N-L 1 (ĐL)

(ĐC sưu tầm trên NET) 
 
Tiểu sử NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - Chống lại cả triều đình để canh tân đất nước tới hơi thở cuối cùng

 

1- "Học cho rộng chưa bằng biết cho rõ, biết cho rõ chưa bằng làm cho thực"
                                                                     
                                                                                    Chu Hy

LB (lạm bàn, lời bình, luận bừa, lý bạt, lông bông- lang bang, loan báo, lòe bịp,lùng bùng, lềnh bềnh-lều bều, lạch bà lạch bạch, lết ba lết bết,...?):
     - Thời nay, học rộng làm chỉ huy, biết rõ làm phụ tá, làm cho thực là...đầu sai!

2- "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ"

                                                                         Vô danh (VD)

LB: ...trăm sờ không bằng...một "phát"

3- "Đi vòng mà đến đích còn hơn đi thẳng mà ngã đau"

                                                      Ngạn ngữ Anh

LB: Ngã đau mà đến đích trước thì...cứ đi thẳng!

4- "Nước đã đánh đổ, sau hốt không được; việc đã để hỏng, sau hối không kịp"

                                                                                                   Mã Vũ

LB: -Một bước sa chân muôn thuở hận
        Muốn quay đầu lại đã trăm năm!*
      - Nhưng nếu chỉ lỡ bước sa chân vào đống phân thì đừng ở đó hối hận, mà mau rửa chân rồi đi... khám mắt!

Chú thích(CT): *Theo từ điển mở Wikipedia, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) sinh ra trong một gia đình  công giáo nhiều đời, tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là người thông minh, học giỏi, biết nhiều (nhưng không có chứng chỉ đỗ đạt gì vì có lẽ không "ứng thí") nên còn được gọi là "Trạng Tộ".
    Thuở đầu lập thân, NTT mở lớp dạy học chữ Hán ở quê nhà. Trong thời gian đó, ông đồng thời theo học tiếng Pháp và tiếp thu được nhiều điều của khoa học thường thức phương Tây. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7-5-1863), ông có phân trần: Ngay từ đầu năm 1859, Pháp đã mời cộng tác nhưng ông từ chối, chỉ sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2-1861, mới nhận làm phiên dịch cho Pháp mà theo ông, nhằm góp phần tích cực đến cuộc hòa đàm giữa triều đình Huế và Pháp, nhưng đến ngày 29-11-1861, Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược, thấy không còn hy vọng gì ở cuộc "nghị hòa" nữa nên xin thôi việc.
     NTT là một người yêu nước nhiệt thành. Trong khoảng thời gian từ khi thôi việc cho đến lúc mất, ông đã dốc hết tâm huyết soạn thảo ra những thuyết trình chấn hưng đất nước ở tầm chiến lược, và kiên trì một cách không mệt mỏi, liên tục gửi những bản điều trần, phúc trình lên cho triều đình Huế. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan về thời cuộc như: dã tâm xâm lược của Thực dân Pháp, tình hình rối bời của đất nước, sự bảo thủ, thiển cận, hoang mang, bạc nhược của vua quan triều đình Huế, cũng như sự không thấy được cái đòi hỏi trọng yếu, cấp bách, thiết tha của Dân Tộc lúc đó và hơn nữa, không thấy được cái sức mạnh có tính vô địch tàng ẩn trong nhân dân bởi chính ngay cái tư tưởng phục ngoại, chủ bại của chính NTT che khuất, mà chương trình chấn hưng đất nước của ông mang màu sắc ảo tưởng và nỗ lực của ông cũng vì thế mà trở nên vô ích.
      Theo linh mục Nguyễn Bá Cần, tổng số điều trần mà NTT gửi cho triều đình Huế là 58 bản. Nội dung cơ bản mà NTT đề xuất trong đó là:
                           - Tạm thời duy trì hòa hoãn, ứng xử mềm dẻo với Pháp. Tích cực mở rộng bang giao với các nước phương Tây khác.
                           - Tinh giản bộ máy chính quyền.
                           - Sắp đặt lại hệ thống thuế khóa
                           - Chấn hưng nông, công, thương nghiệp
                           - Cải cách giáo dục
                           - Xây dựng lại quân đội thành một lực lượng vũ trang mạnh, được trang bị vũ khí, khí tài  hiện đại, nghệ thuật quân sự tiên tiến. Xây dựng, bố trí lại phòng tuyến đề phòng Pháp đánh lan ra cả nước.
      Tương truyền, trước lúc lâm chung, NTT có đọc lên hai câu thơ sau:
                            Nhất thất túc thành thiên cổ hận
                            Tái hồi đầu thị bách niên cơ


5- "Thân thể khó nhọc mà tinh thần yên ổn, lợi ít mà nghĩa nhiều thì cứ làm"

                                                                                           Tuân Tử

LB: -Mọi hành động, suy cho cùng đều là vì lợi
      -Tùy thuộc quan điểm mà làm lợi cũng đồng thời là làm nghĩa
      -Do đó, nghĩa không thể nhiều hơn lợi được!

6- "Rượu để kết giao, trà để kết tình"

                                    Ngạn ngữ Trung Hoa

LB: -Còn đàn bà đâu?
      -Trà, rượu, đàn bà hợp thành bộ ba "khoái khẩu" của đàn ông. Theo ông Tú Xương thì đó là bộ ba...lợi bất cập hại:
               "Một trà, một rượu, một đàn bà,
                Ba cái lăng nhăng nó hại ta.
                Chừa được cái nào hay cái nấy
                Có chăng chừa rượu với chừa trà"
       -Qua đó mà thấy cái sướng của buổi "trà dư tửu hậu". Nhưng sướng hơn vẫn là buổi "trà dư, tửu hậu, đàn bà hầu"! 
       -Có lẽ phải sửa câu ngạn ngữ trên thành :"Rượu để kết giao, trà để kết tình, đàn bà để... kết dính"

7- "Thà để bụng đói mà tinh thần được trong sạch còn hơn bụng no mà có ý xấu"

                                                                                                              VD

LB: -"Có thực mới vực được đạo" chứ?
      -Đói quá chỉ chú tâm đến được ăn thôi, mất tinh thần rồi thì đúng là chỉ còn "trong" và "sạch"!
      -Tinh thần vẩn đục thì dù bụng no hay đói đều có ý xấu, nhưng thường bụng no ít ý xấu hơn bụng đói.

8- "Nếu bạn cảm thấy sao đời mình u ám quá, hãy coi thử lại xem cánh cửa sổ tâm hồn mình đã lau thật kỹ chưa"

                                                                                                                La Rochefoucauld

LB: -Nếu đã lau thật kỹ rồi thì có lẽ cánh cửa sổ đó lắp kính màu xám tro
      -Nếu không phải thế nữa thì chỉ còn cách nghiền ngẫm "Đạo đức kinh" của Lão Tử

9- "Người có lỗi mà không biết sửa mới thật là đáng trách"

                                                                Khổng Tử

LB: -Nhận ra lỗi mình đâu phải dễ, nhất là đối với các bậc sĩ phu, khanh tướng. Cho nên phải lượng thứ nhiều hơn trách cứ! Từ xưa đến nay hình như chưa có một trí giả hay chính khách nào, dù đang tại vị hay đã thất thế, lại đi "cãi chày cãi cối", chứng minh bằng được rằng mình là "thằng ngu" trước đám đông đang ca tụng mình!?
       -Và cũng hình như con người ta càng có học thức thì càng trở nên bảo thủ, gàn bướng, dẫn đến càng mê lầm, mù quáng về bản thân mình. Có lẽ cách đây khoảng 2500 năm, Lão Tử, nhà hiền triết lừng danh của dân tộc Trung Hoa, đã nhận thức được hiện tượng kỳ lạ ấy nên mới "tạc" lại cho đời sau tuyệt cú:"Biết được người hay người dở, ấy là khôn, tự biết mình hay mình dở, ấy là sáng suốt". Vậy:
       -Tưởng có lỗi mà sửa thành có lỗi thật, mới đáng trách hơn nhiều!

10- "Tự xét thân mình miễn là không tự thẹn. Thị phi miệng thế thì có quản chi"

                                                                                   Bàng Siêu truyện

LB: Đúng thế! Nhưng oái oăm ở chỗ là dùng lí trí mình có để tự suy xét ý chí mình.

***

(Thầy Cãi sưu tầm "ngôn" và "luận"-TC st n & l)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH