BẠN BIẾT CHƯA? 6
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những loại thực phẩm đừng vì tiếc mà cố ăn
Đừng sợ lãng phí khi mang bỏ đi những loại thực phẩm này vì chúng thực sự không có lợi cho sức khỏe của bạn.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh,
khoang miệng có cảm giác đắng chát, sau khi ăn có thể xuất hiện các
triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn
cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Gừng dập
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị
mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ
mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn
nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ
hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là
shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập
nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có
thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù
lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Khoai tây mọc mầm
Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất
này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ
thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng,
ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Bí ngô để lâu
Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài,
khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến
chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Chè bị mốc
Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus.
Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Đậu xanh không nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích
mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất
huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in
với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu
xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình
thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy,
làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị
nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể
đe dọa tính mạng.
Mộc nhĩ trắng ngả màu
Mộc nhĩ trắng đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả
vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn
flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như
chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…
Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác
dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có
thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng
độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao
gây ung thư đường ruột.
Mimi tổng hợpNhững điều cần biết khi dùng thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải chú ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé.
Khi dùng thực phẩm đông lạnh
- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã
làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát
khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng
trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
- Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được
đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị
dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi
các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và
dùng ngay.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thích hợp và giã đông từ từ. Ảnh: colourbox.
|
- Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã
nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường,
đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
- Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
Khi tự đông lạnh thực phẩm
- Có thể dùng ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để đông lạnh thức ăn. Điều
quan trọng là cần bảo quản thức ăn đông lạnh đúng cách. Bạn nên dán nhãn
lên từng loại, đề tên, ngày tháng và bảo quản ở -18 độ C.
- Nếu phải lựa chọn dùng rau trữ lạnh hay rau tươi thì bạn hãy nhớ:
dùng rau quả theo mùa và khi không đúng mùa thì nên dùng các loại rau
bảo quản lạnh còn tốt hơn là rau tươi mà để lâu bên ngoài, bị mất gần
hết vitamin.
Các loại thực phẩm khác nhau cần được để trong túi riêng. Ảnh: epicurious.
|
- Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu, thời gian sử dụng tốt
nhất là trong vòng một tuần. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực
phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: làm lạnh nhanh, nhưng giã đông
thì từ từ.
Khi rã đông thực phẩm đông lạnh
- Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất
dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.
- Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt
đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn
không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để
tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Nhìn chung, càng ít tiếp xúc
với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt
hơn.
- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu
cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm
theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất “nguy hiểm” khi thời gian vi sóng quá lâu,
thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không chủ ý.
Rau củ bảo quản lạnh giữ được nhiều vitamin hơn rau để lâu bên ngoài. Ảnh: ifood.
|
- Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng
bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn,
bạn giữ đông lạnh miếng ức gà sau đó rã đông và nấu chín miếng ức gà
này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng
trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Với các loại thịt và thịt gia cầm thì cách tốt hơn cả là nên để trong
ngăn mát tủ lạnh, nếu thịt được gói trong các gói kín thì bạn nên để
thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.
- Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông
thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8
đến 10 độ C, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường
bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có
thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
Mimi tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét