1. Rượu và người
- Người cầm chiếc li lắc lư trong tay run vì say rượu, bạn biết họ uống cái gì không ? Họ uống nước mắt, máu huyết, đời sống của vợ con họ đấy.
- Sóng nước mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu ngon mà người đàn ông là kẻ bợm rượu
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Người chết đuối trong ly rượu đông hơn người chết đuối dưới sông

2. Thơ về rượu
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quậy ta
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà .
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Màng vui quên hết lời em dặn dò
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa .
Tay tiên rót chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc uống vào thì say

3. Tục ngữ về rượu
Nam vô tửu như kỳ vô phong (Đàn ông không rượu như cờ không gió)
Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm (Rượu vào lòng như cọp vào rừng)
Tửu nhập ngôn xuất (Rượu vào lời ra)

4. Rựợu bất tử
Vua Ngũ Đế ở thời nhà Hán có lần được biếu một bình rượu bất tử. Một quan đại thần đã uống trộm một ít. Nhà vua bắt được và nổi giận sai lính đem đại thần đi chém đầu. Nhưng viên quan đại thần liền nói:
- Muôn tâu bệ hạ, thứ rượu mà kẻ hạ thần uống là thứ rượu bất tử. Bởi vậy không thể giết được kẻ đại thần. Còn nếu như thần bị giết chết thì đó sẽ là bằng chứng nói lên rằng thứ rượu bất tử này là rượu rởm.

5. Ngạn ngữ về rượu
Ngạn ngữ Anh: Rượu là kẻ phản bội: trước là bạn sau là thù
Ngạn ngữ Hy Lạp: Trong rượu có sự thật
Ngạn ngữ Hung Ga Ri: Điên, nghèo và say rượu, ba thứ này chẳng có thứ khăn nào che được
Ngạn ngữ An Độ: Hãy đứng xa con voi bảy bước, cách con trâu mười bước và cách thằng say ba mươi bước
Ngạn ngữ Tây Ban Nha: Thêm nước vào rượu, ta làm hư rượu, không thêm nước vào rượu, ta làm hư ta.
Ngạn ngữ Nhật Bản:
Chén rượu thứ nhất: Người uống rượu
Chén rượu thứ hai: Rượu uống rượu
Chén rượu thứ ba: Rượu uống người
Kẻ uống, không biết tác hại của rượu, người không uống, chẳng biết cái lợi của rượu.
Ngạn ngữ Nga: Đối với người say rượu, nước biển chỉ cao tới đầu gối
Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ: Rượu ngon và gái đẹp là hai thứ thuốc độc hoà hợp với nhau.
6. Rượu vang dở (kém chất lượng)
Hai anh bạn ngồi tâm sự, anh này hỏi anh kia:
- Này cậu, cậu có thấy một số nhà văn bình thường đã trở thành nhà phê bình nổi tiếng không ?
Anh kia đáp:
- Đúng đấy! Tớ có biết chuyện đó. Theo tớ điều đó là bình thường vì đôi khi rượu vang dở, kém chất lượng lại làm được thành dấm rất ngon.
7. Rượu làm bay hơi nhân cách
Trong lớp học môn hoá học, thầy giáo hỏi một học trò:
- Em hãy cho thầy biết tính chất hoá học của rượu êtylic?
Học trò đáp:
- Thưa thầy! Rượu là một chất không màu, nhưng làm đỏ mặt người. Nó không tự cháy nhưng làm cháy túi tiền, khi tác dụng với món “mộc tồn” (thịt chó) tạo chất hung hăng và làm bay hơi nhân cách ạ.
8. Điều cần biết về rượu
Trong lớp bồi dưỡng các học viên tư vấn hôn nhân gia đình, thầy giáo nói về tác hại của rượu:
- Các anh nên nhớ, rượu là nguyên nhân dẫn đến sự chia ly của biết bao cặp vợ chồng....
Một học viên hỏi:
- Thưa thầy ! Xin thầy cho biết cụ thể hơn, rằng cần phải uống bao nhiêu rượu để có được sự chia ly này !
9. Đố vui
Trong buổi liên hoan cuối năm của một cơ quan nọ, có tiết mục "đố vui", một anh chàng nhận được câu hỏi:
"Anh hãy kể tên những chất có trong những sản phẩm gây kích thích làm cho con người ta có cảm giác từ khoái phát triển thành nghiện. Anh hãy liên hệ với câu thơ của Tú Xương nói về tác hại của trà, rượu... ".
Anh chàng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Những chất có trong những sản phẩm gây kích thích làm cho con người ta có cảm giác từ khoái phát triển thành nghiện đó là: chất Andehit có trong rượu, nicotin có trong thuốc lá, tanin có trong chè (trà), cafein có trong cà phê, heroin và mocfin có trong thuốc phiện...
- Câu thơ của Tú Xương nói về tác hại của trà, rượu ... là:
"Một trà một rượu, một đàn bàBa cái lăng nhăng nó hại ta
Trừ được thứ nào hay thứ đó
Họa chăng chỉ trừ được rượu và trà"
Cả hội trường vỗ tay rào rào vì câu trả lời đúng và hay quá... Chàng trai được Ban tổ chức thưởng cho một chiếc áo sơ mi rất đẹp.

Phạm Đình Điểu (Sưu tầm và biên soạn)