Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN VỀ RƯỢU 5/a - (cocktail)

(ĐC suu tầm trên NET)


Cocktail (hay cốc tai) !



Cocktail (hay cốc tai) là một loại thức uống được pha trộn, chứa rượu. Một ly cocktail thường bao gồm một hay nhiều rượu và hương như là các loại rượu mùi, trái cây, mật ong, sữa hay kem, và các loại phụ gia khác... Cocktail đã trở thành một loại thức uống phổ biến.

Đây là 1 website về http://Cocktail.com.vn mà tôi tình cờ tìm ra.

Thông tin khá ít ỏi so với cái tên gọi của nó .cheers

1. Cocktail là gì?

Cocktail là một thứ đồ uống gồm rượu pha với rượu, nước hoa quả hoặc nước có gas. Xuất phát của chữ cocktail là từ một quán bar ở Mexico (cock + tail = cocktail ).

Cocktail là pha trộn hai thành phần nguyên liệu hoặc nhiều hơn với nhau. Nguyên liệu gồm có: Rượu, nước trái cây, sữa, trứng, mật ong ... Cũng có loại cocktail được cho thêm gia vị như nước xốt (sauce), ớt, tiêu ...



2. Nguồn gốc của từ " Cocktail"

Một điều kỳ lạ là nguồn gốc của từ "cocktail" nổi tiếng và bí ẩn có nghĩa là một thức uống pha chế không thể biết được một cách chính xác.Từ "cocktail" được định nghĩa đầu tiên như là một hổn hợp của rượu mạnh,đường, nước,chất đắng.Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc Cocktail mà một số giả thuyết phổ biến như sau:

*Ở ANH.

Vào thế kỷ thứ 18 ở Anh có rượu "cocktail" dùng cho gà đá.Thỉnh thoảng những con thắng được nướng vào trong hỗn hợpmà có nhiều thành phần bằng với số lông đuôi của nó những thức uống như thế sẽ dễ dàng mang cái tên "cocktail".

*Ở PHÁP.

Ảnh hưởng của Pháp trong việc sản xuất rượu vang vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.Một đề xuất của từ "cocktail" là nó xuất hiện từ tên của tách uống rượu vang pha coquetel của vùng Bordeaux(một vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới).

*Ở MỸ.

Suốt trong cuộc chiến tranh của nước Mỹ dành độc lập,một người chủ quán rượu mang tên Betty Flannagan ,quán của cô thường được các sỹ quan Washington lui tới cùng với những người Pháp đã chuẩn bị một loại thức uống cùng với một cái ly được trang trí với lông con gà mà cô ấy đã nấu thành món ăn. Những người ấy gọi cô ta với cái tên "Vive le cocktail"

Cocktail đầu tiên có được sự ưa chuộng ở Mỹ.Chúng đầu tiên là một hổn hợp các chất kích thích được pha trộn dành cho những chuyến dã ngoại hoặc thể thao nư thể họ đang ở trong bar.Suốt thời gian cấm rượu vào những năm1920 ở Mỵ đã thay đổi thói quen uống rượu của mọi người.Nếu thức uống có cồn này không có sẵn người ta cố gắng trộn vào những chất có thể chấp nhận được từ bất cứ cái gì,vì vậy người ta gọi là thức uống hỗn hợp.


Theo dân gian nước ngoài.

Người ta kể nhiều giai thoại khác nhau về sự ra đời của cái tên cocktail_ đuôi gà trống. nhưng trong số đó, có lẽ dễ được chấp nhận và phổ biến hơn cả là câu chuyện sau:

Tại cảng Boston, Hoa kỳ có ông chủ quán sở hữu hai thứ mà ông yêu quý : một cô con gái xinh đẹp và một con gà trống. Ko được bố đồng ý cho lấy một chàng trai nghèo khổ, cô gái bèn giấu con gà trống yêu quý của bố đi. Ông bố đành treo giải ai tìm thấy con gà thì sẽ gả con gái cho.

Tất nhiên anh người yêu cô gái là người mang con gà đến lĩnh thưởng. trong tiệc vui đám cưới, cô con gái mừng quá, đổ lẫn lộn các loại rượu vào nhau rồi nhổ đuôi gà cắm vào ly mời mọi người. Khách khứa reo ầm lên: Viva cocktail và thế là COCKTAIL ra đời.
(Tổng hợp nhiều nguồn, có chỉnh lý bổ sung)
http://my.opera.com/ruoumini

                                    

 Giai thoại về rượu cocktail

Thức uống hấp dẫn này tuy không còn xa lạ với chúng ta nhưng nguồn gốc của nó thì không phải ai cũng biết. Hiện nay, mỗi nơi đều có nhiều cách pha chế để phù hợp với khẩu vị và tập quán riêng. Chính điều này đã làm rượu cocktail chiếm được một vị trí nhất định trong các dịp lễ, Tết, hội hè…

Rượu cocktail qua các thời kỳ
Nước Mỹ là nơi lưu hành rượu cocktail đầu tiên trên thế giới. Thời gian đầu, nó được chế biến theo phương thức pha trộn đơn giản để phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao và dã ngoại giống như các loại đồ uống khác. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX mới xuất hiện một quán bar với lối trang trí đẹp mắt hơn để bán rượu cocktail. Vào những năm 1920, do sự ra đời của đạo luật cấm uống rượu tại Mỹ đã làm phong trào rượu cocktail ngày càng nở rộ. Người ta buộc phải thay đổi thói quen lâu nay bằng cách pha trộn bất kỳ loại thức uống nào có được rồi thêm nước, đường… miễn sao cảm thấy hợp khẩu vị, và thế là họ đã phát minh ra loại thức uống hấp dẫn này.

Những giai thoại thú vị về rượu Cocktail

Người ta cho rằng, lúc ban đầu, lối pha chế rượu cocktail là một hỗn hợp giữa nước chanh và bột rắn cạp nong; thức uống khai vị thơm ngon này đã được vị Hoàng đế Commodus, thế kỷ thứ II trước Công nguyên, hết lòng ca ngợi. Trong cuốn sách đầu tiên viết về rượu cocktail của công ty “Những nhà sản xuất rượu Luân Đôn” được xuất bản từ thế kỷ thứ XVII, người ta có ghi rõ nhiều cách pha chế thức uống bằng rượu mạnh đơn giản, và loại thức uống được pha chế này còn có tác dụng trị bệnh cũng như bồi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, tại xứ Wales nước Anh, có thời gian người ta phổ biến kiểu nuôi ngựa công cộng và thường có thói quen xén ngắn một phần lông đuôi ngựa để có thể phân biệt với những con ngựa giống tốt hơn. Những con ngựa bị xén đuôi được gọi là “cocktailed” và người ta nghĩ rằng, đó có thể là nguồn gốc của cocktail?

Tại Mỹ, theo thông tin của một số tạp chí được xuất bản vào năm 1806, thuật ngữ ban đầu của “Cocktail” gồm có đường, nước đá, rượu tinh và cả rượu đắng. Trong thời gian cấm uống rượu, một người chủ quán có lòng yêu nước đã nuôi một con gà chọi và đặt tên cho nó là Washington. Rồi ngày nọ, con gà của ông đột nhiên bị mất tích và ông tuyên bố, nếu chàng trai nào kiếm được con gà thì ông sẽ gả cô con gái yêu quý Bessie. Thế rồi chàng trai kiếm được con gà trao trả cho chủ nhân lại chính là người mà ông đã từng từ chối gả con gái trước đây. Cuối cùng, ông phải giữ lời hứa làm lễ kết hôn cho hai người. Trong buổi tiệc, cô dâu vì quá đỗi vui mừng nên đã rót nhầm các thứ rượu vào với nhau để mời khách, và không ngờ mọi người lại rất thích thú trước loại thức uống mới mẻ, họ liền gọi đây là “đuôi của con gà - Cocktail. Cũng tại Mỹ, vào thời chiến tranh giành độc lập, có một khác sạn bình dân của nữ chủ nhân tên Besty Flanagan thường được tướng Lafayette cùng các viên chức nhiệt tình chiếu cố. Một lần, Besty bắt trộm con gà nhà hàng xóm để làm món ăn đãi khách, và cô đã trang trí theo cách cắm vào mỗi ly rượu một chiếc lông gà; điều này đã làm các thực khách người Pháp thích thú hô vang trời: “Viva Cocktail!”.

Nói chung, “Cocktail” là tên gọi chung của các loại thức uống hỗn hợp hay còn gọi là “thức uống ngắn” mà hầu như nước nào cũng muốn chiếm độc quyền nguồn gốc của nó cả. Không chỉ vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XIX, người ta mới biết thưởng thức rượu cocktail mà trong suốt giai đoạn dài nó đã phát triển và thật sự trở thành thức uống “cổ điển”. Đã từng có những cuộc thi quốc tế về pha chế rượu cocktail, bên cạnh việc phổ biến các loại rượu mới nhưng cho đến bây giờ, do nhu cầu về khẩu vị của thực khách đã thay đổi ngày càng nhanh, rượu cocktail luôn đòi hỏi sự chế biến mang tính chuyên nghiệp cao hơn.

 

10 Huyền thoại về Cocktail

Loài người sẽ không bao giờ thống nhất được với nhau rằng câu chuyện nào là nguồn gốc đầu tiên của cái tên cocktail (đuôi gà) và đây là tất cả 10 truyền thuyết về sự ra đời của Cocktail.

1. Betsy là một cô gái phục vụ tại một quán rượu ở New York thời cách mạng Mỹ. Món đồ uống nổi danh của cô, tên là Betsy’s Bracers, đã chinh phục cả lính Mỹ ăn trộm con gà trống của người Anh và kéo nhau vào quán của Betsy để mở tiệc. Trong đám tiệc, người ta lôi lông con gà tội nghiệp ra, cắm vào ly Bracers rồi gào lên bằng tiếng Pháp: Vive le cocktail (cocktail muôn năm). Từ đó, cocktail có một cái tên.

2. Cũng ở New York, trong một quán bar khác, có cô con gái ông chủ tên là Peggy. Một ngày chàng thủy thủ người yêu cô trở về, mang theo chú gà trống tên Lightning, và ngỏ lời cầu hôn cô. Trong kỳ trăng mật, Peggy đã pha một loại đồ uống đặc biệt, rồi cài một chiếc lông đuôi của chú gà vào ly và nói với chồng: “Lightning đã đặt tên cho thứ đồ uống này. Xin mời dùng nó, chồng yêu, để mừng chàng đã thuyết phục được cha em, và đây cũng là bằng chứng cho tương lai hạnh phúc của chúng mình”. Từ đó về sau, quán rượu nhà Peggy dùng luôn hình ảnh chiếc lông đuôi gà trống làm logo của quán để biểu trưng cho sự may mắn.

3. Có một loại đồ uống mang tên “cock’s ale” (bia gà trống) được phục vụ trong các trận đấu gà ở Mỹ. Nó được làm từ... thịt gà luộc sơ, nho khô, bột nhục đậu khấu và đường nâu. Tất cả để lên men trong khoảng chín ngày. Thứ đồ uống có vẻ khó nuốt này cũng từng được coi là ông tổ của cocktail.

4. Dưới thời Mỹ còn là thuộc địa, người ta hay gọi vòi thùng rượu là cock (con gà trống). Khi thùng cạn tới đáy, người ta gọi nó là cocktail (đuôi gà). Có lần, khi được phục vụ món đồ uống chán ngắt ở đáy thùng này, một bợm nhậu ở bang Virginia đã thốt lên: “Từ nay về sau, tôi sẽ chỉ uống loại cocktail do chính tay tôi pha”. Thế là thế giới đồ uống có thêm một cái tên mới.

5. Đầu thế kỷ 19, trong cố gắng tìm kiếm hòa bình ở miền Nam nước Mỹ, một viên tướng Mỹ đến gặp vua Mexico để cùng nhau uống ly rượu hòa giải. Một cô gái vào dâng một chiếc cốc nạm ngọc, trong đựng thứ rượu lạ do chính tay cô pha chế. Không ai muốn uống ly rượu đó trước. Trước sự đa nghi của hai bên, cô gái trẻ đã cạn ly rượu để chứng minh thiện chí của mình. Khi biết rằng cô gái đó là Coctel, con gái yêu của vua Mexico, viên tướng Mỹ tuyên bố “Coctel cần được vinh danh trên đất nước tôi và khắp thế giới. Tên cô ấy sẽ không bao giờ được quên”. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, Coctel được đọc trại ra thành cocktail!

6. Khi Antonie Amedee Peychaud, cha đẻ của loại bia đắng nổi tiếng Peychaud, từ Pháp sang New Orleans - Mỹ, lập nghiệp, ông mở một hiệu thuốc trên phố Royal. Bạn bè ông thường đến đây tụ tập và nếm thử những loại đồ uống do Peychaud pha chế. Họ uống những thứ đó bằng chiếc chén nhỏ hình trứng mà tên tiếng Pháp là Conquetier. Cách phát âm sai lệch của Cockquetier đã trở thành tên gọi cocktail.

7. Vài câu chuyện khác lại cho rằng cái tên cocktail bắt nguồn từ xứ sở sương mù, liên quan đến chuyện về những con ngựa đua tốt, nhưng không thuần chủng. Ở Anh, những con ngựa này sẽ bị cắt bớt lông đuôi để dễ phân biệt, gọi là “đuôi gà trống”. Bác sĩ Johnson thường pha cho anh bạn Boswell của mình một ly gồm rượu vang và một chút gin. Ông gọi đó là cocktail với nghĩa “không thuần khiết” nhưng “rất tốt”. Và rồi chẳng riêng gì bạn bác sĩ mà nhiều người đều thừa nhận cocktail rất tốt.

8. Trong các cuộc đua thuyền ở Mississippi, mọi người thường vừa xem đám đàn ông tỷ thí với nhau vừa uống rượu bằng một loại ly trông giống phần ức (ngực) của con gà, trong có cắm một que khuấy hình lông đuôi của chúng. Ai thắng cuộc sẽ được gài chiếc lông gà đỏ lên mũ và được gọi là Cock of the Walk (Tạm dịch là “Kẻ dẫn đầu”). Tên cocktail ra đời từ đó.

9. Bác sĩ Claudius ở thành Rome thường pha một loại đồ uống gồm vang, nước chanh và thảo mộc khô. Ông ta gọi nó là Cockwine. Khi được uống thứ này, hoàng đế Lucius Aurelius (180-192) – một người nổi tiếng sành ăn uống – coi nó là một thứ khai vị trang nhã. Cũng nhờ Cockwine mà có cocktail!

10. Tại một quán bar ở gần bến cảng của Mỹ, chủ quán có một chiếc bình lớn hình con gà trống chuyên để chứa rượu khách uống thừa. Những khách nghèo có thể uống rượu “sái” từ đuôi con gà này với giá rất rẻ. Một ngày nọ, chất lượng rượu trong bình đột nhiên ngon lên rõ rệt sau khi một đoàn thủy thủ Anh đi khỏi. Số là đám thủy thủ đã vô tình để thừa nhiều rum, gin và brandy. Cocktail từ đấy được tôn vinh

                                

Tản mạn Cocktail

Đầu thế kỷ 19, người ta ngơ ngác khi một từ lạ hoắc lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ báo giấy ở Mỹ: “cocktail”. Lúc ấy người ta coi nó như một thứ đồ uống bình thường, đại khái như trà hay cà phê. Hơn 200 năm sau, công cụ tìm kiếm Google trả về hơn 50 triệu kết quả khi bạn gõ từ khóa “cocktail”.

Khó có thể tưởng tượng nổi một quán bar ngày nay lại không có một danh sách vài chục loại cocktail. Thứ đồ uống này giờ đã trở thành một thứ văn hóa, thậm chí thưởng thức và pha chế cocktail là một nghệ thuật tinh tế của loài người.

Từ nước Mỹ, cocktail vượt đại dương chinh phục cả châu Âu, rồi toàn thế giới. Những quán bar đông đúc ở
Anh, tiệc rượu trang trọng ở Pháp, những bãi biển vắng lặng như thiên đường ở Hawaii... đều có hình bóng của những ly cocktail đầy màu sắc.

Nếu như những hình ảnh đại diện cho văn hóa Mỹ như Coca-Cola, McDonald’s... thường gặp khó khăn khi tìm cách len lỏi vào những cộng đồng không ưa lối sống Mỹ thì cocktail lại được đón chào như một người bạn cũ. Thực là một hiện tượng lạ trong lịch sử du nhập văn hóa của loài người.

Không chỉ được chào đón, ở mỗi nơi cocktail xuất hiện, nó đều được những bartender ở vùng đất mới say mê sáng tạo thêm cho nó vô vàn hình hài khác nhau

Ở Anh, những công thức cocktail với Gin đã được ra đời. Ở Ireland là những sự pha trộn với Irish Whisky. Nước Pháp không bỏ lỡ cơ hội lôi champagne, cognac ra thi thố.

Đến Nhật Bản thì lại có những cocktail pha từ sake... Bất kể đâu cocktail cũng nhanh chóng được coi là một phần văn hóa ẩm thực bản địa.

Trong 200 năm, cocktail đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ mà rất ít thứ đồ uống nào có được. Luật “khô” –
cấm đồ uống có cồn - ở Mỹ, rồi ở Nga thực chất chỉ làm cho cocktail có thêm sức sống mới, thêm những biến hóa mới mà không thể loại cocktail ra khỏi những bữa tiệc sang trọng của những chính trị gia hay những tay quý tộc giàu có.

Với những kẻ khốn cùng, pha cocktail là một cách “dễ nuốt hơn” để họ tìm lại chút ấm áp trong những ngày đông giá rét, quên đi những mệt nhọc ban ngày.

Những thủy thủ tàu buôn, chiến binh hải quân hay thậm chí những tên cướp biển cả đời lênh đênh trên sóng lại cùng có chung những món đồ uống pha chế với rượu rum.

Từ một, hai công thức đơn giản ban đầu, cho đến nay có hàng vạn loại cocktail được đóng góp vào kho công thức pha chế. Không chỉ các bartender mà cả những khách ẩm thực sành điệu khắp nơi cũng góp phần vào việc sáng tạo ra vài trăm loại mới mỗi năm

Có thể nói không một cuốn sách dạy pha chế nào từ trước đến nay dám khẳng định rằng mình đã liệt kê đầy đủ các công thức hiện có. Tương tự, không ai biết đến bao giờ loài người mới dừng những sáng tạo dành cho cocktail.

Mỗi ly cocktail đều mang trong nó một câu chuyện, ít nhiều mang tính lịch sử và văn hóa. Hơi thở của thời đại luôn phảng phất đâu đó trong hương vị chúng. Này thì là Dry Martini không chỉ là của những đời tổng thống Mỹ mà còn nổi danh cùng anh chàng điệp viên 007.

Daiquiry luôn có trên bàn viết của nhà văn Hemingway. Những thợ dầu khí Mỹ làm việc tại Iran với ly Screwdriver có cắm thứ dụng cụ lao động bất ly thân là chiếc tuốc-nơ-vít.

Rồi thì những ly Sidecar dành cho một viên sỹ quan Pháp mê cả cocktail lẫn xe xít-đờ-ca... Có những loại cocktail chỉ nghe tên thôi đã tưởng tượng ra cả những câu chuyện dài: B52, Sex on the Beach, Cuba tự do, Mùa hè Ấn Độ, Moon River...

Với đặc tính phong phú, cocktail thừa đủ để chiều khẩu vị, gu thưởng thức của đủ mọi lứa tuổi, giới tính, đẳng cấp bất chấp quý khách có khó tính đến mấy.

Thích chua có chua của cam, chua nữa thì có chanh, mặn cũng có, ngọt thì không biết bao nhiều mà kể, vị cà phê, vị dâu, vị chuối, vị trứng, vị hồi quế... tóm lại là thích gì cũng chiều.

Nếu gặp khách khó tính quá thì xin mời các vị cứ việc tự nghĩ ra cho mình một công thức mới, bartender sẵn sàng tiếp chiêu. Nếu may mắn, ly cocktail mới ấy còn vinh danh cả người khách khó tính đã nghĩ ra nó ấy chứ.
Một điểm kỳ lạ nữa là cocktail không hề khó tính trong việc chọn người nâng nó trên tay. Cùng một ly Margarita, bà cụ toan về già cũng nâng lên đặt xuống, cô gái trẻ cũng nhấp môi, anh thanh niên to khỏe cũng nhón tay cầm cốc.

Đại khái là ai uống nhìn cũng hợp. Chuyện này thì thời trang và quần áo chắc chắn không thể nào bằng được Cocktail. Vậy nên, cứ thoải mái gọi một ly cocktail bất kỳ mà không sợ có kẻ đàm tiếu: “Trông thế kia mà lại uống cái ấy!”
Bartender luôn khá cầu kỳ trong việc trang trí một ly cocktail trước khi mang đặt trước bạn.

Thế nhưng vẻ đẹp của một ly cocktail không đơn giản chỉ nằm ở cái bề ngoài sặc sỡ màu mè. Cũng như những sản phẩm văn hóa khác, nâng một ly cocktail lên để thưởng thức luôn cần một sự trân trọng vừa đủ.

Không chỉ để cảm nhận hết sự tinh tế của những thứ đồ uống mang trong mình những câu chuyện dài của hàng thế kỷ mà còn là trân trọng cảm xúc của chính mình. Đó chính là cách tận hưởng cuộc sống tuyệt đẹp này!
suutam
http://my.opera.com/ruoumini

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét