Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

TT&HĐ V - 43/k

 

 
Con lắc đơn và các vấn đề liên quan - Vật lí 12 - Thầy giáo Phạm Quốc Toản
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 

"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                                                                                               Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
                                                                                                                                       Upanishad       

CHƯƠNG IV (XXXXIII): ÊTE


“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng”.
 MARTIN LUTHER KING 

"Sai lầm lớn nhất của Anhxtanh là tin theo quan niệm coi thời gian như vật chất, có thể co giãn được và hòa quyện vào không gian được. Do đó nếu ngày nay học thuyết tương đối trở thành cơ sở chủ yếu cho nhận thức vật lý học về Vũ Trụ, thì tương lai nó chỉ còn là một huyền thoại của một thời ảo mộng. Có thể coi không gian và thời gian quan hệ khăng khít như hình với bóng, như thể xác với linh hồn, nhưng phải được phân biệt dứt khoát với điều kiện tiên quyết: không có hình thì không có bóng, không có thể xác thì tuyệt đối không có linh hồn".
NTT

"Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên".  
 



(Tiếp theo)


Qua những nhận xét trên có thể thấy quan niệm về thời gian trôi hoàn toàn chỉ là do cảm nhận thuần túy chủ quan tạo ra. Đáng chú ý là trên cơ sở hai biểu diễn có thể chỉ ra một cách cụ thể sai lầm của nhận định thời gian trong hệ chuyển động trôi chậm hơn so với sự trôi của thời gian trong hệ đứng yên và thời gian trôi càng chậm khi vận tốc của hệ chuyển động càng lớn dẫn đến nghịch lý anh em sinh đôi mà chúng ta đã kể.
Giả sử tại điểm S (đứng yên) trong hệ chuyển động O’ với vận tốc v, xuất hiện một biến đổi vật lý nào đó và sau khoảng thời gian t' thì quá trình biến đổi vật lý đó kết thúc. Theo thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh thì:
với t là khoảng thời gian tồn tại của quá trình vật lý xảy ra tại điểm S, được “thấy” trong hệ O đứng yên.
Từ đó mà suy ra rằng thời gian trôi trong hệ O’ chậm hơn thời gian trôi trong hệ O.
Thực ra, cần thấy rằng, điểm S chỉ đứng yên trong hệ O’ thôi chứ đối với quan sát ở hệ O, nó đang chuyển động với vận tốc . Cho nên theo nhận định của quan sát ở hệ O, thời gian tồn tại của quá trình biến đổi vật lý tại S hoàn toàn tương đương với thời gian điểm S chuyển động với vận tốc (song song với trục tọa độ k’ và cũng là k) và đạt được một quãng đường nào đó. Như thế, theo biểu diễn 3, vì nên phải có:
Nếu dừng lại ở đây và với quan niệm thời gian trôi thì cũng “đành” phải nhận định rằng thời gian trong hệ chuyển động O’ trôi chậm hơn sự trôi của thời gian trong hệ O. Tuy nhiên, chúng ta còn có biểu diễn xác định quãng đường mà điểm S đạt được trong thời gian t, quan sát từ hai hệ trong mối quan hệ chuyển đổi lẫn nhau là:
Đem chia quãng đường cho thời gian, chúng ta sẽ có:
Ở đây, có thể thấy giá trị x', t' là được xác định bởi chủ thể thí nghiệm, hay cũng là bởi quan sát ở hệ O. Tuy nhiên, một khi quan sát ở hệ O’ nhận thức được sự chuyển động với vận tốc v của hệ O’ thì cũng đi đến kết luận rằng, trong khoảng thời gian tồn tại quá trình biến đổi vật lý tại S, điểm S cũng chuyển động và đạt được quãng đường:
x'=vt'
Vậy thì rốt cuộc, nhận thức cuối cùng rồi cũng phải rút ra được kết luận gì? Đó là: vận tốc biến đổi và thời gian tồn tại của quá trình vật lý tại S là tương đương với tốc độ chuyển động của hệ O’ và thời gian điểm S chuyển động với vận tốc ấy để đạt được quãng đường x' trong nhận thức của quan sát ở O’ và x trong quan sát ở hệ O; hay có thể nói vận tốc biến đổi của quá trình vật lý xảy ra tại S là được thấy như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính. Nghĩa là không thể xảy ra trong thực tại nghịch lý anh em sinh đôi. Nếu cho rằng tuổi thọ của hai anh em sinh đôi bằng nhau thì do tốc độ biến đổi sinh học cơ thể của người du hành với vận tốc đáng kể so với giá trị vận tốc c cũng y hệt như vận tốc biến đổi sinh học cơ thể của người ở lại Trái Đất, cho nên khi người du hành Vũ Trụ quay về Trái Đất, hai người anh em ấy chẳng thấy xảy ra điều gì bất thường cả, vì họ đều “răng long, tóc bạc” như nhau. (Trong thực tế, thậm chí người du hành có thể chết sớm hơn nhiều nhưng đó thuộc về vấn đề khác).
Nói rộng ra, sự trôi thời gian là không có thực, thời gian chỉ là một thể hiện cơ bản của vận động vật chất trước quan sát - nhận thức, là thước đo để đánh giá sự lâu mau, nhanh – chậm của quá trình biến, chuyển hóa hay nói chung là của sự vận động vật chất cụ thể nào đó trên cơ sở qui ước chung của quan sát - nhận thức về đơn vị đo thời gian. Thời gian gắn liền với vận động, không có vận động thì chủ thể quan sát có trực giác tinh nhạy đến đâu đi nữa, có “nhìn lòi mắt ếch” ra cũng không cảm nhận được thời gian, cũng không “thấy” được thời gian. Cuộc “công phá” thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh, có lẽ, đã đến hồi kết thúc. Nhìn lại, kể từ lúc bắt đầu “xắn tay áo” lên… trình bày lại thí nghiệm của Maikenxơn – Moocly cho đến nay, chúng ta có cảm tưởng như thời gian đã… trôi qua hàng thế kỷ rồi. Dù đang mệt nhoài và tóc râu có phần bạc nhiều hơn trước, thì chúng ta cũng vô cùng phấn khởi đã dám “cãi lại” thần tượng vật lý học của thế kỷ XX để bảo vệ những luận điểm cơ bản của triết học duy tồn về Tự Nhiên Tồn Tại. Và (có thể là) đã thành công mỹ mãn.
Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, dù có thể còn ở dạng thô sơ (vì kiến thức toán học còn ngây thơ của chúng ta chỉ cho phép xây dựng được đến đó), thì hai biểu diễn cũng hoàn toàn đủ năng lực thay thế cho phép biến đổi Lorenxơ trong vật lý học. Có thể thấy phép biến đổi Lorenxơ được xây dựng dựa trên một phán đoán có tính huyền bí và chỉ là một phép biến đổi gần đúng. Còn phép biến đổi gồm hai biểu diễn thì được xây dựng trên cơ sở một tiền đề duy nhất (c là giới hạn trên của vận tốc trong Vũ Trụ), đồng thời cũng được giải thích tường tận hơn về mặt vật lý và điều quan trọng là được dẫn dắt một cách tự nhiên, có tính giản dị, trong sáng về mặt toán học.
Để khẳng định sự xác đáng của hai biểu diễn thì cách thuyết phục nhất là… bắt chước Anhxtanh, xây dựng nên một lý thuyết cơ học mới. Lý thuyết này phải là sự kế thừa có phê phán cơ học cổ điển trong điều kiện phải thỏa mãn giá trị c là vận tốc cực đại giới hạn trong Vũ Trụ mà mọi chuyển động, vận động, truyền tương tác không thể vượt qua và đòi hỏi có tính sống còn đối với lý thuyết này là ít ra, nó cũng phải giải thích được hiện tượng vật lý mà thuyết tương đối hẹp đã giải thích, phải được thực nghiệm thừa nhận tương tự như đối với thuyết tương đối hẹp. (Có thể võ đoán: vận tốc cực đại của chuyển hóa vật chất trong Vũ Trụ là C, nhưng khoảng thời gian biến đổi trạng thái của nội tại hạt KG mới là nhanh nhất Vũ Trụ, nếu đường kính hạt KG, d = 1 thì C = 3,125.10^(-10) cm/s !).
Chúng ta nhất quyết sẽ thực hiện công việc đó. Nhưng tiếp theo, chúng ta xin kể một câu chuyện và coi như đây là sự kết thúc có hậu cho những ăn nói bỗ bã, liến thoắng “tự mình cãi cọ với mình”, và những phát biểu văng mạng có phần phởn chí, huênh hoang của “thằng cha” chủ thể thực hành thí nghiệm giả tưởng cũng như của “lũ ném đá giấu tay” ở trên.
Vào năm 1851, một nhà vật lý học người Pháp, tên là Fucô (Leon Foucault) đã thực hiện một thí nghiệm nhằm chứng tỏ Trái Đất xoay quanh trục của nó. Fucô đã không thể ngờ rằng thí nghiệm đó của ông trở nên rất nổi tiếng vì những hệ lụy mà nó gây ra cho các nhà vật lý và ngày nay trong nhiều viện bảo tàng trên thế giới, vẫn còn trưng bày mô hình của nó.
Léon Foucault

Léon Foucault (1819-1868)
Sinh 18 tháng 9 năm 1819
Paris, Pháp
Mất 11 tháng 2 năm 1868
Paris, Pháp
Nơi cư trú Pháp
Ngành Vật lý học
Nổi tiếng vì con lắc Foucault

Minh họa con lắc Foucault
Trong thí nghiệm đó, Fucô đã treo một con lắc nặng 28 kg vào đầu một sợi dây dài 67m, đầu dây kia được neo chặt tại đỉnh vòm của điện Pantheon ở Pari bằng cách sao cho hầu như loại bỏ được ảnh hưởng của ma sát và tác động do sự tự xoay của Trái Đất lên con lắc đó. Khi cho con lắc dao động thì quá trình dao động của nó đã thể hiện ra một điều đặc biệt là, nếu thả con lắc dao động theo hướng Bắc – Nam, vài giờ sau nó sẽ dao động theo hướng Đông – Tây; nghĩa là có hiện tượng mặt phẳng dao động của con lắc xoay quanh trục vuông góc với mặt đất và đi qua điểm cân bằng của nó (chúng ta dùng từ “xoay” thay cho từ “quay” vì coi như đã loại bỏ được tác động của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời lên con lắc!). Ở Pari, do bị chi phối bởi vĩ độ nên sự xoay đó chỉ “quét” được một phần nào đó của hình tròn trên mặt phẳng cố định và song song với mặt đất. Nếu thực hiện thí nghiệm tại Bắc cực hay Nam cực thì mặt phẳng dao động của con lắc sẽ xoay đúng một vòng sau 24 tiếng.
Nhưng tại sao mặt phẳng dao động của con lắc lại xoay khi không có một tác động nào gây ra điều đó? Chính Fucô đã trả lời rằng thực ra chẳng có sự xoay mặt phẳng dao động nào cả. Đó chỉ là chuyển động có tính chất biểu kiến “làm phát lộ ra” sự xoay của Trái Đất quanh trục của nó. Thí nghiệm của Fucô đã đạt được mục đích đề ra và chắc rằng ông cũng rất hài lòng. Oái oăm thay, trong khi kết quả thí nghiệm trưng ra được bằng chứng về sự xoay của Trái Đất thì đồng thời nó cũng tạo ra liên tiếp những vấn đề nhạy cảm đối với các nhà vật lý, đòi hỏi họ phải giải quyết một cách có cơ sở khoa học, nếu không thì hoặc phải thừa nhận có sự “nhúng tay vào” của Đấng Toàn Năng (như Arixtốt xưa kia đã từng thừa nhận) hoặc phải tin vào một thực tại “mơ mơ hồ hồ” như Giác Ngộ đã chỉ ra, để rồi cuối cùng thì đều đến trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa “Bất khả tri luận”.
Mặc dù sự xoay mặt phẳng dao động của “Con lắc Fucô”, cũng như sự lệch về phía Đông của những vật rơi tự do so với hướng vuông góc với mặt đất (thí nghiệm của Benzenberg, năm 1802), và kết quả của những thí nghiệm tương tự đã là những bằng chứng không thể chối cãi được về mặt động lực học đối với sự xoay của Trái Đất, nhưng thử hỏi sự xoay đó là so với cái gì, so với “cột mốc” nào? Galilê từng nói: “Chuyển động giống như không là gì cả”. Biểu hiện của chuyển động là sự thay đổi, di dời vị trí trong không gian. Trong một không gian mông lung có vẻ vô bờ vô bến, không thể nói đến sự thay đổi, di dời vị trí của một vật, nghĩa là không thể biết được một vật có chuyển động hay không, nếu không lấy một cái gì đó, một vật khác nào đó được cho là đứng yên để làm mốc so sánh và hơn nữa, để làm cơ sở đánh giá chuyển động về mặt định tính cũng như định lượng.
Ngày nay, ai mà không biết điều này: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự xoay quanh trục của nó. Nhưng vào thời Prôlêmê, họa chỉ có kẻ điên rồ mới nghĩ ra điều được cho là “quá ư ngược đời” như thế. Cảm nhận trực giác tỏ rõ rằng Trái Đất bất động cho nên mọi thiên thể trên bầu trời, kể cả Mặt Trời đều chuyển động quay quanh Trái Đất – trung tâm Vũ Trụ. Sự tồn tại xuyên suốt hàng chục thế kỷ như một chân lý bất di bất dịch của thuyết địa tâm Prôlêmê đã là minh chứng hùng hồn nhất về tính bất ổn có nguyên nhân khách quan của quan sát chủ quan trong việc nhận diện chuyển động. Cũng vì lẽ đó, không thể nói một cách giản đơn rằng, những thế hệ người xưa nhận định sai lầm về hành trạng Trái Đất là do họ kém hiểu biết mà phải nói chủ yếu là do tính bất định của quan sát, cảm giác đã chi phối mạnh mẽ đến việc đánh giá chuyển động của họ, làm cho họ phạm sai lầm trong nhận định và điều đặc biệt là trong suốt một thời gian rất dài đã không phát hiện được sai lầm đó. Mặt khác, cần thấy rằng, ngày nay chúng ta có được sự nhận định đúng đắn về trạng thái chuyển động của Trái Đất không phải vì đã khắc phục được tính bất định cố hữu trong quan sát, cảm giác đối với chuyển động mà vì, nói như Niutơn, đã được đứng trên vai những người khổng lồ của các thế hệ người xưa.
Khi đã biết Mặt Trời (đúng hơn là điểm cân bằng - trọng tâm của hệ thống Mặt Trời – Trái Đất) đứng yên tương đối so với Trái Đất thì bằng suy lý đơn thuần cũng biết được Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và đồng thời cũng tự xoay quanh trục của nó. Về mặt định tính thì suy lý đó là chính xác, cho dù Mặt Trời đang trôi nổi kiểu gì trong chân không mênh mông thì Trái Đất vẫn cứ phải quay quanh Mặt Trời và xoay quanh trục của nó một khi bản thân nó và Thái Dương Hệ còn tồn tại. Hành trạng đó của Trái Đất có thể rút ra được từ quan sát ở bất cứ đâu, tại vị trí chuyển động tương đối hay đứng yên tuyệt đối trong chân không. Về mặt định lượng, nếu chỉ xét duy nhất mối quan hệ cơ học giữa Mặt Trời và Trái Đất thôi, thì những đánh giá về tình trạng chuyển động của Trái Đất so với Mặt Trời cũng hoàn toàn xác đáng và có tính tuyệt đối. Tuy nhiên, xét về mặt động lực học, không thể quan niệm được Ngân Hà lại có thể quay xung quanh Mặt Trời nên Mặt Trời cũng chuyển động trong chân không. Do đó, xét trên bình diện tổng thể, dù vẫn là Trái Đất quay quanh Mặt Trời và xoay quanh trục của nó thì hành trạng của nó cả về mặt định tính lẫn định lượng đều bị biến đổi đi. Nghĩa là chuyển động của Trái Đất được thấy tương đối không đồng nhất bởi những hệ quan sát khác nhau về vị trí cũng như về chuyển động của chúng. Vậy trong vô số những hình ảnh không đồng nhất về chuyển động của Trái Đất ấy, có hình ảnh nào là tuyệt đối chân thực không? Không mà cũng… có. Đối với một quan sát nhất định, nếu sự suy ra từ quan sát không phạm sai lầm, không làm nảy sinh mâu thuẫn nội tại thì hình ảnh chuyển động của Trái Đất mà nó quan sát được là tuyệt đối chân thực đối với nó, là một chân lý trong hiện thực khách quan của nó và từ đó cũng có thể rút ra được những qui luật tổng quát nhất về chuyển động của Tự Nhiên. Thế nhưng, trong bối cảnh tầm quan sát đã được mở rộng và sự nhận thức đã sâu sắc hơn, quan sát đó cũng đồng thời thấy được tùy thuộc vào hành trạng và vị trí của quan sát mà hình ảnh được cho là tuyệt đối chân thực ban đầu phải bị biến đổi đi nhưng theo cách sao cho thỏa mãn những qui luật về chuyển động đã được rút ra trước đó. Có thể nói hình ảnh chuyển động của Trái Đất là chân thực tuyệt đối đối với quan sát này thì đồng thời lại không chân thực tuyệt đối đối với quan sát kia và ngược lại. Hay cũng có thể nói, tuyệt đối chưa hẳn đã tuyệt đối và tương đối chưa hẳn đã tương đối, tuyệt đối bao giờ cũng thể hiện ra một cách tương đối và chỉ có như thế, tuyệt đối mới khẳng định được mình. Nói bỗ bã hơn: thực tại khách quan chỉ có một nhưng hiện thực khách quan về nó thì vô thiên ủng, sự vô thiên ủng ấy thống nhất tuyệt đối với nhau ở chỗ, nếu không phạm bất cứ sai lầm nhận định nào thì đều rút ra được từ chúng những định luật tổng quát nhất, những nguyên lý cơ bản nhất của Tự Nhiên, cũng vì thế mà có thể qui đổi, chuyển biến chúng về một mối duy nhất, tuyệt đối “bất di bất dịch” và thực tại khách quan qua đó cũng “lộ diện”. Một thực tại khách quan tuyệt đối thì chưa phải là thực tại khách quan đích thực. Một thực tại khách quan được cho là đích thực thì phải sinh động, bao hàm cả thực tại khách quan tuyệt đối lẫn những vô thiên ủng hiện thực khách quan biểu diễn nó. Một khu triển lãm thì vì được mặc định như thế nên tuyệt đối đúng là… khu triển lãm, nhưng chưa phải là khu triển lãm đích thực nếu không có vô thiên ủng khách vãng lai.
Sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể quan sát chân xác được hình ảnh tuyệt đối của chuyển động Trái Đất trong không gian và thời gian dù chỉ là một “quãng” nào đó. Giả sử rằng chuyển động Trái Đất “in dấu” lại trong chân không (hay cũng gọi là môi trường ête) thì có thể coi đó là hình ảnh tuyệt đối về chuyển động của Trái Đất. Nhưng đến ngay cả quan sát đứng yên tuyệt đối trong chân không cũng không thấy được hình ảnh tuyệt đối ấy. Nếu có một quan sát thứ hai cũng đứng yên tuyệt đối trong chân không thì hình ảnh chuyển động Trái Đất mà nó thu được trong cùng một “quãng” với quan sát thứ nhất sẽ có khác biệt với hình ảnh thu được của quan sát thứ nhất. Có như thế là vì ngay cả đối với quan sát đứng yên tuyệt đối, cũng không thể loại trừ được sự bất định khách quan trong chủ quan của nó. Chúng ta nói đó không phải là hai hình ảnh tuyệt đối  nhưng là hai hình ảnh đích thực về chuyển động của Trái Đất. Nếu có 100 người đứng ở 100 vị trí khác nhau trong cùng một thời điểm chụp hình một con voi thì sẽ có 100 hình ảnh khác nhau về con voi. Sự hiện hữu của con voi trong hiện thực được cho là tuyệt đối vì quan sát nào cũng thấy nó. Chỉ có điều chẳng có “sự thấy” nào thấy được đầy đủ, toàn vẹn mọi thứ mà con voi thể hiện ra (như hình thể, hai mắt, hai tai, hai ngà, bốn chân, một vòi, một đuôi…), nghĩa là chỉ thấy tương đối con voi và những hình ảnh chụp con voi đó từ những quan sát khác nhau đều chỉ cho thấy một con voi ít nhiều khiếm khuyết, ít nhiều biến dạng. Khi đem 100 bức ảnh đó cho một người đã có kinh nghiệm nhận dạng voi, một anh chàng đã từng chăn voi nào đó chẳng hạn, và hỏi: “Hình con gì? Thì chắc rằng chàng ta sẽ trả lời: “Gớm, mấy bác cứ đùa em!... Em đâu có mù!... Đó là những hình ảnh đích thực về con voi chứ không lẽ con ngựa?!”.
Không thể quan sát được trong hiện thực chuyển động tuyệt đối của Trái Đất không có nghĩa là chuyển động đó không tồn tại. Bởi vì trong sự biểu hiện tương đối của nó bao giờ cũng hàm chứa tính tuyệt đối Có lẽ chỉ duy nhất Đấng Tạo Hóa Toàn Năng là “quan sát trực giác” được một cách chính xác “không chê vào đâu được” hành trạng tuyệt đối của Trái Đất. Chúng ta tin rằng quá trình nỗ lực nhận thức, “năng nhặt chặt bị” những khám phá về tự nhiên sẽ giúp loài người thấu hiểu được Đấng Tạo Hóa, và trong trường hợp lý tưởng còn có thể “nhập hồn” vào Tạo Hóa, hình dung rõ nét được toàn hộ hành trạng đích thực của cả Vũ Trụ chứ không riêng gì của Trái Đất, thậm chí là mượn luôn “đôi mắt” soi rọi khắp không gian, xuyên suốt thời gian của Ngài để trực giác toàn cảnh Tự Nhiên Tồn Tại.
Trong triết học, có thể tùy hứng đưa ra luận điểm này nọ được, có thể cao hứng cãi “vung thiên địa” được, vì kiểu gì thì cũng rất dễ dàng trưng ra được bằng chứng định tính ít nhiều có sức thuyết phục. Có khả năng đó là do sự thể hiện ỡm ờ, nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại trước quan sát và nhận thức. Một kẻ huyên thuyên gàn dở nào đó (như chúng ta chẳng hạn!), miễn là có chút ít năng khiếu về hùng biện, đều có thể tự nhận là triết gia, nhà tư tưởng bậc chân tu và tha hồ rao giảng, truyền giáo mà nhiều khi chẳng bị ai nghi ngờ, thậm chí nhiều người còn tin “sái cổ”. Nhưng trong nghiên cứu khoa học nhằm tiếp cận chân lý, giở trò đó là lập tức lộ chân tướng nhà khoa học dỏm ngay. Đòi hỏi gắt gao, tiên quyết về tính thuyết phục của một luận thuyết khoa học là “nói có sách, mách có chứng” cả định tính lẫn định lượng (phải biểu diễn được bằng toán học). Chúng ta vừa nói triết học, vừa nói khoa học, vậy, chúng ta là ai? Chẳng là ai cả trong số những nhà khoa học, triết học ngày nay. Có lẽ trước mắt người đời, vì chẳng có bằng cấp, học vị cao sang gì nên vĩnh viễn không đủ tiêu chuẩn để được thừa nhận là một “nhà” trong hai “nhà” ấy. Nếu chúng ta có ngỏ lời xin xỏ thì may ra được họ “thương tình” gắn cho danh hiệu: “nhà” nói trạng tếu táo nhất thiên hạ, hay danh hiệu: “nhà” kể chuyện tào lao có một không hai của mọi thời đại. Cũng may là (nói thật lòng mình), chúng ta chưa bao giờ ao ước được trở thành một trong những “nhà” nghiêm túc hay không nghiêm túc đó. Nếu giả sử được tôn vinh, chúng ta chỉ mong có danh: những nhà hoang tưởng vĩ…, vĩ gì ấy chỉ (?), … à (!), vĩ cuồng – cái danh mà chúng ta đã ngấm ngầm tự phong từ lâu lắm rồi!...
Theo kết quả khảo sát thiên văn thì ngày nay các nhà vật lý cho biết: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (với vận tốc 30 km/s), Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà (với vận tốc 230 km/s), do bị hút, Ngân Hà dịch chuyển về phía thiên hà Andromede (với vận tốc 90 km/s), thiên hà này lại chuyển dịch về phía tâm của cái gọi là cụm thiên hà địa phương mà nó là một thành viên (với vận tốc 45 km/s), cụm này dịch chuyển về phía được gọi là đám thiên hà Vierge (với vận tốc 600 km/s), đám thiên hà này, đến lượt nó lại dịch chuyển đến siêu đám thiên hà Hydre và Centaure, cuối cùng, siêu đám thiên hà dịch chuyển về phía một kết tập thiên hà khổng lồ khác được gọi là “Tâm hút lớn” (bản chất của “Tâm hút lớn” hiện nay vẫn còn là điều bí ẩn, đối với các nhà vật lý thiên văn: họ ước lượng rằng nó có khối lượng tương đương với hàng chục ngàn thiên hà). Chỉ như thế thôi chứ không cần biết “Tâm hút lớn” có “đi đâu” nữa không, thì cũng quá đủ để chứng tỏ việc định lượng chuyển động tuyệt đối của Trái Đất trong Vũ Trụ là vô vọng. Nhưng có cần thiết!? Chúng ta suy tư, đi đến đó và lấy đó làm bằng chứng cho những suy lý mang tính triết học để may ra “kiếm chác” được thêm chút gì đó phục vụ cho sự hiểu biết về tự nhiên của bản thân mình thôi. Nếu trong thực tế có ai “hiến dâng cuộc đời nghiên cứu khoa học” cho việc tim kiếm một biểu diễn toán học để định lượng chuyển động tuyệt đối của Trái Đất, thì người đó, theo thiển ý của chúng ta, không khờ khạo thì cũng gàn dở hơn chúng ta vì đã “xả thân” một cách… tuyệt đối tào lao, đến nỗi những kẻ quá ư tào lao như chúng ta đây cũng không thể tưởng tượng được và phải cúi đầu bái phục.
Thực ra, các nhà vật lý thiên văn quan tâm đến chuyển động của Trái Đất trong một phạm vi khiêm tốn và hữu ích hơn nhiều xác định chính xác những thông số của nó trong mối tương quan cơ học với Mặt Trời nói riêng và với các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ nói chung.
Như chúng ta đã trình bày thì vì quan sát không biết chắc chắn trạng thái chuyển động tuyệt đối của mình nên chuyển động mà nó quan sát cũng mang tính tương đối. Mặt khác, nói đến chuyển động thì phải nói đến di dời vị trí trong không gian nên bản thân nó đồng thời cũng hàm chứa tính tuyệt đối. Sự hình thành và xuất hiện của một thực thể hay một hệ thống (hai khái niệm này chỉ được phân biệt một cách tương đối tùy theo qui ước của quan sát - nhận thức) trong không gian chính là quá trình hun đúc nên từ môi trường (vì thế mà chúng cũng mang những đặc tính chung nhất của môi trường sinh ra chúng). Không thể có một thực thể hay hệ thống vật chất nào lại có thể được sinh ra ngoài môi trường và môi trường vốn dĩ, nguyên thủy, nền tảng, vô thủy vô chung - môi trường của mọi môi trường, chính là mạng khối Không Gian. Phương thức cơ bản, duy nhất nhằm duy trì tồn tại của vạn vật và đồng thời cũng là của môi trường là tương tác - trao đổi vật chất (va chạm, thu phát bức xạ chẳng hạn) giữa chúng với nhau. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục. Có thể nói, tương tác - trao đổi vật chất với môi trường (hay ở góc độ khác: chuyển hóa - trao đổi năng lượng) là điều kiện tất yếu quyết định đến sự duy trì tồn tại của mọi thực thể - hệ thống. Cũng vì thế mà nội tại của thực thể - hệ thống phải vận động và chuyển hóa không ngừng. Trong mối quan hệ về vận động giữa nội tại thực thể hệ thống và môi trường thì vì môi trường là lớn hơn nhiều về qui mô không gian, cùng một lúc tương tác - trao đổi với vô số thực thể - hệ thống khác nữa nên tác động của nó đối với thực thể - hệ thống đang xét dù cũng phải tuân theo những qui luật nhất định nhưng nổi trội tính khách quan (chủ động, độc lập, ngẫu nhiên, bất ổn), trong khi đó vận động nội tại của thực thể - hệ thống đối với môi trường lại nổi trội tính chủ quan (bị động, lệ thuộc, dĩ nhiên, ổn định). Chúng ta hiểu sự tồn tại của một vật là vật đó luôn là nó trong (hay “theo) thời gian, nói cách khác là bản chất của vật không thay đổi theo thời gian. Rõ ràng, khái niệm tồn tại của một vật không chỉ mang tính tương đối mà còn hàm chứa tính tuyệt đối nữa, và tùy thuộc vào quy ước mà cảm nhận tính nào nổi trội hơn tính nào. (Đúng là không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông nhưng nếu nói: một người có thể tắm vô số lần trên cùng một dòng sông cũng đúng. Vì tôi hôm qua khác tôi hôm nay nên nếu hôm nay tôi cưới vợ thì sáng mai ra tôi là một thằng đàn ông khác, ngủ với mụ đàn bà khác mà chẳng có cưới xin gì cả! (Để không làm rối loạn xã hội, các nhà làm luật (hơi sức đâu mà cãi với mấy “ông” triết học hiếu thắng!) phải đưa ra qui định: Trên đời này cái gì cũng biến đổi và luôn luôn biến đổi, nhưng đối với một vật hay một người có mức biến đổi nội tại chưa vượt phạm vi được pháp luật cho phép thì vật đó hay người đó vẫn… như cũ. Chẳng hạn, một cô nàng đi giải phẫu thẩm mỹ làm biến đổi hoàn toàn khuôn mặt (xấu hay đẹp hơn không biết), thì vẫn là cô nàng đó, trái lại một anh chàng khi đã uống rượu say mèm mất hết nhân cách thì biến đổi thành không phải là anh ta nữa mà thậm chí không còn là người nữa, dù sau khi tỉnh rượu, anh ta “hoàn hồn” thành… như cũ…).
Từ đây chúng ta hiểu, hoa hậu đẹp nhất thế giới không bao giờ được tất cả mọi người thừa nhận, mà chỉ đúng với một số, với qui ước và đánh giá của ban giám khảo!
Vì nội tại của một vật là vật chất “kết thành” vật đó, làm nên bản chất của vật đó, cho nên khi nói vật tồn tại theo thời gian thì cũng hàm ý nội tại của nó (hầu như) không đổi về mặt vật chất và bình ổn về mặt vận động theo thời gian. Chúng ta hiểu vận động bình ổn là biến đổi mà như không biến đổi, là sự thỏa thuận giữa thường biến và bất biến (theo thời gian). Muốn thế, vận động nội tại của một vật tồn tại theo thời gian phải được thấy là một sự vận động trong cân bằng, “động” mà như không “động”, có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại, hay có thể nói: nội tại của một vật luôn ở thế cân bằng động. Một khi nội tại của một vật (hay một hệ thống) bị biến đổi về cấu tạo vật chất (về số lượng vật chất, về hình thức và mức độ vận động vật chất) đến độ không còn như cũ nữa (một cách tuyệt đối trong mối quan hệ tương tác - trao đổi với môi trường hoặc tương đối theo nhìn nhận, đánh giá của quan sát trên cơ sở qui ước) thì coi như vật không tồn tại nữa. Có trường hợp nội tại của một vật bị biến thái “sâu sắc” trong một thời gian rồi lại hồi phục như cũ, lúc đó, chúng ta nói: vật “hồi sinh”, tồn tại trở lại, có những giới hạn mà khi vượt qua chúng, sự biến thái nội tại trở nên “hoàn toàn”, không bao giờ có thể hồi phục lại như cũ được nữa, chúng ta nói: sự tồn tại của vật bị chấm dứt vĩnh viễn, “nhường chỗ” cho vật khác (hay những vật khác) tồn tại, theo nguyên lý nhân quả, kế thừa...
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét