Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tư liệu về tâm linh 14

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Lời nguyền của "Cậu bé khóc"

Thảm kịch và bất hạnh vẫn tiếp tục bao quanh một bức chân dung kỳ lạ xuất hiện trên khắp nước Anh và trên thế giới trong hơn 20 năm qua.
Cậu bé khóc (Ảnh: Ourstrangeworld).
 Bức tranh do họa sĩ Tây Ban Nha Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và biết đến với cái tên "Cậu bé khóc". Nó trở nên rất phổ biến và được nhiều người mua ở Anh trong những năm 80.
Với người xem tranh, đây là một bức tranh khá bình thường, dù có gì đó phảng phất buồn và u ám. Tuy nhiên những người sở hữu bản copy của nó cho biết khi nhìn vào khuôn mặt của Cậu bé khóc, họ luôn có cảm giác sợ hãi và đau ốm.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985 khi các tờ báo ở Anh đưa tin về hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn. Điều mà những người lính cứu hỏa thấy lạ lùng và không thể giải thích nổi là trong tất cả các vụ cháy, mọi thứ trong nhà đều cháy rụi, chỉ có duy nhất bức tranh Cậu bé khóc vẫn không hề bị sứt mẻ tẹo nào.

Rất nhiều người đã gọi cho các tờ báo để khẳng định rằng hỏa hoạn xảy ra sau khi họ mua Cậu bé khóc về.

Sự thật về nguồn gốc của bức tranh vẫn còn là điều bí ẩn. Một số nguồn tin cho hay người họa sĩ đã ngược đãi cậu bé trong bức tranh - một em bé mồ côi.

Một số người khác lại nói rằng cha mẹ cậu bé chết trong một trận hỏa hoạn. Cậu bé trở thành kẻ mồ côi và giờ muốn gây ra các vụ hỏa hoạn để trả thù những người khác đã khiến cậu trở thành trẻ mồ côi.
Một số nhà tâm linh học lại lý giải rằng linh hồn của cậu bé bị mắc kẹt bên trong bức tranh, chính vì thế mà nó phải phóng hỏa để được tự do. Nhiều người lại nói rằng họa sĩ đã ký “hợp đồng tội lỗi” với Quỷ Xa tăng nhằm giúp bán các bức tranh của ông.
Người ta vẫn đặt câu hỏi về nguồn gốc sâu xa
của bức tranh.Các tờ báo vẫn tiếp tục đưa tin về câu chuyện ma quái này khiến cho dư luận tỏ ra vô cùng sợ hãi. Tháng 10/1985, người ta thông báo tổ chức đốt tất cả các bức tranh Cậu bé khóc. Đến cuối tháng 10, đã có hàng nghìn bức tranh bị tiêu hủy dưới sự giám sát của Cục cứu hỏa.
Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng lại ở đây. Rất nhiều người vẫn sở hữu Cậu bé khóc và đôi khi người ta vẫn thấy xuất hiện tin tức về các vụ cháy.
Các phương tiện truyền thông cố gắng trấn tĩnh người dân và giải thích rằng thỉnh thoảng bức tranh mới thoát khỏi hỏa hoạn. Một người phụ nữ cho biết cô đã cố đốt bức tranh của mình nhưng mọi nỗ lực đều thất bại.
Có một số quan điểm lại cho rằng bức tranh chẳng hề đem điềm gở tẹo nào. Nó đem lại may mắn cho người xứng đáng. Một người đàn ông kể rằng ông bất ngờ thắng bạc sau khi phục chế được bức tranh đang xuống cấp.
Thậm chí kể cả khi bức tranh được xem là vật đem lại may mắn cho một số người. Hầu hết chủ nhân của Cậu bé khóc đều đổ cho bức tranh gây ra ốm đau và rủi ro.
Nhiều bản copy của Cậu bé khóc đã xuất hiện bên ngoài nước Anh và người ta không rõ có bao nhiêu người vẫn đang sở hữu bức tranh và những tai họa mà nó gây ra.

Đàm Loan (Theo Dân Trí)



Cụ bà chết trôi sông suốt 5 giờ bỗng sống dậy

Nếu hỏi bà Nguyễn Thị Dí (69 tuổi, ấp 1, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP HCM) thì chưa chắc ai biết, nhưng hỏi bà Dí chết trôi thì ai cũng tỏ.

Bởi, bà là một trường hợp hi hữu nhất từ trước tới nay “từ cõi chết trở về”. Đây là chuyện chưa từng xảy ra ở xã sông nước Đông Thạnh.

Chúng tôi nhờ anh Tiến (công an viên của xã Đông Thạnh) dẫn đường đến nhà bà, suốt đường đi, anh cho biết hôm xảy ra sự việc, lực lượng công an xã tưởng bà đã chết nên đến bảo vệ tử thi và hiện trường. Nào ngờ đang nằm bất động thì bà huơ chân múa tay và ngồi dậy.

Hiện tượng hy hữu

Chị Vân, con bà Dí tiếp tục kể câu chuyện nhuốm màu tâm linh: “Khoảng 3g ngày 10/7/2010, theo thói quen thì thấy mẹ dậy sớm, tắm rửa cho đàn bò sữa. Hôm xảy ra sự việc tưởng mẹ ngủ quên nên tôi làm thay.

Đến 6g, hàng xóm cho biết có người chết trôi ở sông Rộng Lớn. Cho mãi đến tận 8g hơn, thấy đám con cháu đi ra sông xem, rồi chạy thục mạng về, giọng hớt hải báo tin mẹ chết đã được người dân tìm thấy, hiện vẫn chờ cơ quan pháp y đến khám nghiệm. Chạy vội ra sông, bà Vân thấy đám người hiếu kỳ vây quanh, đưa tay chỉ trỏ”.


Ly kỳ cụ bà chết trôi sông suốt 5 giờ bỗng sống dậy
                                                                          

Bà Dí kể lại giây phút bị thần chết vồ hụt.
Trong nỗi đau tột cùng trước cái chết bất ngờ của mẹ, chị không kìm được nước mắt. Năn nỉ mọi người xuống đưa thi thể mẹ lên bờ, nhưng nhiều người quan ngại. Lúc này, đám con cháu của bà Dí cũng xuất hiện, người khóc lóc sầu bi ai oán, người tỉnh táo hơn thì tính đến phương án lo hậu sự, ma chay, tụng kinh. Ai cũng đinh ninh rằng, bà Dí sẽ không vượt qua được lưỡi hái tử thần.
Nghe tin, người dân ở đôi bờ sông Rộng Lớn, thuộc ngã ba 3 xã: Đông Thạnh, Tăng Hiệp (Hóc Môn) và Hiệp Bình (Củ Chi) mới tập trung túa ra xem tin đồn về xác chết của một cụ bà nổi lềnh phềnh trôi trên mặt nước.

Xác bà xen lẫn trong đám lục bình, thỉnh thoảng có những chiếc ghe chạy ngang qua, do thiếu quan sát, cán ngang qua, dìm thi thể bà Dí xuống dưới nước.

Tính từ thời điểm bị dìm xuống nước từ lúc hơn 3g sáng đến khi được đưa lên bờ để lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi, bà Dí đã ngụp lặn trong nước hơn 5 tiếng đồng hồ.

Thế nhưng, từ đây bắt đầu xảy ra một chuỗi các sự kiện, khiến nhiều người dân mỗi khi nhớ lại đều rùng mình. Bởi, khi thanh niên đưa bà Dí lên khỏi mặt nước, dùng biện pháp hô hấp nhưng không phát hiện bà có triệu chứng sặc nước. Tức là trong suốt thời gian bà bị dìm xuống nước, bà không thở, vẫn không uống một ngụm nước (điều này cả công an xã cũng xác nhận với PV).

Cứ nghĩ bà đã chết, người dân dùng sợi dây mây quấn quanh, đặt lên chiếc chiếu mới. Đột nhiên đôi bàn tay bà bắt đầu cựa quậy, mắt mở to, ngồi bật dậy nhìn xung quanh. Sự đột ngột sống dậy của bà khiến trẻ con, thậm chí cả thanh niên thần hồn át thần vía, bỏ chạy tán loạn vì kinh ngạc.

“Tụi bay đừng có phao tin tầm bậy”

Trong đau thương nhất, sự choàng tỉnh đầy hồ nghi của bà Dí lúc đó làm cả đám con cháu đang theo dõi sự việc, cũng bỏ chạy, họ tin rằng, đó chính là hồn ma sống dậy.

“Mẹ tôi hoàn toàn không nhớ bất cứ điều gì vừa xảy ra, miệng chỉ ú ớ, nhìn xung quanh rồi yêu cầu dìu về nhà nghỉ ngơi. Chúng tôi liền đưa mẹ đi cấp cứu ở Bệnh viện Hóc Môn. Sau đó, mẹ được các bác sĩ cho chuyển đến Bệnh viện 115 vì sợ chấn thương sọ não.

Qua hai ngày điều trị, mẹ đã có thể tự ăn, uống và các bác sĩ chẩn đoán bà hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất cứ biến chứng nào khác lạ. Gia đình vẫn không an tâm, đề nghị bác sĩ cho ở lại theo dõi tiếp, nhưng mẹ cứ nằng nặc đòi về, buộc lòng con cháu phải chấp thuận”, chị Vân kể.

Ngày đó, bà Dí vừa đặt chân về đến nhà, cả ấp 1, xã Đông Thạnh và một số xã lân cận đổ xô đến hỏi thăm. Mà thật ra, lúc ấy đa số đều muốn thỏa mãn tính hiếu kỳ, tò mò nhiều hơn là đến chia sẻ niềm vui cùng gia đình.

Thậm chí, nhiều người dân còn tin rằng, bà Dí sống lại chính là hiện linh của người cõi âm nên có thể biết trước, đoán định được tiền kiếp(?).

Có người còn không chút ngại ngần ghé sát tai bà trình bày: “Nhà con đông anh em, nghèo khổ lắm dì Út ơi. Con nghe nói dì có thể biết được số lô đề về chính xác, thương thì mong dì cho con vài số, nếu trúng cả đời này sẽ đội ơn. Đáp lại, bà Dì ngồi bất định, miệng cười: “Tao có biết số với đề gì đâu mà cho. Tụi bay đừng có phao tin tầm bậy. Nhà tao cũng nghèo rớt đây nè, nếu biết thì đã bảo con cháu ra mua mấy tờ vé số, trúng tiền tỉ, chứ đâu có sắn quần hàng ngày vỗ mông đàn bò cho cực khổ”".

Ngồi trước mái hiên nhà, sau sự kiện xảy ra cách đây hơn 2 năm, cả bà Dí và người con gái lớn Đỗ Thị Ngọc Vân bảo, sau chuyện hy hữu năm đó, mẹ chị chưa một lần bén mảng ra sông, bởi bà sợ nhất là sông nước, đặc biệt bà không hề biết bơi.

Và sau lần thần chết vồ hụt, bà Dí vẫn không có bất cứ một biểu hiện nào khác lạ. Hằng ngày, bà vẫn đủ sức khỏe giúp con cháu chăm sóc đàn bò sữa, làm việc nhà lặt vặt.

Trò chuyện với phóng viên, bà rất minh mẫn, nhanh nhẹn và khẳng định, giây phút “nằm dưới sông” là bà hoàn toàn không nhớ, còn lại sau đó tỉnh dậy thì bà hoàn toàn tỉnh táo, nhớ rõ.

Theo Đời Sống và Pháp Luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét