Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

TT&HĐ V - 42/l


 
khoa học vũ trụ - Sự giãn nở không ngừng và dữ dội của vũ trụ - Thuyết minh


PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG III (XXXXII): THỰC - ẢO

"Hãy sống nhờ trí tưởng tượng của mình thay vì nhờ trí nhớ."

"Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết."
Khổng Tử 
 
"Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo."
 "Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại."
Stephen Hawking

“Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”.
Hêrôn

“Ôi, sự tất yếu diệu kỳ (…), mọi hành động tự nhiên đều tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất”.

“Vũ Trụ như một trò chơi ảo tượng khổng lồ chứa đầy các ảo ảnh thách thức trí tưởng tượng của chúng ta. Thật nghịch lý, chính một phần nhờ vào những nghiên cứu về các ảo ảnh Vũ Trụ này mà chúng ta hiểu chính xác hơn về hiện thực”.


"Phải chăng có thể tưởng tượng: Vũ Trụ là một đại dương mênh mông mà không gian là nước và vạn vật là những tảng băng trôi dạt; băng tan thành nước và nước cô kết lại thành băng?".
NTT



 

(Tiếp theo)

7.-  Nói Vũ Trụ vừa phân tầng qui mô vừa không phân tầng qui mô thì dễ, nhưng trong hiện thực, chúng ta rất khó lòng thấy được (“thấy ở đây có nghĩa là trực giác của các giác quan chứ không riêng gì mắt) sự thể hiện đồng thời ấy. Một nhà cao tầng thì rõ ràng là phân tầng chứ không phải không phân tầng. Một mặt hồ nước phẳng lặng thì rõ ràng là không phân tầng chứ không phải phân tầng. Điều đó có nghĩa là đối với hai tính cách trái ngược nhau, tính cách này được khẳng định thì tính cách kia phải bị loại trừ. Khi chúng ta nói phở ngon hơn cơm thì phở là “ngon hơn” chứ không thể “dở hơn”. Có gã nghe vậy, bĩu môi nói lại: phở dở hơn cơm. Thật là ngạc nhiên! Nếu gã đó là một người đàn ông Việt Nam khỏe mạnh thì rất có thể thuộc một trong những dạng sau đây: thích đùa, khiêu khích, đạo đức giả, bán phở, thích “chả” hơn, vừa mới ăn phở xong. Nói thế thôi chứ mặc kệ gã (vì “cười người hôm trước, hôm sau người cười”, mà biết đâu chừng một ngày tối trời nào đó, chúng ta lại thấy như gã: phở dở hơn cơm)! Chúng ta đâu có quan tâm tới những quan niệm khác nhau về sự ngon - dở giữa phở và cơm. Nếu gã nói phở dở hơn cơm thì đối với gã (lúc đó thôi!) phở không thể là “ngon hơn” được. Và đó mới là điều chúng ta quan tâm.
Như vậy, sự đồng thời thể hiện tính phân tầng và tính không phân tầng theo qui mô của Không Gian Thực Tại đã làm cho quá trình quan sát của chúng ta trong hiện thực lúc thấy thế này, lúc lại thấy thế kia, tùy theo góc độ, tùy theo hoàn cảnh và cả tùy theo… sở thích.
8.-  Dù có là Đấng Tạo Hóa toàn năng thì cũng không thể thấy được rành mạch cảnh tượng phân tầng tuyệt đối về qui mô của Vũ Trụ Thực tại Khách quan. Bởi vì Đấng tạo Hóa, dù là toàn năng thật đấy, nhưng cũng… thiểu năng, không thể phân lập dứt khoát được hai tình trạng phân tầng và không phân tầng đã chồng chập tuyệt đối thành một khối Không Gian “hổ lốn” đến ghê hồn mà cũng chính là thân xác của Ngài.
Đến Đấng Tạo Hóa còn không thể thấy được cảnh ngộ ấy thì đối với chúng ta là hoàn toàn vô vọng. Tuy nhiên, cũng như đối với sự tương phản ảo - thực tuyệt đối, chúng ta có thể thông qua Vũ Trụ hình học phẳng mà hình dung ra được (một cách siêu hình mà cũng không kém kỳ ảo) hoang cảnh riêng biệt của sự phân tầng qui mô tuyệt đối và của sự không phân tầng qui mô tuyệt đối; cũng như sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa chúng trong Thực Tại Khách Quan (thuộc tầm vĩ mô thôi, nhớ mãi nhé!!!).
Trên mặt phẳng, chúng ta vẽ một đường tròn tâm O, và gọi đó là miền Vũ Trụ thực trong mối tương phản ảo - thực tuyệt đối của Không Gian Thực Tại. Điểm O được coi là hạt KG trung tâm. Khi hạt KG trung tâm không có nội dung (bất định) thì vì miền ngoài đường tròn O cũng chính là điểm O nên cũng không có nội dung (bất định). Miền Vũ Trụ thực lúc này coi như không xác định được trong – ngoài (hay không có trong đồng thời cũng không có ngoài), cho nên phương chiều trong mối quan hệ to - nhỏ cũng bất định, và như vậy, nó không thể thể hiện được bất cứ dấu hiệu nào về sự phân tầng qui mô tuyệt đối, nghĩa là không có phân tầng qui mô tuyệt đối (ngay cả đường tròn tâm O cũng bị xóa đi!).
Miền thực của Vũ Trụ đã không thể phân tầng qui mô tuyệt đối thì cũng đồng nghĩa với việc “tử hình” mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối. Đến “nông nỗi” này thì miền thực chỉ còn là một mặt phẳng mông lung, mù tịt và “câm nín” như tờ. Để tránh đi vào cái “hoang mạc” đơn điệu đến nản lòng đó, chúng ta vẽ lại đường tròn tâm O, quên đi miền ngoài nó và nhớ rằng điểm O là hạt KG trung tâm và nó có nội tại đóng vai trò là đơn vị lực lượng thực nhỏ nhất của miền Vũ Trụ thực - đường tròn tâm O. (Cũng có thể tưởng tượng hình tròn tâm O chỉ mới là một phần của miền thực và phía ngoài nó vẫn còn thuộc miền thực).
Khi miền Vũ Trụ thực là một hình tròn có tâm là hạt KG (đơn vị làm nên nó) thì rõ ràng là đã có sự phân lập cực đại - cực tiểu và phương chiều để thể hiện sự phân tầng về qui mô đã hiển hiện: theo hướng tính từ tâm O ra là từ tận cùng nhỏ đến tận cùng lớn. Nếu lấy O làm tâm, vẽ thêm một đường tròn nữa ở phía trong đường tròn tâm O ban đầu, coi như chúng ta đã phân định Vũ Trụ thực thành hai tầng nấc có qui mô khác nhau: tầng thứ nhất (có qui mô nhỏ hơn) là hình tròn tâm O nhỏ, tầng thứ hai (có qui mô lớn hơn) là tầng có hình vành tròn tạo bởi đường tròn nhỏ và đường tròn lớn (xem hình 9/b).
9.-  Một câu hỏi đặt ra là, vậy thì dựa vào cơ sở nào để đánh giá qui mô lớn, nhỏ của tầng nấc nào đó trong Vũ Trụ thực? Có thể dựa vào diện tích hay thể tích của nó được không? Rõ ràng là không được rồi, vì với việc vẽ đường tròn trong một cách tùy tiện, chắc gì như mình họa trên hình 9/b, diện tích hay thể tích của miền vành tròn lớn hơn của hình tròn trong? Bằng trực quan, dễ nhận thấy một biểu hiện có tính tuyệt đối là đường tròn (hay mặt cầu) càng lớn thì càng phải ở xa tâm O, nghĩa là càng gần “biên” của Vũ Trụ thực. Vậy có thể dựa trên cơ sở đường kính trung bình của vành tròn để chỉ thị về mức độ qui mô của nó. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đường kính đơn thuần sẽ không thấy được sự chuyển hóa kỳ lạ giữa tính thẳng và tính tròn trong mối tương phản ảo - thực tuyệt đối cũng như trong sự phân tầng qui mô tuyệt đối của Không Gian. Chúng ta cho rằng, hay hơn, nên dùng cái gọi là “độ cong tuyệt đối” để “đo” mức độ qui mô của một tầng nấc Không Gian nào đó.
Chúng ta đã xây dựng được khái niệm về độ cong tuyệt đối. Độ cong tuyệt đối của một đường tròn là bằng j (một tuyệt đối - đường kính hạt KG) chia cho đường kính của nó. Từ khái niệm về độ cong tuyệt đối, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Độ cong tuyệt đối của đường tròn biên của hạt KG là cực tiểu tuyệt đối trong miền Vũ Trụ thực và bằng 1.
- Độ cong tuyệt đối của đường tròn biên của miền thực Vũ Trụ là cực tiểu tuyệt đối trong miền Vũ Trụ thực (khác 0).
- Tầng nấc Không Gian trong miền Vũ Trụ thực có qui mô càng lớn nếu độ cong tuyệt đối (trung bình) của nó càng lớn, và ngược lại.
- Độ cong tuyệt đối của mọi tầng nấc qui mô Không Gian không thể vượt quá hai cực trị độ cong tuyệt đối.
- Trong mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, giả sử có thể cho một độ cong tuyệt đối nào đó đạt được đến cực trị tuyệt đối của độ cong, thì khi đạt đến cực đại tuyệt đối, nó phải lập tức “biến tướng” thành độ cong cực tiểu tuyệt đối và ngược lại, khi đạt đến cực tiểu tuyệt đối, nó phải lập tức “biến tướng” thành độ cong cực đại tuyệt đối. Điều đó cho thấy miền thực của Vũ Trụ là miền có tính cong, “đường thẳng” (nhất) trong đó là đường tròn có độ cong cực tiểu tuyệt đối, và miền ảo của Vũ Trụ là miền có tính thẳng, đường thẳng tuyệt đối trong miền đó có độ cong tuyệt đối (được cho) là bằng O, còn “đường cong” nhất trong miền ảo có độ cong tuyệt đối bằng với độ cong tuyệt đối của đường tròn chu vi hạt KG – lúc này biểu hiện ra là độ cong cực đại tuyệt đối của miền đó.
10.-  Vậy thì cụ thể, giá trị độ cong tuyệt đối của một dải tầng nấc qui mô Không Gian nào đó trong miền thực của Vũ Trụ (giả sử là vành tròn trên hình 8/b), được xác định như thế nào?
Trên hình 9/b, vành tròn được xác định bởi biên ngoài là đường tròn tâm O có đường kính SP và biên trong là đường tròn tâm O có đường kính S’P’. Để xác định mức độ qui mô Không Gian của vành tròn, chúng ta phải tìm cách xác định giá trị độ cong tuyệt đối, trung bình của nó. Muốn thế, trước tiên là phải xác định đường kính trung bình của vành tròn, và nó bằng:
Vậy, độ cong tuyệt đối trung bình của vành tròn đó, là:
Đó chính là độ cong tuyệt đối của hai nửa đường tròn có đường kính SP’=S’P, được mô tả trên hình 9/b. Có thể thấy hai nửa đường tròn ấy chia vành tròn thành hai phần đối xứng hoàn hảo qua tâm O. Nếu cho rằng hai phần ấy là tương phản âm – dương của nhau mà hai nửa đường tròn còn đóng vai trò biểu diễn sự chuyển hóa hài hòa, uyển chuyển giữa chúng!), thì chúng ta có thể tô màu để phân biệt và điều thú vị sẽ hiện ra: đó chính là biểu tượng Thái Cực do Lai Trí Đức đề xướng… từ rất lâu rồi!
11.-  Cũng trên hình 9/b, hãy “vận nội công” mà tưởng tượng cho được rằng đường tròn tâm O có đường kính SP là “bên ngoài” của miền Vũ Trụ thực và đường tròn tâm O đường kính S’P’ là biên của hạt KG trung tâm (biên của miền Vũ Trụ ảo và cũng đồng thời là “biên trong” của miền Vũ Trụ thực), thì lúc đó, độ cong tuyệt đối trung bình biểu diễn qui mô của miền thực chính là độ cong tuyệt đối của nửa đường tròn có đường kính SP’ (và S’P). Ở góc độ này, miền Vũ Trụ thực chỉ có duy nhất một tầng qui mô, hay không có hiện tượng phân tầng qui mô.
Cũng lúc đó, ảnh của hai nửa đường tròn nói trên “hiện lên” như thế nào trong miền ảo? Không cần biết chính xác, nhưng theo phép nghịch đảo qua đường tròn thì chắc chắn đó là hai đường cong và rõ ràng độ cong của chúng phải lớn hơn độ cong của đường tròn biên của hạt KG (lớn hơn 1).
Theo quan niệm của chúng ta về độ cong tuyệt đối thì điều đó tuyệt đối không được xảy ra, nghĩa là ảnh ảo của hai nửa đường tròn thực không được phép “hiện lên” trong nội tại hạt KG như là những đường cong có độ cong tuyệt đối nhỏ hơn 1 (hoặc là như những đường có độ cong bằng 0 - tạm gọi là những đường thẳng thuần túy hình học).
Tuy nhiên, trong mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối thì lại bắt buộc ảnh của hai nửa đường tròn phải hiện lên trong miền ảo - nội tại hạt KG. Vậy thì ảnh đó có dạng như thế nào? Xin mạn phép đố Tạo Hóa đấy!
11.-  Ở góc độ miền Vũ Trụ thực không thể hiện sự phân tầng qui mô thì Thái Cực 9/a và Thái Cực 9/b đều có thể được chọn làm biểu tượng cho nó, vì chúng hoàn toàn tương đương nhau và chỉ là hai cách nhìn khác nhau về cùng một đối tượng. Nghĩa là khi hạt KG trung tâm là đường tròn có đường kính S’P’ thì Vũ Trụ thực được thấy như Thái Cực 9/b và khi hạt KG Trung tâm là điểm O (nội tại của nó không trình hiện) thì Vũ Trụ thực được thấy như Thái Cực 9/a. Thêm nữa, khi hạt KG “thu về” một điểm thì tất cả các điểm của nó phải chồng chập nhau tại điểm O, do đó, hai nước đường tròn biểu diễn độ cong tuyệt đối trung bình của miền thực ở hình 9/b sẽ chuyển hóa thành đường chữ S trên hình 9/a. Vậy có thể nói, đường kính cong chuẩn của Vũ Trụ là đường biểu diễn độ cong tuyệt đối của miền thực được thấy ở tầm vĩ mô (nội tại hạt KG không thể hiện hoặc có thể được “bỏ qua”) của nó.
Trong Vũ Trụ thực, khi hạt KG trung tâm qui về một điểm (điểm O) thì không phải vì thế mà nó Hư Vô đi, mà chỉ coi như nội tại của nó không thể hiện. Lúc đó, “bề dày” (đường kính) của nó vẫn là Dh. Và vì đường kính của Vũ Trụ thực là:
              
Trong tình thế tương phản nghịch đảo tuyệt đối, chúng ta đã đưa ra:
              
         
Trong Vũ Trụ thực, trị tuyệt đối của đường kính hạt KG đóng vai trò là đơn vị độ dài nhỏ nhất tuyệt đối cho nên có thể đặt nó bằng j (một tuyệt đối) và vì trong trường hợp này, chẳng cái gì có thể cạnh tranh vị trí đó của nó được, nên có thể viết là 1 (số một thông thường).
Khi         
thì:          
Đến đây, có thể viết:
              
Vì 1 so với “muôn trùng thiên lý” thì “chả là cái gì cả” nên có thể coi là bằng 0, và như thế:
              
(Ở đây, cần phải nhấn mạnh: không thể suy diễn rằng “thằng” nông dân khố rách áo ôm, nghèo mạt rệp là bằng 0 so với “ông” tỷ phú quần là áo lượt, giàu sụ “nứt đố đổ vách”, bởi vì “thằng” thì cũng “người” giống hệt “ông”, chẳng khác gì, thậm chí nhiều khi xét về mặt đức độ, “thằng” còn “người” hơn là “ông”).
Có thể kết luận: độ cong tuyệt đối trung bình của Vũ Trụ thực đúng bằng độ cong tuyệt đối của đường tròn có đường kính là một nửa đường kính Vũ Trụ thực.
12.-  Mặt khác, lại phải thấy rằng, vì hạt KG (trung tâm) của Vũ Trụ thực là một tồn tại thực thuộc về nó và đóng vai trò tầng nấc có qui mô Không Gian nhỏ nhất tuyệt đối (có độ cong tuyệt đối cực tiểu và bằng 1) của nó, nên có thể phân ra các tầng qui mô Không Gian khác nhau trong Vũ Trụ thực (nghĩa là có thể sẽ được vô số những vành tròn bao quanh tâm 0!). Vậy thì sự phân tầng tuyệt đối của Vũ Trụ thực “diễn ra” như thế nào?
Có thể tưởng tượng rằng, vì khoảng cách nhỏ nhất tuyệt đối trong Vũ Trụ thực bằng độ dài đường kính hạt KG (bằng ), cho nên trong Vũ Trụ thực phân tầng, không thể tồn tại vành tròn có độ cong nhỏ hơn 1 (hiểu là ). Chúng ta quan niệm rằng, Vũ Trụ thực phân tầng qui mô tuyệt đối là gồm vô vàn những vành tròn có bề rộng bằng 1 bao quanh hạt KG trung tâm, “nằm” kế tiếp nhau từ biên hạt KG đến biên ngoài của Vũ Trụ thực. Vì giá trị độ cong tuyệt đối trung bình của những vành tròn đó, nếu đem so với nhau, sẽ thấy có tính giảm dần từ trong ra ngoài theo hướng kính, nên qui mô của những vành tròn đó (đường kính trung bình của chúng) có tính tăng dần từ “kích cỡ” hạt KG đến “kích cỡ” Vũ Trụ.
Từ lập luận trên, chúng ta có thể minh họa (một phần) sự phân tầng tuyệt đối về qui mô Không Gian của miền Vũ Trụ thực ở hình 10.
Trên hình 10, chúng ta vẽ ba vành tròn tượng trưng cho ba vùng tầng nấc qui mô Không Gian, được gọi theo thứ tự từ trong ra ngoài là 1, 2, 3. Đường tròn trong cùng là biểu diễn hạt KG. Biết đường kính hạt KG là Dh, chúng ta có thể tính được độ cong tuyệt đối trung bình của ba vùng Vũ Trụ thực trong tình trạng phân vùng qui mô tuyệt đối, đó là:
              
Hình 10: Sự phân tầng tuyệt đối qui mô Không Gian
Theo đà giảm dần ấy, có thể thấy vùng tầng nấc qui mô cực đại của Vũ Trụ thực có độ cong tuyệt đối trung bình cực tiểu, và bằng:
              
Với  là một số tự nhiên chẵn để  là một số tự nhiên lẻ.
13.-  Trong sự phân tầng qui mô tuyệt đối của Vũ Trụ thực, có một hiện tượng kỳ thú. Đó là nếu dựng những nửa đường tròn biểu diễn hình học về độ cong tuyệt đối trung bình của các vùng tầng nấc qui mô Không Gian một cách hợp lý (xem hình 10), thì chúng ta sẽ có được một đường xoắn trôn ốc e biểu diễn sự giảm dần (hay tăng trưởng dần) mang tính cực kỳ đều đặn của độ cong tuyệt đối (hay của qui mô Không Gian) từ cực đại đến cực tiểu (hay từ cực tiểu tới cực đại) theo hướng kính từ trung tâm ra ngoài.
Thêm một chút tưởng tượng, nếu chúng ta cho rằng đường e bắt đầu từ điểm A đi theo đường tròn chu vi của hạt KG (có nội tại là miền O) trở về A rồi từ đó mới đi đến B, từ đó tiếp tục và lần lượt đến C, D, E…, thì đường e, bản thân nó lập thành một vành xoắn ốc có biên là chính nó. Điều lạ của vành xoắn ốc này là bề rộng của nó tại điểm A là bằng O (thực ra là phải bắt đầu từ ), rồi lớn dần khi đến điểm B rồi điểm C. Khi đến điểm D thì sự lớn dần ấy dừng lại. Lúc này bề rộng của vành xoắn trôn ốc bằng 2 lần độ dài đường kính hạt KG. Bắt đầu từ D, bề rộng vành xoắn trôn ốc là bất biến. Chẳng hạn khi đường xoắn trôn ốc đến E thì bề rộng vành xoắn trôn ốc ở đó là EB. Dễ thấy:
Có khi nào dùng hình tượng vành xoắn trôn ốc để giải thích định tính quá trình giãn nở Vũ Trụ sau cú nổ Big Bang (mà vật lý học hiện nay đã khẳng định) hay không? Giả sử rằng hạt KG trung tâm chính là điểm kỳ dị mà vật lý học đã hình dung. Khi nó nổ thì cũng là lúc Vũ Trụ hình thành và giãn nở. Giai đoạn đầu tiên và ngắn ngủi của sự giãn nở Vũ Trụ có tính bột phát theo hàm mũ nên được các nhà vật lý học gọi là “Thời kỳ giãn nở lạm phát”. Phải chăng thời kỳ này ứng với giai đoạn tăng dần bề rộng của vành xoắn trôn ốc? Sau đó, Vũ Trụ tiếp tục giãn nở đến ngày nay và vẫn đang tiếp diễn một cách có gia tốc đều đặn, là ứng với vành xoắn trôn ốc tiếp tục rời xa trung tâm (cội nguồn của nó) với bề rộng bất biến (đóng vai trò như gia tốc tăng dần đều của sự giãn nở Vũ Trụ)?
Đó là những nghi vấn vô tình bật ra từ sự hoang tưởng bạt mạng chứ không phải do chúng ta cố ý bày ra để xỏ xiên một ai đó. Nếu ai cho rằng đó là những câu hỏi xách mé, hồ đồ thì vì bộ não của chúng ta hư hỏng chứ không phải vì chúng ta là những người thiếu nhân cách. Đúng thật là chúng ta không tin một chút xíu nào vào học thuyết Big Bang và đang cố gắng tìm cách phản biện nó. Chúng ta hằng tâm niệm rằng cần phải nâng niu những thành quả của quá khứ vì nhờ kế thừa được tinh hoa của nhân loại ở quá khứ mà hiện tại mới gặt hái được những tri thức mới. Nhưng đồng thời, hiện tại cũng phải biết nghi vấn và phản biện lại quá khứ một cách chân thành, mạnh dạn, cầu tiến, để tương lai có cơ may trở nên sáng sủa, rực rỡ hơn. Đó cũng chính là con đường phải đi mang tính tất định của tư duy nhận thức hồn nhiên nhưng cặn kẽ, khiêm cung nhưng khí phách, nhẹ dạ cả tin mà cũng nặng lòng đa nghi.
14.-  Trong khi ở miền thực có thể “vẽ” bất cứ đường tròn nào có độ cong tuyệt đối nằm giữa hai cực trị của độ cong tuyệt đối, và do đó, nó mới có khả năng thể hiện được sự phân tầng qui mô tuyệt đối về Không Gian, thì tại miền ảo (tức miền trong và cũng là nội tại hạt KG lại không thể vẽ được bất cứ đường tròn nào có độ cong tuyệt đối nhỏ hơn độ cong tuyệt đối của đường tròn biên của hạt KG, vì thế mà không thể dựng được trong đó ảnh ảo của Vũ Trụ thực có biểu hiện phân tầng qui mô tuyệt đối, nghĩa là không thể phân tầng qui mô tuyệt đối đối với nội tại hạt KG, hay có thể nói Vũ Trụ ảo là miền Không Gian không có sự phân tầng qui mô một cách tuyệt đối. Chúng ta cho rằng hiện tượng này hoàn toàn phù hợp đối với mối tương phản ảo - thực tuyệt đối, và hơn nữa là hệ quả của mối quan hệ đó. Tuy nhiên, quan niệm như thế sẽ vấp phải một mâu thuẫn nội tại “ác liệt” là không thể dựng được ảnh ảo của một đường tròn thực nhưng ảnh đó bắt buộc phải có. Nếu quan niệm của chúng ta là đúng thì chắc là Tạo Hóa đã có giải đáp ổn thỏa.
15.-  Đừng quên rằng sự tương phản ảo - thực tuyệt đối chỉ thể hiện dưới hình thức nghịch đảo tuyệt đối, mà đồng thời còn thể hiện dưới hình thức âm – dương tuyệt đối nữa. Tùy góc độ nhìn nhận mà chúng ta có thể thấy hình thức này hay hình thức kia thể hiện nổi trội hơn, thậm chí là đến mức lấn át.
Cũng có thể hình dung được, tại một “vị trí” thích hợp nào đó, có thể “quan sát thấy” hoang cảnh: Vũ Trụ hình học vĩ mô phân cấp thành hai miền Không Gian tương phản ảo - thực tuyệt đối với nhau mà hai hình thức nghịch đảo và âm – dương cùng đồng thời thể hiện một cách bình đẳng. Lúc này hai miền Vũ Trụ tương phản ảo - thực tuyệt đối ấy phải được thấy là bằng nhau tuyệt đối về lực lượng Không Gian nhưng có tính trái chiều tuyệt đối so với nhau, hơn nữa, nếu miền Vũ Trụ này bị phân tầng qui mô tuyệt đối thì Vũ Trụ kia tuyệt đối không phân tầng qui mô.
16.-  Không có Vũ Trụ Thực Tại khách quan thì không có Vũ Trụ hiện thực, không có Vũ Trụ hiện thực thì không có Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclít. Nhờ có Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclít và kết hợp với sự hoang tưởng mà chúng ta thấy được những cảnh tượng bình thường vụt hóa phi thường, làm phát lộ ra nhiều đặc tính cũng hết sức phi thường, đầy kỳ ảo của Vũ Trụ Thực Tại khách quan. Dù sao thì những cảnh tượng ấy, khi đóng vai trò biểu diễn Vũ Trụ Thực Tại, vì thuộc về Vũ Trụ hình học đã lũng đoạn với tính chủ quan, là kết quả có được từ quá trình “đại phẫu”, “phanh thây”, “chia đàn xẻ nghé” của tư duy sáng tạo nhằm tạo khả năng cho nhận thức, nên mang tính siêu hình, phiến diện, đồng thời trở thành những hoang cảnh dị thường khó tin.
Trong Thực Tại khách quan, những hoang cảnh ấy không thể tồn tại, vì Không Gian có đặc tính phân định đối lập trong sự thống nhất tuyệt đối, hay có thể nói, Vũ Trụ Thực Tại là vô vàn trong duy nhất tuyệt đối. Rốt cuộc, phải đi đến nhận thức rằng, Vũ Trụ Thực Tại khách quan phân tầng qui mô tuyệt đối mà cũng tuyệt đối không phân tầng qui mô, vừa phân tầng qui mô tuyệt đối vừa tuyệt đối không phân tầng qui mô, và cũng không phải như thế.
Nhận thức trên sẽ tất yếu dẫn đến sự khẳng định chung cuộc, có một không hai rằng, Vũ Trụ Thực Tại khách quan vừa hỗn độn vừa hài hòa đến tận cùng khả năng của nó, đến tột độ có thể của nó; đó là một Vũ Trụ chồng chập để duy trì “đủ thứ”, để bảo toàn mọi mặt, mọi đặc tính vốn dĩ của nó, và Vũ Trụ đó luôn luôn, vĩnh viễn phải là như thế, là vốn dĩ thế chứ không thể khác (bất chấp mọi quan sát và nhận thức lúc này, lúc nọ hay… bất cứ lúc nào, ở đây, ở kia hay bất cứ nơi nào, bảo rằng nó khác!). Nếu có thể nói, nguyên lý tối thượng, nguyên lý của mọi nguyên lý, là Tự Nhiên để Tồn Tại và Tồn Tại phải Tự Nhiên, thì cũng có thể nói “hậu quả” trực tiếp của nguyên lý ấy là đặc tính Nước Đôi, đặc tính bao hàm nhất, cốt lõi nhất của Vũ Trụ Thực Tại Khách quan.
Tự Nhiên Tồn Tại là một hiện thực phi thường, biểu hiện ra thành một Không Gian vô thủy vô chung mà kiên định như nhất, đồng thời cũng là một Vũ Trụ ỡm ờ vĩ đại.
16.-  Có thể mường tượng sự ỡm ờ của Vũ Trụ Thực Tại đại khái là có biên mà cũng không có biên, có trong mà cũng không có trong, có ngoài mà cũng không có ngoài, một phía mà cũng vô vàn phía, hữu hạn mà cũng vô hạn, cực tiểu mà cũng không cực tiểu, cực đại mà cũng không cực đại…
Vì Vũ Trụ Thực Tại khách quan là chồng chập tương phản của bản thân nó cho nên, nói riêng, hai mặt phân tầng qui mô tuyệt đối và tuyệt đối không phân tầng qui mô phải thỏa thuận nhau, dung hòa nhau để “cùng chung sống và an hưởng thái bình” theo cái cách mà nhiều nhà chính trị thường hô hào các dân tộc trên thế giới: “Hòa nhập nhưng không hòa tan!”.
Khi hai miền ảo và thực của Không Gian trong tương phản ảo - thực tuyệt đối chồng chập nhau thì Vũ Trụ không còn “rõ ràng và sáng sủa” (vì thế hóa ra cũng phi Tự Nhiên) nữa mà trở thành mịt mùng đầy những biến hóa kỳ ảo khôn lường (vì thế mà cũng Tự Nhiên).
Trong toán – lý có vô số những biểu diễn ám chỉ đến tính chồng chập của Vũ Trụ Thực Tại khách quan. Ngay cả đối với những biểu diễn đơn giản nhất, đôi khi cũng thấy được điều đó. Chẳng hạn, chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao lại có thể viết được:
2+3=5 ?
Tại vì hiển nhiên là phải thế chứ sao nữa! Chúng ta có thể trả lời như vậy và kể ra thì cũng xác đáng. Thế nhưng cũng có thể có người chưa thỏa mãn, hỏi tiếp: từ đâu mà có sự “hiển nhiên” đó? Đây là câu hỏi không dễ trả lời, thậm chí nó có thể khơi mào cho một cuộc hỏi – đáp vòng vo bất tận. Để loại bỏ khả năng xuất hiện câu hỏi tiếp theo và tránh đi cuộc “trường chinh” lê thê không có hồi kết (hoặc hồi kết là một cuộc “tranh hùng” bằng tay chân!), thì chúng ta phải noi gương chàng rể nông dân nọ, trả lời bằng một câu tuyệt cú mèo: Trời sinh ra thế! Tuy nhiên, một khi không phải là ai khác mà chính chúng ta đặt ra câu hỏi cắc cớ đó để bắt bản thân mình phải trả lời thì vì mục đích nhận thức mà chúng ta không thể trả lời cộc lốc cho xong chuyện như thế được.
Theo chúng ta quan niệm, biểu diễn được như trên là nhờ có quan sát nhận thức hiện thực kết hợp với tư duy sáng tạo. Biểu diễn đó hoàn toàn có nguồn gốc từ tự nhiên (bởi vì ngay cả tư duy sáng tạo cũng có nguồn gốc từ tự nhiên) cho nên nó có tính hiển nhiên. Thế nhưng nó cũng đồng thời không hiển nhiên vì tự thân nó không thể xuất hiện trong hiện thực nếu không có tư duy sáng tạo.
Vậy thì sự hiển nhiên ấy cụ thể là gì? Là thế này: hiện thực khách quan đã phơi bày ra trước mắt quan sát và tư duy cái đặc tính chồng chập Không Gian của nó: vừa rời rạc vừa liên tục, vừa phân lập vừa thống nhất, vừa phân tầng qui mô vừa không phân tầng qui mô. Nếu hiện thực khách quan không có đặc tính ấy thì bản thân nó cũng không có chứ nói gì đến quan sát nhận thức lẫn tư duy sáng tạo, hoặc giả, dù có hiện thực và tư duy sáng tạo đi chăng nữa thì tư duy sáng tạo cũng “bó tay chịu chết”, không thể nào “đưa ra” sự biểu diễn gọi là “hiển nhiên” nói trên được.
Tổng quát hơn, chúng ta luôn có thể chọn được những số (lượng) tự nhiên a, b, c, d để thỏa mãn:
a+b=c
                    a.b=d
Đó là điều hiển nhiên không thể hiển nhiên hơn được nữa! Hay chúng ta nói: biểu diễn như vậy được vì Vũ Trụ có tính nước đôi, chồng chập là một hiển nhiên. Nếu giả sử rằng Vũ Trụ chỉ có tính rời rạc và không phân tầng qui mô thôi thì “hiển nhiên” chỉ có thể biểu diễn được:
Hai biểu diễn ở phía trên đã được loài người xây dựng từ rất sớm. Tuy nhiên, kể từ đó, dù rằng trong đời sống thực tiễn đã xuất hiện khái niệm như “không có gì”, “hết”, thì phải đến cả ngàn năm sau, ký hiệu số “không” (0) mới xuất hiện. Điều đó cho thấy quan niệm về “tồn tại” dễ hiểu bao nhiêu thì quan niệm về “hư vô” khó hiểu bấy nhiêu. Đến ngày nay, số 0 coi như chẳng còn gì là bí hiểm nữa, nhưng thử hỏi, có mấy ai đã hiểu hết được ngọn ngành ý nghĩa lớn lao của nó cũng như của hai biểu diễn  thuộc hàng sơ đẳng đó? Phải chăng cái bề ngoài “chẳng ra làm sao cả”, “chẳng đáng phải bận tâm” của chúng lại chính là sự ám chỉ đến cái nguyên nhân tự nhiên sâu xa về sự tồn tại của chúng và cũng là một đặc tính vĩ đại của Tự Nhiên Tồn Tại, đó là, Không Gian phân định tương phản đối ứng tuyệt đối trong sự thống nhất (chồng chập) tuyệt đối của Nó. Như vậy, nếu muốn và một cách hình thức, chúng ta có thể chuyển đổi hai biểu diễn đó về hai biểu diễn của mối tương phản ảo - thực tuyệt đối.
Từ:            a.b=d
       
Và cho rằng d,d­1,d2 là những đường kính lần lượt của ba đường tròn (đồng tâm), thì chúng ta sẽ trở về với phép nghịch đảo qua đường tròn đã quen thuộc:


d1.d2=d2
Chúng ta đã quan niệm biểu diễn trên cũng chính là một thể hiện của sự tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối của Vũ Trụ Thực Tại khách quan trong Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclít. Vì thế mà từ:
a.b=d, 
Rõ ràng là có thể viết được: 
DV.Dh=D2
Khi d1=DV (đường kính Vũ Trụ thực)
    d2=Dh (đường kính hạt KG)
    d=D (đường kính Vũ Trụ chồng chập tượng trưng)
Trong Vũ Trụ Thực Tại, do có sự chồng chập Không Gian tuyệt đối, nghĩa là phải có:

Cho nên:

nghĩa là không có hiện tượng tương phản nghịch đảo tuyệt đối (không hiện hữu nhưng tồn tại và chỉ có thể phát hiện ra bằng suy lý!).
Biểu hiện thứ hai của tương phản ảo - thực tuyệt đối là sự phân định đối ứng âm – dương tuyệt đối của nó. Nghĩa là nếu đã có:
DV.Dh=D2
Thì cũng phải có:
     
Vậy thì từ: a+b=c có thể suy ra được biểu hiện thứ hai của mối tương phản ảo - thực tuyệt đối được không? Hiển nhiên là được!

16.-  Trong quá trình xây dựng khái niệm vế độ cong tuyệt đối và lấy đó làm cơ sở để xác nhận mức độ qui mô trong tình thế phân tầng đại - tiểu tuyệt đối của Vũ Trụ thực, chúng ta đã thiết lập được công thức tính độ cong tuyệt đối trung bình là:
              
Trong tình thế chồng chập Không Gian thì Vũ Trụ thực biến thành Vũ Trụ Thực Tại Khách quan được thấy ở tầng nấc vi mô nào đấy (Vũ Trụ hiện thực của con người chẳng hạn!). Lúc đó vì:
              
cho nên độ cong tuyệt đối trung bình của Vũ Trụ Thực Tại (ký hiệu là ), phải bằng:
              
Đây cũng chính là độ cong cực tiểu tuyệt đối của Vũ Trụ Thực (vì rõ ràng là nó bằng với độ cong tuyệt đối của đường tròn chu vi Vũ Trụ ấy).
Vì đường kính cong của Vũ Trụ Thực Tại có độ cong đúng bằng  nên trong tình thế phân định ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, có thể xác định được ảnh ảo của nó trong miền ảo (nội tại hạt KG) mà không vấp phải mâu thuẫn nào. Ảnh ảo của đường kính cong của Vũ Trụ Thực Tại cũng là đường kính cong của nội tại hạt KG (có độ cong đúng bằng độ cong của đường tròn chu vi hạt KG). Chúng ta mô tả cái hoang cảnh ấy ở hình 11/a (với đường tròn tâm O đóng vai trò chu vi hạt KG)
Hình 11: Đường kính cong và sự phân tầng qui ô tương đối của Vũ Trụ Thực Tại
Đường lượn  trong đường tròn tâm O chính là ảnh của đường kính cong DTN của miền thực (và cũng chính là đường kính cong của Vũ Trụ Thực Tại). Hai đường này là đồng dạng nhau.
Có thể nói Vũ Trụ Thực Tại là Vũ Trụ mà các miền Không Gian tương phản tuyệt đối nhau “đã” chồng chập nhau, lồng vào nhau để vừa là chúng vừa không phải chúng, là cả hai mà cũng không phải cả hai. Phải chăng, chính sự chồng chập Không Gian là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến sự thể hiện lập lờ nước đôi vô tiền khoáng hậu của Vũ Trụ Thực Tại khách quan, gợi ý cho quan sát và tư duy đến với quan niệm hai chân lý, thậm chí là ba chân lý cùng tồn tại ở một đối tượng của sự nhận thức , mà ở những góc độ khác nhau có thể thấy: đúng hoặc sai, vừa đúng vừa sai, không đúng mà cũng không sai, và phải như vậy mới đích thực là Tự Nhiên?


Khi hai miền Không Gian thực - ảo chập làm một thì tạo nên một Không Gian trung dung và vì chúng ta, những sự thực không thể phủ nhận được của tư duy nhận thức (mặc kệ những người tự cho là đã “đại ngộ” cứ khăng khăng phủ nhận bản thân họ là “giả hợp” chứ không “thực”!), đang hiện hữu trong đó nên nó chính là Vũ Trụ Thực Tại khách quan (đúng hơn là Vũ Trụ hiện thực khách quan). Trong Vũ Trụ Thực Tại Khách quan, mọi đặc tính tuyệt đối của Tự nhiên Tồn tại đều thể hiện ra trước chủ thể quan sát và tư duy nhận thức một cách gián tiếp và tương đối.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét