TT&HĐ V - 42/i

 
Điều gì xảy ra trước vụ nổ lớn Big Bang | Khoa học vũ trụ - Top thú vị |
                                                               

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG III (XXXXII): THỰC - ẢO

"Hãy sống nhờ trí tưởng tượng của mình thay vì nhờ trí nhớ."

"Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết."
Khổng Tử 
 
"Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo."
 "Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại."
Stephen Hawking

“Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”.
Hêrôn

“Ôi, sự tất yếu diệu kỳ (…), mọi hành động tự nhiên đều tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất”.

“Vũ Trụ như một trò chơi ảo tượng khổng lồ chứa đầy các ảo ảnh thách thức trí tưởng tượng của chúng ta. Thật nghịch lý, chính một phần nhờ vào những nghiên cứu về các ảo ảnh Vũ Trụ này mà chúng ta hiểu chính xác hơn về hiện thực”.


"Phải chăng có thể tưởng tượng: Vũ Trụ là một đại dương mênh mông mà không gian là nước và vạn vật là những tảng băng trôi dạt; băng tan thành nước và nước cô kết lại thành băng?".
NTT




(Tiếp theo)

Trong hiện thực khách quan, không có bất cứ vật nào không chịu tác động từ bên trong hoặc bên ngoài rời xa chúng ta (coi như là trung tâm Vũ Trụ) lại to dần lên vì lý do đó cả, mà thậm chí, chỉ nhìn thấy như nhỏ dần đi và cuối cùng là “mất hút con mẹ hàng lươn”. Hai vật rời xa nhau đều phải tự “phồng to” dần lên chỉ vì sự xa nhau ấy, nếu có xảy ra, sẽ làm đảo lộn nhận thức của loài người từ xưa đến nay về Tự Nhiên (có lẽ lúc đó không phải là Tự Nhiên nữa mà là… chả biết là gì!). Thực ra, hiện tượng hai vật rời xa nhau trong hiện thực không có liên quan gì đến mối tương phản đại - tiểu tuyệt đối. Hai vật đó, dù ở cách xa nhau mấy đi chăng nữa thì kích thước của chúng vẫn không hề thay đổi vì sự xa xôi ấy. Bởi vì dù xa xôi như vậy thì chúng vẫn ở trong một tầng nấc qui mô không gian như cũ. Nếu muốn, chúng ta cũng có thể đưa hiện tượng ấy cùng với những biểu hiện của nó vào mối quan hệ xa - gần, to - nhỏ, nhưng cũng chỉ có tính tương đối và có phần chủ quan. Trên cơ sở chiêm nghiệm những biểu hiện có tính bản chất của sự phát truyền ánh sáng cũng như cách thức tiếp thu ánh sáng của mắt người (do cấu trúc sinh học và thích nghi tự nhiên mà có), con người đã phát hiện ra một qui luật trong mối quan hệ giữa chủ thể quan sát và khách thể hiện thực, có thể diễn tả được một cách hoàn hảo bằng hình học, cũng như nhờ nó mà nền hội họa thời Châu Âu Phục hưng mới lột tả được sự thiêng liêng thần thánh một cách cực kỳ lộng lẫy và bất hủ trong lịch sử. Qui luật đó được gọi với cái tên là “Luật xa - gần”. Một vật hay một quang cảnh càng lùi xa hệ quan sát thì càng thấy như bị thu nhỏ lại đối với hệ quan sát đó, và sự thu nhỏ ấy có quan hệ tỷ lệ thuận với độ xa. Có đôi trai gái yêu nhau say đắm là luôn quấn quít bên nhau. Vì một nguyên nhân bên ngoài nào đó buộc họ phải chia ly, dần dần rời xa nhau. Điều tự nhiên là đôi trai gái còn yêu nhau đắm đuối ấy sẽ thấy nhau nhỏ dần đến “biệt vô tăm tích” trong nỗi đau khổ mênh mông. Trong đời sống vẫn thường xảy ra cảnh ngộ ấy nên dù có thương cảm thì cũng chẳng lấy gì làm lạ. Chỉ khi trong tình huống bi phẫn ấy mà đôi trai gái bỗng cùng bật cười hô hố mới là chuyện lạ đời!
Tuy nhiên, nếu bình tâm suy ngẫm một chút, chúng ta sẽ thấy trong hiện thực, không phải không có những biểu hiện hàm ý về cái ảo tượng cực kỳ khó tin nhưng được suy ra từ sự tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối mà chúng ta cho rằng nó thực sự đang chi phối, ảnh hưởng đến tận gốc rễ mọi hoạt động của Vũ Trụ Thực Tại Khách Quan. Trong một ngày bầu trời xanh biếc và đến một gợn mây cũng không có, chúng ta nhìn lên đó. Hãy tưởng tượng rằng bầu trời là một vùng nào đó của rìa Vũ Trụ. Nếu Đấng Tạo Hóa không muốn cho ta nhìn thấy vùng đó dù là một chút xíu, Ngài chỉ cần dùng một tấm màn che dạng mặt cầu, cỡ bàn tay người áp sát vào mắt chúng ta là đủ, chúng ta sẽ trở nên mù tịt. Nhưng nếu Ngài đưa tấm màn ấy ra xa mắt chúng ta một chút xíu thôi thì ngay lập tức bầu trời xanh đã không còn bị che khuất hoàn toàn nữa. Muốn tiếp tục che khuất hoàn toàn bầu trời xanh trước mắt chúng ta, Tạo Hóa phải phù phép cho tấm màn đó giãn nở rộng thêm ra (dạng mặt cầu của nó không đổi). Cứ thế, càng rời xa mắt, tấm màn đó càng phải giãn nở sao cho nó luôn che kín thị trường của mắt (được coi như càng ra xa cũng càng nở rộng). Khi tấm màn đó “đạt đến” áp sát bầu trời xanh thì nó phải giãn nở rộng bằng bầu trời xanh, nếu Tạo Hóa khi đó vẫn còn muốn che giấu bầu trời xanh trước mắt chúng ta. Nếu mắt chúng ta là một quả cầu thu được tín hiệu khắp “bốn bề” từ rìa Vũ Trụ thì muốn che hoàn toàn rìa Vũ Trụ, tấm màn che đó phải là một mặt kín bao quanh mắt mà khi ở sát mắt, nó sẽ là một mặt cầu có diện tích bằng với mặt cầu của mắt và khi áp sát rìa Vũ Trụ, diện tích mặt cầu của nó sẽ bằng diện tích rìa Vũ Trụ.
Hiện tượng có tính thực tế (dễ dàng cảm nghiệm trực quan) có thêm phần giả tưởng đó phải chăng là một “lời tâm sự thầm kín” của Không Gian Thực Tại Khách Quan về cái “ảo tượng co – giãn” trái khoáy nhưng thực tại vốn dĩ của Nó, có thể “thấy được” trong mối quan hệ tương phản ảo - thực tuyệt đối (cũng vốn dĩ)? Nếu có một điểm thực thể đột nhiên phát sáng, thì vì tốc độ truyền sáng c là bất biến ở mọi phương chiều cho nên sau một khoảng thời gian t nào đó, sẽ thấy một mặt cầu phát sáng được lập bởi “đầu mút” của các tia sáng, có bán kính là ct. Phải chăng đây là một “chỉ bảo” rõ ràng hơn của Tạo Hóa về tính co – giãn huyền ảo của Không Gian Thực Tại trong mối quan hệ tương phản Đại - Tiểu? Có thể nào chính sự chi phối có thực của mối quan hệ ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối trong Không Gian, đã làm cho vật lý học hiểu sai kết quả quan sát thiên văn đối với những tia sáng đến từ vô cùng xa mà nó thu nhận được (hiện tượng dịch về phía đỏ của quang phổ) để rồi đi đến một ngộ nhận tầm cỡ VCL này: Vũ Trụ được sinh ra bởi sự bùng nổ vĩ đại (Big Bang) của một điểm thực thể VCN, không thể hiểu được nội tại của nó như thế nào cho nên cũng vô cùng kỳ dị, và “âm vang” của vụ nổ ấy vẫn còn “vọng” tới ngày nay dưới dạng một Vũ Trụ không những đang giãn nở mà còn giãn nở nhanh dần? Nếu điều đó là sự thực thì toán học phải lãnh trách nhiệm chính vì dù đã phát hiện ra hiện tượng tương phản ảo - thực nghịch đảo từ rất sớm nhưng đã không nhận thức được ý nghĩa vô cùng thiêng liêng mà hiện tượng ấy hàm chứa.
“Sự huyên thuyên phởn chí đã bắt đầu quá trớn rồi đấy! Hãy dừng ngay lại mà lo cho bản thân mình đi! Đối với nền toán – lý hiện đại, các anh chỉ là những điểm hình học thuần túy mà thôi. Coi chừng!”. Tiếng quát nghe rõ mồn một. Nhưng ai lại có thể mắng nhiếc được chúng ta ở chốn mông lung biền biệt này được nhỉ? Chỉ có thể là… Tạo Hóa. Nếu đúng thế thì chắc đỉnh núi Tu Di không còn… vô cùng xa nữa. Lời mắng mỏ làm cho chúng ta vui sướng hẳn lên và ngoan ngoãn quay về chủ đề chính.
Vậy thì  có phải là đường kính của Vũ Trụ không? Trên hình 6/a, chúng ta thấy rằng có thể vẽ vô vàn đường thẳng xuyên tâm đường tròn O tương tự như đường thẳng a. Như vậy, có thể hình dung điểm O là ảnh chồng chập của vô vàn điểm ở tận cùng xa của nhiều thực (của Vũ Trụ). Tập hợp những điểm đó, làm hình thành nên đường rìa Vũ Trụ, và trong trường hợp lý tưởng thì đường rìa đó chính là đường tròn, nhận đường tròn tâm O làm trung tâm (điểm bất động, trọng tâm) của nó. Vậy, phải cho rằng khoảng cách chính là đường kính của Vũ Trụ trong trường hợp lý tưởng. Trong mối quan hệ ảo – thực nghịch đảo tuyệt đối, nếu đường kính hạt KG là cực tiểu và bất biến thì đường kính Vũ Trụ là cực đại và cũng bất biến. Thật là khó khăn biểu diễn toán học về sự tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối trong tình huống cực hạn này. Nhưng nếu tìm được cách biểu diễn và xác định chắc chắn được đường kính hạt KG là bao nhiêu thì việc xác định đường kính Vũ Trụ sẽ “nằm trong bàn tay”.
Có thể quan niệm điểm O chính là hạt KG ảo của Vũ Trụ ảo (miền trong đường tròn tâm O). Chúng ta ký hiệu đường kính của nó là Dh. Khi khoảng cách TT’ bị thu hút đến cực tiểu của miền ảo và không thể bằng không được, tất yếu nó phải bằng Dh. Để cho gọn và đẹp thì chúng ta cũng đưa ra một ký hiệu cho đường kính Vũ Trụ (khoảng cách cực đại của miền thực) là DV. Như thế, rõ ràng chúng ta sẽ viết được:


DV.Dh=D2         
Viết như trên sẽ làm cho D đỏ mặt tía tai rồi phùng mang trợn mắt cự: “Thế thì coi trẫm là gì và cho trẫm ở đất nào?”. Nếu có thể thì chúng ta sẽ cười ruồi, một tay khoanh lại, một tay chống nạnh, vừa thưa bẩm cung kính, vừa quát nạt thô bạo rằng: “Muôn tâu Bệ hạ, Ngài chính là Thượng Đế trị vì trong cõi ảo và… ê, thằng oắt con kia, mày chỉ là một trong vô vàn thằng nhóc nhỏ nhất lang thang khắp đầu đường xó chợ trong cõi thực. Này D, chúng tớ nói cho nghe này: đã mang danh “Quân” thì ở đâu cũng là “Quân” cả, nhưng khi ở cõi ảo thì “Quân” có nghĩa là “vua” và khi ở cõi thực thì “Quân” lại chỉ có nghĩa là “tên lính quèn”, hiểu chưa?”.
Đúng vậy, có thể trực quan được một cách không khó khăn lắm về vai trò nước đôi của đường tròn tâm O. Khi nó phân định mặt phẳng thành hai miền trong – ngoài một cách “dứt khoát” thì không biết bản thân nó thuộc miền nào. Vì thể chất “tích tụ” nên đường tròn đó, y hệt như miền trong cũng như miền ngoài, phải là Không Gian chứ không thể là cái gì khác, cho nên nó cũng chỉ là một bộ phận của mặt phẳng, thuộc về mặt phẳng ấy như miền trong và miền ngoài. Nhưng để phân biệt “dứt khoát” được miền trong và miền ngoài thì nó cũng buộc phải khác hai miền ấy. Sự đồng thời cùng một lúc phải thể hiện hai yếu tố (giống và không giống cả miền trong lẫn miền ngoài làm cho đường tròn tâm O mang tính hai mang: vừa “hao hao” giống miền trong, vừa “hao hao” giống miền ngoài để (giả sử rằng) khi không có miền trong thì nó thuộc miền ngoài và ngược lại, khi không có miền ngoài thì nó thuộc miền trong. Hay như thường lệ, chúng ta hô: đường tròn tâm O phải thuộc miền ngoài hoặc miền trong, thuộc về cả hai miền đó, đồng thời chẳng thuộc miền nào.
Nếu sự phân định trong – ngoài ở hình 6/a được coi là biểu diễn mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối thì phải đi đến nhận thức rằng, khi miền ngoài là Vũ Trụ thực, hình tròn tâm O phải đóng vai trò là hạt KG thực, thuộc về miền ấy. Lúc đó, D phải thể hiện là khoảng cách cực tiểu tuyệt đối của Vũ Trụ và vì thế mà tạm coi hạt KG không có nội tại. Khi coi miền trong là Vũ Trụ thực thì nó biến tướng thành miền ngoài, còn miền ngoài chuyển hóa, biến tướng thành điểm thực O. Lúc này điểm O chính là hạt KG thực của Vũ Trụ thực, có đường kính là Dh, còn D thì bằng DV - khoảng cách cực đại tuyệt đối của Vũ Trụ, đồng thời cũng là độ dài của đường kính Vũ Trụ.
Có thể rằng phải nhận thức như trên mới hiểu thấu được nội dung lớn lao của biểu diễn toán học . Toán học là một hướng cực kỳ quan trọng trong quá trình nhận thức Tự Nhiên Tồn Tại của loài người, thậm chí là đóng vai trò quyết định đến vận mệnh của quá trình ấy. Toán học được con người chủ quan sáng tạo ra trên cơ sở chiêm nghiệm hiện thực khách quan, trong sự “hối thúc” của Tự Nhiên. Nhưng để có được cuộc sáng tạo vĩ đại ấy, công đầu phải thuộc về sự vạch đường, mở lối, chỉ bảo tỉ mỉ và tận tình của Đấng Tạo Hóa. Cũng vì thế mà trong số những biểu diễn toán học đúng đắn, có những biểu diễn dù có vẻ tầm thường đến mấy bởi sự đơn sơ, hiển nhiên của chúng thì cũng chẳng… tầm thường chút nào. Không ít biểu diễn toán học có tầm vóc lớn lao đến không thể ngờ trước cái bề ngoài dung dị của chúng. Chúng ta cho rằng biểu diễn toán học là thuộc loại đó. Nó được xây dựng nên một cách hiển nhiên khi người ta phát hiện ra tính biến đổi hình học qua đường tròn (phân định thành hai miền trong – ngoài). Trong Vũ Trụ hình học, người ta có thể cho OA’=0 và lúc đó . Nó chỉ có thế và từ lâu nó đã trở nên tầm thường và “lưu lạc đâu đó” trong kiến thức hình học sơ cấp. Tuy nhiên, đối với chúng ta, trong cái lớp áo “quê mùa cục mịch” đó là cả một biểu lộ phi thường về “quang cảnh” Không Gian Thực Tại mà Tạo Hóa đã “gửi gắm”. Rất có thể rằng biểu thức không chỉ đóng vai trò là công thức cơ bản, chủ đạo trong phép biến đổi hình học nghịch đảo qua đường tròn, mà còn có mối quan hệ khăng khít, thậm chí ở một góc độ sâu xa hơn, có vai trò tiền đề đối với nhiều biểu diễn trong vật lý học như nguyên lý cân bằng, định luật vạn vật hấp dẫn, định luật Culông…
Trên cơ sở của biểu diễn toán học và quan niệm của triết học duy tồn về Không Gian Thực Tại mà chúng ta rút ra được biểu diễn toán học và gọi la trường hợp cực hạn. Nếu là đúng đắn thì đó là thành tích “oách” nhất mà chúng ta đạt được từ trước đến nay trên bước đường hành quân đi chinh phục đỉnh Tu Di huyền thoại.
Chúng ta từng ký hiệu đơn vị độ dài nhỏ nhất tuyệt đối là và đơn vị độ dài lớn nhất tuyệt đối là I. Chỉ với ý nghĩa là đơn vị thì có thể coi cả hai đơn vị trên đều bằng 1 (của toán học). Cũng vì D có tính hai mang mà từ biểu diễn có thể suy ra được:
Có thể là do qui ước chủ quan của tư duy nhận thức, nhưng đồng thời không phải hoàn toàn do qui ước mà chính là do mối quan hệ tất định nào đó trong Không Gian Thực Tại, DV  và Dh có giá trị tuyệt đối dược biểu diễn khác 1 (chẳng hạn là 96; 2, 3, 800…). Nhưng dù có thế chăng nữa thì tình hình đó cũng không được xâm phạm mối quan hệ tất định và bất biến mà biểu diễn đã thể hiện. Vì lý do đó, để D phải biểu diễn tính đơn vị (bằng 1). Và đóng vai trò làm mốc tương phản nghịch đảo, thì DV phải có hình thức là:

DV=D*.10k (nghĩa là  I=10k)
(với k là một số tự nhiên khác O nào đấy, D* được gọi là số đại diễn trị số thực của đường kính Vũ Trụ).
Và:
(với  là số đại diễn trị thực của đường kính hạt KG).
Cuối cùng thì chắc chắn phải viết được:
Vậy, khi đã xác định được đường kính hạt KG (khoảng cách cực tiểu) thì sẽ xác định được đường kính Vũ Trụ (khoảng cách cực đại), và ngược lại.
Khi đã biết được đường kính Vũ Trụ thì về mặt lực lượng thực thể, có thể tính ra được thể tích của toàn Không Gian. Nếu gọi thể tích của Vũ Trụ là VV, sẽ có:

VV=V*.103k (với V* là số đại diễn thể tích Vũ Trụ).
Tuy nhiên, đó chưa phải là thể tích toàn phần của Không Gian. Nếu vế trái của biểu diễn là phần thể tích thực thì vế phải tượng trưng cho phần thể tích ảo của Không Gian. Gọi VTP là thể tích toàn phần của Không Gian thì:

VTP=2VV
Khi cho k = 0 thì coi như mối tương phản ảo - thực tuyệt đối không thể hiện tính nghịch đảo nữa (vì đã lặn khuất) mà thể hiện tính âm – dương (đã trở nên nổi trội). Lúc này thể tích toàn phần của Không Gian chính là tổng của hai thành phần tương phản ảo - thực âm – dương tuyệt đối của nó. Nghĩa là phải có:
Như vậy:

Viết được như thế là vì Không Gian huyền ảo vô cùng mà bảo toàn tuyệt đối, tương phản “gớm ghê” mà cũng thống nhất “chắc nịch”.
Dù trong hiện thực khách quan, vĩnh viễn không thể nào quan sát trực tiếp được sự tương phản ảo - thực tuyệt đối của Không Gian, thì vẫn có thể “thấy” được nó một cách rõ ràng bằng suy lý, hoang tưởng và linh cảm. Nhận thức của loài người trước sau gì cũng đạt đến chân chính, và lúc đó, coi như loài người đã tiếp cận được Tự Nhiên Tồn Tại, diện kiến được Đấng Tạo Hóa thiêng liêng để xem Ngài có phải là Thượng Đế toàn năng như quan niệm từ xưa đến nay hay không.
Đến đây, câu hỏi: Vũ Trụ là hữu hạn hay vô hạn, có lẽ đã được trả lời. Nhưng chúng ta muốn nói thêm chút nữa. Trong Vũ Trụ hình học, sự tưởng tượng chủ quan vẫn cho phép Dh hay Vh bằng quan hệ tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối vẫn tồn tại, nghĩa là (nhắc lại) phải viết được:
(bằng Vũ Trụ hay hạt KG bình phương).
Khi D được thấy là 1 (hay I) thì:
(hay I2)
Hay có thể phát biểu: tương phản nghịch đảo tuyệt đối của “không có gì” là vô hạn độ (vô tận). Cần phải hiểu điều đó như thế nào cho “phải đạo”?
Trong mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, số 0 biểu diễn sự “không có gi” tuyệt đối và đó chính là Hư Vô (hư vô tuyệt đối), còn số lại biểu diễn sự “có tất cả” tuyệt đối và đó chính là Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối). Nếu lấy Hư Vô nhân với Tồn Tại thì rõ ràng là phải “có một cái gì đó” chứ không thể là “không có gì”. Trong mối tương phản ảo - thực, âm – dương tuyệt đối thì Hư Vô cũng phải có lực lượng (dù là lực lượng của cái gọi là “không có gì tuyệt đối”), sao cho:
=0
      hay Tồn Tại = Hư Vô
Nghĩa là: vô cùng về phía VCL là tương đương với vô cùng về phía VCN, hay Tồn Tại là tương đương với Hư Vô. Thậm chí, có thể nói và 0 là những chỉ thị về cùng một miền không gian, do nhận thức chủ quan mà miền đó có hai ký hiệu. Nếu 0 biểu hiện nổi trội về tính hữu hạn thì biểu hiện nổi trội về tính vô hạn. Hơn nữa, còn có thể viết:




Như vậy, phải đi đến quan niệm rằng, trong quá trình nhận thức tư duy của con người đã buộc phải lũng đoạn sự thực khách quan, tự làm khó mình, nhưng nhờ có như thế, tư duy mới đạt được nhận thức chân chính về sự thực khách quan: Hư Vô thì vẫn là Tồn Tại, vô tận thì cũng bằng không, chúng có thể “đổi chỗ” cho nhau tùy vào “ý thích” của tư duy trừu tượng. Giả sử rằng một thực thể có thể vượt ra “ngoài” rìa Vũ Trụ, thì coi như nó đã ở trong cõi vô tận. Vì không ở miền thực nữa nên thực thể đó phải biến tướng thành ảo thể (thực thể của miền ảo) bởi qui định của mối quan hệ tương phản ảo - thực tuyệt đối chứ không thể biến tướng thành cái gì khác. Nghĩa là cõi vô tận cũng chính là miền ảo của Không Gian và chỉ có thể là nội tại của hạt KG trong Vũ Trụ. Vì đã qui ước nội tại hạt KG là “cõi không” nên cõi vô tận cũng là cõi không. Dù là cõi không thì đối với bản thân thực thể đó, vẫn được thấy là cõi thực - Vũ Trụ. Nếu thực thể đó tiếp tục hành trình vượt qua rìa cõi không mà đối với nó lúc đó là rìa Vũ Trụ, thì nó lại ở trong cõi vô tận và bị biến tướng. Nếu quá trình cứ thế tiếp diễn không ngừng nghỉ thì đó chính là một quá trình vĩnh cửu và cũng là vô tận. Có thể hình dung (hơi thô thiển!) rằng thực thể đó hành trình trên một đường tròn độc đạo. Nếu có một điểm được đánh dấu trên đường tròn thì thực thể sẽ thấy đường tròn là hữu hạn. Còn không, vì chẳng phân biệt được nên nó sẽ phải thấy đường tròn là vô hạn. Vậy, chúng ta hãy hô to: “Vô hạn”, thực ra là sự lặp lại của hữu hạn!”, và hãy thì thầm: “Kính thưa ngài Pascal, câu hỏi: “Tại sao là phải có một cái gì đó chứ không phải không có gì?” có tính truyền kiếp của ngài, hình như đã được trả lời rồi đấy ạ!”


Thông qua hiện tượng biến đổi hình học một cách nghịch đảo qua đường tròn, mối tương phản ảo - thực tuyệt đối của Không Gian Thực Tại biểu lộ ra cái “cá tính” phi thường như vậy đấy! Nhưng không phải chỉ có thế mà còn nhiều nữa. Chúng ta tiếp tục phiêu bồng trong hoang tưởng để chỉ ra thêm vài biểu lộ phi thường của nó nữa.
Trên hình 6/a, có thể dễ dàng trực quan được là nếu có một đoạn thẳng (đóng vai trò thực thể) hiện hữu trong miền thực, trên đường thẳng a thì ảnh ảo của nó cũng là một đoạn thẳng trên đường thẳng a trong miền ảo (trong đường tròn tâm O) một cách tương ứng (thỏa mãn phép nghịch đảo qua đường tròn). Có thể phát biểu: đường thẳng xuyên tâm đường tròn phân định trong ngoài, ở bất cứ miền nào đều có ảnh là đường thẳng ở miền kia.
Vậy thì đối với những đường thẳng không xuyên tâm O, thậm chí là không cắt đường tròn O, điều khẳng định trên còn đúng không? Không! Vì phép nghịch đảo qua đường tròn không cho phép xảy ra điều đó. Hãy quan sát hình 6/b. Giả sử có đường thẳng c (thuần túy hình học) cắt đường tròn tâm O tại hai điểm S và P. Nếu đường thẳng đó là thuộc miền ngoài thì ảnh của nó sẽ như thế nào ở miền trong?
Để đỡ rối rắm, chúng ta coi hình 6/b thuộc về Vũ Trụ hình học Ơclit vĩ mô (Không Gian Thực Tại vĩ mô đã bị hình học hóa theo Ơclit), có sự hiện diện của mối tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối và do đó, tất cả các đường, điểm thể hiện trên đó đều không có nội tại, nhưng vẫn phải ngầm hiểu đường tròn tâm O là biểu diễn hạt KG.
Giả sử rằng chúng ta vẽ đường thẳng c bắt đầu từ điểm S hướng về phía vô tận. Khi đạt đến điểm vô tận ở miền ngoài (rìa Vũ Trụ), thì đường thẳng c không thể tiến triển được nữa nếu muốn đoạn tiếp theo của nó vẫn là thực (nghĩa là đường thẳng c vẫn gồm những bộ phận thuần nhất). Theo phép tương phản nghịch đảo qua đường tròn thì ảnh (ảo) của quá trình ấy phải thuộc miền trong (nội tại hạt KG) và chính là đoạn cung tròn có tâm O’. Nếu cố tình cho đường thẳng c tiếp tục phát triển vượt ra khỏi biên của miền ngoài ở vô cùng xa thì phần “vượt biên” của nó phải biến tướng thành ảo, nghĩa là đoạn phát triển từ điểm vô tận đến P chỉ là ảnh ảo (miền ngoài lúc này cũng phải biến tướng thành miền ảo) của quá trình thật trong nội tại hạt KG (lúc này miền trong được thấy là miền thực - Vũ Trụ), bắt đầu từ O theo cung tròn có tâm O’ để đến P.
Về nguyên tắc, chắc rằng Không Gian Thực Tại phải xử sự như thế. Nhưng ngay đối với chúng ta, những kẻ vỗ ngực tự xưng là “những nhà hoang tưởng bạt mạng nhất từ trước tới nay” cũng không thể tin nổi cái trực quan quá ư dị thường và có vẻ phi tự nhiên ghê gớm đó. Đành phải quay sang ý niệm rằng Tạo Hóa đã vẽ vời ra cái “quái tượng khủng khiếp” như vậy là để cảnh báo cho tư duy nhận thức về những điều cấm kỵ nghiêm ngặt của Tự Nhiên, không được vi phạm, nếu không, tư duy nhận thức sẽ không thể “bơi” được đến bến bờ chân chính, thậm chí có thể… phát điên.
Tương tự, nếu cố tình phát triển đường thẳng c, vượt điểm S (lúc này đóng vai trò là điểm vô tận của miền trong) để vào miền trong (nội tại hạt KG), đi qua điểm N’ đến P thì đoạn thẳng SP phải biến ảo (là đoạn thẳng thực của miền ảo, miền mà lúc này cũng đã biến tướng thành miền thực - Vũ Trụ). Đồng thời, đối với đoạn SP, để không xâm hại được mối quan hệ tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối, miền ngoài cũng phải biến tướng thành miền ảo – cõi vô tận của miền trong, và do đó ảnh ảo của đoạn thẳng SP sẽ phải được thấy ở miền ngoài và đó chính là đoạn cung tròn  có tâm O’. Đây cũng là một “quái tượng khủng khiếp”!
Để làm Tạo Hóa an lòng vì tin chắc rằng chúng ta đã hiểu ý Ngài, chúng ta phải “cực lực lên án” sự tồn tại của hai quái tượng kinh dị đó. Muốn thế, chúng ta phải thừa nhận những quan niệm sau đây:
1.-  Dù là trong Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclit, khi vẫn thấy điểm được chọn là tâm Vũ Trụ có nội tại (đường tròn tâm O) thì vì Vũ Trụ đó bị mối tưởng phản ảo - thực tuyệt đối chi phối, cho nên qua một điểm (thuần túy hình học) bất kỳ, không thể vẽ một đường thẳng thuần túy và liền lạc nếu phương của nó cắt đường tròn tâm O mà không qua tâm O. (Do có hiện tương chồng chập Không Gian mà đường thẳng xuyên tâm O vẫn được coi là đường thẳng thuần túy, liên lạc và được coi là trường hợp đặc biệt: mọi đường thẳng xuyên tâm O đều là đường kính Vũ Trụ). Trong Vũ Trụ hình học này, mọi đường thẳng thuần túy và liền lạc (ở miền thực) đều bộc lộ rõ rệt tính hữu hạn của nó.
2.-  Trong Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclit bị chi phối bởi mối tương phản ảo - thực tuyệt đối, có thể vẽ được đường thẳng c thuần túy nhưng gián đoạn tại S và P (hai điểm nằm trên đường tròn với tâm O – biên của hai miền ảo - thực, bằng cách từ S và P cùng lúc vẽ hai (tạm gọi là) nửa đường thẳng ra hai phía vô tận của miền thực một cách trùng phương (hay còn gọi là đồng trục). Đó thực ra là hai quá trình độc lập so với nhau và ảnh ảo của chúng chính là hai qúa trình độc lập so với nhau và ảnh ảo của chúng chính là hai quá trình xuất phát từ điểm O, đến hai điểm S và P theo hai cung tròn (độ dài tổng của hai cung tròn này chính là độ dài của cung  nằm trên đường tròn tâm O’).
3.-   Giả sử điểm M là đầu mút của một tia sáng xuất phát từ điểm vô tận (rìa Vũ Trụ) truyền theo đường thẳng c đến đường tròn tâm O, thì khi đến điểm S, vì không thể xâm nhập vào miền ảo, nên nó phải đổi hướng, tiếp tục truyền thẳng đến một điểm vô tận khác, tuân theo luật phản xạ. Đến điểm vô tận mới, vì cũng không thể xâm nhập được vào “cõi vô tận” (miền ảo) nên nó lại bị phản xạ từ đó để truyền theo đường thẳng đến P theo luật đối xứng. Tương tự như ở điểm S nhưng theo chiều ngược lại, tại P, M bị phản xạ trở lại, tiếp tục truyền trong miền thực ra xa vô tận theo phương của đường thẳng c.
Hiện tượng điểm sáng M từ S truyền đến vô tận rồi phản xạ về điểm P là một hoang cảnh kỳ dị không thể minh họa được trong vũ trụ hình học vĩ mô Ơclít (xem hình 6/b). Tuy nhiên, nếu suy lý trên cơ sở nguyên lý phản xạ ánh sáng và ảnh ảo của quá trình đó (được hình thành nên từ sự tương phản ảo - thực nghịch đảo tuyệt đối) thì lại không thể bác bỏ được. Nghĩa là quá trình M từ S đến vô tận rồi phản xạ trở lại đến P là một tất định trong Vũ Trụ hình học. Chúng ta cho rằng tình hình “tréo ngoe cẳng ngỗng” ấy chính là biểu hiện về sự “bất hòa” giữa chiêm nghiệm chủ quan và sự thực khách quan. Một trong những biểu hiện đặc thù và cơ bản của sự tương phản nghịch đảo tuyệt đối là mối quan hệ Đại - Tiểu. Khi điểm sáng M tiến ra vô tận thì do có sự giãn nở Không Gian bản thân M cũng dần “hóa thân” thành vô cùng lớn (VCL). Chẳng hạn khi M từ điểm S tiến ra vô tận (hay từ vô tận về điểm O) thì sau một khoảng thời gian t nào đó (hay trước khi đến P một khoảng thời gian t nào đó), sẽ phải thấy M giãn nở (hay thu nhỏ) thành (minh họa tượng trưng trên hình 6/b một cách “thô bạo” và “áng chừng”, chưa được thẩm định bằng toán học) cung St (hay cung Pt).
4.-  Nếu M từ S đến vô tận rồi phản xạ trở về đường tròn tâm O, thì khi M từ P đến vô tận, nó cũng sẽ phản xạ trở về đường tròn tâm O. Vậy, cụ thể điểm “va chạm” này là điểm nào? Nói vắn tắt thì điểm đó là điểm P’ (xem hình 6/b). Hơn nữa, từ P’, M lại phản xạ đến vô tận, rồi phản xạ về điểm S’, từ đó, tiếp tục phản xạ đến vô tận để rồi lại về S. Đó là một quá trình vĩnh cửu trong Vũ Trụ hình học? Câu hỏi này chỉ Tạo Hóa mới có thẩm quyền trả lời! Chúng ta chỉ nói qua loa thế thôi chứ không tìm hiểu kỹ “số phận” của M rồi sẽ đi tới đâu, vì có lẽ cũng chẳng ích lợi gì. Ở đây, chúng ta giả dụ rằng M từ P khi “đạt tới” vô tận rồi thì “kiệt sức” và “nằm” luôn ở đó. Ảnh ảo của quá trình điểm sáng M từ vô tận đến S, từ vô tận đến P, rồi từ P lại đi ra vô tận, có thể thấy được trong đường tròn tâm O (hình 6/b) là: M’ xuất phát từ O, đi theo lộ trình , để về lại điểm O
5.-  Mọi hoang cảnh kỳ dị ở hiện thực như đã nêu sẽ mất đi khi đường tròn tâm O cũng được thấy như điểm thuàn túy hình học thông thường, nghĩa là trong Vũ Trụ hình học vĩ mô Ơclit không còn sự chi phối của mối tương phản ảo - thực tuyệt đối nữa. Lúc này Vũ Trụ hình học đó chỉ gồm là miền thực của Không Gian, hơn nữa là khắp nơi đều có cùng một tầng nấc qui mô (không có mối quan hệ tương phản Đại -Tiểu tuyệt đối) và được cho là tương hợp với những biểu hiện của Không Gian mà con người chiêm nghiệm trong hiện thực khách quan của mình. Vì không thấy được sự “cấm kỵ tuyệt đối” của Tạo Hóa nên người ta đã đi đến quan niệm rằng có thể cho khoảng cách trong Vũ Trụ hình học Ơclít (vĩ mô tuyến tính và thuần nhất) ngắn đến vô cùng nhưng không thể bằng 0 được (hiểu là Hư Vô) nếu còn muốn khoảng cách đó tồn tại, và do đó, cũng có thể cho khoảng cách dài đến vô tận nhưng không thể bằng được (theo chúng ta, cũng là Hư Vô!)
Năm quan niệm nêu trên có “hay ho” không? Chúng ta không trả lời được. Tuy nhiên có lẽ cũng không đến nỗi “dở òm”. Chúng ta nghĩ vậy rồi “lảng” sang chuyện khác.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH