Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN VỀ RƯỢU 6/g (tửu nạn)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                     

hungmanh-kcam-Tác phẩm.
(Tạp văn)

Mấy vần thơ về Rượu.
nhặt được của Tiền nhân.

Trong sách xưa có câu thơ này nhưng không nhớ của ai :
       “Nhân sinh hữu tửu tu đương tuý .
       “Nhất chích hà tàng đáo cửu nguyên ?”
(Lúc sống có rượu cứ nên uống bằng say.(Bởi )
một giọt có dấu được xuống mồ ? (- khi đã chết ! )
khiến ta thấy tâm đắc lắm .  
       Nó phù hợp với bản thân ta khi đó (lần đọc đầu tiên)đang ở cái
 tuổi
mà Nho lý nói là “nhi bất hoặc” và cũng đã cơ bản hiểu về ĐỜI ,về 
NGƯỜI .
Cứ ngẫm thật nghiêm túc thì thấy cái đúng, cái phải của
câu từ và ý nghĩa của nó ngay . “Có” và “thấy mà chẳng
được dùng (hoặc chẳng chịu dùng) . --Lại nữa :
Dùng mà chưa đủ (hoặc không được đủ) thi rõ ràng không
thể gọi là thoả đáng được ! Tất nhiên ta không bàn tới cái
sự chừng mực, chuẩn mực  hay công thức của một cái gì
đó hay của một ai đó -- bởi cái đã gọi là qui định haymức độ
  nó xa vời” lắm so với cái sự tự do, tự nhiên trong cuộc
sống hàng ngày.
         --RƯỢU ấy mà !Theo khái niệm của ta thì nó là thứ
men mà người đời ưa thích nhất. Chẳng thế mà có bậc
Tiền nhân đã ao ước :
        --“An đắc trung sơn "Thiên nhật tửu" .
         Mính đinh trực đáo thái bình thời .
(Ước được thứ Rượu Nghìn Ngày trong núi kia mà uống.
 Để có một cuộc  say thẳng tới buổi thái bình) .
thì đủ biết rằng Rượu cần thiết trong đời sống tinh thần lắm
lắm chứ !  

        Tương truyền nhà thơ lớn nước  Đại Đường tên là
Lý Thái Bạch thường làm thơ trong khi uống rượu hoặc khi
đang say  . Cóa một bài thơ của Vương Xương Linh (cũng
là nhà thơ lớn TQ) dẫn dụ sau đây có thể xác định câu
ta vừa nói :
        “Cớ chi ? Sao rượu, Sao Văn .
        “Đúc nên một Lý tiên sinh ở đời .
        “Ba ngàn say--viết nên bài .
        “Ngàn năm bạn với trăng trời sáng soi” !
    (Theo bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu)
 Ông Thi sỹ họ Lý này còn tụng ca cái “Đức”(!?) của Rượu
mới lạ chứ ! Rượu mà cũng có đức như kẻ hiền tài ư ?
xin đừng nhầm với tác phẩm của Lưu Linh ca tụng rượu
(Tửu đức tụng)-Lại còn khuyên người đời lấy Rượu làm vui
nữa . . .tất là phải có lý do .
         …“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan .
         Mạc sử kim bôi không đối nguyệt.”. . .
 (Người ta được dịp đắc ý hãy nên tận hưởng sự vui vẻ, 
 “Chẳng nên để” chén vàng thiếu ánh trăng soi --tức là phải
luôn có rượu trong chén).
  ( “Ca tụng cái đức của rượu” -- Lý Thái Bạch).
      Trời ạ ! còn gì hay và thú vỵ hơn không? 
Gặp dịp vui mà không cùng hoà nhập với nhau ! Để đến
nỗi chén vàng không có rượu, cho ánh trăng không có chỗ
lọt vào, thì có đáng buồn đáng trách lắm không?
--Hỡi những ai là “tri âm, tri kỷ” !
         Ta tin rằng những người có chữ nghĩa và hiểu nhiều
 biết lắm thì chắc chắn ít có sự nhầm lẫn !
        Dẫu cứ cho “uống rượu là một tội lỗi” đi nữa thì ông
chẳng đã
là một Thy sỹ làm được nhiều thơ và toàn là thơ hay đó sao?.
Này nhé:
        “Ba ngàn say viết nên bài .
“Ngàn năm bạn với trăng trời sáng soi”. . . cơ mà !
Nghĩa là :
Ba ngàn bài thơ hay được làm ra trong lúc say Rượu !
Đúng chưa? Câu thơ quá rõ rồi còn gi ! Không hay,không
có giá trị thì sao lại sánh được với “Trăng sáng”và“Trời cao”
được ! ?. Điều còn lại xin tự độc giả hiểu với nhau .
        Có một lần vua nhà Đường cho vời Nhà thơ họ Lý này
đến đàm đạo văn chương , ông không sao bước qua được
mạn thuyên đến đón, bởi vẫn đang còn say (!).Mà mồm thì
không ngớt nói mình là :“Tiên trong làng rượu.”:
“Thiên tử hô lai bất thướng thuyền
“Tự xưng thần thị “Tửu trung Tiên”!
 (Vua triệu đến mà không sao bước nổi lên thuyền đến đón.
Miệng cứ lảm nhảm xưng mình là: “Tiên trong làng Rượu” .) !
Uống rượu đã say mà vẫn biết nói tốt về mình , nói hay về
mình thì đó là người mới say thể xác mà chưa say trí tuệ .
Còn nếu ngược lại thế thì cũng là đương nhiên thôi—
Đó là cái say hoàn toàn (Cả thần kinh và cả thể xác !)  
Người đời vẫn nói Tiên tửu hay Tục tửu cốt để phân biệt
“thứ bậc” ẩm giả ở đời đấy . Và lẽ đương nhiên :
Tiên tửu vẫn hay hơn tục tửu ! Người Quân tử đã không cho
phép mình khuất phục trước uy lực , không cho tiền bạc ,
chức vị ,lợi danh thao túng thì có lẽ nào chút men cay kia
đánh đổ được dễ dàng !
“Ngươi” có thể hành hạ ta về thể xác, chứ đâu dễ thao túng
được trí lực ta . .(!?) 
Uống rượu mà nói năng vui vẻ, mà vẫn giữ được mình thì là
chuyện bình thường thôi nhưng cũng đáng khen rồi .
Thế nhưng uống rượu có thể say,có thể chưa say mà làm
được thơ hay để đời thì quả là hiếm (!.)Thảo nào người đời
tặng danh hiệu TIÊN THI_THÁNH THI_là xứng lắm !

                                    

*     --Ông Đỉnh Nam--Nguyễn Thượng Hiền(1868—1925) là
môt quan nhân C-M chống Pháp thời nhà Nguyễn cũng có một
câu thơ về Rượu như sau:
        “Nhân hướng mộng trung tranh tướng tướng”
        “Ngã tòng bôi lý trịch càn khôn . . .”.
(Người đời hướng vào giấc mộng tranh giành ngôi vị .
Ta đây theo lý của chén Rượu mà vứt cả đất trời) .
        Câu thơ này được lắm, nó sinh ra trong hoàn cảnh
phong trào Đông Du đã lắng xuống và vị Quan nhân này
đã bất mãn với đời . . . Cuối cùng ông lui về đất Nông Cống-
Thanh Hoá ở ẩn cho đến già . . .        

 *  --Ông Nguyễn Du , tác giả Truyện Kiều cũng có nhiều
bài thơ nói về Rượu . Xin trích dẫn một đôi câu:
“Hữu khuyển thả tu sát .
Hữu tửu thả tu khuynh .
Nhãn tiền đắc táng dỹ nan nhận .
Hà sự mang mang thân hậu danh ?”
Nghĩa là :
“Có chó cứ việc giết thịt .
Có rượu cứ nên nghiêng bầu .
Trước mắt, việc được thua còn chưa nhận biết,
thì mơ màng gì đến tên tuổi khi đã chết rồi !.”.
 (Hành lạc từ-- Nguyễn Du).
       Ông lại viết :
“Sinh tiền bất tận tôn trung tửu.
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi”.
(Sống không uống hết rượu trong vò.
 Chết rồi ai tưới rượu lên (mộ) cho”?
       Lại còn câu này nữa:
“ Tịch thượng hữu kỹ kiều như hoa .
“ Lô trung hữu tửu như kim ba . . .
(Trên chiếu có gái đẹp như hoa .
 Trong vò có rượu sánh như sóng vàng . . .)
      Và… Nếu có thể thì chèn thêm vài câu sẵn có của ông
ở trên kia vào để thành một bài mới :
 “Nhãn tiền đắc táng dỹ nan nhận
“Hà sự mang mang thân hậu danh”.  
       (Việc trước mắt được thua còn khó nhận biết 
cớ sao cứ mơ màng chuyện danh tiếng về sau ?)  Thì tuyệt hảo.

 *     --Ông Cao Bá Quát viết:
“Lắc bầu rượu giốc nghiêng non nước xuống,
Chén “tiếu đàm” mời mọc “Trích Tiên” .
“Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào.
Cơn “xướng hoạ” thì thầm “Lão Đỗ” .
(Phú Nôm –“Tài tử đa cùng”-- Cao Bá Quát .)
-----
Lão Đỗ” tức Đỗ Phủ, tên chữ  là Thiếu Khanh—Nhà thơ lớn
thời thịnh Đường, còn “Trích Tiên” chính là Lý Thái Bạch đã
 nói trên kia (ông ấy tự ví mình làTiên trên trời bị đày xuống
trần gian).
Vế đối này thật là khẩu khí ,mà cũng rất ngạo ngông ! ?
        Vâng ! Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi được diễn đạt trong bài
 phú “Tài tử đa cùng” đều rất tự nhiên , đều có chủ động. 
   Thoải mái mà tự tin, phóng khoáng mà chuẩn xác . . .
lại còn pha cả “lộng ngôn--ngoa ngữ” nữa chứ-để thể hiện
được cái  “phong độ ung dung, vừa hào hoa phong nhã mà
lại vừa mạnh mẽ quật cường” của Thi sỹ họ Cao . 
 Lạ thay cho văn chương và câu chữ, sức cuốn hút  của
chúng thật quyến rũ và mạnh mẽ phi phàm !.
         Nhiều nhà phê bình đã nói đến “Cái tôi bản ngã” của
họ Cao . Phải chăng ở đây cũng có bộc lộ chút ít rồi chăng !?.
       “Lắc bầu rượu” mà rót như là rót cả Non cả Nước xuống.
Chuyện bàn luận nói cười  lại dính dáng đến cả bậc Tiên thi !?
(Tức TRích tiên-tức Lý Bạch Tiên sinh--Ông đã tự ví mình như một vị
Tiên bị đầy đọa (do có lỗi) xuống hạ giới)
Một túi thơ liệu rộng lớn bao nhiêu, mà“nong” hết Gió-Trăng
và Mây-Nước? Lại còn dám rủ rê Thi hào Đỗ Phủ của đất nước
Trung Hoa với cái đại từ nhân xưng “sếch mé” : “Lão” để 
cùng xướng hoạ khi nổi hứng thi ca , thì quả là không tưởng,
quả là lộng ngôn tới bất ngờ . . (Bất ngờ ở cái sự táo bạo
từ hành vi đến ngôn ngữ)--này  . . .
        Thêm một chút gia vị cho đoạn văn này, ta hãy đọc
tham khảo  vài ba câu thơ khác của chàng họ Cao đa đoan
đa sự và cả đa tình nữa, để thấy cái chất phóng khoáng và
mộng mơ  của một con người lãng mạn , đầy phiêu lãng này.  :
     “Ai hãy đến nhà họ Tôn học lấy nét bút điêu luyện?
(Để )Trên đầu ngọn sóng kia vẽ thêm một kẻ ngâm thơ.
(Thuỳ hướng Tôn gia truyền diệu bút .
Đào đầu thiêm tá lãng ngâm nhân)
       Hồ Tây đối với họ Cao là cả một kho đồ sộ những cảm
xúc để từ đó mà tha hồ múa bút, tha hồ miên man trong
suy tưởng . . .
         Trong “ 8 bài tứ tuyệt chơi Tây Hồ” (Du Tây Hồ bát
tuyệt) Cao Bá Quát có những câu đầy trữ tình và nhân cách
hoá :
“Lòng xuân nghiêng ngả không thể cầm giữ nổi.
“Hồ Tây quả là một nàng Tây Thi. . . .
“Vẻ mặt nở nang là khi lớp sóng mới lặng
‘Dây lưng uốn éo là lúc ngọn cỏ nương xanh”(dịch)
         Cũng ở Hồ Tây ông đã viết :
“Xin mời bác Sóng hãy sơi một chén rượu.
“Tuổi thiếu niên tôi rất thích làm người ta buồn cười.
(giá như) bác lôi những ngọn núi phía Tây lại thì tốt.
Và san bằng bức thành phía Đông đi thì lại càng hay”.
Nguyên âm
(Khuyến nhĩ trùng ba tửu nhất chi .
Thiếu niên dư tối giải nhân di .
Khiển lai Tây bạn sơn vưu hảo .
San khước Đông biên quách cánh nghi .)
Lại nữa:
Cái sắc thái cuộc sống và tệ nạn xã hôi đương thời
đã góp thêm tư liệu cho những bài phóng sự bằng thơ
của Cao thi sỹ:
“Xưa nay những kẻ hám lợi danh,
Thường tất tả ngoài đường xá. . .
Quán rượu đầu gió,có rượu ngon,
Thì người tỉnh ít, kẻ say vô số .
(Cổ lai danh lợi nhân,
(Bôn tẩu lộ đồ trung.
(Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu .
(Tỉnh giả thường thiếu , tuý giả đồng-- (Cao-Bá-Quát)
       Rượu ngon mà làm cho người đời quên cả lợi danh thì
cũng nên say lắm chứ !Bởi ham hố lợi danh còn nguy hiểm
hơn nhiều nếu so với uống rượu ! . . Có đáng chê trách gì
ông Đỉnh Nam-Nguyễn Thượng Hiền vì thoái trào của cách
mạng Đông Du mà đã chán nản thốt lên :”Ta theo cái lí của
chén rượu mà vứt cả đất trời”, mặc xác cho : “Người đời cứ
nhắm nhăm theo cái mộng tranh giành ngôi vị”?!
    Xét cho công bằng thì rượu cũng có công trạng trong việc
giải cái sầu, cái mộng mị háo danh đấy chứ !?
       Bỗng dưng người viết  lại nhớ tới câu thơ chữ Hán:
               “Dục phá thành sâu tu dụng tửu”.
(Muốn phá được bức thành sầu nên dùng đến rượu !)
        Hình như câu này cũng là của ông Đỉnh Nam --vị ẩm giả
nói trên !

    Thôi nào !
Hãy quay về vị trí cũ để nghe Chàng họ Cao của chúng ta
uống rượu và nói với Trăng những gì ?
“Cử bôi thí yêu nguyệt.
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi đục yến ,cánh phi khứ.
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí .
Hựu kiến cô quang sinh .
Vấn quân hà sự luyến luyến bất phục xả
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi Bộ Binh! “
       (Trà Giang thu Nguyệt ca—Cao Bá Quát )
Nghĩa là: “ Cất chén lên thử mời trăng-
Trăng đi vào trong chén.
Ngậm chén định uống ,Trăng lại biến đâu mất rồi.
Chỉ còn thấy bóng người ngang dọc .
Ngưng chén còn đang định thần, thì lại thấy trăng le lói
soi . . .
Bực mình mới hỏi vì sao mà cứ lưu luyến không nỡ rời
xa nhau vậy ?
Ta chẳng qua cũng như anh chàng Bộ Binh cùng đường
trong bọn Trúc lâm mà thôi !.
( “Bài ca trăng thu sông Trà”—C B Q) 
       Cứ xét cái hành trạng cũng đã ngờ ngợ là “dở hơi” rồi
còn gì ?! Ai đời lại đi mời trăng uống rượu bao giờ ?.
Tiếp đến vài câu sau lại càng thấy “dở hơi” hơn !
        Ấy thế nhưng  khi thấy Thi sỹ tự ví mình là anh chàng
Bộ Binh --Nguyễn Tịch ở rừng Trúc thì độc giả mới té ngửa
nhận ra ông là kẻ “đọc sách”, kẻ có học, có chữ nghĩa
Kẻ mà ai đó trong cổ thư đã khẳng định:
Vạn ban giai hạ phẩm,
Duy hữu độc thư cao”.
(Vạn thứ đều là thấp kém.
 Mỗi kẻ đọc sách (hoặc “Chỉ có đọc sách) là cao cả”
mà thôi !  
       Khoan đã ! Ta đang nói kẻ “đọc sách” ngày xưa cơ !
Ngày xưa đã nói người “đọc sách” là nói tới kẻ có “học hành
chữ nghĩa” rồi ,là “tú tài” ,là “văn chương”, là “thông kim
bác cổ” rồi . Còn bây giờ thì thiếu gì người đọc sách (!?)
Có khác chăng là đọc (và cả học nhiều lớp, nhiều trường nữa
nhiều, nhiều lắm lắm) mà liệu có tiếp thu, có để lại trong đầu
được gì hay không ?. Và nữa : có “chuẩn mực” có “hiệu quả
hay kết quả hay không",ấy lại là chuyện chưa  bàn đến (!?
Chưa kể có kẻ mua sách nhiều (để “hoá trang”, hoặc để
trang sức” cho mình) Họ sẵn tiền mua sách rồi xếp vào tủ
cho oai, cho oách . Sách thì lúc nào cũng mới toanh, hoặc
ngược lại “mốc meo và bụi bặm” vì “quên”… không đọc .
Xin lưu ý sách ngày xưa ít thôi và là của quý hiếm lắm,
bởi ít người viết sách hoặc “dám” viết sách.   Người đứng đắn
chuẩn mực và thận trọng họ không dám “làm càn” , bởi họ
biết lựợng sức mình . . . Người đã quá trình “đọc sách” rồi
tức là đã được học hành thì đều phải "tự biết mình, biết ta",
chứ đâu dám ba hoa, khoác lác và cứ ngạo mạn làm bừa,
viết ẩu. Giỏi giang như cụ Tố Như kia, rất thấu đáo về 
NGƯỜI và ĐỜI , về NHÂN TÌNH và THẾ THÁI ,đúc kết
nên bao nguyên lý sống ở đời , khi viết Truyện Kiều tuyệt tác
đã có những câu mở đầu đầy trải nghiệm:
              “Trăm năm trong cõi người ta,
        Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
              Trải qua một cuộc bể dâu
        Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” . . .
Vậy mà vẫn còn phải kết một câu rất khiêm tốn ở cuối truyện
rằng (đây chỉ là):
              “Lời quê góp nhặt rông dài
        Mua vui cũng được một vài trống canh”
       Lại tiếp mạch cho chuyện về họ Cao:
       -- Thử hỏi không đọc sách thì sao Cao Thi sĩ lại biết được
tích truyện này mà ví mình như Nguyễn Tịch-- Cái anh chàng
“giỏi Chữ hay Thơ” kia - Một trong 7 người tài ở ẩn trong rừng
Trúc (Thất hiền ẩn sỹ) đời nhà Tấn TQ . Ông Nguyễn Tịch này
có biệt hiệu là Bộ binh , cả đời dẫu có cũng không dùng Ngựa
đi La hoặc cưỡi Bò, cưỡi Trâu gì cả ! Có bao nhiêu tiền ông ta
đều dùng uống rượu cho đến say tuý luý , rồi đi “lang thang”
mà  quên cả đường về nhà . Hết đường (cùng đồ) thì đứng
ôm mặt khóc ( ! ) . Làm thơ làm phú thì rất hay , đọc liên
tằng,liên mạch không lầm lỗi, không nghĩ ngợi lâu la.
Tiếp khách,nếu là kẻ phàm tục thì mắt ông ta hiện ra màu
trắng (bạch nhỡn) thể hiện sự nhạt nhẽo, khinh mạn.
Tiếp khách là người hiền tài thì mắt ánh lên một màu xanh
 (thanh nhỡn)…
     Hai từ “Mắt xanh mà chàng Từ Hải :
Râu hùm hàm én mày ngài” kia đã hỏi nàng Kiều ở câu:                   
             “ Bấy lâu nghe tiếng má đào,
     Mắt xanh chẳng để ai vào, có không” ?
khi họ gặp nhau lần đầu ở thanh lâu, chính cụ Nguyễn Du
đã dùng tích ấy để viết ra đấy các bạn ạ ! .
HÊN QUÁ ! CHÚC BẠN VUI TRONG LÀNG RƯỢU.KCẨM mạnhhùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét