Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Tư liệu về Vũ Trụ 4

 (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Sao chổi hé lộ bí mật của Mặt trời

Cuộc chạm trán ở khoảng cách gần của một sao chổi với Mặt trời đã giúp các nhà khoa học quan sát được một vùng mặt trời mà chưa có bất kỳ tàu vũ trụ nào của chúng ta tiếp cận được.
  
Do biết trước quỹ đạo của Lovejoy, các nhà khoa học đã huấn luyện 2 vệ tinh song sinh, quan sát Mặt trời của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory và Stereo cũng như tàu vũ trụ Hinode của Nhật ghi lại toàn bộ hình ảnh về sự kiện.
Trong lúc lao về phía Mặt trời với tốc độ 600km/giây, sao chổi Lovejoy trông như một vệt sáng dịch chuyển cực nhanh với một cái đuôi dài rực rỡ theo sau. Các hình ảnh thu được cho thấy, sao chổi ngày càng rực sáng khi xâm nhập vào quầng Mặt trời, nơi có nhiệt độ lên tới hàng triệu độ C. Đuôi của Lovejoy cũng bắt đầu dịch chuyển.
Tiến sĩ Karel Schrijver đến từ Trung tâm Công nghệ phát triển Lockheed Martin ở California, Mỹ giải thích: "Sao chổi Lovejoy đã đi xuyên qua một khu vực trong bầu khí quyển của Mặt trời mà chúng ta không thể quan sát được. Con người không thể tới đó vì các vệ tinh và tàu vũ trụ sẽ tan chảy. Chúng ta cũng không thể quan sát được nó vì có quá nhiều ánh sáng phát ra từ đó ...
Khi đi vào quầng Mặt trời, đuôi của Lovejoy không còn theo sau phần đầu của nó một cách hoàn hảo như chúng ta kỳ vọng ... Phần đuôi sao chổi bị mắc kẹt trong từ trường của Mặt trời và bị bật nảy tới - lui".
Bằng cách nghiên cứu những chuyển động của Lovejoy, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã có thể tìm ra nhiều thông tin hơn về những đặc tính, bao gồm cả lực hút của từ trường Mặt trời. Theo họ, điều này có vai trò vô cùng quan trọng.
Từ trường của Mặt trời làm phát tán các vụ nổ và cơn gió mặt trời xuất hiện trong quầng Mặt trời. Những hoạt động dữ dội này có thể làm bắn các hạt mang điện tích vào vũ trụ, tạo nên "thời tiết không gian", có khả năng gây tổn hại đến các vệ tinh và thiết bị viễn thông của con người.
Sau khi sao chổi Lovejoy tiếp xúc trong cự ly gần với Mặt trời, các nhà khoa học đã ngạc nhiên khi nhìn thấy quả bóng gồm băng đá và bụi này vẫn sống sót, tái xuất hiện ở phía bên kia của Mặt trời. Dẫu vậy, 2 ngày sau, nó bị phân rã.
Tiến sĩ Schrijver cho biết: "Hiện đã con người đã quan sát được khoảng 1.600 sao chổi sượt qua Mặt trời. Tuy nhiên, tất cả chúng đều biến mất, hay nói cách khác là không còn sống sót. Lovejoy là sao chổi đầu tiên chúng tôi quan sát thấy đủ lớn để vượt qua cuộc tiếp xúc gần này, mặc dù không được lâu".
Giới nghiên cứu hy vọng có thêm cơ hội ghi lại cuộc chạm trán sinh tử khác của một sao chổi với Mặt trời vào cuối năm nay, khi sao chổi Ison dự kiến sẽ bay ngang qua Trái đất trước khi lao về phía Mặt trời.
Tuấn Anh(Theo BBC)

Đoán tương lai Trái đất nhờ ngôi sao song sinh Mặt trời

Một nhóm các nhà thiên văn học Brazil cho biết CoRoT Sol 1, ngôi sao “song sinh” nhưng già hơn Mặt trời 2 tỉ năm, có thể cho chúng ta biết tương lai của Trái đất.
 

Mặt trời, trái đất, hành tinh, song sinh, tương lai
Hành tinh CoRoT Sol 1.
Nếu như Mặt trời tiến hóa theo hướng của ngôi sao CoRoT Sol, tất cả nước trên Trái đất sẽ sôi lên và bốc hơi hết. “Trong 3 tỉ năm nữa, bức xạ Mặt trời sẽ tăng lên và khiến bề mặt Trái đất nóng tới mức nước lỏng không thể tồn tại”, giáo sư Jose Dias do Nascimento, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Rio Grande do Norte cho hay.
CoRoT Sol 1 được coi là “anh em song sinh” với Mặt trời bởi nó có trọng lượng và thành phần hóa học gần giống hệt Mặt Trời. Ngôi sao này có tuổi thọ là 6,7 tỉ năm, “già” hơn Mặt trời 2 tỉ năm và mức độ bức xạ mạnh hơn.
Các nhà thiên văn học đã dùng một máy quang phổ thuộc kính viễn vọng ở Hawaii để đo tuổi của ngôi sao. Nó có chu kỳ quay quanh mình là 29 ngày, ngắn hơn so với Mặt trời một ngày.
                                                                                                                       Theo Kiến thức/UPI

 Giả thuyết mới về Hệ Mặt trời
Kết quả nghiên cứu mới đang thách thức giả thuyết hiện tại về sự hình thành của hệ mặt trời, vốn cho rằng một vụ nổ sao băng đã kích hoạt mọi thứ.
Các chuyên gia của Đại học Chicago (Mỹ) dẫn kết quả nghiên cứu về thiên thạch cho thấy đồng vị bức xạ sắt 60, dấu hiệu về một vụ nổ sao băng, có hàm lượng thấp chứ không dồi dào như các nghiên cứu trước.
Một số nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết khá hấp dẫn: Chính sóng xung kích từ một vụ nổ siêu tân tinh gần đó đã kích hoạt quá trình hình thành của mặt trời, bằng cách tạo ra các khu vực đám mây bụi để hình thành phôi sao.
Một vụ nổ siêu tân tinh ở tinh vân con cua đã lọt vào tầm ngắm của kính Hubble. Ảnh: NASA.

“Nếu bạn có hàm lượng sắt 60 cao trong hệ mặt trời, nó chính là chứng cứ cho sự hiện diện của một vụ nổ siêu tân tinh”, trang Space.com dẫn lời giáo sư chuyên ngành vật lý học thiên thể Nicolas Dauphas. Tuy nhiên, giáo sư Dauphas và nhà đồng nghiên cứu Haolan Tang cho hay kết quả phân tích đã thu được số liệu hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây, và họ cho rằng có thể các chuyên gia đã không tách được hoàn toàn hợp chất trong các mẫu thiên thạch, dẫn đến kết quả không chính xác.
Cả hai chuyên gia cho rằng hàm lượng thấp đồng vị sắt 60 có thể là do sự tích tụ lâu dài loại chất này từ vô số tàn tích của các ngôi sao trong quá khứ, chứ không phải do một vụ nổ siêu tân tinh nào đó ở vùng kế cận.
                                                                                                                                      Theo TNO

Nghiên cứu gây sốc về nguồn gốc sự sống trên Trái đất

Nghiên cứu mới cho thấy sự sống trên hành tinh xanh đã được hình thành trước cả khi nguyên tố thiết yếu nhất cho quá trình này là ôxy xuất hiện.
Tác giả nghiên cứu là Giáo sư Loren Williams và Nghiên cứu sinh Chiaolong Hsiao, tại khoa Hóa Sinh của Viện công nghệ Georgia (thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Mỹ). Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Chemistry ngày 19/5/2013.
Nghiên cứu cho thấy, những nhân tố cơ bản của sự sống, quá trình hình thành sự sống có thể đã phát triển từ rất sớm trên Trái đất và độc lập với quá trình sản xuất DNA từ RNA như ta thường thấy ngày nay.
sự sống, trái đất, bắt nguồn, oxy, có mặt
Sự sống có trước khi ôxy xuất hiện?
RNA hay ARN là axít ribonucleic - một trong hai loại axít nucleic, cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử. Trong khi đó, DNA là phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ.
Nghiên cứu này chứng minh rằng: 3 tỉ năm trước, RNA có thể đã dùng sắt để làm chất xúc tác vận chuyển điện tử đơn lẻ để sản xuất DNA trong môi trường không có oxy tự do. Quan điểm này được đề xuất nhưng chưa bao giờ được chứng minh bằng thực nghiệm cho đến khi nghiên cứu mới này hoàn thành.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng RNA có thể xúc tác vận chuyển điện tử đơn lẻ trong môi trường sắt mà không có oxy. Quá trình này diễn ra với 10 loại RNA khác nhau.
Vận chuyển điện tử là vô cùng cần thiết cho quá trình sống cơ bản như xây dựng DNA bằng RNA, quang hợp và hô hấp.
Ba tỷ năm trước, Trái đất chưa tồn tại oxy tự do (O2). Khi oxy bắt đầu được hình thành bởi quá trình quang hợp của thực vật khiến tất cả sắt trên Trái đất đã bị oxy hóa. Quặng sắt bị oxy hóa không thể sử dụng làm chất vận chuyển điện tử của RNA.
                                                                                                                        Theo Kienthuc.net






















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét