LẠC BƯỚC ĐƯỜNG ĐỜI (ĐL)

 

 
Thành phố buồn _ Thiên Trang


 LẠC BƯỚC ĐƯỜNG ĐỜI

Có kẻ dưới quê
Lên người thành phố.

Ngày cặm cụi tìm ăn
Đêm mê lòa bù khú
Tháng vùn vụt trôi chẳng nhớ
Năm lũ lượt đi không hay...

Đêm nay,
Sương phủ bạc đầu, xòe trắng bàn tay,
Rùng mình thấy sợ!
Sợ tự bao giờ phố xây thành đồ sộ
Sợ khối bê tông cao nghệu nghênh ngang
Sợ hoành tráng, xênh xang, lấn chiếm hai bờ đại lộ
Sợ muôn màu sặc sỡ cứ ngỡ huy hoàng
Sợ cụ già tắt hơi nài mua vé số...

Ôi, thành phố!
Tự bao giờ văn minh quá lố
Quảng cáo mê man, son phấn bạt ngàn                                        Ca kịch loẹt lòe, diêm dúa, hô hoan
Đêm cũng như ngày khoe thân loang loáng
Giả dối, lọc lừa nhan nhản                                                             Đủ chuyện trái ngang
Giàu sang xoen xoét cơ hàn
Cơ hàn lặng thầm, cúi đầu giàn giụa...

Đêm nay,
Bên rượu đắng mồi cay                                                                                                      Hồn quê xác phố
Giật mình hoang mang, bỡ ngỡ
Chợt buồn dâng tràn dìm ngợp cô đơn                                       Hình bóng quê hương thấm đẫm u buồn
Nguồn cơn ập về dập dềnh tiếc nhớ
Nhớ bờ môi xưa dịu mềm hương lúa
Nhớ bầu vú xưa căng nuột vầng trăng
Và tiếc một hình hài 
                    săn chắc tảo tần,
                                 giản dị dung nhan!...

Trần Hạnh Thu

 
DU MỤC (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly

 

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã

Thứ Năm, ngày 27/08/2015 17:03 PM (GMT+7)

Cận ngày rằm tháng 7, khắp ngõ ngách Hà Nội, người dân đốt vàng mã, khói lửa nghi ngút.

Ngày 27.8 (14.7 âm lịch), dù chưa đến ngày rằm, nhưng nhiều gia đình đã làm lễ cúng sớm. Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, đây còn là dịp cõi âm mở ngục, linh hồn người mất sẽ được trở lại dương gian. Vào dịp này, nhiều tuyến phố, chùa ở Hà Nội rực lửa hoá vàng, mù mịt khói hương.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 1

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 2

Nhiều người tin rằng, khi đốt vàng mã, người đã khuất sẽ nhận được, nhờ vậy các vong linh sẽ bớt khổ sở, thiếu thốn. Các gia đình đều chuẩn bị khá cẩn thận việc này.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 3

Chủ yếu đồ hóa là quần áo, giày dép hoặc những vật dụng từng gắn bó với người đã khuất.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 4

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, người ta còn đốt cả điện thoại di động, thậm chí cả iPad, xe hơi.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 5

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 6

Hàng chục đống lửa đốt tiền vàng vây quanh khu vực giếng chùa Cót ((Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 7

Một số người chống bụi bằng cách bịt túi nylon lên đầu.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 8

Theo quan niệm dân gian, thời gian cõi âm mở cửa ngục cho người đã khuất trở lại dương gian bắt đầu từ mùng 2 đến giữa trưa 15.7 (âm lịch). Tùy điều kiện thời gian, mỗi gia đình chọn một ngày cúng lễ khác nhau.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 9

Sân chùa ngổn ngang tro bụi.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 10

Chẳng mấy chốc, toàn bộ sân chùa và khu dân cư xung quanh ngập trong khói, bụi tro.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 11

Đốt vàng mã là một nghi thức thường thấy khi các gia đình cúng lễ. Tại chùa Cót trưa 27.8 (14.7 âm lịch), hàng chục gia đình sau khi làm lễ cúng tại chùa đã đốt tiền vàng khắp bờ giếng.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 12

Vã mồ hôi vì sức nóng của những đống lửa đốt vàng mã.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 13

Người dân đốt vàng mã ngay trên đường tàu ở phố Cửa Nam.

Ảnh: Hà thành mù mịt khói vàng mã - 14

Nhiều tuyến phố của Hà Nội cũng mù mịt khói.

Theo Tất Định (danviet.vn)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH