Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tư liệu về vũ trụ 5

(Sưu tầm trên NET)

Bong bóng xanh bao bọc sao hấp hối

Nếu nhìn thấy một tinh vân màu xanh lục cách trái đất 3.300 năm ánh sáng, có lẽ bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp vì vẻ đẹp huyền ảo của nó

Tinh vân IC 1295. Ảnh: ESO.
Tinh vân IC 1295. Ảnh: ESO.
Kính thiên văn Cực Lớn của Đài thiên văn Nam Âu phát hiện một tinh vân hành tinh màu xanh lục. IC 1295, tên của tinh vân, bao quanh một ngôi sao mờ và sắp chết. Nó nằm trong chòm sao Scutum (hay Tấm khiên) và cách trái đất khoảng 3.300 năm ánh sáng. Đây là bức ảnh chi tiết và rõ nét nhất về IC 1295, Livescience đưa tin.
Bụi, khí hydro, khí helium và plasma là thành phần vật chất của tinh vân. Chúng có thể là những đám bụi liên kết với nhau nhờ lực hấp dẫn, hoặc là vật chất mà những ngôi sao phóng ra trước khi chết. Các tinh vân thường tồn tại dưới dạng những dải hẹp, với độ dày từ vài chục tới vài trăm năm ánh sáng.
Khí hydro chiếm tỷ lệ lớn trong tinh vân, còn các phân tử carbon và mảnh đá vụn là thành phần chính của bụi. Mật độ vật chất trong các tinh vân không giống nhau, nghĩa là mật độ có thể đạt mức cao ở vài tinh vân, song chỉ đạt mức thấp trong nhiều tinh vân khác.
Nhiều số tinh vân phát ánh sáng chói do phản chiếu ánh sáng của những ngôi sao gần đó. Người ta gọi chúng là tinh vân sáng. Vài chất khí trong tinh vân cũng phát sáng khi chúng ở cạnh ngôi sao nóng. Ngược lại, một số tinh vân ngăn cản ánh sáng của những ngôi sao phía sau nên giới khoa học gọi chúng là tinh vân tối.
Màu sắc của tinh vân là kết quả của quá trình bức xạ của các chất khí. Nitơ và hydro bức xạ ánh sáng đỏ, còn oxy bức xạ ánh sáng xanh.
Minh Long

Phát hiện được nguồn nước lớn nhất trong vũ trụ

Hai nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một nguồn chứa lớn nhất và xa nhất từng được phát hiện trong vũ trụ. Nước ở đây, tương đương với 140 nghìn tỷ lần tất lượng nước trong các đại dương cộng lại, bao quanh một lỗ đen lớn, đang phát triển, được gọi là một chuẩn tinh, ở khoảng cách hơn 12 tỷ năm ánh sáng.

"Môi trường xung quanh chuẩn tinh này rất đặc biệt nó tạo ra một lượng nước lớn," ông Matt Bradford, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ đẫy phản lực của NASA ở Pasadena, California, phát biểu. "Đây là một minh chứng rằng nước tồn tại tỏa khắp toàn vũ trụ." Bradford là người dẫn đầu một trong hai nhóm phát hiện ra điều này. Nhóm nghiên cứu của ông nhận một phần tài trợ từ NASA và xuất hiện trên các tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Chuẩn tinh được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khổng lồ mà đang dần tiêu thụ một đĩa khí và bụi xung quanh. Khi nó ăn, chuẩn tinh phóng ra một lượng lớn năng lượng. Cả hai nhóm các nhà thiên văn học nghiên cứu một chuẩn tinh đặc biệt được gọi là 08.279 APM 5255, nuôi dưỡng một lỗ đen nặng hơn Mặt trời 20 tỷ lần và sản xuất năng lượng nhiều khoảng một nghìn tỷ lần năng lượng của Mặt trời.
Ảnh mô phỏng APM 08279+5255, nơi các nhà khoa học vừa tìm ra một lượng nước khổng lồ. (Bản quyền: NASA)

Các nhà thiên văn học tiên đoán có lẽ hơi nước đã có mặt ngay cả trong vũ trụ sơ khai, xa xôi, nhưng trước đây chưa nhận thấy nó ở khoảng cách xa xôi. Hơi nước tồn tại ngay bên trong Ngân hà, mặc dù tổng lượng nước ít hơn 4,000 lần so với chuẩn tinh này, bởi vì hầu hết lượng nước của Ngân hà đông lại thành băng.

Hơi nước là một dấu hiệu cho thấy bản chất của các chuẩn tinh. Trong chuẩn tinh đặc biệt này, hơi nước được phân phối xung quanh lỗ đen trong một vùng khí tỏa ra hàng trăm năm ánh sáng theo kích thước (một năm ánh sáng là khoảng 9,5 nghìn tỷ km). Sự hiện diện của nó chỉ ra rằng chuẩn tinh đang nằm bên trong khối khí trong bức xạ hồng ngoại và tia X, và khối khí này ấm và đặc bất thường so với chuẩn thiên văn. Mặc khối khí này lạnh khoảng trừ 63 độ Fahrenheit (trừ 53 độ C) và loãng hơn 300 nghìn tỷ lần so với khí quyển Trái đất, nó là vẫn nóng hơn năm lần và đặc hơn 10-100 lần so với những thứ điển hình trong các thiên hà như Ngân hà.

Việc đo lượng hơi nước và các phân tử khác, chẳng hạn như carbon monoxide, cho thấy có đủ khí để nuôi các lỗ đen cho đến khi nó phát triển đến kích thước bằng khoảng sáu lần kích thước hiện tại. Cho dù điều này sẽ xảy ra hay không, các nhà thiên văn học nói, vì một số khí có thể kết thúc bằng cách ngưng tụ thành những ngôi sao hoặc có thể bị đẩy ra từ các chuẩn tinh.

Nhóm của Bradford thực hiện cách quan sát kể từ năm 2008, bằng cách sử dụng một công cụ gọi là "Z-Spec" tại Đài quan sát Dưới mi-li-mét của Viện khoa học California, có kính viễn vọng đường kính gương 10m gần đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Các quan sát tiếp theo được thực hiện với Nghiên cứu kết hợp mảng đối với Thiên văn học sóng mi-li-mét (CARMA), một mảng của các đĩa vô tuyến ở vùng núi Inyo của miền Nam California.

Nhóm thứ hai, dẫn đầu bởi Dariusz Lis, nghiên cứu viên vật lý cao cấp tại Caltech và là phó giám đố Đài quan sát Dưới mi-li-mét Caltech, sử dụng Công cụ đo giao thoa Plateau de Bure tại dãy núi Alps của Pháp để tìm nước trong vũ trụ. Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của Lis tình cờ phát hiện nước trong APM 8279 5255, quan sát một dấu hiệu quang phổ. Nhóm của Bradford đã có thể nhận được thêm nhiều thông tin về nước, bao gồm cả khối lượng khổng lồ của nó, bởi họ đã phát hiện vài dấu hiệu quang phổ của nước.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhiều đồng tác giả khác từ khắp các Đại học trên toàn thế giới.
Kinh phí cho Z-Spec được cung cấp bởi Quỹ Khoa học Quốc gia, NASA, Tổng công ty nghiên cứu và các tổ chức đối tác.
                                                                                                                    TUẤN THANH
CLB THIÊN VĂN NGHIỆP DƯ TPHCM
                                                                                                                      THEO NASA

Hai thiên hà lớn ở rất xa đang sát nhập với nhau


Một chuyện hiếm gặp vừa được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Herschel ở vùng không gian cách xa chúng ta 11 tỉ năm ánh sáng, đó là hai thiên hà lớn ở xa đang sát nhập lại với nhau. Dữ liệu của một số đài quan sát từ mặt đất và trong không gian, trong đó kính Hubble và Spitzer của NASA cũng phát hiện được điều này. Bộ đôi này cuối cùng cũng sẽ sát nhập xong và trở thành một thiên hà siêu khổng lồ hình elip.
Những thiên hà này được gọi là HXMM01, tổng số các ngôi sao trong hai thiên hà này là khoảng 100 tỉ ngôi sao. Những thiên hà này sản xuất ra 2000 ngôi sao chỉ trong 1 năm. Credit : credit: ESA/NASA/JPL-Caltech/UC Irvine/STScI/Keck/NRAO/SAO
Mặc dù kính Herschel đã cạn kiệt nguồn Heli của mình để làm mát những bộ phận cần thiết và có thể hoạt động một cách bình thường, nhưng những dữ liệu từ kính Herschel của ESA vẫn còn giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề của vũ trụ.
Vụ sát nhập này diễn ra khi vũ trụ chỉ mới 3 tỉ năm tuổi. Và câu hỏi hóc búa dành cho những nhà khoa học đó là : làm thế nào mà những thiên hà khổng lồ có thể hình thành và tồn tại vào thời gian đó ? Những thiên hà elip khổng lồ với đầy đủ sự có mặt của những ngôi sao đỏ khổng lồ và những ngôi sao vàng cam sẽ thu nạp nhiều thiên hà lùn ở xung quanh nó để tạo nên vẻ đồ sộ của nó, nhưng việc này sẽ mất rất nhiều thời gian – có thể lên đến vài tỉ năm – và điều này là khó có thể xảy ra khi ở thời bình minh của vũ trụ. Vì thế có ý kiến khác về sự hình thành của những thiên hà elip khổng lồ – như là sự sát nhập của những thiên hà lớn đầy khí bụi và những ngôi sao khổng lồ – vụ sát nhập này sẽ điên cuồng hơn những vụ hình thành hay sụp đổ của những ngôi sao.
Hình ảnh bên phải cho bạn thấy cái nhìn cận cảnh về hai thiên hà này, những điểm màu đỏ là dữ liệu hình ảnh của Đài quan sát Vật lý thiên văn Smithsonian (Smithsonian Astrophysical Observatory) ở Mauna Kea, Hawaii cho thấy bụi khí xung quanh những khu vực hình thành sao. Còn những màu xanh lá cây là dữ liệu do Đài quan sát Thiên văn sóng Vô tuyến Quốc gia (National Radio Astronomy Observatory) ở Socorro, New Mexico cung cấp cho thấy khí carbon monoxide trong thiên hà.
Mặc dù bộ đôi thiên hà này sản xuất ra đến hàng ngàn ngôi sao trong một năm, nhưng tốc độ này không lâu bền. Khí bụi trong thiên hà sẽ nhanh chóng cạn kiệt và sẽ hạn chế bớt số ngôi sao được hình thành, rất nhiều ngôi sao sẽ bị già đi và khối lượng sẽ rất nhỏ rồi sau đó sẽ không còn hình thành sao nữa – đây là điều chúng ta chứng kiến được ở những thiên hà elip khác.
Tiến sĩ Hai Fu ở trường đại học California cho biết rằng, ước tính khoảng 200 triệu năm nữa khí bụi sẽ chuyển đổi qua lại với nhau xong và quá trình sát nhập sẽ hoàn tất trong 1 tỉ năm nữa. Sản phẩm cuối cùng sẽ là một màu đỏ lớn và một thiên hà hình elip chết với khoảng 400 tỉ ngôi sao có khối lượng như Mặt Trời.
Phát hiện này được công bố ở tạp chí Nature ngày 22/5 vừa qua.
Atn Astr tham khảo từ EarthSky.org, UniverseToday.com và NASA JPL

Hình dạng thật sự của tinh vân chiếc nhẫn

NASA vừa công bố hình ảnh mới nhất về tinh vân chiếc nhẫn vào sáng hôm qua (23/5), thiên thể này còn được gọi là M57, cách chúng ta 2000 năm ánh sáng trong khu vực chòm sao Lyra (Thiên Cầm). Tinh vân này được nhiều người ưa thích vì họ có thể nhìn nó dễ dàng qua những chiếc kính thiên văn nhỏ – nhưng nó chỉ hiện lên như là một vòng khói trắng, và dưới đây là hình ảnh cụ thể mới nhất của tinh vân này.
Hình ảnh mới nhất của tinh vân chiếc nhẫn, hình ảnh kết hợp dữ liệu hình ảnh của Kính viễn vọng không gian Hubble và Kính viễn vọng lớn trên mặt đất ở Arizona.
Tinh vân chiếc nhẫn (M57) là một vỏ khí bùng nổ từ một ngôi sao sắp chết, nó không phải là một vụ nổ bùng một cách bất ngờ mà chỉ phóng vật chất nhẹ nhàng vào không gian. Hình dạng mới của nó phức tạp hơn so với hình ảnh trước đây.
Khí màu xanh ở giữa tinh vân là một cấu trúc hình cầu được nhìn xuyên qua phần vật chất màu đỏ ở phía trước, kính Hubble cũng phát hiện ra nhiều phần khí bụi bất thường ở phần rìa của chiếc nhẫn này. Hình ảnh này giúp các nhà khoa học nghiên cứu được những sự biến đổi về ánh sáng xung quanh của chiếc nhẫn.
Đây là hình ảnh chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble trước đây, những màu sắc chủ yếu trong hình này đặc trưng cho khí hydro, heli và oxy. Credit : AURA/STScI/NASA
Atn Astr theo EarthSky.org

'Bong bóng máu' khổng lồ ngoài trái đất

Tàn dư của một vụ nổ sao siêu lớn có hình dạng như bong bóng khổng lồ màu đỏ trong vũ trụ.

 

Đám mây khí
Đám mây khí tạo thành một thứ giống như bong bóng màu đỏ trong chòm sao Dorado. Ảnh: NASA.
Kính thiên văn không gian Hubble của Mỹ và châu Âu phát hiện đám mây khí còn sót lại của vụ nổ sao siêu lớn trong chòm sao Dorado, nơi cách địa cầu 150.000 năm ánh sáng. Các nhà khoa học gọi nó là SNR 0519, NASA cho biết.
Đám mây khí mờ ảo tạo nên một hình khối giống như bong bóng mờ ảo khổng lồ. Nó là tàn dư của một vụ nổ sao siêu lớn từ khoảng 600 năm trước. Giới chuyên gia nhận định SNR 0519 là một ngôi sao lùn trắng trước khi nó nổ tung.
SNR 0519 nằm trong Đám mây Magellan lớn - một thiên hà lùn gần dải Ngân Hà và chứa vô số thiên thể tuyệt đẹp. Nó không phải là "bong bóng máu" duy nhất trong Đám mây Magellan lớn. Vài năm trước, kính Hubble phát hiện một thiên thể có hình dạng giống hệt SNR 0519 trong thiên hà này.
Lê Hằng








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét