TT&HĐ V - 42/k
Những bí ẩn vũ trụ mà các nhà khoa học chưa có lời giải #1 | Khoa học vũ trụ - Top thú vị |
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG III (XXXXII): THỰC - ẢO
"Hãy sống nhờ trí tưởng tượng của mình thay vì nhờ trí nhớ."
"Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết."
Khổng Tử
"Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết."
Khổng Tử
"Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo."
"Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại."
Stephen Hawking
“Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”.
Hêrôn
“Ôi, sự tất yếu diệu kỳ (…), mọi hành động tự nhiên đều tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất”.
“Vũ Trụ như một trò chơi ảo tượng khổng lồ chứa đầy các ảo ảnh thách thức trí tưởng tượng của chúng ta. Thật nghịch lý, chính một phần nhờ vào những nghiên cứu về các ảo ảnh Vũ Trụ này mà chúng ta hiểu chính xác hơn về hiện thực”.
"Phải
chăng có thể tưởng tượng: Vũ Trụ là một đại dương mênh mông mà không
gian là nước và vạn vật là những tảng băng trôi dạt; băng tan thành nước
và nước cô kết lại thành băng?".
NTT
(Tiếp theo)
Như
đã biết, một trong những biểu hiện kỳ thú nhất của sự tương phản nghịch
đảo qua đường tròn là mối quan hệ giữa thẳng và tròn của hai miền ngoài
và trong. Chúng ta cho rằng đây cũng là một biểu lộ phi thường nữa của
mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối của Không Gian Thực Tại.
Nếu miền trong đường tròn tâm O được “thấy” là miền thực (Vũ Trụ Thực)
thì phải coi mọi dây cung trong đó (kể cả đường kính) là đường thẳng (vì
hai đầu mút của chúng coi như ở hai đầu vô tận). Ảnh ảo của tất cả các
đường thẳng của miền trong, chiếu theo phương vuông góc với bản thân
chúng sẽ xuất hiện ở miền ngoài (lúc này đóng vai trò là Vũ Trụ ảo) theo
cách dựng hình của phép nghịch đảo qua đường tròn, sẽ là những đường
tròn đi qua tâm O (tâm O lúc này được coi là hạt KG của Vũ Trụ ảo và do
hiện tượng chồng chập Không Gian mà phải tưởng tượng rằng cùng lúc này,
nội tại của điểm O mới là Vũ Trụ thực). Ngược lại, nếu miền ngoài được
thấy là Vũ Trụ thực (do đó miền trong là Vũ Trụ ảo) thì tất cả các đường
thẳng không cắt (có thể tiếp xúc tại một điểm) đường tròn tâm O (do đó
mà trường hợp xuyên tâm O cũng bị loại trừ) đều có ảnh ảo chiếu theo
phương vuông góc với chúng, ở trong miền trong và cũng đi qua tâm O.
Chúng ta minh họa hai trường hợp đó theo thứ tự ở hai hình 7/a và 7/b.
Hình 7: Mối quan hệ thẳng – tròn trong tương phản ảo - thực
Trên
hình 7/a có thể thấy ảnh ảo của dây cung SP (đường thẳng thực) chính là
đường tròn qua O, có tâm O’. Dây cung càng dài (càng gần tâm O) thì ảnh
ảo của nó có đường kính càng lớn. Biết rằng dây cung có độ dài lớn nhất
của đường tròn tâm O chính là đường kính AB của nó. Vậy ảnh của AB có
đường kính là bao nhiêu? Có thể suy ra được, ảnh ảo của đường thẳng thực
AB là đường tròn có đường kính bằng bán kính của Vũ Trụ ảo (lúc này là
miền ngoài). Nếu chiếu AB theo phương vuông góc với bản thân nó nhưng
hướng xuống phía dưới của hình 7/a, sẽ xuất hiện một ảnh ảo y hệt như
thế nữa. Chúng ta có thể gọi hai ảnh đó là đối xứng nhau qua tâm O, hay
là tương phản âm – dương của nhau. Vì AB đang đóng vai trò là đường kính
của Vũ Trụ thực nên nó bằng DV.
Chúng ta đã biết, chu vi của một đường tròn thì bằng đường kính của nó nhân với số Pi (ở đây, chúng ta chọn ).
Nhưng đó là đối với đường tròn thực. Còn đối với đường tròn ảo được
hình thành trong mối tương phản ảo - thực tuyệt đối thì có thể tính như
vậy được không? Vì chưa thể biết được sự thể sẽ như thế nào nên chúng ta
chọn một số hh nào đó tạm gọi là “số điều chỉnh từ ảo sang
thực”. Khi AB là thực thì ảnh của nó là đường tròn ảo đường kính là một
nửa đường kính Dh của hạt KG. Giả sử rằng chu vi đường tròn ảnh của AB trong miền ảo cũng được tính như đối với đường tròn thực thì có thể viết:
Vì , nên lại cũng viết được:
Độ dài chu vi ấy, khi chuyển qua Vũ Trụ thực, sẽ phải là:
(Do hiện tượng chồng chập Không Gian mà chúng ta chỉ chiêm nghiệm được DV là đường kính của Vũ Trụ hiện thực, chứ thực ra đường kính toàn phần của Vũ Trụ Thực Tại phải được coi là )
Vì ở góc độ khác mà chúng ta đã khảo sát, đồng thời cũng có:
DV=D*.10k
Cho nên phải thêm tích số hh vào vế phải của biểu diễn toán học ở bên trên để đảm bảo cân bằng: Rốt cuộc, viết đúng phải là:
Có thể phát biểu: trong Không Gian Thực Tại, đường kính toàn phần của một đường tròn có chu vi là 2D, hay có thể viết:
Phát
biểu đó kể ra rằng chẳng có gì gọi là cao siêu và biểu diễn toán học đó
có vẻ quá tầm thường! Có thể là như thế. Mặc lòng, chúng ta vẫn nâng
niu chúng, coi số h như là một hạt ngọc quí báu mà phải trải qua một quá
trình hoang tưởng cực kỳ dài lâu và gian khổ mới có được. Trong vật lý
học, có một hằng số mà nếu không có nó thì cũng không có lý thuyết cơ
học lượng tử, một lý thuyết đã giải quyết được một cách vô cùng xuất sắc
những vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu hiện thực khách quan ở
tầng nấc qui mô nguyên tử và hạ nguyên tử (hay vẫn thường gọi nôm na là
thế giới vi mô). Đó chính là hằng số Planck. Một cách hoàn toàn linh
cảm, chúng ta cho rằng số hh đang dùng ở đây có thể có mối quan hệ khăng khít (tương tự như số và số )
với hằng số ấy. Hằng số Planck thực ra là một số gần đúng, được xác
định bằng thực nghiệm (nghĩa là đã chịu sự “lũng đoạn” của chủ thể quan
sát… máy đo). Số trị của nó trong giáo trình vật lý hiện nay được lấy là
6,6256 (chúng ta tạm loại bỏ tích số chỉ độ nhỏ kèm theo nó đi). Nếu
lấy số đó nhân với số 0,96 của chúng ta, sẽ được:
6,6256 . 0,96 = 6,36058 = 6,4.
6,6256 . 0,96 = 6,36058 = 6,4.
Mặt khác, nếu dùng số Pi vô tỷ, cũng có:
Trong
lịch sử toán học có câu chuyện “Cây kim của Buffon”. Vào năm 1777 một
nhà toán học Pháp tên là Georges Louis Leclerc (thường gọi là Bá tước
Buffon, 1707-1788) đã đưa ra bài toán: có một tờ giấy kẻ những vạch
thẳng song song và cách đều nhau được đặt trên một mặt phẳng (xem hình
8), thảy nhiều lần một cây kim có chiều dài bằng hai lần khoảng cách
giữa hai vạch song song liên tiếp lên tờ giấy đó, hỏi rằng xác suất để
cây kim nằm ở vị trí cắt các vạch đó là bao nhiêu? Chính Buffon cũng là
người giải quyết bài toán. Kết quả thật ngạc nhiên, đúng bằng . Nếu chúng ta thay bằng thì kết quả là 0,64.
Hình 8: Cây kim Buffon
Với việc xác định được số hh, chúng ta coi như đã khảo sát xong hoang cảnh ở hình 7/a và chuyển sang tiếp tục khảo sát hoang cảnh ở hình 7/b.
Hình
7/b mô tả trường hợp miền ngoài đường tròn tâm O là Vũ Trụ thực, miền
trong là Vũ Trụ ảo. Ảnh ảo của một đường thẳng không cắt đường tròn O ở
miền thực, chiếu theo phương vuông góc với bản thân nó, là đường tròn
trong miền ảo, đi qua tâm O. Chẳng hạn có đường thằng t ở miền thực thì
phép nghịch đảo, và có thể thấy ảnh ảo của nó là đường tròn tâm e, điểm
P’ là ảnh của điểm P trên đường thẳng t. Dễ dàng cảm quan được, đường
thẳng ở miền thực, càng cách xa đường tròn tâm O thì ảnh ảo của nó chiếu
theo phương vuông góc với bán thân nó, trong miền ảo, càng nhỏ dần và
khi đường thẳng đó có khoảng cách đến đường tròn tâm O là xa vô tận thì
ảnh ảo của nó trong tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối phải trùng
với một “quãng” nào đó trên “đường chu vi” của điểm O. Vậy quãng đó
được nhìn nhận như thế nào? Kinh nghiệm từ trực giác dễ đưa chúng ta đến
quan niệm rằng nếu có thể di dời đường thẳng t theo hướng vuông góc với
bản thân nó ra xa vô tận thì để bảo toàn tính thẳng (tuyến tính) của
nó, nó phải bị thu ngắn dần lại và cuối cùng sẽ thành điểm vô tận trên
rìa Vũ Trụ thực. Tuy nhiên theo ý chúng ta thì đó là một quan niệm sai
lầm. Thứ nhất, cần thấy rằng điểm O được coi là hạt KG trung tâm của Vũ
Trụ ảo và khi biến thực thì nó chính là đường tròn tâm O, nghĩa là đường
chu vi của nó cũng có dạng là đường tròn lý tưởng. Thứ hai, qua cách
dựng ảnh ảo của đường thẳng t cũng thấy khi t tịnh tiến ra vô tận thì độ
dài chu vi ảnh ảo của nó càng ngắn “dần” và như vậy, tuân theo mối quan
hệ tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, bản thân đường thẳng t
phải dài dần thêm ra. Thứ ba, nếu cho trước bất cứ điểm nào trên đường
thẳng t đều có thể xác định trực tiếp và dứt khoát được điểm ảo tương
phản đối ứng với nó trên ảnh ảo của đường thẳng t, trừ hai điểm vô tận
(đầu mút) của đường thẳng đó. Rõ ràng là không có cách nào xác định chắc
chắn được hai điểm ở trên rìa Vũ Trụ thực của đường thẳng t mà chỉ có
thể qua suy diễn mà cho rằng ảnh ảo của chúng là trùng với điểm O. Suy
diễn như vậy có hợp lý không? Hợp lý mà cũng không! Ở góc độ coi ba điểm
ấy là điểm hình học thuần túy thì chúng trùng nhau. Nhưng ở góc độ coi
hai điểm vô tận của đường thẳng là có tính hình học thuần túy, còn điểm O
được nhìn nhận là có nội tại thì nó phải tương tự như đường tròn tâm O,
do đó ảnh ảo của hai điểm vô tận kia phải là hai điểm phân biệt trên
đường tròn chu vi của điểm O. Không thể khác được, hai điểm ảo đó chính
là hai đầu mút của đường kính điểm O, vì nếu xê dịch chúng dù chỉ là
“một chút xíu” thì hai điểm thực tạo nên chúng hoặc phải nằm ngoài đường
thẳng t, hoặc trở thành hai điểm thông thường, hoàn toàn được xác định
của đường thẳng t. Như vậy, khi đường thẳng t ở vị trí như trên hình 7/b
thể hiện thì phải quan niệm rằng ảnh ảo của nó vừa là đường tròn tâm e
vừa không phải là đường tròn đó, hay có thể nói đường đó có tính ỡm ờ
nước đôi để cho tư duy muốn nhìn nhận thế nào cũng được, tùy thích. Khi
cho t tịnh tiến ra vô tận thì vi “lý do tế nhị”, chỉ có những điểm thông
thường của đường thẳng t (mà đại biểu của chúng trên hình 7/b là điểm
P) là phải di dời theo hướng kính của đường tròn tâm O ra xa vô tận để
“sẵn sàng” trở thành điểm vô tận, còn hai điểm đầu mút của đường thẳng
t, do “đã ở” vô tận rồi và ảnh ảo của chúng cho thấy ngay từ đầu chúng
là hai “gã quân tử” đích thực, đóng vai “cột trụ kiên cường” tỏ rõ sự
“bất khuất lòng gang dạ sắt” bằng cách “một tấc không đi, một ly không
dời” trong suốt quá trình di dời của đường thẳng t (chứ thực ra chẳng có
“tịnh tiến” gì ở đây cả). Nghĩa là bất cứ lúc nào, dù chưa di dời hay
đã di dời, thì khoảng cách hai đầu mút của đường thẳng t luôn bằng độ
dài của đường kính DV của Vũ Trụ thực.
Cuối
cùng, sau những lời ngụy biện vớ va vớ vẩn nhưng cũng quá ư thấu tình
đạt lý ở trên, chúng ta chỉ còn nước phải đi đến những kết luận sau:
1.- Đường thẳng t trong “thực tế” là đường cong t’ mà khoảng cách hai đầu mút của nó đúng bằng DV.
2.- Đường
t (bây giờ dại gì mà nói thêm từ “thẳng” nữa!) càng ở xa đường tròn O
càng phải dài ra và cong thêm (một cách phù hợp với độ giãn nở Không
Gian của Vũ Trụ thực), sao cho khi đạt đến vô tận, nó phải trùng với nửa
đường chu vi của Vũ Trụ thực.
3.- Trong
Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclít có sự “hiện diện” của mối tương phản ảo -
thực tuyệt đối, qua một điểm bất kỳ cho trước chỉ có thể vẽ được duy
nhất một đường thẳng tuyệt đối và đó cũng chính là đường kính thực của
Vũ Trụ.
4.- Trong
Vũ Trụ ấy, mọi đường thẳng thực đều phải “cắt nhau” tại trung tâm Vũ
Trụ thực. Do đó mà cũng không xảy ra hiện tượng hai hay nhiều đường
thẳng thực song song với nhau. Nếu có hai đường cách đều nhau “mọi lúc,
mọi nơi”, nghĩa là qua một điểm bất kỳ của một trong hai đường ấy nếu có
thể vẽ một đường thẳng vuông góc với một đường thì nó, cũng vuông góc
với đường kia và khoảng cách (theo đường thẳng vuông góc ấy) là không
đổi ở “mọi lúc, mọi nơi” thì hai đường ấy gọi là song song với nhau, và
chúng chỉ có thể là hai đường tròn đồng tâm và tâm ấy cũng chính là tâm
của Vũ Trụ.
5.- Vì
các hạt KG trong Vũ Trụ thực đều có vai trò bình đẳng nhau cho nên bất
cứ hạt KG nào cũng đều “có quyền tự cho mình” là Trung tâm Vũ Trụ thực
và là mốc của mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối của Không
Gian. Như vậy, phải quan niệm rằng trong Vũ Trụ hình học vĩ mô, khi mối
tương phản ảo - thực không được thể hiện (tất cả các điểm đều không có
nội dung), thì Vũ Trụ hình học đó được thấy là thuần túy, có cùng một
tầng nấc qui mô vĩ mô ở “mọi lúc mọi nơi” (tất cả những biểu hiện tương
phản như xa - gần, to - nhỏ, tròn - thẳng… đều chỉ mang tính tương đối),
và được gọi là Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclít thuần túy. Mọi diễn biến
trong Vũ Trụ hình học này đều tuân theo lý thuyết của Ơclít như chúng ta
đã thấy.
Vì,
bốn kết luận đầu có thể tạo nên sự “căm hờn ghét bỏ”, gây “thảm họa”
cho chúng ta, cho nên chúng ta phải thêm kết luận thứ năm để tạo không
khí “hòa cả làng”!
Khi di dời đường t đến vô cùng gần thì nó sẽ tiếp xúc với đường tròn tâm O tại một điểm nào đó. Đó là trường hợp đường thẳng t1 và điểm T1 (hay đường thẳng t2 và điểm T2) trên hình 7/b. Đường thẳng t1 (hay t2)
chính là đường kính của Vũ Trụ thực, bởi vì trong một hoang cảnh khác,
có thể thấy chúng là biên của một “trục” thẳng đi qua đường tròn tâm O,
nhận hình tròn tâm O làm tiết diện của nó và lúc này cả hình tròn O đóng
vai trò biểu diễn là tâm điểm của Vũ Trụ thực. Nghĩa là độ dài của trục
thẳng ấy bằng DV.
Dễ dàng xác định được ảnh ảo của đường thẳng t1 (hay t2) khi chiếu theo phương vuông góc với nó, là đường tròn tâm O’1 (hay O’2). Còn ảnh ảo của điểm T1 (hay T2) là trùng với nó. Có thể nói, trong mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, điểm T1 (hay T2) thuộc miền thực mà cũng thuộc miền ảo, đồng thời thuộc hai miền ấy và cũng không đồng thời thuộc hai miền ấy.
Nếu gọi đường kính của đường tròn tâm O’1 là dh thì trong Vũ Trụ ảo, chu vi của nó là:
Vi phép nghịch đảo qua đường tròn cho thấy:
2.dh=Dh
cho nên:
Hoàn toàn tương tự như trường hợp ở hình 6/a, khi chuyển chu vi ấy sang độ dài thực, sẽ có:
Trước đây, chúng ta đã đưa ra khái niệm “đường giả tròn” và bây giờ, khẳng định rằng DTP -
độ dài toàn phần của đường kính Vũ Trụ Thực Tại khách quan, cũng chính
bằng đường kính (vừa thực vừa ảo) của “đường giả tròn” ấy.
Vì DTP cũng có tổng độ dài của hai đường thẳng t1 và t2, nên chúng ta có thể tưởng tượng rằng, có một hạt sáng được truyền từ vô tận theo đường thẳng t1 đến điểm T1 rồi từ đó lại tiếp tục theo đường t1 đến vô cực. Khi đến vô tận, hạt sáng đó phản xạ trở lại, truyền theo đường thẳng t2, đến điểm T2, tiếp tục truyền theo t2 đến vô tận, để rồi cũng phản xạ truyền trở lại theo đường t1 đến T1.
Quá trình đó có thể là bất tận. Có thể thấy ảnh ảo một “vòng” hành
trình (không lặp lại) của hạt sáng là từ điểm O đi theo mũi tên “hết”
đường tròn tâm O’1 rồi theo chiều mũi tên đi “hết” đường tròn tâm O’2 để trở về O.
Tưởng
tượng ra như thế để thấy rằng các bậc hiền triết tiền bối Phương Đông,
đến với hình tượng “Thái cực” không phải hoàn toàn là chủ quan, vô tình.
Và dù rằng hạn chế thời đại đã không cho họ có khả năng chiêm nghiệm xa
hơn nữa, thì như vậy cũng thật tài tình!
Có
thể nói những biểu tượng Thái cực mà người xưa khắc họa nên, đã lột tả
được cái thần của sự tương phản ảo - thực tuyệt đối đồng thời cũng thống
nhất tuyệt đối của Vũ Trụ Thực Tại khách quan. Chúng ta minh họa lại
Thái Cực ở hình 9/a để chiêm nghiệm thêm đôi điều nữa.
Hình 9: Ý niệm về đường kính cong và sự phân tầng qui mô của Vũ Trụ.
Khi
coi hình tròn Thái Cực là hạt KG thì dứt khoát nội tại của nó (đối với
chúng ta) phải là miền Vũ Trụ ảo. Nếu có thể nhìn thấy từ Vũ Trụ thực
thì đường ảo SP chính là đường kính của Thái Cực (đường thẳng có độ dài
cực đại của nội tại Thái Cực) và đồng thời là khoảng cách thực có độ dài
cực tiểu của Vũ Trụ thực. Phải cho rằng cùng lúc đó cũng có thể thấy
được trong nội tại Thái Cực, có một đường chữ S (hay sin tính) SOP. Vì
chúng ta đã khẳng định rằng đường tròn Thái Cực (khi nó đóng vai trò là
hạt KG) là có độ cong cực đại tuyệt đối trong Vũ Trụ thực, cho nên sự
xuất hiện của đường chữ S đó (có độ cong còn nhỏ hơn nữa) trong nội tại
Thái Cực là một kỳ dị. Để tránh đi sự kỳ dị đó, phải đi đến quan niệm
rằng, khi còn vẽ được, hay nói đúng hơn là khi còn có thể xuất hiện thực
sự đường chữ S đó thì nội tại Thái Cực vẫn còn là miền thực của Vũ Trụ
thực và Thái Cực chỉ là giả Thái Cực, tương tự như đường tròn tâm O
thường được nói đến, chỉ là đại diễn của hạt KG đích thực (lúc này phải
coi điểm O mới là Thái Cực hay điểm KG đích thực), hoặc Thái Cực phải
được coi là Vũ Trụ thực và bên ngoài nó mới là miền ảo - nội tại của hạt
KG.
Khi
Thái Cực đóng vai trò biểu diễn một Vũ Trụ thực thì có thể trực quan
được trên hình 9/a: độ dài của đường chữ S bằng đúng một nửa chu vi của
Vũ Trụ thực. Nếu gọi độ dài ấy là DCT thì:
Từ: DTP=2DV
có thể xác định được tổng độ dài của đường giả tròn:
(Nghĩa là độ dài đó bằng hai lần chu vi của Vũ Trụ thực, và rõ ràng là nó bằng bốn lần độ dài DCT), hay có thể viết:
Chúng ta gọi đường chữ S ấy là “đường kính cong chuẩn” của Vũ Trụ thực.
Mối
quan hệ toán học giữa các đường kính ở trên, nếu chỉ nhìn ở góc độ
thông thường thì hoàn toàn tầm thường, mù tịt và câm nín, vì, rõ ràng là
chúng được thiết lập nên trên cơ sở hiểu biết sơ đẳng nhất về hình học.
Chắc chắn rằng không một nhà toán học hiện đại nào bị “rỗi hơi” làm cái
công việc ngớ ngẩn là tìm hiểu những thứ hiển nhiên đến độ không còn có
thể hiển nhiên hơn được ấy. Bởi vì họ đâu phải là… những nhà triết học!
Ngược lại, những nhà triết học hiện đại cũng chẳng thèm bận tâm tới
những thứ “vớ vẩn” đã biết từ thời con nít ấy và cũng đã quên từ lâu
hoặc thậm chí chẳng hiểu chúng là cái gì, vì họ đâu có phải là… những
nhà toán học. Có lẽ đối với họ, và đối với cả những bậc thiền ngộ cao
siêu, đó chỉ là những cái mũ phớt cũ mèm, đã quá lỗi thời, không hơn
không kém.
Chúng
ta quan niệm khác. Trong khoa học có rất nhiều câu ví von cực hay đã
trở nên “thời thượng” và được nhiều người viện dẫn như: “Cái vô hạn
trong lòng bàn tay”, “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”, “Chân lý vốn bình dị”… Có
lẽ ai cũng thừa nhận sự xác đáng của những ví von đó nhưng lại hiểu
theo nghĩa chúng chỉ là những cách điệu có tính hàm xúc cao dùng để mô
tả khái quát những biểu hiện phổ biến của Tự Nhiên đại loại như tính
thống nhất vật chất của thế giới, những biểu hiện tương tự, hao hao
giống nhau ở những sự vật - hiện tượng hoàn toàn khác nhau về qui mô
cũng như nguồn gốc, nguyên nhân được tạo thành…, và dừng lại ở đó. Trong
thực tế, không ít người thuộc làu làu hàng tá những câu ví von xúc tích
đó, và thường đọc chúng một cách thích thú trong những buổi “trà dư tửu
hậu”, nhưng lại hoàn toàn quên chúng khi suy tư, chiêm nghiệm, tìm hiểu
một cách (gọi là) nghiêm túc về Tự Nhiên, để rồi cho rằng, đối với
những biểu hiện lớn lao thì phải có những suy nghĩ phức tạp, đối với
những biểu hiện hiển nhiên, tầm thường thì chỉ cần những suy nghĩ giản
đơn, vô tư, mà không một lần đặt vấn đề: tại sao lại không thể suy nghĩ
hồn nhiên, đơn giản đối với những biểu hiện lớn lao, và không được suy
nghĩ phức tạp đối với những biểu hiện đã là hiển nhiên đến mức tầm
thường? Chính chúng ta cũng có lối suy nghĩ kiểu “khăng khăng” như thế
chứ còn nói ai. Rất may, vì quá tò mò muốn biết Vũ Trụ thực ra là cái
gì, trong khi việc tiếp thu để thấy được “rõ ràng và sáng sủa” những lý
thuyết toán – lý siêu phàm đối với chúng ta là hoàn toàn bất khả, cho
nên chúng ta đã thấy được ở những câu ví von trên, ngoài cái hay cái
tuyệt mang tính văn chương ra, còn là những kim chỉ nam thực sự, cùng
“khuyên” chúng ta ở lại với kiến thức sơ đẳng, phổ thông về Tự Nhiên mà
loài người đã gặt hái được từ lâu để may ra còn có thể “đốn ngộ” được
Tạo Hóa, Đấng trị vì Vũ Trụ, cai quản và chăn dắt mọi sự vật - hiện
tượng tồn tại ở đó. Đối với những điều đơn giản mà sự suy nghĩ cũng đơn
giản thì coi như đã “biết tỏng” hết rồi, còn gì phải suy nghĩ nữa, nghĩa
là con đường của nhận thức đến đó là kết thúc, hay dẫn đến… bế tắc và
mù tịt. Người lớn, khi xem hình vẽ giống hệt cái mũ phớt của Hoàng Tử Bé
(thực ra là của Êxuypêruy), đã xác định đó rõ ràng là hình cái mũ phớt
và hết chuyện, chẳng còn gì phải bận tâm nữa. Họ đâu có ngờ đã gây ra sự
ngỡ ngàng ghê gớm đối với Hoàng Tử Bé, vì chúng đâu có vẽ cái mũ phớt
mà là một con trăn nuốt con voi trong bụng. Điều đó cũng dễ hiểu thôi:
vì người lớn đã từng trải chiêm nghiệm trực quan trong hiện thực quá lâu
rồi cho nên khả năng tưởng tượng của họ đã thành “chai sạn”, mai một đi
và từ đó họ vĩnh viễn không còn thể nào mà hình dung nổi một con voi to
đùng lại nằm gọn được trong bụng một con trăn hơi bị… nhỏ.
Chính
Hoàng Tử Bé, chứ không ai khác, đã dạy bảo cho chúng ta rằng, phải coi
những vấn đề nhỏ nhoi, đơn giản là lớn lao, phức tạp để suy nghĩ một
cách nghiêm túc, tỉ mỉ, kỹ càng, mà rộng mở đa chiều (nghĩa là phức tạp)
đồng thời cũng phải hồn nhiên, khoáng đạt, và bình dị. Biết trước rằng
thực hành lối suy nghĩ kiểu… “lung tung” như thế trước những vấn đề đã
rõ ràng, đơn giản là không phải chuyện dễ nên chàng ta còn mách nước:
với trình độ kiến thức khoa học tự nhiên quá yếu kém thì phải đề cao sự
hoang tưởng, lấy hoang tưởng mãnh liệt làm phương tiện chủ yếu của suy
nghĩ (rất may đây cũng là “thế mạnh vượt trội” của chúng ta!) trên cơ sở
kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và ảo tưởng, có như thế thì sự suy
nghĩ mới trở nên phong phú, biết “đậu” chỗ này mà cũng biết “bay” tìm
chỗ khác, chỉ như thế mới có cơ may “đại ngộ” được những điều kỳ diệu
trước những biểu hiện giản đơn, thường tình. Một quang cảnh thiên nhiên
kỳ diệu không phải vì bản thân nó kỳ diệu mà vì được quan sát biết tư
duy nhận thức, có tâm hồn hướng thiện, hướng mỹ (mà suy cho cùng, được
chính thiên nhiên “dạy dỗ” trong suốt quá trình sinh nhai vô vàn hạnh
phúc cũng như khổ đau, kéo dài hàng vạn; thậm chí là hàng triệu năm)
đánh giá.
Khi những DV, DTP, DG chỉ
là những đường kính hình học bình thường, thì mối quan hệ toán học giữa
chúng cũng chẳng có gì đáng nói vì được hình học suy ra một cách rất
đơn giản và về mặt trực quan hình học cũng rất hiển nhiên. Thế nhưng khi
những đường kính ấy được đặt tên cụ thể như chúng ta đã đặt, và khi sự
“xuất hiện” cũng như mối quan hệ giữa chúng được hình thành từ quá trình
khảo sát, chiêm nghiệm Vũ Trụ trong sự hiển hiện mối tương phản ảo -
thực tuyệt đối của Không Gian, thì đối với riêng chúng ta, đó không còn
là vấn đề bình thường nữa mà mang tính kỳ diệu. Chúng ta suy đoán như
thế hay đúng hơn là linh cảm như thế chứ thực ra chưa biết chắc về điều
đó. Không thể “đem con bỏ chợ” được, chúng ta sẽ cố moi móc vài thông
tin, đưa ra cho được vài lý lẽ “bùi tai” để làm “bằng chứng” cho suy
đoán đó, để biện hộ cho linh cảm đó, dù có thể chỉ là… công cốc. Cũng
chẳng lấy gì làm ngại! Thôi, chúng ta “lạnh lùng” bắt đầu:
1.- Khi cho DCT=1 (và tạm quên 10k đi), thì:
Và do đó:
Hãy nhớ lại: trong câu chuyện về Tỷ lệ vàng (số ), chúng ta có đề xuất lấy là số Tỷ lệ vàng sao và theo một định lý của Ơle thì:
Sự trùng hợp này có lạ lùng không?
Còn có thể viết:
2.- Khi cho DV=1, thì:
Vậy cũng có:
Và:
Sự
liên quan mật thiết và “thuần khiết hữu tỷ” giữa mối quan hệ của ba
đường kính ấy với mối quan hệ làm nên Tỷ lệ vàng sao và bản thân số , phải chăng là bình thường, chẳng có gì lạ lùng?
3.- Chúng
ta cho rằng sự tương phản nghịch đảo qua đường tròn giữa hai miền trong
và ngoài, dù là một biểu lộ rõ ràng nhất của mối tương phản ảo - thực
nghịch đảo tuyệt đối, có thực trong Không Gian Thực Tại, thì sự biểu lộ
ấy không còn tính trực tiếp nữa vì đã bị chủ thể quan sát và nhận thức
lũng đoạn một cách tất yếu, không thể loại trừ được. Tuy nhiên, từ cái
“hiện thực” đã méo mó và nặng nề siêu hình ấy, nếu “bình tĩnh”, vẫn có
thể rút ra được cái bản chất cốt lõi, cơ bản nhất, đóng vai trò là những
nguyên lý, qui luật chung nhất, có tính bất biến của cái Thực Tại, cái
nền tảng làm nên nó. Một trong những “bộ phận” vĩ đại của mối tương phản
ảo - thực tuyệt đối là sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa tính tròn
và tính thẳng của Không Gian thực tại, và nó phần nào cũng được bộc lộ
ra trong hiện thực hình học, thông qua mối quan hệ biến hóa giữa tròn và
thẳng trong hiện tượng trái nghịch giữa miền trong và miền ngoài được
phân định qua đường tròn.
Một
cách phổ biến thì như chúng ta đã khảo sát đại khái, đường thẳng ở miền
trong đường tròn sẽ có ảnh là đường tròn ở miền ngoài, đường tròn ở
miền trong có ảnh là đường thẳng ở miền ngoài, và ngược lại. Điều đó dẫn
đến lẽ đương nhiên là trong mối tương phản ảo - thực tuyệt đối, nếu có
thể thấy được miền ảo (thực nội tại hạt KG) từ miền thực (Vũ Trụ) thì sẽ
phải thấy được những đường cong (dù là ảnh ảo hay thực thể) trong đó.
Đây không chỉ là sự “xúc phạm ghê gớm” mà còn là mối đe dọa cực kỳ khủng
khiếp đối với sự tồn vong của quan niệm về độ cong không gian của triết
học duy tồn. Chúng ta là những kẻ “nô lệ trung thành” của tư tưởng
triết học ấy nên đã vội vã ra sức ngăn chặn ngay từ đầu với qui ước
rằng, từ Vũ Trụ thực, không thể thấy được “quái tượng” như thế trong nội
tại hạt KG, và một khi còn nhìn thấy được như thế thì đường tròn “chứa
nó” chưa phải là chu vi của hạt KG mà may ra chỉ có thể là đại diện của
nó. Những đường tròn to nhỏ khác nhau chỉ có thể được thấy ở Vũ Trụ
thực, chúng ta khẳng định như thế. Khi đường kính cong chuẩn xuất hiện
trong đường tròn tâm O thì lúc đó phải coi rằng điểm O mới là hạt KG và
nội tại đường tròn tâm O (trừ điểm O) vẫn thuộc miền thực. Lúc này,
đường tròn tâm O chỉ có thể đóng được vai trò là đại diện cho cả hai
miền ảo - thực tuyệt đối, đứng đó “run cầm cập”, tùy tình hình đấu đá
giữa hai miền đó mà kịp thời “tùy cơ ứng biến”!
4.- Thực
ra trong mối quan hệ tương phản ảo - thực tuyệt đối thì nội tại hạt KG
và Vũ Trụ là hai miền ảo - thực của nhau, nghĩa là miền này có thể là ảo
hay thực của miền kia, và ngược lại. Vì giữa hai miền đó vừa có sự phân
biệt tương phản tuyệt đối, vừa là thống nhất không thể phân biệt được,
hay có thể nói chúng bình đẳng với nhau và như nhau về mọi mặt. Tuy
nhiên, đối với quan sát biết tư duy nhận thức thì miền mà nó tồn tại
phải luôn là miền thực, tức là Vũ Trụ, và về mặt trực quan hình học thì
đó luôn phải là miền ngoài của đường tròn tâm O. Sự “tùy cơ ứng biến của
đường tròn tâm O” nhiều khi làm cho phần trong nó lúc thì “hòa hợp” với
miền thực, lúc thì lại “hòa hợp” với miền ảo, đã dẫn dắt chúng ta đến ý
niệm coi nó là “thế giới thứ ba”, hay còn có thể coi nó là một gã tiểu
tư sản có lập trường giai cấp không kiên định, hay cũng có thể coi đó là
một lão nông dân xưa kia, chỉ mong được ăn chắc mặc bền nhưng luôn bị
chao đảo bởi sự lôi kéo, thậm chí là hăm dọa giữa quân “xanh” và quân
“đỏ” (như trường hợp Grigôri trong tuyệt tác “Sông Đông êm đềm” của
Sôlôkhốp – nhà văn kỳ tài của nước Nga Xôviết).
Dù
là đã được “cho phép” thì sự xuất hiện đường kính cong chuẩn trong Vũ
Trụ thực cũng vẫn làm cho chúng ta cảm thấy rất bất an. Đối với đường
tròn tâm O hay bất cứ đường tròn nào khác mà chúng ta có thể dựng (vẽ) được
trong hiện thực, chúng ta đều dễ dàng xác định được dứt khoát cả về
hình dạng “thực tế” cũng như độ dài những đường kính cong chuẩn của
chúng một cách tương ứng. Song đối với Vũ Trụ thực (trong Vũ Trụ hình
học vĩ mô là miền ngoài đường kính tâm O), vì liên quan đến vấn đề mù
tịt là sự vô tận nên chúng ta không thể vẽ được đường kính cong chuẩn
của nó dù chỉ một đoạn. Như thế thì cũng chẳng thể vẽ được ảnh ảo của nó
thông qua phép tương phản nghịch đảo. Một đường có thể tưởng tượng về
nó rất “rõ ràng và sáng sủa” nhưng lại không thể vẽ được nó dù là một
mảy may, vì thế mà cũng không thể xác định được ảnh ảo của nó, thì nó có
tồn tại thực (dù không hiện hữu!) trong Vũ Trụ thực không? Hay đó là
một sự “khiêu khích trắng trợn” của Tự Nhiên đối với khả năng hoang
tưởng vô tiền khoáng hậu của chúng ta? Không, nói như thế là báng bổ
Đấng Tạo Hóa! Tự Nhiên là vốn dĩ nên Nó hồn nhiên thể hiện, chẳng quan
tâm tới ai một mảy may. Và do đó cũng chẳng cần phải khiêu khích ai, để
bị… mất tự nhiên!
Đường
kính cong chuẩn cùng với đường tròn chứa nó là một biểu tượng “tuyệt
hảo” về sự uyển chuyển, hồn nhiên, hài hòa, vừa sống động phân lập, vừa
tĩnh tại thống nhất của Vũ trụ hình học vĩ mô. Thế nhưng với vai trò là
đường kính cong chuẩn của Vũ Trụ thực (dù là mang tính hình học thuần
túy chăng nữa) thì cũng chính sự biểu hiện quá ư trơn tru, “hoàn thiện
hoàn mỹ” đó lại tạo ra cảm giác đơn điệu, siêu hình, do đó mà có vẻ
khiên cưỡng, giả tạo. Trước tình hình này, một suy nghĩ hồn nhiên và
khoáng đạt phải đi đến quan điểm trung dung để có cơ may hòa giải xung
đột: thừa nhận cả hai (nghĩa là đồng thời cũng không thừa nhận cả hai!).
5.- Chúng
ta thường nói về một Vũ Trụ phân tầng về qui mô to - nhỏ. Đó là sự thật
hay chỉ là suy tưởng triết học? Trong hiện thực khách quan đời thường,
chúng ta không thấy bất cứ một thể hiện nào và vì thế mà cũng không thể
cảm nhận được về tính phân tầng qui mô ấy. Ngay cả trong toán học thuần
túy, dù người ta có nói đến “vĩ mô” hay “vi mô” thì cũng khó lòng hình
dung được một cách rõ ràng và dứt khoát được sự phân tầng về qui mô to -
nhỏ của Vũ Trụ chỉ có vật lý học hiện đại, trong lĩnh vực nghiên cứu tự
nhiên theo hướng vi mô của nó mới đưa ra được những bằng chứng có hiệu
lực, gợi ý về tính khách quan của sự phân tầng qui mô ấy. Cơ học lượng
tử chỉ ra rằng trong thế giới vi mô (tương đối thôi vì “tầm cỡ” vi mô ở
đây so với kích thước hạt KG thực ra chẳng nhằm nhò gì!), vạn vật - hiện
tượng của thế giới ấy có nhiều biểu hiện về vận động và “xử sự” rất
khác so với của vạn vật - hiện tượng trong thế giới vĩ mô (cũng chính là
hiện thực khách quan thường thấy của chúng ta).
Thật
là dị thường khi chúng ta đang sống trong một không gian hiện thực đồng
nhất và liền lạc thì đồng thời trùng với không gian ấy, làm nền tảng
cho không gian ấy là một không gian khác, không giống, thậm chí là có
nhiều tính chất trái ngược với không gian hiện thực, và dù “gần gũi” đến
như thế thì chúng ta không hề nắm bắt được, không hề cảm giác được, do
vậy mà cũng thực sự quá xa vời. Để lý giải sự dị thường ấy, phải quan
niệm rằng Vũ Trụ Thực Tại vừa phân tầng qui mô vừa không phân tầng qui
mô. Ở góc độ Vũ Trụ là thống nhất thì không có sự phân tầng, ở góc độ Vũ
Trụ thể hiện tính tương phản thì nó có sự phân tầng về qui mô. Xét
trong mối quan hệ giữa tuyệt đối và tương đối thì sự phân tầng về qui mô
(hay sự không phân tầng về qui mô) cũng thể hiện ra dưới hai dạng tuyệt
đối và tương đối. Nhờ có sự không phân tầng tương đối của không gian về
qui mô mà chúng ta mới có thể phân biệt được xa và gần, to và nhỏ, nông
và sâu, rộng và hẹp… Nhờ có sự không phân tầng tương đối của không gian
về qui mô mà chúng ta mới cảm nhận được một Không Gian đồng nhất, liền
lạc, trơn tru, “bằng phẳng”, đều đặn… và dù có đưa ra qui ước, đưa ra
mốc so sánh thì nhiều khi cũng khó lòng mà xác định chắc chắn được sự
chuyển động cũng như sự đứng im của vạn vật trong không gian hiện thực.
Chúng
ta cho rằng, tính phân tầng đồng thời không phân tầng qui mô Không Gian
Thực Tại một cách tuyệt đối là có thực, vừa là bộ phận, vừa là kết quả,
vừa là một biểu hiện của nguyên lý nước đôi về mối quan hệ tuyệt đối
thống nhất và phân lập của Vũ Trụ Thực Tại, mà nguyên nhân cuối và duy
nhất là nguyên lý Tự Nhiên nhằm đảm bảo tuyệt đối Tồn Tại. Sự phân tầng
đồng thời không phân tầng tuyệt đối về qui mô Không Gian, dù không bao
giờ có thể “hiện nguyên hình” trong không gian hiện thực để chúng ta có
thể trực giác được thì vẫn có thể thông qua những hiện tượng tương đối
có nguồn gốc sâu xa từ nó, hàm ý về nó mà nhận thức được nó. Sự phân
tầng đồng thời không phân tầng tương đối về qui mô không gian trong hiện
thực chính là “lời thầm thì mách bảo” khá tốt về nó.
6.- Thực
ra, một cách tự phát (bị buộc phải như thế mà không biết!) loài người
đã đến với quan niệm về một Vũ Trụ phân tầng qui mô từ rất lâu đời (để
có được cách bài trí hình họa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ thời Hùng
Vương, người Việt cổ đã phải có ý niệm về một thế giới phân tầng sớm hơn
thời điểm đó rất nhiều). Chắc chắn rằng, những mô hình mang ý nghĩa như
là sự nhận thức khoa học về một Vũ Trụ phân tầng theo qui mô to - nhỏ,
đã có từ thời cổ đại, mà tiêu biểu nhất, nổi tiếng nhất, được coi là
thành quả vĩ đại của toàn bộ công cuộc nghiên cứu thiên văn buổi đầu
tiên ở phương Tây, chính là mô hình hệ thống Vũ Trụ lấy Trái Đất làm
trung tâm của Ptôlêmê. Dù sao thì cũng phải đợi đến khi kính thiên văn
ra đời và sau đó là kính hiển vi xuất hiện thì ý thức về một Vũ Trụ phân
tầng qui mô mới có tính khoa học hơn và dần trở nên rõ ràng hơn. Tuy
nhiên, quan niệm về một Vũ Trụ có tính phân tầng qui mô (dù chưa triệt
để, chưa sâu sắc và còn phiến diện) chỉ được khẳng định dứt khoát trong
quá trình vật lý học nỗ lực tìm cách quan sát ngày một sâu vào thế giới
vi mô để khám phá nó.
Khi
thấy một quang cảnh trong gương thì người ta nói rằng đó là ảnh (ảo)
của một quang cảnh (thực) hiện lên nhờ phản chiếu gương. Đúng là như
vậy! Thế nhưng, nếu cho rằng hiện thực là tồn tại trên cơ sở tồn tại vật
chất và hiện hữu thành thông qua tương tác vật chất thì quang cảnh
trong gương đó cũng có thể được gọi là một hiện thực. Bởi vì nó cũng có
cơ sở từ tồn tại vật chất và cũng hiện hữu thông qua tương tác vật chất.
Dù là thuộc vào quang cảnh ngoài gương (yếu tố tiền nguyên nhân chủ yếu
và có tính quyết định), thì quang cảnh trong gương không phải là hoàn
toàn giống với quang cảnh ngoài gương, mà cũng có những khác biệt, thậm
chí là đáng kể, và gọi là đặc thù. Để “dĩ hòa vi quí”, chúng ta gọi
quang cảnh trong gương là hiện thực ảo.
Tương
tự như thế, bằng cách nào đó, khi chúng ta thấy được một quang cảnh Vũ
Trụ ở tầm xa nào đó thông qua kính thiên văn thì trước mắt chúng ta đó
chính là (một phần) hiện thực (ảo) ở nơi đó. Hiện thực đó chắc chắn
không phải là hiện thực mà chúng ta đang trải nghiệm và quan chiêm
thường nhật vì nó ở tận đẩu đâu
và nếu không nhờ kính thiên văn thì vĩnh viễn chúng ta mù tịt về nó.
Vậy thì hiện thực "ở đó" có giống với hiện thực “ở đây” không, hay hỏi
chính xác hơn là Không Gian “ở đó” có xử sự như Không Gian “ở đây”
không? Trong nghiên cứu khoa học có một “tập quán tiền định” (vì rất
giống bản năng và không thể loại trừ được) là, khi quan sát thấy một
hiện tượng lạ ở đâu đó, thì ngay lập tức, người ta dùng những trải
nghiệm và hiểu biết đã tích lũy được “ở đây” để giải mã hiện tượng “ở
đó”. Nếu quá trình không xảy ra
mâu thuẫn nội tại (hoặc không phát hiện ra bất cứ mâu thuẫn nội tại
nào) thì coi như… xong, “ở đây” hay “ở đó” thì cũng thế. Chỉ khi xuất
hiện những yếu tố kỳ dị, phi lý, người ta mới phải vò đầu bứt tóc xem
xét lại vấn đề và sau một khoảng thời gian nào đó, vài ngày hay cũng có
thể là… vài chục thế hệ, người ta mới “à” lên một tiếng: “Thì ra là thế
đấy!”. Và đó cũng chính là lúc ra đời một cách tiếp cận mới, một lý
thuyết mới, hơn nữa nhiều khi là cả một cuộc cách mạng. Trong nghiên cứu
vật lý thiên văn có thế không? Nếu buộc phải trả lời câu hỏi nêu ra ở
trên, thì tốt nhất, nên bắt chước triết học duy tồn, trả lời theo kiểu…
ỡm ờ, nước đôi.
Nếu
vật lý thiên văn trình bày ra một hiện thực có phần khác lạ thì vật lý
vi mô lại trình bày ra một hiện thực khác lạ hơn nhiều. Có thể nói vui
rằng, ngày nay, loài người đã có thể quan chiêm được ba hiện thực: hiện
thực ở Thiên đường, hiện thực cõi Trần gian và hiện thực ở chốn Âm ty
(đừng hiểu theo nghĩa giáo điều, tín ngưỡng). Có được ba hiện thực ấy
không phải vì Thượng Đế hào phóng gì đối với loài người mà vì loài người
đã phải quần quật nghĩ suy, sáng tạo, vắt óc suốt hàng ngàn hàng vạn
năm.
Không
ai có thể cùng một lúc chiêm ngưỡng ba hiện thực đó mà chỉ có thể lần
lượt từng hiện thực một. Đó là điều lạ thứ nhất và… “biết rồi, khổ lắm,
nói mãi!”. Điều lạ thứ hai (chưa biết đâu nhé!) là, đối với hiện thực
Trần gian, con người không những tha hồ quan chiêm “toàn cảnh” mà còn
tha hồ mà “lặn hụp” trong đó, đối với hiện thực Thiên đường, có thể dạo
chơi chút ít ở phạm vi “gần” nhưng rất nguy hiểm, còn đối với hiện thực
Âm ty thì đừng hòng mà xâm nhập vào lúc còn sống. Điều lạ thứ ba (cũng
chưa biết đâu nhé!) là, muốn thấy được Thiên đường và Âm ty đều phải
thông qua sự hỗ trợ của công cụ, thiết bị. Hai loại công cụ, thiết bị hỗ
trợ đó là đưa quang cảnh ở “tít mù vời vợi” về trong tầm quan sát được
của con người (hay có thể nói là đưa về một tầng nấc qui mô không gian
của Trần Gian!). Qua đó mà thấy một điều lạ thứ tư nữa (rất mới đấy
nhé!) là, sự tương đồng giữa vô cùng lớn ở vô cùng xa và vô cùng nhỏ ở
vô cùng gần (ngay sát mũi của hệ quan sát!). Điều lạ thứ năm (vừa mới
vừa cũ, hay thực tại: “Không nói thì không biết, nói thì hóa ra biết
rồi”!) là, hình như thời gian trôi chậm dần theo thứ tự: Cõi Âm ty – Cõi
Trần gian – Cõi Thiên đường và nếu lấy tuổi thọ của ông Bành Tổ bên Tàu
làm mốc so sánh thì có thể viết thế này: Chớp nháy – 500 năm – Vĩnh
hằng.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét