Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

PAGANINI

(ĐC sưu tầm trên mạng)

Nhà ảo thuật với cây đàn huyền thoại 
CAND.com - 9:46, 29/12/2010
Chân dung danh cầm Paganini.

...Đại thi hào Đức Goethe, khi được chứng kiến một chương trình biểu diễn của Paganini đã phải thốt lên: "Tôi thậm chí đã không có đủ căn cứ để gọi đó là một áng mây hay những tia nắng mặt trời. Bởi vì, tôi đã cảm nhận được một điều gì đó vụt qua, kỳ diệu như sao băng và không có đủ thời gian để hiểu được nó".
Mặc dù sáng tác nhiều, song nhắc tới Nicolo Paganini là người ta nhắc tới trước nhất một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại trong lịch sử. Có người xếp Paganini ở vị trí số 1, dù rằng hậu thế không ai có thể kiểm chứng được điều này khi mà ở thời Paganini "làm mưa làm gió", nhân loại chưa phát minh ra máy ghi âm để ghi lại các tác phẩm ông trình diễn. Chỉ có điều, một con người nổi tiếng khó tính và sành nghệ thuật như đại thi hào Đức Goethe, khi được chứng kiến một chương trình biểu diễn của Paganini đã phải thốt lên: "Tôi thậm chí đã không có đủ căn cứ để gọi đó là một áng mây hay những tia nắng mặt trời. Bởi vì, tôi đã cảm nhận được một điều gì đó vụt qua, kỳ diệu như sao băng và không có đủ thời gian để hiểu được nó".
Nicolo Paganini chào đời vào một ngày mưa bão (27/10/1782) tại Genova, một thị trấn nhỏ nằm ven bờ Địa Trung Hải. Ngay từ khi mới lọt lòng, cậu bé đã mang hình hài kỳ dị: Chân tay dài khẳng khiu, mái tóc đen quăn tít, khiến có người liên tưởng tới một chú... khỉ con. Sống tại Genova một thời gian, gia đình Paganini phải chuyển về sống ở miền Bắc Italia, nơi đang bị quân Pháp chiếm đóng.
Ngay từ khi mới 5 tuổi, Paganini đã được bố kèm học mandolin. Tới năm cậu lên 7, bố cậu quyết định cho cậu học violin. Ông Antonio (bố của Paganini) đặt rất nhiều kỳ vọng vào con trai nên đã buộc cậu tập đàn suốt ngày, nhiều lúc còn bắt nhịn ăn nếu chưa làm xong bài tập. Phải nói, sự khắc nghiệt của người bố tuy gây nhiều ức chế cho Paganini trong suốt những năm tháng tuổi thơ, song dẫu sao nó cũng khiến tài năng thiên bẩm của cậu nhanh chóng phát lộ.
Paganini bắt đầu sáng tác nhạc khi mới lên 8 tuổi. 12 tuổi, cậu đã tự tin trình diễn trước đông đảo công chúng. Cho tới năm 13 tuổi, trong một lần cậu được đưa tới Parme để theo học thầy Alessandro Rolla, ông này đã thoái thác không dạy Paganini bởi lý do: Cậu đã biết hết mọi thứ ông có thể dạy cho cậu.
Mặc dù nhỏ tuổi song Paganini đã sớm kiếm được tiền bằng nghề nhạc công. Ông Antonio là người máu me cờ bạc. Ông không tiếc công tiếc sức đưa con trai đi biểu diễn ở khắp nơi. Tất cả tiền bạc thu về, ông nướng hết vào bài bạc. Quá tủi cực vì bị người bố bóc lột sức lao động một cách tàn tệ, đã có lúc Paganini tính chuyện bỏ nhà. Nhưng rồi cậu lại tặc lưỡi buông xuôi. Và rồi, không biết tự bao giờ, những thói hư tật xấu của ông bố đã lây nhiễm sang cậu con. Tới năm 16 tuổi, Paganini đã thực sự sa đà vào việc rượu chè, cờ bạc. 


Những tưởng tương lai sẽ dần khép lại với Paganini. Rất may, đã có một thiếu phụ đứng ra cứu giúp Paganini, đưa chàng trai về sống ở điền trang của mình. Paganini bắt đầu gột rửa những thói hư tật xấu tiêm nhiễm bấy nay. Cậu tiếp tục học violin, đồng thời tranh thủ học thêm guitar.
Paganini trở lại với công chúng vào năm 1805, khi ông 23 tuổi. Bấy giờ, vùng Lucca nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Napoleon. Paganini trở thành thầy dạy nhạc cho em gái Napoleon - Công nương Elisa Baciocchi - những ngày ông không đi lưu diễn.
Nổi tiếng với vai trò của một nghệ sĩ violin, bằng tài năng trác tuyệt của mình, Paganini nhanh chóng chinh phục được đông đảo khán giả. Các nhà phê bình âm nhạc không ngớt lời ca ngợi tài năng biểu diễn "thần sầu quỷ khóc" của ông. Năm 1813, Paganini có buổi biểu diễn đầu tiên ở Milan, và đến năm 1828, ông quay sang chinh phục công chúng Vienna, mở đầu cho chuỗi lưu diễn sôi động ở nước ngoài. Điều đặc biệt là trong các chuyến lưu diễn này, với tư cách nghệ sĩ độc tấu, Paganini không hề cần tới sự hỗ trợ của các nhạc công khác. Và đây là điều rất hiếm xảy ra với các nhạc công từ trước tới nay.
Người ta ghi lại rằng, trong các chương trình biểu diễn của Paganini, khán phòng bao giờ cũng chật ních. Nhiều khán giả đã phải ngồi giữ ghế trước khi buổi biểu diễn bắt đầu tới cả... tiếng đồng hồ.
Trong 3 năm từ 1828 tới 1831, Paganini đã biểu diễn tại 40 thành phố của nước Đức, ngoài ra ông còn có những chuyến biểu diễn ở Séc và Ba Lan.
Từ 1831 đến 1834, Paganini liên tục có các chuyến công diễn tại London và Paris. Đến lúc này thì ông đã trở thành một nghệ sĩ quá ư giàu có. Tất cả các văn nghệ sĩ danh tiếng nhất ở châu Âu, như Rossini, Donizetti, Liszt, Heine, Muset, Delacroix, George Sand, nếu có điều kiện đều không bỏ lỡ cơ hội để được nghe tiếng đàn từ đôi bàn tay tuyệt diệu của "nhà phù thủy" Paganini.
Dĩ nhiên, lịch trình biểu diễn dày đặc cũng đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của nhà nghệ sĩ tài ba. Năm 1834, Paganini trở về định cư ở Parme. Ông trở thành chỉ huy dàn nhạc của nữ Công tước Marie Louise. Năm 1838, Paganini dồn tiền đầu tư cho một sòng bạc ở Paris. Việc thất bại và đây cũng là thời điểm sức khỏe của Paganini giảm sút nghiêm trọng. Ông bị viêm thanh quản. Paganini chuyển đến sống ở thành phố cảng Marseilles và ngày 27/5/1840, ông trút hơi thở cuối cùng tại Nice (miền Nam nước Pháp).
Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhận định rằng, âm nhạc dành cho violin đã thay đổi nhiều từ khi có Paganini.
Quả thực, nhạc cụ mà Paganini ưa thích nhất là cây violin Il Cannnone được chế tác từ năm 1742 do nó có thể tạo ra những âm hưởng mạnh mẽ. Đây là một cây đàn có cấu trúc đặc biệt: Các dây đàn gần như nằm trên một mặt phẳng, khác với các loại violin khác đặt các dây theo hình vòng cung để người biểu diễn tránh chạm phải các dây không mong muốn khi chơi. Cách đặt dây của cây đàn này cho phép Paganini cùng đánh 3 hoặc 4 dây một lúc. Hiện cây đàn huyền thoại gắn với tên tuổi bậc danh cầm Paganini đang được trưng bày trong tòa thị chính Genova.
Paganini có khả năng chơi 3 quãng 8 trên 4 dây trong khoảng một gang tay, điều đến nay vẫn được xem là "không thể" đối với bất kỳ một nghệ sĩ nào. Thậm chí, người ta còn có giai thoại rằng, trong một buổi biểu diễn độc tấu, 3 trong 4 dây đàn trên cây violin của Paganini bỗng lần lượt bị đứt. Khởi dầu là dây Mi, rồi đến dây La và sau rốt là dây Rê. Quyết không bỏ cuộc, Paganini đã chơi ngẫu hứng trên duy nhất một dây đàn còn lại: Dây Son.
Nghệ thuật biểu diễn violin của Paganini đã làm lu mờ tài sáng tác của ông. Tuy nhiên, nhiều bậc thức giả cũng nhận xét rằng, nhạc do Paganini soạn rất khó biểu diễn. Dường như nó chỉ để dành cho một người trình diễn: Đó chính là Paganini.
Theo nhà nghiên cứu Philip Sandblom, bởi Paganini bị hội chứng dẻo khớp xương, khiến cổ tay ông lỏng lẻo, thành thử nó đã vô tình giúp người nghệ sĩ có thể xoay đủ mọi hướng nhảy múa trên khắp cần đàn. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, để đạt được khả năng như vậy là cả một quá trình dày công khổ luyện.

 

Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Paganini luôn được bao phủ bởi rất nhiều những chuyện hoang đường và bí hiểm. Tất cả bắt nguồn từ khả năng dị thường và phong cách biểu diễn lập dị của ông. Người yêu ông hiển nhiên rất nhiều, song người ganh ghét, tính chuyện đơm đặt cũng không ít. Có kẻ đố kị đã gán cho ông đủ các biệt danh gớm ghiếc, nào là "quỷ satan", "kẻ bán linh hồn cho quỷ", "con quỷ đội lốt người"... Bản thân Paganini thoạt tiên còn tỏ ra thích thú với những lời đồn đại đó. Thậm chí ông còn tận dụng chúng để lôi cuốn những khán giả tò mò, thích cảm giác mạnh. Đến với các buổi hòa nhạc, ông thường sử dụng các gam màu đen: Đi trên cỗ xe ngựa màu đen, do những con ngựa đen kéo, và áo choàng ông mặc cũng màu đen. Trên sân khấu, ông "khủng bố" khán giả yếu bóng vía bằng mái tóc dài đen xõa xượi, khuôn mặt xanh tái, hàm răng bị gãy một chiếc và phong thái biểu diễn chập chờn ma quái. Trong lúc chơi đàn, nhiều khi tròng mắt ông trợn ngược phía sau, toàn thân đung đưa như một xác chết đánh đu.
Suốt 58 năm trên cõi đời, Paganini chưa một lần chính thức lập gia đình. Song trong một chuyến lưu diễn cùng nữ danh ca Antonia Bianchi, ông đã nảy sinh tình cảm với nàng và vào ngày 23/7/1825, Bianchi đã sinh hạ cho nhà danh cầm một cậu con trai (sau này là hầu tước Arsilino Paganini).
Những ngày cuối đời, sống trong cảnh ốm o tật bệnh, Paganini nhiều lúc cũng muốn lên tiếng cải chính những điều thiên hạ từng đồn thổi về mình, cũng như những điều huyễn tưởng do chính bản thân ông góp phần gây dựng nên. Tuy nhiên, mọi sự đã muộn. Trước khi giã biệt cõi đời, Paganini còn từ chối việc làm lễ rửa tội ở nhà thờ. Điều này vô tình càng làm cho Giáo hội vốn sẵn ác cảm càng thêm có cái nhìn cay nghiệt đối với ông. Thi hài Paganini vì thế đã không thể được an táng một cách bình thường mà phải cất giữ trong một tầng hầm nhiều năm. Mãi sau này, nhờ nỗ lực của người con hiếu thảo của ông, thi hài nhà danh cầm mới được đưa về mai táng tại quê hương.
LÊ TUẤN HUY




Niccolò Paganini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Niccolò Paganini
NiccoloPaganini.jpeg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Niccolò Paganini
Sinh 27 tháng 10, 1782
Flag of Genoa.svg Genova, Cộng hòa Genova
Mất 27 tháng 5, 1840 (57 tuổi)
Nice, Pháp
Nghề nghiệp Nhà soạn nhạc, nhạc sĩ violin
Thể loại Lãng mạn
Năm fl. ca. 1793-1840

Niccolò (hay Nicolò) Paganini (27 tháng 10 năm 178227 tháng 5 năm 1840) là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitarnhà soạn nhạc người Ý. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử, dù rằng không thể xác thực điều này do không có được những băng ghi âm các tác phẩm ông trình diễn. Mặc dù thế kỉ 19 ở châu Âu có một số nghệ sĩ violon xuất chúng, nhưng Paganini là nghệ sĩ bậc thầy ở thế kỉ này. Có những lời đồn đại đương thời rằng ông đã "bán linh hồn cho quỷ dữ" để có được khả năng thần kì này.

Cuộc đời

Niccolò Paganini sinh tại Genova, Ý ngày 27 tháng 10 năm 1782, con trai của Antonio và Teresa Paganini. Paganini học chơi mandolin với cha khi mới 5 tuổi, chuyển sang học violin lúc lên 7, và bắt đầu sáng tác vào năm 8 tuổi. Ông có buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng năm 11 tuổi. Ngay từ thời thơ ấu Paganini đã học nhạc với nhiều thầy giáo, trong đó có Giovanni ServettoAlessandro Rolla. Cậu thiếu niên Paganini đã không khỏi choáng ngợp trước những thành công và đến năm 16 tuổi sa vào cờ bạc và rượu chè. Một thiếu phụ vô danh đã cứu sự nghiệp của Paganini khi đưa ông về điền trang của mình. Ở đó ông từ bỏ khỏi các tật xấu, tiếp tục học violin trong 3 năm. Trong thời gian này ông đồng thời học cả guitar.
Sau 3 năm này ông tiếp tục đi du lịch và biểu diền violin, sau dó quay trở lại Genova năm 1804, bắt đầu sáng tác một số tác phẩm. Thời gian này ông để ý tài năng của một cô bé học trò 7 tuổi của mình Catarina Calcagno, cô bé sau này trở thành nhạc công violin dàn nhạc giao hưởng rất nổi tiếng.[1]
Ông tái xuất hiện trước công chúng vào năm 23 tuổi: năm 1805, vùng Lucca bị Napoleon kiểm soát, ông trở thành nhạc trưởng cho em gái của Napoleon, Elisa Baciocchi, Công nương Lucca mỗi khi ông không đi diễn. Ông trở nên nổi tiếng với vai trò nghệ sĩ violin, xuất hiện lần đầu trước công chúng Milano năm 1813, Viên năm 1828, LondonParis năm 1831. Paganini là một trong những nhạc công đầu tiên, nếu không nói là người đầu tiên đi lưu diễn với vai trò nghệ sĩ độc tấu không có những nghệ sĩ khác đi kèm. Ông có khả năng thu hút đông đảo khán giả và trở thành một siêu sao giàu có.
Nhạc cụ ưa thích của ông là cây violin Il Cannone được làm năm 1742 bởi Giuseppe Antonio Guarnieri del Gesù, được ông đặt tên là The Cannon do với nó ông có thể tạo ra những âm hưởng mạnh mẽ. Các dây đàn gần như nằm trên một mặt phẳng, khác với phần lớn các loại violin khác đặt các dây theo hình vòng cung để tránh chạm phải các dây không mong muốn khi chơi đàn. Cách đặt dây của cây Il Cannone cho phép Paganini cùng lúc đánh 3 hoặc 4 dây cùng lúc. Cây Il Cannone bây giờ được trưng bày trong tòa thị chính thành phố Genova, mỗi tháng người trông giữ nó lấy ra chơi một lần, và cho các cầm thủ nổi tiếng thuê theo định kì.

Niccolò Paganini
Năm 1833 tại Paris, ông đặt Hector Berlioz viết một bản viola concerto. Berlioz viết Harold in Italy nhưng Paganini chẳng bao giờ chơi bản nhạc.
Sức khỏe ông suy giảm dần do ngộ độc thủy ngân có trong thuốc chữa bệnh giang mai thời đó. Bệnh tật làm ông mất khả năng chơi violin, ông ngừng diễn năm 1834.
Ngày 27 tháng 5 năm 1840 ông mất tại Nice nước Pháp

Paganini và sự phát triển của kĩ thuật violin

Cầm thủ violin người Israel Ivry Gitlis nói: "Paganini là hiện tượng kì lạ chứ không là sự phát triển...đã có những vĩ cầm thủ (trước Paganini) và rồi là Paganini." Dù rằng các kĩ thuật Paganini sử dụng đã có trước đó nhưng phần lớn các tay violin đương thời vẫn chú tâm vào âm điệu và kĩ thuật kéo (gọi là "kĩ thuật tay phải" cho cầm thủ bộ dây) là hai vấn đề cơ bản cho vĩ cầm thủ cho đến ngày nay. Cụ thể: Arcangelo Corelli (1653-1713) được xem như là người cha của kĩ thuật violin, ông đã biến vai trò cây violin từ nhạc cụ chỉ ở trong dàn nhạc trở thành nhạc cụ đơn tấu. Khoảng trong thời gian đó khả năng biểu đạt phức điệu của cây violin được khẳng định bằng các tác phẩm như Sonatas and partitas dành cho violin đơn tấu BWV 1001-1006 của Johann Sebastian Bach (1685-1750). Còn các tay violin nổi danh khác như Antonio Vivaldi (1678-1741) and Giuseppe Tartini (1692-1770). Mặc dù vậy tiến bộ của kĩ thuật violin vẫn chậm trong giai đoạn này. Kĩ thuật đòi hỏi sự nhanh nhẹn của ngón tay cũng như của cây vĩ vẫn không được thừa nhận và khuyến khích bởi những hội nghệ sĩ violin. Pietro Locatelli (1693-1746) sáng tác 24 bản caprice mà tại thời điểm viết ra rất khó để chơi, được xem như là cuộc khám khá thấu đáo đầu tiên các kĩ năng của cây violin. August Durand đã sáng tác những tác phẩm sử dụng bước đầu các hòa âm và cách móc dây bằng tay trái, cùng được xem như đã tìm ra những kĩ thuật trên.
Như vậy có thể nghi ngờ rằng Paganini đã phát hiện ra những kĩ thuật tiên phong nhưng không nghi ngờ rằng ông là người đầu tiên phổ biến rộng rãi chúng ra trước công chúng và đưa vào những tác phẩm phổ thông.
Paganini có khả năng chơi 3 quãng tám trên 4 dây trong khoảng 1 gang tay, cho đến nay vẫn còn xem như là bất khả. Các ngón tay dẻo và dài khác thường của ông được cho là hậu quả của hội chứng Marfan hay hội chứng Ehlers-Danlos. Các kĩ thuật ngón được xem là của ông gồm: chơi 2 nốt trên 2 dây cùng lúc (double stops), chơi quãng đôi, kĩ thuật móc tay trái mà ngày nay được các cầm thủ violin tập luyện thường xuyên

Ảnh hưởng của Paganini đối với âm nhạc và sáng tác

Âm nhạc dành cho violin đã thay đổi nhiều từ khi có Paganini. Ngay từ thời trẻ, Paganini đã có khả năng dùng violin bắt chước những âm thanh khác như tiếng sáo, tiếng chim..., bởi tính gợi tưởng tượng phong phú sinh động, những tác phẩm của Paganini không được xem là phức điệu thực sự. Eugène Ysaÿe từng phê phán rằng nhạc đệm cho nhạc của Paganini "quá giống guitar", thiếu các yếu tố của phức điệu. Ngoài ra ông còn đưa âm sắc của nhạc cụ violin lên mức trước đây chưa từng có.
Phần dành cho giàn nhạc trong các tác phẩm của Paganini rất khiêm tốn, chủ yếu măng tính chất hỗ trợ. Các nhà phê bình cho rằng các tác phẩm concerto của Paganini dài dòng và công thức. Phần nhạc dành cho violin trong các bản concerto được ông giữ bí mật. Ông không bao giờ biểu diễn hết các đoạn violin trong khi tập thử. Sau khi ông mất chỉ có 2 trong số đó được xuất bản. Người thừa kế của Paganini đã rất dè dặt, cẩn trọng khi phát hành các bản concerto. Cho đến nay đã xuất bản tổng cộng 6 bản trong đó 2 bản cuối mất phần dành cho dàn nhạc. Các tác phẩm riêng tư dành cho guitar và các nhạc cụ dây, đặc biệt là violin, chưa bao giờ trở thành các tiết mục trình tấu chuẩn.
Paganini đã phát triển thể loại biến tấu giao hưởng cho violin trên nét chính là sử dụng chủ đề đơn giản ngây thơ cộng với các biến tấu lời trữ tình.
Paganini ảnh hưởng đến nhiều nhà soạn nhạc xuất chúng khác. Bản "La Campanella" và bản caprice số 24 được nhiều nhà soạn nhạc dựa viết các khúc biến tấu, trong số đó có Franz Liszt, Johannes Brahms, Sergei Rachmaninoff, Boris Blacher, Andrew Lloyd Webber, George RochbergWitold Lutosławski và nhiều người khác nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét