Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 66

(ĐC sưu tầm trên NET)

6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử

6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử

16 / 10/ 2013, 04:10:59
Mặc dù sở hữu diện mạo xinh đẹp, gia thế tốt nhưng Sayyida al Hurra, Teuta vùng Illyria… đã chọn hành nghề cướp biển.

1. Sayyida al Hurra


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Sayyida al Hurra sinh khoảng năm 1485 trong một gia đình Hồi giáo nổi tiếng ở Vương quốc Granada. Gia đình cô đã buộc phải rời bỏ ngôi nhà bao năm sinh sống vào năm 1492, sau cuộc thanh trừng của tòa án dị giáo Tây Ban Nha. Sau đó, gia đình cô định cư tại Chaouen, Morocco. Năm 1515, người chồng doanh nhân của Hurra qua đời. Khi đó, cô trở thành thống đốc Tetouan.

Khi ở vị trí này, cô đã gặp và kết hôn với vua Morocco Ahmed al- Wattasi. Mặc dù cô ấy sẽ có cuộc sống giàu sang hơn khi kết hôn với người đứng đầu đất nước nhưng Hurra đã quyết định rời khỏi nhà và rong ruổi trên đường. Năm 1542, con riêng của chồng đã lật đổ Hurra. Số phận của cô không ai biết rõ.

2. Nữ hoàng cướp biển Teuta vùng Illyria


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Rất ít người có đủ dũng khí để đối đầu với La Mã. Nhưng nữ hoàng cướp biển như Teuta lại có thể trực tiếp đối đầu với họ. Sau khi chồng của bà là vua Ardiaei qua đời, Teuta thừa kế điều hành Vương Quốc Ardiaean kể từ năm 231 trước công nguyên. Trong nỗ lực giải quyết những bất đồng với các nước láng giềng, Teuta đã hỗ trợ nhóm cướp biển hoạt động ở vương quốc mình cai trị.

Do đó, cô đã đánh chiếm được các thành phố Dyrrachium và Phoenice. Không dừng lại ở đó, nhóm cướp biển mà Illyria đỡ đầu còn tấn công các thuyền buôn của Rome và Hy Lạp. Hai đại sứ gửi người La Mã được cử đến gặp Teuta đều bị cướp biển bắt giữ. Trong đó, một người bị giết và người còn lại bị giam cầm. Năm 229 trước công nguyên, La Mã đã tuyên chiến với nữ hoàng cướp biển. La Mã điều lực lượng gồm 20.000 quân và một hạm đội 200 tàu đến vùng chiến sự khiến Teuta phải đầu hàng năm 227 trước công nguyên. Mặc dù vương triều của Teuta vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng người La Mã cấm Teuta không bao giờ được ra khơi nữa.

3. Anne Bonny


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Nữ tướng cướp Anne Bonney sinh ra vào khoảng năm 1697 - 1700 ở County Cork, Ireland. Bà là con ngoài giá thú của luật sư William Cormac. Ông đã có quan hệ bất chính với cô hầu gái của vợ cũ. Khi bị mọi người phát hiện, William đã đem con gái và nhân tình đến vùng đất khác ẩn náu để tránh tai tiếng của người đời.

Ngay từ khi còn nhỏ, cô thường đóng giả con trai và có khả năng đánh nhau vượt trội. Năm 16 tuổi, với tính cách mạnh mẽ, Anne bỏ trốn theo tên cướp biển James Bonney, lấy hắn làm chồng bất chấp sự phản đối của cha. Kể từ đó, cô bắt đầu dấn thân vào con đường tội lỗi.

James đã đưa cô đến hang ổ của hải tặc ở New Providence, Bahamas. Trong thời gian sống cùng, Anne nhận ra hắn là kẻ hèn nhát, không có chí tiến thủ nên dần nhạt phai tình cảm. Cùng thời gian đó, cô đã gặp và đem lòng yêu thuyền trưởng cướp biển ngang tàng Jack Rackham.

Biết vợ có quan hệ bất chính, James bắt cóc và hành hạ Anne trước mặt nhiều người. Để cứu nhân tình của mình, Rackham đưa ra đề nghị nhường lại cho James một phần trong số tài sản khổng lồ của mình và yêu cầu hắn để yên cho Anne. Cô đã mang thai với Rackham và chỉ tạm nghỉ công việc của nữ tướng cướp trong thời gian rất ngắn đủ để sinh con. Sau đó, cô đã gửi con cho một người bạn ở Cuba trông nom giúp để lại được bôn ba với những tháng ngày trên mặt biển.

Vào một đêm cuối tháng 10/1720, tàu của hải tặc Rackham đang neo đậu ngoài khơi bờ biển Point Negril, Jamaica để ăn mừng phi vụ mới hoàn thành thì bị một chiếc tàu Hải quân Anh do thuyền trưởng Jonathan Barnet tấn công bất ngờ. Do đang trong tình trạng say rượu, nên đội quân cướp biển chống cự yếu ớt và nhanh chóng bị thu phục. Tất cả bọn cướp biển bị bắt về quy án, trong đó có cả Anne. Thủ lĩnh băng đảng Jack và các thành viên còn lại bị kết án treo cổ vào tháng 11/1720. Còn Anne may mắn thoát tội vì được cha hối lộ tòa án.

4. Ching Shih


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Ching Shih sinh năm 1775, là nữ tướng ướp gây chấn động mặt biển khu vực gần Trung Quốc hồi thế kỉ XIX. Mặc dù người ta tìm được rất ít thông tin về thời thơ ấu và trưởng thành của Ching Shih nhưng họ cũng biết được rằng, cô từng là gái lầu xanh hành nghề ở thành phố Canton. Năm 1801, cô bị một nhóm cướp biển. Sau đó, cô kết hôn với thuyền trưởng nhóm cướp biển đã bắt cóc mình là Zheng Yi.

Zheng thành lập một liên minh cướp biển với tên gọi là Hạm đội cờ đỏ. Sau khi Zheng Yi qua đời năm 1807, Ching trở thành thủ lĩnh hạm đội cướp biển trên. Với quân số gồm hơn 300 tàu cùng 40.000 cướp biển, họ từng là nỗi kinh hoàng cho cả bộ chỉ huy hạm đội Anh. Không những vậy, Hải quân Trung Quốc cũng mất 63 tàu trong cuộc chiến với hạm đội cướp biển đó, buộc triều đình phải ban lệnh ân xá vào năm 1810. Khi đó, hạm đội cướp biển chấp nhận lời thỏa hiệp của chính phủ.

5. Anne Dieu-Le-Vuet


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Anne Dieu-Le-Vuet sinh vào khoảng năm 1650. Cô từng là một tên tội phạm bị đày từ Pháp tới Tortuga giữa năm 1665 - 1675. Khi ở Tortuga, Anna đã kết hôn với cướp biển Pierre Length.

Năm 1683, Pierre bị giết trong một cuộc ẩu đả với tên cướp khác là Laurens de Graaf. Khi đó, Anna đã đòi thách đấu với Laurens nhưng bị từ chối. Sau đó, tên này vì ấn tượng bởi vẻ nóng tính của Anna nên đã cầu hôn cô và được cô nhận lời.

Kể từ đó, Anne cùng chồng ra khơi tấn công các tàu buôn và thậm chí đã tiến hành cướp bóc Jamaica năm 1693. Đến năm 1694, người Anh tấn công Tortuga và bắt được Anne cùng 2 cô con gái. Mặc dù bị bắt nhưng 3 mẹ con nữ cướp biển được đối xử tử tế. Không những vậy, họ còn gặp lại Laurens vào năm 1698. Tuy nhiên, kể từ đó, không ai nhìn thấy hay biết tin tức gì về gia đình cướp biển này.

6. Christina Anne Skytte


 6 nữ cướp biển xinh đẹp khét tiếng trong lịch sử
Nữ cướp biển Christina Anne Skytte sinh năm 1643. Cô là con của Baron Jacob Skytte sống ở vùng Dudehof, Thụy Điển. Anh trai của cô là Baron Gustav Skytte. Khi đó, Baron vẫn không thỏa mãn với khối tài sản khổng lồ của mình và sống cuộc đời bí mật khác khi trở thành cướp biển kể từ năm 1657. Nhóm cướp biển của hắn chuyên tấn công và cướp bóc các tàu trên vùng biển Baltic.

Cùng với chồng chưa cưới là Gustaf Drake, Christina đã trở thành một đối tác trong "công việc" với anh trai mình. Năm 1663, cô tham gia phi vụ tấn công một tàu buôn Hà Lan, giết chết thủy thủ đoàn và cướp toàn bộ hàng hóa. Cuộc tấn công kinh hoàng trên đã khiến giới chức trách lao vào cuộc truy bắt hung thủ. Cuối cùng, họ bắt và xử tử hôn phu Gustaf của Christina. Trong khi đó, cô buộc phải bỏ trốn khỏi Thụy Điển và sống lưu vong nay đây mai đó.
Kiến thức 

Chuyện tình giai nhân: Kỹ nữ lừng danh và Hoàng đế triều Tống

Thứ hai, 01/09/2014 20:49
Tuy tài sắc vẹn toàn và được vua yêu thương nhưng Lý Sư Sư lại không tránh khỏi số phận long đong, bất hạnh.
Theo ghi chép, Lý Sư Sư là con gái của một thợ nhuộm tên Vương Dần, vốn là người Biện Kinh, tức Khai Phong, thuộc Hà Nam, Trung Quốc.
Mẹ Lý Sư Sư qua đời ngay từ khi vượt cạn, vì vậy, cha của giai nhân đã dùng sữa đậu nành để nuôi cô lớn.
Năm Lý Sư Sư 4 tuổi thì tai họa bất ngờ ập đến nhà họ Vương. Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Cô bé bỗng dưng mồ côi cả cha lẫn mẹ, đành lang thang đầu đường xó chợ.
Ảnh minh họa
Một bà chủ kỹ viện trong vùng thấy Lý Sư Sư xinh xắn, tương lai có thể trở thành một món hàng béo bở, vì vậy đã nhận cô về nuôi.
Với tài sắc hơn người, giai nhân nhanh chóng trở thành một kỹ nữ lừng danh chốn kinh thành.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Lý Sư Sư đã đẩy cô đến với một mối tình lãng mạn và cũng đầy bi kịch với vị Hoàng đế đa tình của triều Tống: Tống Huy Tông Triệu Cát.
Tống Huy Tông là một ông vua nổi tiếng phóng đãng.
Khi đã chán ghét những gương mặt quen thuộc trong cung cấm, ông bèn mặc thường phục đến lầu xanh để tìm kiếm mỹ nhân.
Đó chính là thời điểm Tống Huy Tông rơi vào lưới tình với Lý Sư Sư.
Sự kiêu ngạo của người đẹp không những không làm Huy Tông chán ghét, ngược lại còn khiến ông vua rất mực tò mò.
Chính vì vậy, ông càng si mê Lý Sư Sư hơn.
Thậm chí, Huy Tông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để cô sống ở lầu xanh.
Tiếp đó, để thuận tiện cho việc gặp gỡ mỹ nhân, ông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến nơi ở của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau.
Nhờ vậy, Tống Huy Tông không phải vi hành nữa, mỗi lần nhớ nhung người đẹp, vị Hoàng đế đa tình lại theo đường hầm tìm đến.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, quân Kim tấn công nhà Tống.
Khi địch tiến sát kinh thành, Tống Huy Tông đem ngai vàng truyền lại cho con trai rồi lên làm Thái thượng hoàng.
Ít lâu sau, cả hai cha con Tống Huy Tông đều bị quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc.
Thất thế sa cơ, ông hoàng đa tình không thể chú ý tới người tình của mình nữa.
Vận mệnh của cô kỹ nữ lừng danh cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim.
Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất.
Có giai thoại kể rằng, giai nhân đã dùng trâm cài đầu đâm vào cổ tự vẫn sau khi lọt vào tay giặc.


Theo Ttvn.vn

Chuyện tình giai nhân: Người đẹp dám từ chối đế vương

Thứ hai, 18/08/2014 21:00
Nguyễn Thị Hoa Nương khiến nhiều người ngạc nhiên khi không chấp nhận tiến cung làm vương phi để được sống cuộc đời nhung lụa.
Được kết hôn với hoàng đế tưởng như là diễm phúc của bất cứ người con gái nào.
Song, lại có người đẹp kiên quyết chối từ lời mời vào cung làm vương phi.
Thiếu nữ dám cả gan từ chối diễm phúc lấy chồng đế vương này chính là người đẹp Nguyễn Thị Hoa Nương, quê ở đất Quảng An (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Tương truyền, cha mẹ Hoa Nương dù sống rất hạnh phúc, ăn ở hiền lành nhưng kết hôn đã lâu mà vẫn chưa có con.
Bỗng dưng vào một ngày mùa hè oi ả, mẹ của giai nhân đang ngồi hóng mát trên một gò đất nhỏ (gò Kim Quy) bỗng thấy trong người choáng váng, bụng đau âm ỉ.
Từ đó, bà mang bầu, chín tháng mười ngày sau thì sinh hạ một cô con gái. Tương truyền rằng, lúc người đẹp mới chào đời đã có một làn hương lan tỏa khắp nhà.
Cho đây là một điềm báo tốt lành nên cặp vợ chồng đã đặt tên cho con là Hoa Nương. Càng lớn, cô bé càng trở nên xinh đẹp lạ thường. Đến năm 18 tuổi, mỹ nữ đã nổi tiếng khắp vùng.
Rất nhiều chàng trai quanh đó tấp nập đến cầu hôn nhưng đều bị Hoa Nương từ chối. Sắc đẹp và danh tiếng của cô đã bay tới tận kinh đô Hoa Lư.
Lúc này, dù đã có 5 hoàng hậu song vua Đinh Tiên Hoàng vẫn muốn Hoa Nương vào cung làm vương phi của mình.
Biết được ý muốn này của nhà vua, bố mẹ Hoa Nương đã rất vui mừng, về nhà hồ hởi nói lại với con gái.
Nhưng cô thôn nữ lại kiên quyết từ chối, không chịu chấp nhận vào cung làm vương phi.
Điều này là do cô không muốn sống cảnh giàu sang với quá nhiều lễ nghi gò bó chốn cung đình.
Cô chỉ muốn sống cuộc đời bình dị, được tự do thoải mái và chăm sóc bố mẹ hàng ngày.
Thấy con gái không chịu nghe lời, bố mẹ Hoa Nương ra sức thuyết phục nhưng vẫn không lay chuyển được quyết định của cô.
Cuối cùng, cha mẹ người đẹp đành phải viết thư về triều đình xin được nhận tội. Tuy nhiên, như hiểu được tâm tư của Hoa Nương nên vị đế vương đã bỏ qua chuyện này.
Về phần Hoa Nương, cô ngày đêm 'ăn không ngon, ngủ không yên', lo sợ cha mẹ sẽ bị vua trừng phạt.
Một đêm, để chuộc tội với các bậc sinh thành, Hoa Nương ra sau nhà tìm đến cái chết.
Sau đó, ai cũng xót thương cô gái hồng nhan bạc mệnh. Họ cùng nhau đưa thi hài người đẹp về an táng trên gò đất Mộc Tinh ở làng.
Theo Pháp luật Xã hội
 
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét