TT&HĐ V - 43/d

Năng Lượng Chân Không TINH HOA CỦA VŨ TRỤ | Thư Viện Thiên Văn

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG IV (XXXXIII): ÊTE


“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng”.
 MARTIN LUTHER KING 

"Sai lầm lớn nhất của Anhxtanh là tin theo quan niệm coi thời gian như vật chất, có thể co giãn được và hòa quyện vào không gian được. Do đó nếu ngày nay học thuyết tương đối trở thành cơ sở chủ yếu cho nhận thức vật lý học về Vũ Trụ, thì tương lai nó chỉ còn là một huyền thoại của một thời ảo mộng. Có thể coi không gian và thời gian quan hệ khăng khít như hình với bóng, như thể xác với linh hồn, nhưng phải được phân biệt dứt khoát với điều kiện tiên quyết: không có hình thì không có bóng, không có thể xác thì tuyệt đối không có linh hồn".
NTT

"Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên".  



 

(Tiếp theo)

Cần lưu ý rằng, giữa vật lý cổ điển và vật lý tương đối tính có sự khác nhau về nguyên tắc trong cách giải thích định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng. Trong vật lý cổ điển đó là hai định luật độc lập nhau vì từ độ lớn của khối lượng không  thể suy ra độ lớn của năng lượng và ngược lại, trong vật lý tương đối tính, chỉ có duy nhất định luật bảo toàn khối lượng – năng lượng.
Chúng ta cho rằng hệ thức Anhxtanh ( E=mc2) là một trong vài biểu diễn toán học đẹp nhất của vật lý học bởi sự giản dị, trong sáng và chắc nịch chân lý của nó. Nếu Anhxtanh chỉ để lại cho cõi đời một hệ thức đó thôi thì tên tuổi của ông cũng đã đủ để trở nên bất diệt trong lòng nhân loại rồi.
3-. Các hệ quả quan trọng:
   Nếu chúng ta thay m bằng mo thì chúng ta có hệ thức Anhxtanh viết cho khối lượng nghỉ:
               Eo= moc2
Eo được gọi là năng lượng nghỉ, hay còn gọi là năng lượng nội tại vì nó ứng với vận động nội tại của vật. Từ hệ thức này, Anhxtanh đã phát biểu dưới dạng một nguyên lý: “Mọi hệ vật lý đều có sẵn một năng lượng  nghỉ (nội năng) tương ứng với khối lượng nghỉ (khối lượng quán tính)".
Có thể thực hiện một triển khai toán học là:
              
Chú ý đến phần viết trong ngoặc đơn ở hệ thức Anhxtanh thì có thể thấy:
              
Vì trong dấu ngoặc đơn, bắt đầu từ số hạng thứ ba trở đi, các đại lượng, dù có nhân với moc2 thì cũng là vô cùng nhỏ, có thể bỏ qua, nên viết được.
              
Đại lượng thứ hai của vế phải chính là động năng của vật (thực ra theo quan niệm mới phải bằng mv2) và nếu ký hiệu nó là Eđ thì sẽ có:
               E = Eo + Eđ
Vậy: năng lượng toàn phần của vật (xấp xỉ) bằng tổng năng lượng nội tại và động năng của nó.
Bình phương hai vế của biểu thức:
              
Chúng ta thu được:
              
Biến đổi hợp lý một chút và nhớ rằng:
              
sẽ có biểu diễn toán học mới:
               E2=mo2c4+p2c2
Đây là biểu thức quan trọng trong thuyết tương đối. Nó mô tả mối quan hệ giữa năng lượng toàn phần, khối lượng nghỉ và động lượng của một vật.
Hay thông thường thì:                  
Nếu vế phải được gọi là động lượng thì vế trái được gọi là xung lượng. Trong nghiên cứu vật lý vi mô, việc dùng khái niệm xung lượng tỏ ra ưu việt hơn.
Từ gọi ý này và cũng là do đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu người ta đã xây dựng nên đại lượng gọi là “véctơ năng xung lượng”. Nếu ký hiệu véctơ năng – xung lượng là thì có thể viết:
              
Véctơ này cùng phương chiều với véctơ vận tốc đơn vị, tức là nó tiếp tuyết với quĩ đạo chuyển động trong không gian và có độ lớn:
              
Việc đưa véctơ có tính bất biến về năng – xung lượng đối với các tọa độ không những có ý nghĩa theo quan điểm hình học mà còn quan trọng ở chỗ: biết năng – xung lượng của một vật ở hệ quán tính này, có thể tính các đại lượng đó ở hệ quán tính bất kỳ khác.
Còn một hệ quả nữa được rút ra từ động lực học tương đối tính. Đó là sự hụt khối lượng. Nếu có một vật đang đứng yên, do một nguyên nhân nào đó bỗng phát nổ, phân thành hai phần có khối lượng nghỉ lần lượt là , và “văng ra” với vận tốc lần lượt là v1, v2, thì chúng ta phải có đẳng thức:
              
Với m’o là khối lượng (nghỉ) của vật được gom lại theo thuyết sau vụ nổ.
Trước khi phát nổ, rõ ràng là:
              
Vì:                       
Nên sau khi phát nổ, nếu gom hai phần của vật lại thì thấy. Khối lượng của vật nhỏ hơn trước khi bị nổ, nghĩa là:
m’oo
Đó chính là sự hụt khối lượng.
Dù rất khó hình dung thì cũng phải giải thích cho bằng được, nếu không, nó sẽ “giết chết tươi” định luật bảo toàn khối lượng – năng lượng.
May thay, trong thực hành nghiên cứu sự phân rã hạt nhân nguyên tử, các nhà vật lý học đã phát hiện được trong thực tế, đúng là khối lượng của hạt nhân nguyên tử, trước khi tự phân rã, lớn hơn tổng khối lượng của các thành phần. Lượng khối lượng bị hụt ấy được giải thích là thành phần của lượng năng lượng mất đi do tỏa nhiệt và bức xạ. (Hơi kỳ nhưng có lý!). Thực chứng này đồng thời cũng là một trong nhiều thực chứng thuyết phục xác nhận sự đúng đắn của thuyết tương đối hẹp.
Nội dung cơ bản nhất trong thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh mà chúng ta muốn trình bày là như thế.
Phải nói rằng thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh với nhiều xác nhận thực tế đích đáng, đã đặt chúng ta, những nhà hoang tưởng tự nhận mình là vĩ đại (vì hoang tưởng mà!) vào một tình thế hết sức hiểm nghèo: nếu tin vào triết học duy tồn của NTT (Nhà thông thái) thì phải phủ nhận thuyết tương đối hẹp, còn nếu tin vào những quan niệm rút ra từ thuyết tương đối hẹp, thì phải quay lưng lại với triết học duy tồn mà chúng ta đã bỏ ra biết bao công sức bênh vực cho triết thuyết của nó. Chúng ta đã từng tuyên bố là đệ tử trung thành tuyệt đối của NTT. Nếu giờ đây, chúng ta tin theo những quan niệm rút ra từ thuyết tương đối hẹp như: không có ête, tính tương đối của sự đồng thời, không - thời gian riêng của hệ qui chiếu…, thì coi như chúng ta đã phản bội một cách trắng trợn NTT - người tuy đôi lúc quá nóng nảy, nói năng thô tục nhưng đã dạy dỗ chúng ta nên người. Lòng tự trọng (hay tự ái đơn thuần?) không cho phép chúng ta làm như vậy, dù rằng, chúng ta vô cùng tôn sùng vật lý học và kính phục những nhà vật lý đi tiên phong.
Vậy thì chúng ta nên giải quyết vấn đề như thế nào? Nếu giải quyết không khéo, chúng ta sẽ rơi tòm xuống thảm trạng còn tồi tệ hơn cả bị “vu khống” là ngô nghê, ngốc nghếch, đó là từ những nhà tự phong mình danh hiệu hoang tưởng vĩ đại đầy tự hào bị biến thành một lũ hoang tưởng mạt hạng nhất, đau điếng vì sự thảm bại và gây cười hô hố đầy rẻ rúm, khinh khi trước người đời. Chỉ còn một cách duy nhất làm cho cả hai, vật lý học và triết học duy tồn cùng vui vẻ bằng lòng. Nghĩa là bằng mọi giá, dù có phải ngụy biện đi chăng nữa, phải cho chúng thỏa hiệp với nhau, lượng thứ cho nhau để cùng tồn tại. Cũng có nghĩa là phải “gạn đục khơi trong”, nhặt ra những cái gì đúng của thuyết tương đối hẹp và của triết học duy tồn để hợp nhất lại thành một thuyết mới hay ho hơn.
Chúng ta có làm được điều đó không?
Giờ thì chưa biết!
Nhưng phải thử một phen?
Đúng vậy! Ra sao thì ra!
Dù sao thì vẫn còn ối thời gian vì phía trước, ngọn của núi Tu Di, đỉnh của ngàn đời mơ ước vẫn hoàn toàn mông lung trong xa xăm mịt mùng của Vũ Trụ.
Bằng việc dứt khoát loại bỏ môi trường ête ra khỏi không gian vật lý và cả trong tư duy, Anhxtanh đã xây dựng được thuyết tương đối hẹp mà hai tiên đề cơ sở của nó, thực chất, cũng suy ra từ nó mà thôi.
Dựa vào thuyết tương đối hẹp, người ta đã giải thích được nhiều hiện tượng vật lý mà trước đó đã phải chịu bất lực. Và qua đó mà chính thuyết tương đối hẹp được thừa nhận là đúng đắn!
Tuy nhiên, cần phải thấy điều lạ lùng là Lorenxơ, với những công thức biến đổi của mình và trên cơ sở vẫn thừa nhận sự tồn tại của môi trường ête, cũng giải thích thỏa đáng được những hiện tượng vật lý mà thuyết tương đối hẹp đã giải thích được.
Như chúng ta đã kể thì để giải thích kết quả phủ định của thí nghiệm Maikenxơn – Moocly, Lorenxơ đã nêu lên giả thuyết về sự co kích thước của các vật chuyển động. Khi xây dựng thuyết êlectrôn, ông cũng nêu lên rằng, nếu coi một hạt tích điện là một hòn bi hình cầu có khối lượng mo và bán kính Ro, thì khi nó chuyển động trong ête với vận tốc v, nó sẽ bị nén lại thành có hình elipxôit với bán kính theo phương chuyển động là:
Khối lượng của nó cùng tăng lên theo luật:
Về sau, năm 1901, Caufman đã quan sát được trong thực nghiệm rằng, đối với một chùm tia  (chùm êlectrôn - hạt điện tử) có vận tốc lớn, khi vận tốc tăng thì tỷ số  giảm (với e là điện tích). Vì điện tích e được cho là không đổi nên phải kết luận rằng khi v tăng thì m tăng.
Lorenxơ đã viết được các công thức biến đổi tọa độ, điện từ trường (không tuân theo phép biến đổi Galilê) khi chuyển từ một hệ quán tính này sang một hệ quán tính khác. Trên cơ sở đó, mặc dù vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của môi trường ête và vai trò của nó trong các hiện tượng điện từ, ông cũng chứng minh rằng, không có bất cứ thí nghiệm nào phát hiện được sự chuyển động của các vật đối với môi trường ête.
Poincarê (1854-1912) đã đi theo con đường khác. Ngay từ đầu, ông đã mở rộng nguyên lý Galilê của cơ học ra các hiện tượng quang học và mọi hiện tượng vật lý khác. Ông cho rằng, kết quả phủ định của thí nghiệm Maikenxơ – Moocly là biểu hiện của một quy luật tổng quát của tự nhiên. Năm 1900 ông nói: “Mọi hiện tượng quang học chỉ phụ thuộc chuyển động tương đối của các vật thể vật chất, các nguồn sáng và các dụng cụ quang học. Điều đó là đúng không những đối với các đại lượng ở bậc bình phương của quang sai, mà còn là tuyệt đối chính xác nữa”. Năm 1904, Poincarê nói rõ hơn: “… các định luật của các hiện tượng vật lý là như nhau đối với người quan sát đứng yên cũng như đối với người quan sát ở trạng thái chuyển động thẳng đều, thành thử chúng ta không có và không thể có bất kỳ phương tiện nào để phân biệt xem chúng ta có ở trạng thái chuyển động như vậy hay không?”. Dù thế, Poincarê vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của ête vai trò quan trọng của ête trong các hiện tượng tự nhiên.
Hendrik Antoon Lorentz
Hendrik Antoon Lorentz
Sinh 18 tháng 7, 1853
Arnhem, Hà Lan
Mất 4 tháng 2, 1928 (74 tuổi)
Haarlem, Hà Lan
Nơi cư trú Flag of the Netherlands.svgHà Lan
Ngành Vật lý học
Alma mater Đại học Leiden
 
Nổi tiếng vì Theory of EM radiation
Giải thưởng Nobel prize medal.svgGiải Nobel Vật lý (1902)
Henri Poincaré
Jules Henri Poincaré (1854–1912)
Sinh 29 tháng 4, 1854
Nancy, Meurthe-et-Moselle
Mất 17 tháng 7, 1912 (58 tuổi)
Paris
Nơi cư trú Pháp
Tôn giáo Giáo hội Công giáo Rôma (tới 1872)
Ngành Toán học và Vật lý học
Alma mater Lycée Nancy
École Polytechnique
École des Mines
 
Nổi tiếng vì Giả thuyết Poincaré
Bài toán ba vật thể
Tô pô
Lý thuyết tương đối hẹp
Định lý Poincaré–Hopf
Poincaré duality
Định lý Poincaré–Birkhoff–Witt
Bất đẳng thức Poincaré
Chuỗi Hilbert–Poincaré
Poincaré metric
Rotation number
Số Betti
Lý thuyết hỗn độn
Sphere-world
Định lý Poincaré–Bendixson
Phương pháp Poincaré–Lindstedt
Đệ quy Poincaré
 
Giải thưởng RAS Gold Medal (1900)
Huy chương Sylvester (1901)
Huy chương Matteucci (1905)
Giải Bolyai (1905)
Huy chương Bruce (1911)
Chữ ký

Lorenxơ và Poincarê cũng đã nêu lên được một số luận điểm rất quan trọng mà thuyết tương đối hẹp nêu ra. Có thể thấy Poincarê đã tiến rất gần đến thuyết tương đối hẹp và thậm chí về mặt xây dựng công cụ toán học cho thuyết tương đối hẹp thì còn vượt trước cả Anhxtanh nữa. Tuy nhiên cả hai ông đã không thể xây dựng nên một thuyết tương đối có tính độc lập và hoàn chỉnh như một thực thể vật lý, tương đương với thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh được. Bởi vì trong nhận thức, hai ông chỉ coi những phát hiện của mình như là sự xây dựng một phương tiện toán học dùng để tính toán, lý giải định lượng trên cơ sở quan niệm của vật lý cổ điển trong cuộc hành trình đi khám phá ête. Không phát hiện được ête chỉ có nghĩa là chưa phát hiện được chứ không có nghĩa là nó không tồn tại, Poincarê nghĩ vậy.
Điều lạ lùng hơn cả là không có bất cứ một bằng chứng nào cho phép công nhận hoặc bác bỏ dứt khoát hai lý thuyết dựa trên hai quan niệm khác nhau đó, thành thử việc lựa chọn lý thuyết nào để ứng dụng trong nghiên cứu vật lý chỉ còn là vấn đề tùy hứng của các nhà vật lý. Chính những kết quả to lớn cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, gặt hái được từ thuyết điện từ dựa trên cơ sở sự tồn tại ête của Mắcxoen đã khiến cho trong thời kỳ đầu xuất hiện thuyết tương đối hẹp, số đông các nhà vật lý ngả về lý thuyết của Lorenxơ – Poincarê. Tới năm 1914, Lorenxơ tiếp tục khẳng định rằng ông vẫn đặt niềm tin vào sự tồn tại của môi trường ête và vai trò không thể thiếu được của nó trong việc truyền tương tác. Theo Poincarê thì thuyết êlectron của Lorenxơ và thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh là tương đương nhau, nhưng bản thân ông thì vẫn ưa thích thuyết của Lorenxơ hơn. Từ đó cho đến cuối đời, Poincarê không nhắc đến thuyết của Anhxtanh nữa và còn cho rằng khi nào có những thí nghiệm đủ khả năng kiểm tra hai lý thuyết đó, thì thuyết Anhxtanh sẽ không đứng vững được. Maikenxơn đã có lần nói nửa đùa nửa thật: “Nếu tôi đoán trước được tất cả những điều mà người ta đã suy ra từ thí nghiệm của tôi, thì chắc chắn là tôi không bao giờ làm thí nghiệm đó”.
Chưa hết đâu thưa ngài Maikenxơn và cả ngài Moocly kính mến! Khỏang một trăm năm sau thí nghiệm của các ngài, tức là vào những tháng cuối cùng trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, có một đám người dị hợm (là chúng ta chứ ai!) cũng xông vào sục sạo, soi mói thí nghiệm đó, rút ra những điều có lẽ còn kỳ dị hơn nữa, để trên cơ sở đó củng cố niềm tin cho những ai còn tin vào sự tồn tại của ête, để sửa chữa phép biến đổi của Lorenxơ, để vạch ra những sai lầm về nhận thức tự nhiên của thuyết tương đối hẹp nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ bằng được những luận điểm cơ bản của triết thuyết mà đám người đó đã “đặt cược” cả cuộc đời vào nó, và như vậy, cũng là nhằm đưa nó về hòa hợp với vật lý học – đoàn quân sinh sau đẻ muộn nhưng đã kịp lớn mạnh không ngừng để trở thành đoàn quân tiên phong trên mặt trận nhận thức Tự Nhiên (bằng cách hoang tưởng?) của nhân loại mà đám người đó luôn muôn quí ngàn yêu.
Ngày xưa, chúng ta đã từng vô cùng ngưỡng mộ thuyết tương đối hẹp. Vì sự ngưỡng mộ đó mà chúng ta đã phải (không, đã được chứ!) lang thang phiêu bồng lôi thôi lếch thếch đến hôm nay (và chưa biết còn đến tận bao giờ nữa?). Để kỷ niệm, những ngày “tình thương mến thương” đó, chúng ta xin tặng thuyết tương đối hẹp một bài thơ “tuyệt cú mèo” để chuẩn bị… “công phá” nó.
                                       ĐỐ TƯ DUY
                           Ngồi buồn trơ trọi giữa không gian
                           Đem đố giương ra nhử thời gian
                           Bày binh bố trận, che mình lại
                           Khuây khỏa tháng ngày chí dọc ngang
                                                   
                                                   ***
                           Cái gì lớn nhất, lớn vô cùng
                           Vừa rộng vừa sâu đến mịt mùng
                           Chẳng cản, tung hoành, cho mặc sức
                           Lệch méo vuông tròn, thảy bao dung
                           Cái gì dài nhất, mút ngọn nguồn
                           Chuồi theo một hướng: hướng mông lung
                           O ép tử sinh không hề mệt
                           Dể lầm, dễ lẫn với Hóa Công.
                           Tách riêng hai cái, đứng bất bình
                           Giao hợp mới nên cái kỳ quan
                           Xưa kia cứ ngỡ không chung chạ
                           Bây giờ mới thấy chúng tình tang
                           Hai cái quyện nhau như bóng hình
                           Khi co khi duỗi, ưỡn cong mình
                           Giở trò bất minh trong ánh sáng
                           Cho cái tư duy trố mắt nhìn.
                                             
                                               ***
                          Tạo hóa ngồi buồn giữa không gian
                          Đem đố giương ra nhử thời gian
                          Tư duy sáng rỡ cười giả lả:
                          "Tưởng gì, hóa ra KHÔNG - THỜI GIAN"!
***
Thí nghiệm Maikenxơn – Moocly chứng tỏ kết quả tính toán theo cơ học cổ điển đã sai biệt so với kết quả thực nghiệm về tốc độ truyền sáng trong một hệ qui chiếu chuyển động. Vậy thì kết quả nào đúng? Độ chính xác cao của thí nghiệm cũng như số lần lặp lại thí nghiệm đã đủ để không thể không thừa nhận kết quả thực nghiệm. Mặt khác, cũng khó lòng đạp đổ được tòa lâu đài vật lý cổ điển đã được xây dựng vững chắc cũng chính trên cơ sở thực chứng và hơn nữa đã trở nên hoàn toàn xác đáng và đắc dụng trong hoạt động thực tiễn khoa học và đời sống. Hơn nữa, cần phải thấy rằng, phép phân tích và tổng hợp vận tốc của cơ học cổ điển, đối với những vận tốc nhỏ hơn nhiều so với vận tốc ánh sáng là chính xác bởi vì nó tuân thủ những nguyên tắc toán học trong hình học Ơclít đã được chứng minh là hoàn toàn phù hợp với chân lý khách quan.
Sự mâu thuẫn phát sinh từ thí nghiệm Maikenxơn – Moocly đã làm cho các nhà vật lý cổ điển thời đó thực sự đau đầu trong việc đi tìm một lời giải đáp chấp nhận được. Một số người lúc đầu tưởng rằng đó chẳng qua là một trục trặc có tính kỹ thuật ở khâu nào đó của quá trình thao tác thí nghiệm. Nhưng tuyệt nhiên không phát hiện được bất cứ sai sót nhỏ nào. Một số giải thích được nêu ra nhưng đều nhanh chóng bộc lộ sai lầm. Vấn đề trở nên vô cùng nan giải.
Không thể phủ nhận kết quả thí nghiệm cũng như không thể bác bỏ kết quả tính toán, Lorenxơ đã suy nghĩ theo hướng dung hòa cả hai và đến với giả thuyết về sự co kích thước của vật thể theo phương chuyển động của nó, để từ đó xây dựng nên phép biến đổi tọa độ mang tên ông, như chúng ta đã kể. Điều lý thú nhất và cũng gợi ra rất nhiều suy tư cho chúng ta là trên cơ sở phép biến đổi ấy xuất hiện hai lý thuyết dựa trên hai quan niệm trái ngược nhau về ête nhưng tương tự nhau về nội dung và cùng giải thích được nhiều hiện tượng vật lý như nhau, nghĩa là đều được thực nghiệm xác nhận về tính đúng đắn của chúng. Nhưng lý trí mách bảo chúng ta rằng, làm sao cả hai lý thuyết ấy đều đúng như nhau được, mà phải có cái đúng hơn, cái sai hơn. Và có thể sự đúng hơn và sai hơn giữa hai lý thuyết ấy thể hiện ra ở chỗ chúng đồng thuận nhau về phép biến đổi và đối kháng nhau về quan niệm triết học. 
Hãy nhớ lại trường hợp học thuyết Ptôlêmê. Học thuyết này đã đưa ra quan niệm về một Vũ Trụ địa tâm, hoàn toàn trái ngược với thực tại, nhưng các tính toán của nó về vị trí và chuyển động của các thiên thể đã tỏ ra xác đáng với quan sát. Chính vì thế mà nó, dù sai lầm về quan niệm, vẫn tồn tại như một chân lý suốt hàng ngàn năm và hầu như chẳng ai phê phán gì. Phải chăng khi toán học không có thực chứng vật lý khẳng định thì sẽ trở nên giáo điều và khi thực chứng vật lý không có toán học soi sáng thì sẽ trở thành hoang mang? Và thêm nữa, nếu con người muốn đi đến tận cùng của sự hiểu biết Vũ Trụ thì trước tiên phải phân biệt được hiện thực với thực tại. Đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau: hiện thực là thực tại của con người, còn thực tại là hiện thực của Tạo Hóa!
Nếu suy nghĩ kỹ về giả thuyết kích thước của vật thể chuyển động (chỉ) co lại theo phương chuyển động của nó, còn ở các phương khác đều giữ nguyên sẽ dẫn đến nghịch lý: nếu cho rằng khối lượng của vật là bất biến (chưa cần kể đến sự tăng khối lượng theo sự tăng vận tốc như sau này quan niệm) thì khi vận tốc càng tăng, thể tích của vật càng giảm, làm cho mật độ vật chất trong vật, theo đó, cũng càng tăng, do đó khi vận tốc của vật xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng, mật độ vật chất trong vật lúc đó sẽ trở nên lớn “khủng khiếp” trong khi nó lại phải mỏng đến độ… như một đoạn thẳng không có nội dung của Ơclít. Trong thực tại khách quan có xảy ra hiện tượng đó không? Thật là rất khó trả lời vì… quá sức tưởng tượng!
Rõ ràng là nghịch lý đó đã đặt ra một sự nghi vấn rất lớn đối với giả thuyết của Lorenxơ. Chúng ta cho rằng biểu thức về sự co kích thước của Lorenxơ nếu có đúng đi chăng nữa thì cũng phải hiểu khác đi, theo hướng sự co kích thước của vật thể khi nó chuyển động chỉ là hiện tượng giả tạo, ảo. Đến đây, chúng ta nên nhắc lại câu nói chí lý của C. Mác, người lập ra học thuyết triết học duy vật trên cơ sở phép biện chứng của Hêghen: “Những chân lý khoa học sẽ luôn luôn nghịch lý nêu chúng ta lập luận dựa trên kinh nghiệm hàng ngày, khi kinh nghiệm đó chỉ phản ánh sự việc quanh cái vẻ bề ngoài lừa dối của nó.” (Lạ lùng thay, câu nói chính xác đó của C. Mác cũng như nói đến "duy vật biện chứng", một học thuyết triết học nghe rất "hay ho", nhưng đang bộc lộ ra những tranh cãi "om xòm", do chính ông xây dựng?!).
Đềcác, người có quan niệm là cần phải “nghi ngờ tất cả”, cuối cùng, cũng phải tin vào điều “rõ ràng và sáng sủa” này: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Mà “tôi tồn tại” thì những cái “tôi” khác cũng tồn tại. Suy rộng ra “tôi tồn tại” thì tất cả những cái gì “tôi” thấy, cảm giác được cũng tồn tại. Dù có lúc “tôi” chỉ nhìn thấy một quảng tính trống rỗng hoàn toàn, dù “tôi” không thấy cái gì trong đó cả thì “tôi” vẫn thấy, vẫn cảm giác được cái quảng tính hay gọi là khoảng trống rỗng ấy, nên phải cho rằng nó tồn tại. Một trống rỗng tồn tại nên “tôi” gọi nó là khoảng không có gì, hay khoảng không hay không gian.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH