BÍ ẨN KHOA HỌC 33
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khoa học bí ẩn: Hiện tượng ngủ lịm hàng chục năm
Cô bé người Kazakstan bị chôn sống từ khi 4 tuổi vì tưởng là đã chết. Sau khi được đưa ra khỏi mộ, cô bé chìm vào giấc ngủ dài 16 năm.
Ở Kazakstan từng xảy ra trường hợp một cô bé 4 tuổi mắc chứng hôn thụy bị đem đi chôn. Khi chào đời, Nazira Rustemova
là một bé gái khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ
khác. Tuy nhiên, đến gần sinh nhật lần thứ 4, đột nhiên cô bé bị đau đầu
dữ dội, không thuốc nào làm giảm được. Sau mỗi cơn đau, cô bé lại lịm
đi.
Các bác sĩ ở bệnh viện huyện khẳng định Nazira đã chết mà không rõ nguyên nhân. Sau đó, em bé được đưa đi mai táng.
Không tin
con gái đã chết, người cha trở lại nghĩa địa, lật ván áo quan lên và
sửng sốt nhận thấy xác con gái đã nằm sát vào một góc chứ không ở vị trí
chính giữa như lúc hạ huyệt. Lớp vải liệm quấn quanh cô bé bị nhàu và
đôi chỗ có vết cào xước. Ông vội vàng bế con về nhà.
Trong suốt 2 tuần sau khi được đưa về nhà, Nazira vẫn trong trạng thái ngủ lịm đi. Gia đình
đã tìm mọi cách để đánh thức cô bé nhưng vô hiệu. Cha cô bé bèn đưa cô
bé đến bệnh viện. Bộ Y tế Liên Xô đã chuyển Nazira lên Matxcơva để
nghiên cứu trong lồng kính cho đến khi bật tỉnh.
Trong suốt 16 năm được đặt trong lồng kính và chìm trong giấc ngủ
dài, Nazira vẫn tiếp nhận thức ăn qua hệ thống ống dẫn nối với dạ dày,
nhưng cơ thể cô bé chỉ dài thêm 30 cm mặc dù. Cho đến khi tỉnh lại, cơ
thể cô phát triển nhanh như thổi. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ
một cô bé, Nazira đã có một cơ thể phát triển như mọi cô gái 20 tuổi
khác.
Sau khi tỉnh dậy, Nazira đã phục hồi khả năng khẩu ngữ, có thể giao
tiếp với mọi người mà không quên từ nào. Thậm chí, cô còn nói được 4
ngoại ngữ, trong đó có tiếng Latinh và tự nhấc mình khỏi mặt đất nhẹ
nhàng như bay. Tuy nhiên, sau đó mấy năm, những khả năng này biến mất.
Nazira quên cả tiếng mẹ đẻ (tiếng Kazakstan), chỉ còn nhớ duy nhất tiếng
Nga.
Được biết, đây là một trong những trường hợp mắc chứng hôn thụy mà đến
nay, khoa học vẫn chưa một lần lý giải được. Những người bị chứng hôn
thụy có thể ngủ hàng tháng trời, thậm chí vài chục năm. Trong thời gian
đó, cơ thể họ hầu như không có sự thay đổi. Sau khi tỉnh giấc, quá trình
trao đổi chất được tăng tốc khiến cho cơ thể lớn nhanh trông thấy, y
như trong truyện cổ tích. Ở một số bệnh nhân, còn xuất hiện nhiều khả
năng kỳ lạ mà trước khi hôn mê họ chưa hề có.
Một trường hợp khác là cụ bà Praxcovia Alechxeepna ở tỉnh Ulianopxcơ, Nga. Từ nhỏ đến nay bà đã có ít nhất 30 lần rơi vào trạng thái ngủ dài. Những
giấc ngủ say sưa kỳ lạ như thế cứ tiếp tục diễn ra một cách bất ngờ,
lúc thì khi bà đang vắt sữa trong trại chăn nuôi của nông trường, khi
đang đi trên đường phố, lúc trong cửa hàng bán thực phẩm... Có lần giấc ngủ của bà kéo dài suốt 4 tuần, lần lâu nhất là hơn 4 tháng.
Chứng hôn thụy vẫn được coi là một bí ẩn đối với khoa học. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, một đột biến di truyền nào đó trong não có thể gây ra chứng hôn thụy.
D. Hoàng (Tổng hợp)
Cô gái tự nhận mình đến từ... Ai Cập cổ đại
Câu chuyện của Dorothy Louise một thời tốn nhiều giấy mực của giới khoa học và nghiên cứu.
Khi còn nhỏ, Dorothy Eady Louise
(sinh năm 1904) là đứa trẻ bình thường sống tại một thị trấn ven biển
thuộc London, Anh. Điều bất hạnh đã xảy ra khi vào một buổi sáng,
Dorothy chạy xuống cầu thang, bị trượt chân và té ngã. Cú ngã nghiêm
trọng tới nỗi cô bé 3 tuổi được xác định là đã chết.
Tuy nhiên, điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Cha mẹ cô bé vui mừng khôn xiết, nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Sau khi bình phục, Dorothy có rất nhiều hành động kì lạ. Cô bé từ chối hát thánh ca, đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại.
Sau này, Dorothy tham gia một nhóm nghiên cứu về Ai Cập cổ. Cuối cùng, cô đến Cairo, kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.
Sau này khi về già, Omm Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ của Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ. Nhờ bà mà nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm Ai Cập. Năm 1981, Omm Seti qua đời.
Tới nay, câu chuyện của bà Omm Seti vẫn là một bí ẩn của thế giới.
Theo Dân Vệt
Tuy nhiên, điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Cha mẹ cô bé vui mừng khôn xiết, nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Sau khi bình phục, Dorothy có rất nhiều hành động kì lạ. Cô bé từ chối hát thánh ca, đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại.
Dorothy Eady Louise (bên phải).
4
năm sau, trong một chuyến đi chơi tới Bảo tàng Anh, Dorothy đã chăm chú
ngồi ngắm xác ướp rất lâu, hôn chân xác ướp và nhất quyết không về nhà
với bố mẹ. Cô bé còn chỉ vào một bức tranh và nói “Đó là nhà của tôi”.
Cô bé nói mình đến từ Ai Cập cổ đại và mong muốn được quay về nhà thật
sự của mình.Sau này, Dorothy tham gia một nhóm nghiên cứu về Ai Cập cổ. Cuối cùng, cô đến Cairo, kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.
Phòng Ai Cập tại Bảo tàng Anh.
Trong bản viết, Dorothy miêu tả mình
được sinh ra ở Ai cập cổ đại với tên gọi Bentreshyt và lớn lên như một
nữ tu sĩ tại Đền Kom El Sultan. Vào năm 14 tuổi, Pharaong Seti đã yêu và
có con với cô. Tuy nhiên, vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ,
Bentreshyt đã tự sát để ngăn không cho Seti bị liên lụy.
Bức tranh mô tả mối tình giữa Pharaong Seti và nữ tu sĩ Bentreshyt.
Bức tượng được cho là Dorothy ở kiếp trước.
Ban đầu, mọi người cho rằng Dorothy
là một kẻ điên. Tuy nhiên sau đó, tất cả đã bị thuyết phục rằng câu
chuyện là có thật. Bằng kí ức từ kiếp trước, Dorothy đã chỉ ra vị trí
trước đây của đền Garden mà nhờ đó, các nhà khảo cổ đã xác định chính
xác vị trí của đền.
Cô
cũng chỉ ra trong ngôi đền có một lối đi bí mật ở phía bắc. Ngoài ra,
Dorothy cũng nói dưới ngôi đền Seti là một hầm thư viện với những ghi
chép liên quan tôn giáo và lịch sử.Sau này khi về già, Omm Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ của Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ. Nhờ bà mà nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm Ai Cập. Năm 1981, Omm Seti qua đời.
Tới nay, câu chuyện của bà Omm Seti vẫn là một bí ẩn của thế giới.
Theo Dân Vệt
Nhận xét
Đăng nhận xét