Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN VỀ RƯỢU 1 - (những điều nên biết)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hiện ngôi mộ của người nấu rượu Ai Cập cổ đại ở Luxor

(Theo http://vietnamese.ruvr.ru)





статуэтка пивовара египет

© Photo: thepyramids.org
Ngôi mộ cổ của một người nấu rượu có niên đại hơn 3200 năm đã được phát hiện ở thành phố Luxor, Thượng Ai Cập, tạp chí National Geographic thông báo. Theo Bộ trưởng Bộ Di tích Ai Cập Mohamed Ibrahim, đây là khám phá của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản trong khi họ đang dọn quang khu nghiên cứu chính của mình.
Như tuyên bố của các chuyên gia, người được chôn trong ngôi mộ mang hình chữ T là ông Khonso Im Heb, người phụ trách việc sản xuất đồ uống cho các nghi thức cúng tế vinh danh nữ thần Mut. Trên các bức tường của ngôi mộ cổ phát hiện nhiều bức tranh còn được bảo quản rất tốt cho đến nay, mô tả những chi tiết của cuộc sống người nấu rượu thời đấy.
Bộ trưởng Ibrahim tuyên bố phát hiện của các nhà khảo cổ Nhật Bản là một trong những khám phá quan trọng và có giá trị nhất trong lịch sử thành phố Luxor. Ngôi mộ sẽ được bảo vệ đặc biệt cẩn thận trong quá trình khai quật sắp tới. Theo BBC News, sau khi các nhà khảo cổ hoàn thành tất cả công việc, ngôi mộ sẽ được mở cửa để tiếp đón du khách tới tham quan.

Rượu có từ khi nào? 
 (Theo http://halico.com.vn)
Thứ hai, 31 Tháng 5 2010 09:24
   Ruou China Mỗi khi xuân về, người ta thường làm thơ viết đối với những lời chúc tốt đẹp và nồng nàn nhất để dành cho nhau trước những ngày đầu năm mới. Trong không khí ấy chắc chắn không thể thiếu chén rượu nồng. Cái khung cảnh trong lúc phụ nữ bận rộn lo chuyện ăn mặc, cơm gạo thì các đấng nam nhi chỉ luôn quan tâm đến rượu để cùng bạn bè vui vầy không mấy xa lạ với nhiều quốc gia.
    Ngày xưa rượu tượng trưng cho quyền lực, do đó chỉ có vua chúa mới tha hồ thưởng thức các loại mỹ tửu.

   Tuy nhiên sử xưa cũng ghi rằng, người quân tử dùng rượu trong việc lễ, vô tửu bất thành lễ, cho nên rượu trước hết là một phạm trù văn hoá trong sinh hoạt của mọi dân tộc, trong thói quen ẩm thực của nhiều nước, cho nên ngay cả các bà vợ khó tính, ghét nhậu… cũng ráng để sẵn một vò đầy ắp rượu ngon, mồi quý cho chồng và bạn vui xuân.
   Rượu đã tạo ra xung quanh nó bao câu chuyện bi hài, cả đau khổ lẫn hạnh phúc. Song có một thực tế không ai có thể phủ nhận rằng, đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay một nền văn hoá rượu đầy mầu sắc.

   Tới nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc chắn thời điểm xuất hiện đầu tiên của rượu. Căn cứ vào sử liệu Trung Hoa, thì ngay thời huyền sử Tam Hoàng, Ngũ Đế đã xuất hiện rượu, trong đó có nói tới chuyện Đỗ Khương tình cờ đem nếp ngâm làm mạ để gieo trồng nhưng sơ ý khiến nếp hỏng song do tiếc của nên không bỏ đi mà lại lấy số nếp hư ấy đem nấu và phát hiện được một thứ nước mầu hồng sậm, nồng mà ngon ngọt, về sau gọi là rượu.Ruou Mao Dai
   Tuy nhiên đó cũng là huyền thoại, còn về thực chất thì theo Chiến quốc sách ghi rõ, Nghi Địch mới là người đầu tiên sản xuất rượu, đồng thời với các vận dụng bằng sành như chum vại ly chén, dùng để đựng và uống rượu.
   Tại lưu vực sông Nin thuộc Ai Cập, qua các công trình khảo cổ cho thấy cách đây hơn 6000 năm, người xưa đã biết cách làm bia rượu. Tại Cố Cung Bắc Kinh, có một viện bảo tàng, tập hợp hầu hết những tác phẩm văn hoá nghệ thuật trân quý của nhiều triều đại, trong đó có các thứ ly cốc chén dùng để uống rượu, làm bằng vàng, bạc, đồng, ngọc, thuỷ tinh, sừng tê giác, phần lớn là các bậc đế vương, quan quyền, thượng lưu trí thức, có cái thực dụng, có cái làm chỉ để ngắm chơi.
Tuy rằng người ta không thể biết chính xác rượu có từ bao giờ, nhưng chắc chắn đã lâu lắm rồi. Trong thân thoại cổ Hy Lạp, thần rượu là một trong 12 vị thượng đẳng phúc thần (những vị thần tối cao, đem lại cho con người nhiều lợi ích), đây chính là vị thần rượu nho Dionysus, ngài được loài người chúng ta mô tả là to béo, với khuôn mặt nhân hậu, lúc nào cũng đùa tếu. Trên những phiến đá từ thời đế chế Babylon cổ có ghi lại cách làm rượu bia có cách đây gần 4000 năm. Ở Ai Cập, người ta cũng tìm thấy những dấu tích của rượu từ 5000 năm trước công nguyên. Trong những ngôi một cổ, người ta cũng tìm thấy các dấu tích
của 6 loại rượu vang và bốn loại bia được dùng để cúng cho linh hồn người chết ở cõi vĩnh hằng.
tequila
Rượu và các thức uống khác có chứa cồn sẽ không hình thành nếu không nhờ có những nấm đơn bào nhỏ, mà ta vẫn gọi là men. Các sinh vật này thích sống trong thực phẩm có nhiều đường. Khi các men này phát triển (quá trình lên men) sẽ tạo thành rượu và khí CO2 . Chất khí đó được giữ lại trong thức uống đã lên men hoàn chỉnh khiến chúng sủi bọt tăm.
Trên thế giới có muôn vàn loại rượu với hương vị khác nhau, tuỳ vào nguyên liệu lên men để làm ra nó. Có thể kể ra như:



-      Rượu Rum được làm từ mía hay mật mía.
-      Gin được làm từ ngũ cốc và được ướp hương từ hạt của một thực vật nào đó.
-      Tequila được làm từ một loài cây có lá to, cho sợi, mọc ở Mexico.
-      Rượu Whisky Scotland được làm từ lúa mạch.
-      Rượu Bourbon được làm chủ yếu từ ngô.
-      Rượu Vodka được làm từ khoai tây hoặc hạt ngũ cốc như lúa mạch đen và lúa mì.
-      Brandy được làm từ trái cây hay nướ trái cây.
-      Vang được làm từ nho lên men…
RuouCan


Nói chung hầu hết mọi thứ chứa đường đều có thể được dùng để làm rượu, người Ả Rập đã từng làm rượu từ nhựa cây cọ. Còn người châu Á làm rượu từ gạo và một số loại ngũ cốc khác như kê, ngô,… rượu cần của Việt Nam cũng được làm từ các loại lá rừng độc đáo.


Sưu tầm.
JOS


Tản mạn về văn hoá rượu

(Theo.thuvienkhoahoc.com)

Wine is more than a drink.It's a culture

Nói đến rượu người ta dễ nghĩ tới khía cạnh xấu: nghiện rượu hoặc nát rượu! Thật ra không cứ gì rượu, đồ uống nói riêng và thực phẩm nói chung, kể cả thuốc bổ,nếu dùng thái quá đều có hại. Hãy quên đi một Chí phèo nát rượu để nhớ về bức tranh ông tiên râu tóc bạc phơ, má đỏ như quả đào, một tay chống gậy, một tay cầm bầu rượu thì rượu là biểu tượng của Phúc,Lộc,Thọ,Khang,Ninh.
Vhr1.jpg
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến lúc động vật hiếm dần , con người chuyển sang ăn thực vật. Mà một trong những loài thực vật đầu tiên con người cổ xưa tìm ăn là qủa nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng châu thổ Sông Nin. Rồi quả nho cũng trở nên thưa vắng. Với bản tính tư hữu, con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày đem ăn họ cảm thấy khoẻ hơn, thông minh hơn, yêu đời hơn…Và họ liền đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu.
Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chai vui, đám tang uống rượu để chia buồn.
Thật là khó cấm uống rượu, nếu như không nói là không thể cấm được. Trong lich sử cai trị nước Mĩ có vị tổng thống đã ban lệnh cấm uống rượu để rồi gây ra một trùm gangster buôn lậu rượu và giàu nhất nước Mĩ.
Gorbatschow.jpg
Tổng thống Liên Xô cũ Gorbatschow cũng đã cấm uống rượu! Và cũng để chế giễu điều đó, ở Tây đức cũ người ta đã sản xuẩt loại rượu Vodka-thứ rượu mà người Nga yêu thích, mang tên Gorbatschow với cái chai đựng rượu tạo dáng như một chiêc tháp ở điện Kremli-được xếp vào hạng best-seller ở Công hoà liên bang Đức.
Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên : Bán dạ tam bôi tửu-Lương y bất đáo gia( nửa đêm uống 3 ly rượu- Thầy thuốc không phải tới nhà).
Các vua chúa Trung Hoa xưa khi dạo chơi trong vườn Thượng uyển cũng đã ngâm những lời thơ bất tử: Tửu-Nguyệt-Phong-Hoa vị phẩm đề, nghĩa là Rượu-Trăng-Gió-Hoa là những thứ không bút nào tả xiết!
Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần , nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc vì mua phải một thứ đồ đùng đắt giá , song không tiếc, thâm chí còn vui thích khi mua được một chai rượu đẹp, đát tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế.
Rượu vốn đã là một nhu cầu thiết yếu từ thửa ban sơ của cộng đồng xã hội. Nguồn gốc của phát minh to lớn tìm ra rượu dường như hoà lẫn trong cái ánh sáng mờ ảo,bí ẩn của huyền sử thời lập quốc hay còn xa hơn thế của dân tộc ta ngay từ thủa Hồng Bàng “Hồi quốc sơ, dân ko đủ đồ dùng, phải lấy cỏ cây đan áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy nước cốt gạo làm rượu…”
Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, tình trạng lạm dụng rượu có khi đã gây ra những hậu quả tiêu cực nhưng ít có khi nào lên tới quy mô một vấn đề xã hội. Nói cho đúng ra thì từ thức uống, đồ ăn cho đến vật dùng mà con người cần đến thì đều có cái lợi và có cái hại, tùy theo cách dùng, lượng dùng và lúc dùng mà thôi. Rượu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, rượu với người vốn có một lịch sử gắn bó lâu đời. Trong cuộc sinh tồn gian nan, đói mặt hàng ngày với thiên nhiên hùng mạnh, bí ẩn và khôn lường, rượu đã là chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kích thích chí khôn ngoan, đẩy xa nỗi do dự và giúp kết nối những nhóm, những tập thể trước những công việc nặng nề, khó khăn. Khi mệt mỏi, rượu lại giúp người ta thư giãn, đem lại trạng thái lâng lâng, một khoái cảm mơ màng không gì có thể sáng được. Vừa làm thư giãn, vừa gây kích thích, rượu giúp người ta quên , lại cũng giúp người ta nhớ và còn hơn cả tôn giáo, rượu mang lại cho người ta một cảm thức về một tình trạng siêu thoát hay một viễn tưởng giải thoát khỏi sự hạn hẹp của kiếp nhân sinh. Như thế, rượu dường như là một thứ vật chất bị tinh thần hoá hay là một hiện thân của tinh thần mà con người tìm ra, sáng tạo ra để làm bạn song hành với mình.
Người Việt Nam ta có câu: Còn trời còn nước còn non-Còn cô bán rượu anh còn say sưa…Bây giờ không chỉ có cô bán rượu mà còn có rất nhiều… anh bán rượu. Ở một vùng núi xa xôi nào đó, một cô gái đẹp trong sắc tộc miền quê sặc sỡ bưng một chén rượu cần ra, dăm bảy anh vít cần xuống, rồi các cô múa một điệu xoè. Ở nơi đô thành, tại một khách sạn, có một thanh niên hầu bàn đội mũ chóp trắng cao, tay phải cầm ngang thân chai rượu nhưng có hơi lùi về phía đáy chai, không quên khoe cái nhãn ra phiá ngoài để khách biết. Trước hết, phải rót vào ly của ông chủ mấy giọt, ông chủ đưa lên mũi lắc lắc, hít hít rồi kề vào đầu lưỡi, cho ý kiến kết luận chai rượu đó thật hay giả, có ưng không. Thật hạnh phúc cho kẻ hầu bàn được ông chủ gật đầu, nếu ko phải thay chai khác. Đã là hầu bàn thì phải phân biệt ai là vị khách thứ nhất của bữa tiệc và đặc biệt phải biết vị khách đó có phu nhân hay có bạn gái đi kèm khồn, nếu có thì phải rót cho người đó trước, vì phong tục văn hoá lịch sự thì phảI tôn trọng phụ nữ. Sau đó lần lượt rót cho mọi người với một động tác quen thuộc , trăm lần như cả trăm, mỗi lần rót xong để nghiêng miệng chai, xoay miệng chai ngược chiều kim đồng hồ 120 độ để cho không một giọt rượu nào rớt xuống mặt bàn.
Và những người khách bắt đầu cụng chén. Có nhiều cách giải thích nhưng có 2 cách được cho là có lý nhất. Một là, khi cụng chén, rượu tràn sang chén của nhau, nếu chén kia có thuốc độc thì số phận rủI ro phảI dành cho cả khách lẫn chủ. Lý do thứ hai được nhiều ngườI tán đồng hơn đó là, con người ta có 5 giác quan, cái tay-xúc giác đã được cầm, cái mũi-khứu giác đã được ngửi, cái lưỡi-vị giác đã được nếm, cái mắt-thị giác đã đựoc nhìn, phải choang một cái rõ thật to cho cái tai-thị giác được nghe tiếng rượu.
Qui trình lên men và chưng cất rượu thì quá đơn giản. Cùng với quá trình lên men chuyển đường thành rượu có kèm theo trên 20 tạp chất khác nhau, nếu chưng cất chỉ một lần thì các tạp chất này bốc hơi và ngưng tụ cùng với rượu, mặc dù chưa đủ liều lượng gây tử vong nhưng nó làm cho ngừoi ta say. Muốn khử phải sử dụng hệ thống tháp cất, chưng cất đi chưng cất lại hàng trăm lần mới có được loại rượu mà độc tố đã được Y tế thế giới cho phép. Nhiều người so sánh rưọu cất một lần uống ngay với rượu qua tinh luyện giống như một bên là nước sông (Tô Lịch) siêu bẩn, một bên là nước ngọt siêu sạch. Chẳng phải bỗng dưng nhà nước lại bỏ ra vài chục tỷ đồng trang bị cho Nhà máy Rượu Hà Nội hệ thống tháp cất khửu độc tố để mọi người dân được uống rượu sạch.
Người ta cho lên men rượu từ gỉ đường hoặc các sản phẩm cảu cây mía, chưng cất và tàng trữ trong các thùng gỗ sồi, có khi tới hàng chục năm, khiên những chất độc trong rượu được chuyển đổi thành chất ko độc. Rượu làm theo cách này có tên gọi mà cả thế giới đều quen, đó là rượu Rum. Khác với Rum, Whisky được sản xuất từ đại mạch hoặc malt(1 sản phẩm của đại mạch nảy mầm). Sau lên men, chưng cất rồi tàng trữ và cũng tàng trữ trong các thùng gỗ sồi để các chất độc chuyển hoá. Còn rượu cognac, người ta trồng nho, cho lên men, chưng cất, tàng trữ trong thùng gỗ sồi với những thanh gỗ Limousin được đẽo gọt cẩn thận bằng búa để khô tự nhiên trong 3 năm. Nếu tàng trữ khoảng 4,5 năm thì cognac đó được xếp vào hạng VS-very superior, 4,5-6 năm =VSOP-very superior old pale; và trên nữa thì đc mang tên XO, Extra,HorsAge,Napoleon.
Trên đời này, sau mảng đề tài muôn thuở về tình yêu thì mảng đề tài được đề cập nhiều nhất là Rượu. “ Nam vô tửu như kì vô phong”. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ thêm câu: Ẩm tửu dung hoà đích quân tử-Người quân tử uống rượu phải trầm tĩnh. Uống chỉ đến mức phấn chấn, suy nghĩ những điều có lợi cho hạnh phúc gia đình và cho đất nước, đó mới thực sự là người sành rượu.


Rượu và nguồn gốc lễ nghi

Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận (agréat logique) của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu. Những quả hái lượm về ăn không hết, để chất đống bị lên men. Các loại ngũ cốc gặp ẩm cũng lên men.Khi lên men chúng toả ra một mùi thơm dễ chịu. Ăn vào thấy vị ngọt mà say sưa. Và, từ đó người ta làm ra rượu. Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thảnh ra chữ Thổ, nghĩa là Giấm.
Người ta đã biết rượu từ rất sớm. Rượu để uống, dùng trong y học, dùng cho thuốc nổ, dùng thay nhiên liệu và có rất nhiều công dụng khác nữa.
Rượu Bồ Đào Nha( nho ) từ Tây vực đưa vào Trung Quốc từ đời Đường. Do đó một thi nhân đời Đường là Vương Hàn đã có bài thơ bất hủ: Lương châu tử.
Thời xưa còn lấy rượu từ nhựa cây báng (quang lang). Cây thốt nốt cho rượu thốt nốt. Người ta cắt ngang cây chuối rừng, hứng lấy nước từ thân cây, cho vào một chút men rượu thực vật, thế là đã có rượu.
Sau khi các thổ dân vùng Amazon và ở Mêhico tiếp xúc với rượu, họ đã phát biểu về rượu và được các nhà thám hiểm ghi lại rõ ràng như sau: “ Chúng tôi uống có cảm giác như mê say, có ảo giác tưởng như gặp được thần tiên hoặc các vị tổ tiên”. Họ cũng công nhận là khí ấy không làm chủ được mình, không biết mình đang làm gì. Ở một số nước người ta tưới rượu vào người chết và xung quanh uan tài. Những người làm các công việc như: đao phủ, rửa xương người chết khi cải táng, thợ làm các công việc mạo hiểm…thường uống rượu say trước khi hành sự.
Cũng có người cho rằng , con người trong thời đại đồ đá đã biết làm rượu. Khoảng 8000 năm trước công nguyên, thần rượu ở Hy Lạp gọi là Dionysos, ở La Mã gọi là Bacchus. Thần là con của siêu thần Zeus với Sémélé. Đó là vị thần có râu ria xồm xoàm, “sát” gái, được tượng trưng với dáng mình dê, đầu người có 2 cái sừng. Bacchus là thần của rượu, cửa sự say mê, của nghề trồng trọt, của sân khấu. Rồi đến các nước Châu Âu khác, nhất là các nước có nhiều cánh đồng nho, đều coi Bacchus là thần rượu của họ .
Các nhà điêu khắc, các hoạ sỹ khắp mọi nơi đều đua nhau nặn tượng và vẽ chân dung Bacchus. Trong đó có Léonard de Vinci.
Thư viện Quốc gia Việt Nam do ngườI Pháp xây dựng năm 1919 có một vườn hoa kiểu Pháp. Ngay ở đó, có dựng trang trí 4 chiếc cốc rượu lớn kiểu Hy Lạp (cốc bạc). Xung quanh những chiếc cốc đó trang trí những chùm nho chín mọng được cách điệu hoá. Hai bên cốc, có hai phù điêu thần Bacchus. Nhữnng ngày lễ, tết, một số khách được mời đến dự tiệc dưới chân 4 chiếc cốc đó. Họ uống rượu vui với nhau và tưởng niệm Thần rượu mà lấy làm tự hào là họ được coi như những đệ tử của Thần.
Vhr3.JPG
Xưa, ở Hy Lạp và La Mã , mở đầu cho tháng gặt hái mùa nho và chuẩn bị ủ rượu, đâu đâu cũng mở hội lễ tế Thần Bacchus. Những chúa đất và những ông chủ của hầm rượu nho tổ chức những đêm dạ hội tưng bừng náo nhiệt. Những thùng rượu nho được bê lên không ngừng. Trong những tiệc rượu long trọng này, nhiều cô gái , những người đàn bà đứng tuổi đến uống rượu và nhảy múa thâu đêm suốt sáng. Họ nhảy với nhau rồi lại uống. Uống xong lại nhảy. Họ bảo với nhau rằng các cô gái rất thích hiến thân cho Thần Bacchus, trong những lúc say sưa, nam và nữ được dịp tìm hiểu nhau, yêu nhau và mươnj chén say hoặc thật say để dính vào nhau, hiến thân cho nhau. Họ tưới rượu vào nhau đến ướt sũng cả quần áo và thân thể rồi họ lại uống , đớp lấy những giọt rượu vang trên áo , quần của nhau như thể những con cá đớp mồi. Sau đó, họ lại nhảy những bước chuếch choáng gọi là điệu nhảy ma quỷ (dance des diables) . Phong tục này lan tràn khắp Châu Âu.
Từ Bacchus lại đẻ ra từ Bacchaut có nghĩa là bợm rượu . Hoặc Bacchaute là những người đàn bà uống rượu nhiều. tức là tín đồ của sự đắm đuối, điên loạn vì tình.Những người đàn bà này thường được miêu tả trên sân khấu bi kịch Hy Lạp, La Mã và các vùng lân cận. Họ cho uống rượu là sự việc đáng tôn thờ, gây nên cơn mê bị quyến rũ và họ đắm say bào những cơm mêm điên rồ, say sưa tình ái. Trên đời, đối với họ chỉ có 2 thứ là rượu và tình yêu.
Những người được gọi là Bacchaut và Bacchaute thì lấy làm vinh dự vì được làm tiểu đồ của Thần Bacchus cũng như Phương Đông người ta tự coi mình là tiểu đồ của Lưu Linh. Họ gọi rượu là nước mạnh, tượng trưng cho sức mạnh của cuộc sống. Rượu là nước của cuộc sống, là ngọn lửa trí tuệ và thơ ca. Rượu là giống đực khi nó mới được chưng cất ( le vin ). Khi được uống vào, nó trở thành giống cái muôn đời quyến rũ ( la séduction) - nó sẽ trở thành thăng hoa hoặc cái chết ( la sublimation ou la mort).
Vhr2.jpg
Mùa hái nho ở Tiệp Khắc và Hungari đã đến. Những nam thanh nữ tú có mặt trên những khoảng đồi từ rất sớm. Các cô gái xếp thành từng hàng, ăn mặc toàn đồ trắng, trên đầu tết những chùm nho, dự lễ tế thần, cầu chúc cho được mùa nho và mùa rượu. Họ cũng uống rượu, nhảy múa với nhau, thăm hỏi nhau về tình hình mùa màng và tình hình cất rượu. Đây cũng là dịp để bọn trẻ bước vào tình trường. Sau tiệc rượu và sau khi đã nhảy múa, họ hình thành từng cặp, từng cặp dắt nhau vào những thung lũng phía sau rồi biến đi đâu không biết. Đó đây vang lên những câu hát về rượu nho và về tình yêu. Những cuộc vui như thế này kéo dài hàng tuần lễ và được gọi là tháng của rượu nho. Sau những tháng của Thần rượu nhiều trẻ em được sinh ra , được gọi là những đứa con của tháng rượu nho ( les garcons au mois du vin).
Một số nhà quý tộc hoặc những chàng trai ăn chơi lại còn dìm các cô gái xuống bồn tắm đầy rượu vang rồi thì uống cho cạn thứ rượu đặc biệt đó để thấy rõ sự hiện hình cụ thể đến chân tơ kẽ tóc của cô gái… Thứ rượu đó được gọi là rượu trường sinh ( vin de longévité ).



Thức uống có cồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về các loại thức uống có chứa cồn (êtanol). Trong Wikipedia tiếng Việt còn có bài viết về rượu nhìn theo phương diện hóa học.
Thức uống có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được.
Thường các loại thức uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cồn có bên trong:
  • Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%
  • Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%
  • Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%
  • Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%
  • Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%
Chi tiết hơn, rượu mạnh được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo năm:
  • Rượu nho
  • Rượu ngũ cốc
  • Rượu hoa quả

Lịch sử

Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cậpngười Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.
Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước.
Trong khoảng từ thế kỷ 89 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.

Việt Nam

Từ xa xưa, người Việt đã biết nấu rượu.
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: "Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất."[1]

Cồn trong cơ thể con người

Hấp thụ và phân hủy trong cơ thể

Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay điôxít cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH3-CHO), êtanal tiếp tục bị ôxi hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO2. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh.
Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn.

Biểu hiện của cơ thể do nồng độ cồn trong máu

Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC)
  1. Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12%
    • tự tin hơn, liều lĩnh hơn
    • khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
    • mặt có thể đỏ ửng
    • giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét
    • gặp khó khăn trong trong các cử động khéo léo như viết, ký tên...
  2. Kích động - BAC: 0,09-0,25%
    • khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
    • phản ứng chậm
    • dễ mất thăng bằng
    • giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nếm kém...
  3. Lúng túng - BAC: 0,18-0,30%
    • có thể không biết mình là ai, đang làm gì
    • hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
    • có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến...
    • cảm thấy buồn ngủ
    • lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
    • động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vât được ném tới một cách rất khó khăn
    • khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường
  4. Sững sờ - BAC: 0,25-0,4%
    • hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung
    • lúc tỉnh, lúc mê
    • có khi ói mửa
  5. Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50%
    • Không còn ý thức
    • Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng
    • Hơi thở chậm và yếu
    • Nhịp tim chậm dần
    • Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường)
  6. Tử vong - BAC: > 0,50%

Tác động tâm lý trực tiếp

Cồn làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẩn đến lạnh cóng cho đến chết.
Cồn kết hợp cùng với các thuốc uống và các loại chất gây nghiện khác cũng gây hại mạnh hơn và nhanh hơn là chỉ uống rượu đơn thuần.

Tác động đến bộ não và các tác hại khác

Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàntinh trùng. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel (Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.
Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau:
  • Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trọng thức uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Thông thường, người ta vẫn gọi đây là trạng thái "ngà ngà say".
  • Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say".
  • Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu.

Các tác dụng tốt có thể có cho sức khỏe

Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ một số nghiên cứu có thể nói là dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1-2 ly một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20-40g ở phái nam hoặc đến 10-20 g ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ.
Ở trên mức độ này các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại. Nguyên nhân của các tác động này không phải chính từ cồn mà là từ những chất hòa tan theo có trong rượu vangbia vì cồn là một dung môi tốt (theo lý thuyết dung môi). Vì thế mà rượu mạnh như rượu đế và đa số các rượu mùi không có các tác dụng tương tự.

Nồng độ cồn trong cơ thể

Nồng độ của cồn trong máu được tính bằng miligam cồn có trong một gam máu (mg/g). Nồng độ của cồn trong hơi thở được tính bằng milligam cồn có trong một lít hơi thở. Tính chuyển đổi từ nồng độ cồn trong hơi thở sang nồng độ trong máu không chính xác hoàn toàn vì tỉ số thay đổi theo thời gian.

Các hạn định pháp luật

Trong thương mại và tiêu dùng

Ở một số nước, đặc biệt là các nước theo đạo Hồi, rượu bị cấm rất nghiêm ngặt như ma túy. Một số loại thức uống có cồn như absinth cũng đã bị cấm ở nhiều nước châu Âu vì tiềm năng nguy hiểm cao. Ở Mỹ vẫn còn có một số nơi cấm rượu hoàn toàn thí dụ như Weston của Massachusetts, Mỹ.
ĐứcThụy Sĩ người ta chỉ được phép bán các thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Đối với những thức uống có cồn mạnh thậm chí phải trên 18 tuổi.
Áo việc bảo vệ thanh thiếu niên thuộc về quyền hạn của các tiểu bang. Ở Viên, NiederösterreichBurgenland chỉ được phép uống rượu khi trên 16 tuổi. Ở những tiểu bang khác chỉ được phép uống các loại thức uống có lượng cồn 14% khi trên 16 tuổi, các loại có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi đủ 18 tuổi. Ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Mỹ, có nhiều qui định áp dụng độ tuổi ít nhất phải là 21 tuổi.

Trong giao thông

Vì rượu ảnh hưởng đến khả năng lái xe nên nhiều nước chỉ cho phép có một lượng cồn tối đa trong máu hay trong hơi thở:
  • 0,1‰ cho những người lái xe tải và xe buýt
  • 0,5 ‰ cho những ngườI lái xe hơi và xe máy hai bánh
  • Đức: 0,5 ‰ trong máu hoặc 0,25 mg/l trong hơi thở. Trong trường hợp lái xe khác thường hoặc xảy ra tai nạn thì ngay từ nồng độ 0,3 ‰ đã có thể bị tội.
  • Thụy Sĩ: 0,5 ‰.
  • Việt Nam: 50 mg/100ml máu hoặc 25 mg/lít khí thở.
Các nước khác như Hungary, Croatia, Bulgaria không cho phép có cồn trong người khi lái xe (0,0 ‰).

Chú thích

  1. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển 1, Kỷ nhà Thục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét