiến tranh đã buộc phải từ bỏ các yêu sách này.
Dân chúng Nhật Bản đã đáp lại hiệp ước Porsmouth bằng các cuộc biểu tình đông đảo ở Tokyo. Người dân phẫn nộ với việc các khoản chi phí lớn của Nhật cho chiến tranh sẽ không được đền bù đã phản đối chống hòa ước nhục nhã đối với họ. Những cuộc biểu tình, phản đối đã dẫn tới sự từ chức của Thủ tướng Katsura Tarō vào tháng 1/1906, nhưng làn sóng phẫn nộ của dân chúng cũng không chịu yên. Trong 13 năm tiếp đó, Nhật Bản sẽ hứng chịu hàng loạt các hoạt động phản đối, cuối cùng biến thành “cuộc nổi loạn giá gạo” năm 1918, khi 10 triệu người ở 42 tỉnh nổi loạn phản đối giá gạo tăng.
Một cuộc tập trận ở Nhật Bản (Toshifumi Kitamura / AFP) |
Thế chiến II đã đặt dấu chấm hết cho những tham vọng quân phiệt của Nhật. Bản hiến pháp hòa bình do người Mỹ áp đặt cho Nhật Bản đã loại trừ khả năng Nhật Bản tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào, còn nay rõ ràng là Nhật đang muốn có lại khả năng đó. Tuy nhiên, David Pilling viết: “Tôi không tiên đoán chiến tranh, nhưng tình thế không hề đáng vui mừng: trong tương lai gần, tôi không thấy cách nào giải quyết nó”. Bình luận viên của The Financial Times cho rằng, Nhật Bản dự định chọn sử dụng “sức mạnh mềm” làm điểm tựa chính, tức là phổ biến các giá trị văn hóa, truyền thống và tư tưởng của mình trong dân chúng các nước khác.
“Mặc dù trên thế giới không có cái gì yếu hơn và mềm hơn nước, nhưng nó có thể phá hủy cái cứng nhất. Trên thế giới không có cái gì có thể thắng được nước vì nó mềm và yếu hơn mọi thứ”, khái niệm “sức mạnh mềm” đã được nêu như thế trong cổ thư Đạo đức kinh của Trung Hoa cổ đại (thế kỷ IV-III TCN). Trung Quốc từ năm 2004 đã chính thức chọn sử dụng “sức mạnh mềm” và hiện nay đang tích cực áp dụng chiến lược này vào cuộc sống. Dường như, nhân loại sẽ chứng kiến một trận đánh giữa đất nước Mặt trời mọc và Trung Quốc cả trong lĩnh vực này.
Nguồn: Lenta, 25.7.2014.
10 trận ném bom rung chuyển thế giới
VietnamDefence -
“Sức mạnh không quân có thể kết
thúc chiến tranh, hoặc kết thúc nền văn minh” - Winston Churchill, 1933.
Duy trì ưu thế trên
không là một trong những nền tảng của mọi cuộc chiến tranh lớn từng
được tiến hành kể từ khi phát minh ra máy bay; đó là những trận không
chiến tầm gần cổ điển trong Thế giới I hay các vụ ném bom nguyên tử vào
năm 1945 cho đến việc sử dụng gần đây các máy bay không người lái trong
cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên, nếu nói đến những phi vụ có
tổ chức và những cuộc không kích có tính toán, thì chúng chủ yếu bắt
đầu sau Thế chiến I. Dưới đây liệt kê 10 phi vụ quân sự đã trở thành
công cụ trong việc định hình lịch sử và chính trị thế giới. “Sức mạnh
không quân có thể kết thúc chiến tranh, hoặc kết thúc nền văn minh” -
Winston Churchill, 1933.
10. Trận oanh tạc Guernica
Hung thủ là các máy bay ném bom Heinkel He-111 |
Cuộc xung đột lớn duy nhất diễn ra trong thời gian tạm lắng ở châu Âu giữa hai cuộc thế chiến là cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tất nhiên, những cuộc chiến tranh không ngừng giành độc lập đã diễn ra ở một số nước châu Á trong nhiều thập kỷ, nhưng không cuộc chiến nào leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, trừ cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Đây là một cuộc nội chiến điển hình: Một phe gồm các phần tử dân tộc chủ nghĩa do tướng Francisco Franco cầm đầu chiến đấu với phe khác khác là phe Cộng hòa, những người bảo vệ chính phủ cánh tả. Và giống như hầu hết các cuộc nội chiến, các nước láng giềng đã thấy ở đây một cơ hội để can thiệp và tập trung lực lượng của mình. Kết quả là Liên Xô xông vào trợ giúp phe Cộng hòa bằng cách cung cấp cho họ máy bay tiêm kích Polikarpov và máy bay ném bom Tupolev SB- 2. Nước Italia, dưới quyền Mussolini, thì hỗ trợ cho Franco. Tuy nhiên, phe dân tộc chủ nghĩa còn xin sự giúp đỡ từ một đồng minh xa ghê gớm hơn, đó là Đức. Đang tìm kiếm cớ để chuyển hướng sự chú ý của quốc tế khỏi quá trình tái vũ trang quân đội của mình, nước Đức đã nhảy vào giúp đỡ. Đức gửi gần 19.000 lính tình nguyện đến Tây Ban Nha, chủ yếu là từ Không quân Đức, và họ đã hình thành lực lượng được gọi là Condor Legion.
Bất chấp nguồn gốc có vẻ nghiệp dư của mình, các máy bay ném bom của Condor Legion đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica ở miền bắc Tây Ban Nha vào ngày 26 tháng 4 năm 1937. Mặc dù Guernica hầu như không có bất kỳ giá trị chiến lược nào từ góc độ quân sự, cuộc tấn công có mật danh Chiến dịch Rügen này đã làm thay đổi quan điểm của thế giới về tiềm năng của máy bay ném bom. Trong hơn ba giờ, các máy bay ném bom Đức Heinkel He-111 được các máy bay tiêm kích hộ tống đã trút xuống thị trấn nhỏ này 45.000 kg bom nổ mạnh và bom cháy, tàn sát gần 1/3 dân cư và làm bị thương một ngàn người. 70% thị trấn đã bị phá hủy và những đám cháy gây ra bởi bom cháy đã kéo dài trong ba ngày.
Đối với nước Đức, cuộc tấn công này là một thắng lợi lớn vì họ đã coi điều này chủ yếu là một cơ hội để kiểm tra quân đội và vũ khí trang bị của mình. Đây cũng là ví dụ đầu tiên của một chiến thuật của Đức Quốc xã mà sau này được gọi là ném bom rải thảm. Ngoài ra, cuộc tập kích này đã làm cho nhiều nước châu Âu khác sợ hãi nước Đức và khiến dễ chiều theo các yêu cầu của Đức hơn.
Trận ném bom Guernica là đề tài của một bức tranh phản chiến nổi tiếng của Pablo Picasso.
9. Cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan
Máy bay tham gia: Messerschmitt Bf109 của phát xít Đức |
Blitzkrieg hay cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan đã mở đầu Thế chiến II vào ngày 1/9/1939. Blitzkrieg là một chiến lược tác chiến đấu chưa từng thấy trước đây. Nó hoàn toàn dựa vào tốc độ, sự khéo léo và tính bất ngờ và đặc biệt dùng để tạo ra cú sốc tâm lý và reo rắc sự hỗn loạn trên toàn lãnh thổ kẻ thù. Một sự kết hợp đáng gờm của Không quân Đức (Luftwaffe), được hỗ trợ bởi lực lượng mặt đất đã tỏ ra quá mạnh để quân Ba Lan vốn chuẩn bị kém có thể đối phó. Các máy bay tiêm kích tốt nhất trong kho vũ khí của Ba Lan là PZL P.11 được đè bẹp hoàn toàn bởi các máy bay Messerschmitt dũng mãnh về tốc độ, sức cơ động và khả năng tấn công.
Tuy nhiên, Ba Lan đã tổ chức một cuộc chiến kiên cường. Mặc dù sự phòng thủ của họ cuối cùng đã thất bại, các máy bay P.11 đã tiêu diệt được 126 máy bay của Không quân Đức. Bộ Tuyên truyền Đức quốc xã đã to tiếng khóc cười với thắng lợi của Đức và tuyên bố rằng, Không quân Ba Lan đã bị tiêu diệt trên mặt đất ngay trong ngày đầu tiên của chính nó. Điều đó khác xa sự thật. Các máy bay P.11 trên thực tế đã chiến đấu hiệu quả để bảo vệ thủ đô Varsava của Ba Lan. Một số máy bay ném bom Heinkel của Đức đã bị phá hủy và các phi công Ba Lan đã áp dụng các biện pháp tuyệt vọng để cứu nước, kể cả lao máy bay của họ vào máy bay Đức trước khi nhảy dù. Họ đã không thể cầm cự được lâu, và ngay sau đó, quân đội Liên Xô vượt qua biên giới vào Ba Lan.
Không quân Ba Lan đã tiếp tục chiến đấu. Nhiều phi công liều lĩnh và dũng cảm đã cất cánh lên bầu trời để đươn độc giao chiến với các đội hình tiêm kích đông đảo của Đức trong những phi vụ thực tế là tự sát. Các phi công Ba Lan khác chạy khỏi Ba Lan để tiếp tục chiến đấu từ các quốc gia bạn bè và gia nhập vào các lực lượng không quân khác như của Pháp và Không quân Hoàng gia Anh.
Blitzkrieg của Đức chống Ba Lan là đầu tiên của hàng loạt các cuộc tấn công sau đó nhằm vào Bỉ, Hà Lan và Pháp trong quá trình Thế chiến II. Sức mạnh tuyệt đối của cỗ máy chiến tranh Đức đã gây ra những làn sóng choáng váng trên khắp châu Âu.
8. Trận chiến nước Anh
Các máy bay tham gia: Supermarine Spitfire, Hawker Hurricane của Anh |
Tháng 6/1940, các nước châu Âu Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và Pháp thất trận trước chiến lược chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg của Đức. Đó là lúc Hitler quyết định dốc toàn lực đánh bại nước Anh hùng mạnh. Điều đó đã tạo ra sân đấu cho một trong những trận không chiến hoành tráng nhất trong lịch sử loài người và đã đưa hai trong số các tiêm kích nổi tiếng nhất của Anh là Supermarine Spitfire và Hawker Hurricane lên đỉnh cao danh tiếng. Trở ngại chính cho cuộc xâm lược của Đức là eo biển Măngsơ và ưu thế hải quân vượt trội của người Anh trên biển. Do đó, Hitler đã quyết định trước hết là giành quyền kiểm soát bầu trời và sau đó tiến hành một cuộc đổ bộ lên quần đảo Anh.
Không quân Đức (Luftwaffe) đã phái một lực lượng tấn công khổng lồ, gồm 1.300 máy bay ném bom, máy bay ném bom bổ nhào và 1.200 máy bay tiêm kích một và hai động cơ. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) chỉ có trong tay một số lượng máy bay nhỏ hơn nhiều, chỉ gồm 600 tiêm kích tuyến đầu (Spitfire và Hurricane). Nhưng quân Đức thiếu sự tổ chức và bị bất ngờ trước công nghệ radar ưu việt của Anh đã cảnh báo cho RAF vị trí và thời gian Luftwaffe sẽ tấn công một thời gian dài trước khi các cuộc không kích thực sự xảy ra. Trong tháng 7 và 8, các cuộc tấn công đường không của Đức chỉ giới hạn ở các hải cảng và phi trường, các vị trí của Bộ chỉ huy Tiêm kích (Fighter Command) và các trạm radar trong nỗ lực để làm tê liệt sự phòng ngự của Anh. Mặc dù, nước Anh bị tổn thất nhiều phi công trẻ tài ba, nhưng Không quân Đức cũng chịu thiệt hại nặng nề. Gần 600 máy bay Messerschmitt và Heinkel đã bị RAF loại khỏi vòng chiến. Sau đó, nước Anh đã trả đũa bằng cuộc không kích bất ngờ vào Berlin. Điều đó làm Hitler nổi điên và ra lệnh cho Luftwaffe chuyển trọng tâm từ các vị trí của Bộ chỉ huy Tiêm kích sang tấn công London.
Cuộc tấn công vào London đã gây ra thương vong rất lớn cho thường dân, nhưng đã giúp Bộ chỉ huy Tiêm kích có thời gian tái tập hợp và tái tổ chức lực lượng. Sự dũng cảm tuyệt vời mà người Anh thể hiện thật đáng kinh ngạc và đầy cảm hứng. Dường như toàn bộ dân chúng sẵn sàng chiến đấu đến cùng bằng mọi phương tiện để đánh bại quân Đức. Tinh thần của người dân Anh có thể được tóm tắt trong những lời nói của Sir Winston Churchill “Chúng ta sẽ không đầu hàng hay thất bại. Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng. Chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp và trên các biển và đại dương; chúng ta sẽ chiến đấu với sự tự tin ngày càng tăng và sức mạnh ngày càng gia tăng trên không. Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá; chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển, các bãi đổ bộ, trên các cánh đồng, các đường phố và trên những ngọn đồi. Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng và thậm chí nếu, điều mà tôi hiện không tin, hòn đảo này hoặc một phần lớn của nó bị chinh phục và đói khát, thì đế chế của chúng ta ở hải ngoại được vũ trang và bảo vệ bởi Hạm đội Anh sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu tranh...”.
Cuối cùng, các tiêm kích Đức được tổ chức lỏng lẻo, mặc dù đông hơn về số lượng, đã không sánh được các tiêm kích Spitfire và Hurricane có kỷ luật của Anh và đã bị bắn hạ một cách có hệ thống. Quân Đức đã tổn thất các máy bay tiêm kích với tốc độ nhanh hơn so với khả năng công nghiệp của họ có thể sản xuất ra chúng. Hitler cuối cùng hủy bỏ cuộc tấn công; cuộc xâm lược Anh của Đức đã bị hoãn vô thời hạn.
7. Không kích phá các đập nước của Đức
Máy bay tham gia: Avro Lancaster |
Phi đội 617 là phi đội nổi tiếng nhất của RAF trong Thế chiến II và điều đó không phải là không có lý do. Dưới sự chỉ huy của phi công tiêm kích thiện chiến, Tư lệnh Phi đoàn Guy Gibson, họ đã tham gia vào một trong những cuộc tấn công thú vị nhất trong lịch sử không quân. Đây là một phi vụ đặc biệt, rất bí mật có mật danh Chiến dịch Chastise nhằm phá vỡ 3 cái đập quan trọng nhất của nước Đức đang ngăn giữ hơn 300 triệu tấn nước quan trọng sống còn đối với công nghiệp Đức. Những cái đập này là Möhne, Eder và Sorpe, quân Đức đã bố trí các hệ thống phòng không mạnh tại các đập này. Để thực hiện thành công cuộc tấn công, các máy bay ném bom của RAF bằng mọi giá sẽ phải né tránh hỏa lực phòng không. Đường tiếp cận đã được vạch ra khéo léo và sự đầu tư trí lực cho chiến dịch là vô cùng lớn.
Các máy bay ném bom sẽ bay về hướng các đập nước khi vẫn giữ độ cao bay cực nhỏ, gần như sát mặt nước. Điều này sẽ đảm bảo rằng, toàn bộ hỏa lực phòng không sẽ bắn vọt qua các máy bay khiến chúng không bị thương tổn. Loại bom sử dụng là loại bom quay đặc biệt sẽ bật trở lại khi rơi xuống mặt nước giống như đá thia lia. Trước khi thả, bom sẽ được quay lên đến tốc độ 500 vòng/phút trong khoang bom để khi chạm mặt nước, bom sẽ trượt trên bề mặt chứ không chìm. Tổ lái phải thả bom ở tốc độ bay đúng 345 km/h và độ cao đúng 18,3 m trên mặt nước. Hơn nữa, quả bom phải chạm vào mặt nước đúng ở điểm cách tường đập 388 m với độ lệch không quá 6%.
Loại máy bay được chọn không gì khác chính là Lancaster huyền thoại, một trong những máy bay ném bom tốt nhất trong biên chế của RAF. 19 chiếc Lancaster đã cất cánh với 133 thành viên tổ lái và đã phá thành công 2 đập Möhne và Eder. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào các đập Sorpe và Schwelme thất bại do trục trặc kỹ thuật. Nhưng các máy bay Lancasters không tránh khỏi thiệt hại. Thậm chí 1 chiếc Lancaster đã đâm xuống biển vì bay quá thấp. Trong số 19 chiếc Lancasters xuất kích, 8 chiếc và 56 thành viên tổ lái đã không trở lại. 5 trong số 8 chiếc bị bắn rơi trên đường bay đến mục tiêu hoặc bị tai nạn, 2 chiếc bị tiêu diệt khi tấn công, 1 chiếc bị bắn rơi trên đường trở về và 2 chiếc khác bị thương nặng nên phải từ bỏ nhiệm vụ. Tuy nhiên, hầu hết những gì trù tính đã đạt được. Nạn lụt nghiêm trọng xảy ra ở nơi đẩm Möhne bị phá thủng và việc cấp điện và giao thông đường sắt bị gián đoạn. Lụt tương tự và mất điện cũng đã xảy ra ở chỗ đập Eder bị phá vỡ. Tuy nhiên, người Đức đã tiến hành công tác sửa chữa nhanh một cách đáng kinh ngạc và 20.000 người đang làm việc trên công trường xây dựng phòng tuyến Bức tường Đại Tây Dương đã được điều đến sửa chữa các đập bị phá vỡ.
Với chiến công này, Phi đội 617 đã đi vào lịch sử là những người phá đập (Dambusters) huyền thoại. Gibson đã được tặng Huân chương Victoria Cross cho thành tích chỉ huy xuất sắc của mình và trở thành một anh hùng dân tộc. Đáng tiếc là ông đã sống sót qua cuộc chiến và đã hy sinh trong một chiếc máy bay De Havilland Mosquito trong một cuộc oanh tạc khác.
6. Trận Trân Châu Cảng
Các máy bay tham gia: Nakajima B5N Kate, B5N, Aichi D3A Val, Mitsubishi A6M Zeke |
Cuộc tấn công lịch sử vào Trân Châu Cảng là một trong những cuộc không kích bất ngờ và đáng kinh ngạc nhất từng xảy ra trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Ngày 7/12/1941, những làn sóng máy bay ném bom Nhật Bản, được hỗ trợ bởi những đàn máy bay tiêm kích bắn phá đã bị phát hiện trên thành lũy của Hải quân Mỹ ở Hawaii được gọi là Trân Châu Cảng. 353 máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và máy bay phóng lôi chiến đấu của Nhật Bản xuất phát từ các tàu sân bay Nhật Bản đã tàn phá lực lượng Hải quân Mỹ hoàn toàn bất ngờ.
Cuộc tiến công có ý đồ đánh đòn phủ đầu nhằm tiêu diệt các đơn vị trọng yếu của hạm đội Mỹ và để ngăn chặn Mỹ cạnh tranh với Nhật Bản trong cuộc chinh phục lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan và Malaya. Ngoài ra, Nhật cũng hy vọng cuộc tấn công sẽ cho Nhật Bản đủ thời gian để củng cố chỗ đứng và giúp đặt toàn bộ khu vực Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của Nhật một cách dễ dàng. Mục tiêu chính là các chủ lực giáp hạm danh giá vốn là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ đã bị tổn thất nghiêm trọng: 4 chủ lực hạm chủ yếu bị đánh chìm, 3 tàu khu trục, 3 tàu tuần dương và 1 tàu rải lôi cũng chịu số phận tương tự; gần 200 máy bay Mỹ bị phá hủy và gần 2.500 người thiệt mạng và hơn một ngàn người bị thương. Thiệt hại của Nhật Bản ít hơn nhiều: họ chỉ mất 29 máy bay và 5 tàu ngầm mini và 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng cũng là ví dụ đầu tiên về một cuộc tấn công đường không quân sự mạnh mẽ không khởi xướng từ đất liền mà từ các tàu sân bay. Tuy nhiên có hai nhược điểm chính với Trân Châu Cảng mà người Nhật thường bỏ qua hoặc cố tình không xem xét. Một là, khoảng cách gần gũi của các bến cảng với bờ nên hầu hết các chiến tàu đều ở vùng nước nông. Điều này cho phép trục vớt và sửa chữa một số tàu bị chìm và hư hỏng, và số lượng người thương vong ít hơn nhiều so với những gì người Nhật trông đợi. Bất lợi thứ hai là 3 tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào thời điểm đó, nếu chúng mà bị hư hỏng hoặc bị đánh chìm thì tổn thất của Mỹ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng tự động đi đến đỉnh điểm bằng việc Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản vào ngay ngày hôm sau. Điều này đã bắt đầu một chuỗi các liên minh ngoại giao, và không lâu sau, nước Đức quốc xã và Italia phát xít cũng đã tuyên chiến với Mỹ. Chính sách của Mỹ bí mật hỗ trợ cho Vương quốc Anh đã chuyển thành một liên minh tích cực và như vậy nước Mỹ hùng mạnh đã bước vào Thế chiến II.
5. Hai trận ném bom nguyên tử
Các máy bay tham gia: Siêu pháo đài B-29 Superfortress |
Cuối năm 1944, Mỹ bắt đầu các cuộc oanh tạc quy mô lớn vào Nhật Bản, và vào tháng 5/1945, nhiều thành phố chủ chốt của Nhật Bản bị tàn phá thành đống đổ nát. Trong khi đó, chính phủ Mỹ đã chi 2 triệu USD và gần 200.000 người đã làm việc ngoài giờ cho dự án Manhattan, dự án bí mật có nhiệm vụ duy nhất là chế tạo một loại siêu vũ khí, khác với bất kỳ loại vũ khí nào khác trong lịch sử loài người - đó là bom nguyên tử. Sau khi một số vụ thử nghiệm sơ bộ loại bom có tính cách mạng này, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Paul Tibbets, một nhóm tuyệt mật đã được lựa chọn cẩn thận và được đào tạo đặc biệt chỉ để làm một việc là thả bom nguyên tử.
B-29 là sự lựa chọn tự nhiên làm máy bay ném bom nguyên tử, vào năm 1944, đây là máy bay ném bom công nghệ tiên tiến nhất thế giới, và 15 chiếc B-29 đã được sửa đổi đặc biệt để mang bom hạt nhân. Tibbets và tổ lái của ông đã được huấn luyện cho nhiệm vụ trọng trách này, bao gồm bay ở độ cao lớn, dẫn đường tầm xa, cũng như tuyến đường rút nhanh. Việc rút nhanh là cần thiết vì bom nguyên tử nổ sẽ tạo ra sóng xung kích lớn lan xa và rộng và sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng kể cả các máy bay ném bom nếu không xem xét tính toán. Ba mục tiêu đã được lựa chọn là Hiroshima, Kokura và Nagasaki. Và cuộc tấn công đã được lên lịch vào tháng 8/1945 nếu thời tiết cho phép.
Ngày 6/8, chiếc B-29 mang tên Enola Gay do Tibbets đích thân điều khiển đã cất cánh từ một căn cứ bí mật ở Tinian trên Thái Bình Dương, chỉ cách Tokyo 1.450 hải lý. Đúng 8 giờ 15 phút sáng, nó thả quả bom Little Boy nặng 4.406 kg xuống Hiroshima. Khi quả bom phát nổ, cả máy bay rung lắc dữ dội khi sóng xung kích ập đến nó trong không trung. Robert Lewis, phi công phụ của Tibbets kinh hoàng nhìn đám mây nấm bùng lên từ mặt đất bên dưới. Những lời duy nhất thoát khỏi miệng ông là “Lạy Chúa tôi, chúng ta đã làm cái gì thế này?”.
Quả bom thứ hai có tên Fat Man (và là quả bom nguyên tử cuối cùng trong kho vũ khí của Mỹ lúc đó) đã được thả vào ngày 9/8 bằng chiếc B-29 có tên Bockscar xuống thành phố công nghiệp Nagasaki. Mục tiêu dự kiến tấn công là Kokura, nhưng do những đám mây che khuất thành phố, nê mục tiêu thứ ba đã được chọn. Khi quả bom phát nổ, chiếc Bockscar run rẩy trong không trung và một trong các thành viên tổ lái sau đó nói như thể chiếc máy bay đã “bị đánh bằng một cái cột điện thoại”.
Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14/8. Sự kết thúc của Thế chiến II đã bắt đầu. Tuy nhiên, thời đại nguyên tử chỉ mới bắt đầu.
4. Chiến tranh Triều Tiên
Các máy bay tham gia: F-51 Mustang, F-80 Shooting Star, F-9F Panther, MiG-15 Fagot, F-86 Sabre |
Chiến tranh Triều Tiên đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến tranh trên không bởi vì đây sẽ là lần đầu tiên các máy bay tiêm kích tham gia tích cực trong các trận chiến trên không. Trong khi các máy bay phản lực sơ khai đã được Đức phát xít sử dụng trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II, chúng đã không thực sự đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong chiến tranh. Chiến tranh Triều Tiên là chiến tranh đầu tiên đã đẩy máy bay phản lực chống lại máy bay phản lực.
Chiến tranh nổ ra khi Bắc Triều Tiên tiến quân xuống Nam Triều Tiên vào tháng 6/1950. Để đối phó với Bắc Triều Tiên, Mỹ đã trợ giúp Hàn Quốc bằng các máy bay tiêm kích cánh thẳng Mustang. Trung Quốc đã vội vã chi viện Bắc Triều Tiên, còn Liên Xô thì cung cấp hỗ trợ quân sự. Những ngày đầu của cuộc chiến sẽ chứng kiến những trận không chiến giữa các máy bay Mustang của Mỹ và Lavochkin La-7 của Liên Xô. Sau đó, khi Liên Hiệp Quốc can thiệp để hỗ trợ Hàn Quốc, những trận chiến giữa các máy bay phản lực trở nên ác liệt hơn và các máy bay tiêm kích hiện đại hơn đã được tung vào cuộc chiến. Trong số đó có F-80 Shooting Star và F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô.
Trận tỷ thí đầu tiên giữa Sabre và MiG-15 xảy ra vào tháng 12/1950 khi 4 chiếc Sabre chặn đánh 4 chiếc MiG ở độ cao hơn 25.000 ft trên mực nước biển. Sau đó, 8 chiếc Sabres đã chặn đánh 15 chiếc MiG và các máy bay tiêm kích Mỹ đã bắn hạ tất cả 6 chiếc MiG trước khi rút lui. Không quân Australia cũng tham chiến, ban đầu là gửi các máy bay F-51 Mustang, sau đó là F-8 Gloster Meteor. Tuy nhiên, các máy bay này không thể địch nổi MiG-15 vượt trội hơn và đã dễ dàng bị đánh bại trong nhiều trận giao chiến. Các máy bay của Liên Hợp Quốc cũng đã khiến Liên Xô ngán ngại. Các máy bay Hawker Sea Fury của Anh đã nhảy vào bảo vệ Hàn Quốc đã bắn hạ nhiều máy bay của phe Bắc Triều Tiên nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Mỹ.
Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Không quân Mỹ đã thiệt hại 103 máy bay và giành được không dưới 753 chiến thắng (?). Cuộc chiến tranh này như vậy đã chứng minh hiệu quả của máy bay tiêm kích trên vũ đài quốc tế. Nó cũng báo trước kỷ nguyên máy bay tiêm kích cánh xuôi như Sabre và MiG-15.
3. Các cuộc không kích Black Buck ở quần đảo Manvinas/Falklands
Các máy bay tham gia: Avro Vulcan |
Quần đảo Falkland đã nằm dưới sự cai trị của Anh kể từ năm 1833. Tuy nhiên, Argentina, trong một nỗ lực để giành lại chủ quyền đối với quần đảo, đã đổ quân chiếm lại vào năm 1982. Các chiến dịch của Anh để giành lại quyền kiểm soát đã được với nhiều khó khăn do khoảng cách quá xa. Khi Lực lượng đặc nhiệm Anh được triển khai đến chiến trường, người ta thấy cần phải làm tê liệt hệ thống phòng không của Argentina trên quần đảo Malvinas. Họ bắt buộc phải phá hủy đường băng của Argentina tại Port Stanley để Không quân Argentina không thể sử dụng nữa. Ngoài ra, còn phải loại khỏi vòng chiến các trạm radar rất quan trọng của Argentina để các tiêm kích của Anh có thể tấn công mà không bị phát hiện trước.
Các phi vụ phải thực hiện trong vòng bí mật tuyệt đối và xuất phát từ lãnh thổ thân thiện. Điều đó đã khiến người Anh phải di chuyển căn cứ xuất phát tấn công của họ đến một hòn đảo nhỏ ở Đại Tây Dương là đảo Ascension. Đây cũng chẳng hề là vị trí “gần” với Falklands, chính xác là gần 6.100 km, và các phi vụ ném bom ở khoảng cách lớn như vậy chưa ai từng cố thực hiện. Máy bay ném bom được lựa chọn là Avro Vulcan, một máy bay ném bom phản lực biểu tượng của Anh thời hậu Thế chiến II.
Các phi vụ bay đến Falklands để tiêu diệt đường băng ở Port Stanley và 2 trận địa radar có mật danh là Chiến dịch Black Buck. Có tổng cộng 5 phi vụ được thực hiện, và sự tham gia của hậu cần thật kinh ngạc. Mỗi phi vụ bay 2 chiều là gần 13.000 km - dài nhất trong lịch sử nhân loại. Các máy bay Vulcan tham gia Black Buck đã được tiếp dầu nhiều lần trong các chuyến bay dài đến Falklands và trở về. Việc tiếp dầu do các máy bay tiếp dầu Victor của Không quân Hoàng gia thực hiện bằng các ống tiếp dầu.
Hai chiếc Vulcan cất cánh vào ngày 30/4/1982. Mỗi chiếc mang 21 quả bom cỡ 1.000 bảng. Đó là một hành trình dài 8 giờ đến Falklands, và các máy bay Vulcan đã được hộ tống bởi không dưới 11 máy bay tiếp dầu Victor. Một chiếc Vulcan gặp trục trặc kỹ thuật nên phải bay về căn cứ. Do đó, thực hiện phi vụ chỉ còn một chiếc Vulcan được bay kèm bởi số lượng Victor ngày càng giảm khi bay đến lãnh thổ đối phương. Chiếc Victor cuối cùng bơm quá nhiều nhiên liệu cho chiếc Vulcan còn lại để nó có thể bay đến phạm vi 400 hải lý cách đảo Ascension, nơi một chiếc Victor mới sẽ đến và tiếp dầu cho chiếc Vulcan hết dầu đang trở về.
Khi cách Stanley gần 500 km, chiếc Vulcan đơn độc hạ xuống độ cao dưới 100 m so với mực nước biển để tránh bị phát hiện. Khi còn cách mục tiêu khoảng 40 km, nó thực hiện thao tác cơ động ném bom cuối cùng. Máy bay leo lên độ cao hơn 3.000 ft và chuẩn bị sẵn sàng. Sau đó, khi cách Stanley 10 km, một radar phòng không bị phát hiện. Nó đã nhanh chóng bị gây nhiễu bằng một thiết bị do Mỹ cung cấp để trang bị cho Vulcan. Toàn bộ 21 quả bom đã được thả xuống theo đường chéo trên đường băng.
Đường băng đã bị phá hủy và Argentina đã bị sốc và lo sợ. Nếu các máy bay ném bom Anh có thể tấn công Falklands, thì không gì có thể ngăn được chúng oanh tạc Argentina. Các cuộc tấn công Black Buck đã thành công.
2. Chiến dịch El Dorado Canyon
Các máy bay tham gia: F-111 Aardvark, F-18 Hornet |
Sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ vào năm 1986, các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, họ có bằng chứng “không thể chối cãi” là các vụ việc này đều đã được tài trợ bởi Libya. Chiến dịch El Dorado là phản ứng của Mỹ đối với mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng này. Chiến dịch này bao gồm một phi vụ đánh bom xuất phát từ Anh của Không quân Mỹ, thậm chí còn có tầm bay xa hơn Chiến dịch Black Buck Raid năm 1982. Công tác bảo đảm hậu cần cho phi vụ còn trở nên phức tạp hơn khi Pháp, Italia, Đức và Tây Ban Nha từ chối hợp tác với Mỹ. Chỉ có Anh sẵn sàng cung cấp lãnh thổ để làm ăn cứ cho Không quân Mỹ.
Loại máy bay ném bom được chọn thực hiện phi vụ này là F-111 bay thấp, có tốc độ rất lớn. Mặc dù đây là một máy bay ném bom rất tiên tiến, nó không hề được thiết kế để thực hiện các phi vụ xa như vậy. Chiến dịch El Dorado Canyon sẽ bao gồm một chuyến bay hai chiều dài 6.400 hải lý, đòi hỏi mất 13 giờ bay và không dưới 12 lần tiếp dầu cho mỗi chiếc trong số 24 chiếc F-111. Đó là một phi vụ đầy tham vọng với hầu như không có chỗ cho sai sót.
Các mục tiêu đã được lựa chọn thông qua công tác lên kế hoạch chung giữa Không quân và Hải quân Mỹ. Có 2 mục tiêu ở Benghazi, một trung tâm huấn luyện khủng bố và một sân bay. Có 3 mục tiêu khác trong thành phố Tripoli là trại huấn luyện khủng bố đường biển, căn cứ không quân Wheelus và trại lính Azziziyah.
24 chiếc F-111 rời lãnh thổ Anh vào ngày 14/4/1986, 6 trong số đó là máy bay dự phòng và sau đó đã quay về. Hải quân Mỹ đã phát động một cuộc tấn công đồng thời bằng các máy bay ném bom A-6E và F/A-18 Hornet. Mặc dù các cuộc đình công đã thành công và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các mục tiêu then chốt của Libya, đây không phải là một phi vụ dễ dàng. Phòng không Libya là một hệ thống tiên tiến hầu như ngang bằng về công nghệ với hệ thống phòng không Liên Xô.
Trong số 18 chiếc F-111 bay về hướng Libya, 5 chiếc đã phải hủy bỏ nhiệm vụ, vì vậy số lượng giảm xuống còn 13 và chúng cuối cùng đã bay đến Tripoli. Trại lính Azziziyah bị trúng 3 quả bom, trong khi 1 quả bom đánh trúng trại khủng bố Sidi Balai, 2 quả bom khác đánh trúng sân bay Tripoli và phá hủy nhiều máy bay trên mặt đất.
Cuộc tấn công đã kết thúc chỉ trong vòng 10 phút và 12 chiếc F-111 trở về đất Anh bằng chặng bay dài. Mỹ đã mất 1 chiếc F-111 trong các cuộc tấn công, có thể là do bị một tên lửa phòng không Libya bắn trúng, tổ lái chiếc máy bay này thiệt mạng.
Cuộc tập kích được coi là thành công. Nó đã không lật đổ được Gadaffi, nhưng đã chấm dứt được các cuộc tấn công khủng bố do Libya tài trợ nhằm vào Mỹ.
1. Chiến tranh Vùng Vịnh
Các máy bay tham gia: F-117 Nighthawk, B-52 Stratofortress |
Chiến tranh vùng Vịnh đã chứng kiến việc sử dụng một số máy bay ném bom tiên tiến nhất thời đó. Một ngày sau khi thời hạn chót mà Liên Hiệp Quốc đã đặt ra cho Iraq rút khỏi Kuwait, liên quân đã phát động một trong chiến dịch không kích lớn nhất mọi thời đại. Chiến dịch này do các lực lượng của Mỹ, Saudi Arabia, Pháp, Italia và lực lượng Kuwait tự do, cũng như một số nước Arab tiến hành.
Máy bay tiêm kích tàng hình F-117 của hãng Lockheed đã được sử dụng trong chiến dịch này. Các máy bay F-117 đã bay trên Baghdad và phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát quan trọng. Lực lượng phòng không Baghdad chỉ bắn hú họa vì F-117 không thể bị nhìn thấy do nó có công nghệ tàng hình vượt trội. Sau đó, B-52, một trong loại máy bay ném bom lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử, đã nhập cuộc tấn công. Chúng đã bay trên chặng đường 2 chiều hơn 22.000 km trong gần 35 giờ, dài nhất tính đến thời điểm đó. Các tiêm kích-bom khác đã cùng tham gia không kích và hầu hết các hệ thống phòng thủ của Iraq nhanh chóng bị đánh tê liệt và bị gây nhiễu.
Trong hơn 1 tháng, máy bay liên quân liên tục đánh bất kỳ mục tiêu nào có khả năng gây ra đe dọa. Ngay trong ngày đầu tiên của Chiến dịch Bão táp Sa mạc, các trung tâm chỉ huy mặt đất của Iraq và các hệ thống phòng không đã bị phá hủy. Đó là lúc các máy bay tiêm kích nhập cuộc. Các máy bay Jaguar, F-16 và F/A-18 tàn phá một cách hệ thống tất cả những cứ điểm Iraq còn lại. Các máy bay ném bom Tornado của Không quân Hoàng gia Anh cũng đã bay đến tàn phá tất cả những gì còn lại ở Iraq. Sau đó, các tốp máy bay Buccaneer và Tornado sử dụng các thùng laser chiếu xạ và tên lửa để tiêu diệt tất cả các cầu đường bộ quan trọng trên khắp Iraq. 20 cây cầu bắc qua sông Tigris và Euphrates đã bị phá hủy, cắt đứt tất cả các tuyến đường cung cấp và thông tin liên lạc với lực lượng quân đội Iraq ở Kuwait.
Trong giai đoạn cuối cuộc chiến, các máy bay B-52 của Mỹ đã tấn công lực lượng mặt đất của Iraq, chủ yếu là các sư đoàn tại Kuwait và miền nam Iraq. Ngày 3/3/1991, Iraq cuối cùng đã chấp nhận ngừng bắn.
Chiến tranh vùng Vịnh này đã cho thấy tiềm năng của máy bay ném bom hiện đại trong việc tàn phá toàn bộ và đánh bại cả quốc gia. Iraq đã học được điều đó bằng một cách khó khăn.
Nguồn: 10 Air Attacks that Shook the World / Subhayan Mukerjee // Listverse, 16.8.2011
Nhận xét
Đăng nhận xét