Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN VỀ NGỰA 4 (tản mạn)

(ĐC sưu tầm trên NET)


TẢN MẠN VỀ NGỰA
Là động vật xuất hiện rất sớm trên Trái Đất. qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, các cấu tạo đời sống, đặc điểm của loài ngựa dần dần ổn định, ưu việt. Cũng từ xưa ngựa đã có vai trò quan trọng, liên hệ gần gũi với cuộc sống con người và những vai trò, quan hệ đó ngày càng phát triển, gắn bó, đa dạng. Chính vì vậy, sự tìm hiểu, nhìn nhận hay đánh giá toàn diện về ngựa trở thành vấn đề hấp dẫn mà nhiều người quan tâm...
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Theo phân loại động vật, họ Ngựa (Equidae) thuộc bộ Ngón lẻ (Pernsodactyla). xuất hiện cách đây chừng 55-60 triệu năm. Thủy tổ sớm nhất của chúng được gọi là eohippus (tức "ngựa ban đầu" hay thủy mã) hoặc tên khoa học là hyracotherium. Ngựa thuở sơ khai này tầm vóc chỉ nhỏ bằng con cáo, sống trong các vùng rừng châu âu, Bắc Mỹ, Đông á, ăn lá, cây bụi, có 4 ngón ở chân trước và 3 ngón ở chân sau.
Dần qua nhiều triệu năm, các thế hệ của động vật nhỏ bé ấy mới tiến hóa thành giống thú ăn cỏ lớn hơn, có 3 ngón và sau đó chỉ còn 1 ngón duy nhất ở tất cả các chân. Trước tiên, giống ngựa ăn lá cây mang tên tnesohippus ("ngựa trung gian" hay trung mã) rồi đến parahippus ("sát với ngựa" hay cận mã) có răng nhai với thân răng thấp. Cách đây khoảng 23-25 triệu năm, đồng cỏ bắt đầu thay thế các vùng rừng ở Bắc Mỹ. Nhằm thích nghi với môi trường mới, chân ngựa tiến hóa dài hơn để có thể đi nhanh khắp miền rộng lớn kiếm tìm cỏ và chạy trốn khi bị mãnh thú săn đuổi, đồng thời thân răng nhai cao hơn để phù hợp với thức ăn là cỏ thô ráp. Giống ngựa ăn cỏ sớm nhất là merychippus ("ngựa đã hình thành" hay chủ mã), rồi dần dần được thay thế bởi giống pliohippus ("ngựa đa phần"hay toàn mã) là ngựa 1 ngón đầu tiên. Giống ngựa này sinh ra equus ("ngựa thời đại" hay chính mã) từ cách đây khoảng 2 triệu năm.
Giống equus bao gồm nhiều loài ngựa, nhưng chỉ hai loài przewalski và tarpan là sống sót được qua thời Trái Đất bị băng phủ (thời kỳ băng hà cách đây chừng 11.000 -15.000 năm). Ngựa przewalski nguồn gốc ở các vùng thảo nguyên Mông Cổ, hiện tại chỉ còn vài chục con sống hoang nơi vùng núi Tachin Shara Nuru và được gây nuôi, bảo tồn ở một sổ vườn thú lớn. Còn ngựa tarpan nguồn gốc ở miền Nam nước Nga, những thế kỷ trước chúng sống khá nhiều ở Đông âu nhưng hiện tại không còn nữa do săn bắt gắt gao và con cuối cùng bị giết chết năm 1851 tại vùng núi Carpat (Ukraine). Hai loài ngựa đó được coi là thủy tổ gần nhất của các loài ngựa trên thế giới ngày nay.
GIÁ TRỊ TINH THẦN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Ngựa mang những giá trị tâm linh đặc biệt, được nhiều dân tộc quý trọng và sùng bái. Họ thờ phụng ngựa như vị thần góp công tạo ra, điều chỉnh, chuyển hoá các bản nguyên thế giới: nước, lửa, đất và không khí. Sự năng động của ngựa được quan niệm tượng trưng cho sự luân hồi giữa những mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: sáng - tối, nóng - lạnh, sống - chết, hoà hợp - xung đột. . .
Ở nhiều nơi, ngựa là hiện thân của may mắn, hạnh phúc. Tại Tây âu và Nam á, mơ thấy ngựa hoặc ra đường gặp ngựa là điềm may hoặc sẽ gặp được người đang cần tìm. BỘ tộc Bouriate có tập tục buộc ngựa của người mắc bệnh vào gần chỗ nằm để bệnh nhân gần ngựa mà chóng khỏi. Người La Mã thường cúng thần Mars một con ngựa trước cuộc xuất binh hoặc mùa thu hoạch hoa màu để hy vọng thắng lợi. lreland, trong ngày lễ thánh Jean, các nông dân hân hoan rước và chào đón một chú ngựa to làm bằng gỗ mà theo họ là biểu thị cho tất cả gia súc.
Ngựa được coi là linh vật liên quan mật thiết với nước và tạo được nắng - mưa. Tại Nam âu, người ta quan niệm con ngựa nào đi qua vùng hạn hán mà đột nhiên dừng lại, đập mạnh móng xuống đất thì trời sắp mưa hoặc có mạch nước ngầm ở vùng đó. BỘ tộc Bambara thuộc Mali trong các lễ cầu mưa thường cưỡi những con ngựa gỗ tượng trưng cho những con ngựa có cánh của các thần linh mà họ cầu khẩn đem mưa tới. Ngư dân nhiều vùng ở ấn Độ, Hy Lạp, Nga... nếu muốn đánh bắt cá được bội thu thì thường cúng dâng ngựa cho thần biển, thần sông. Trong hầu hết các tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới, đều có thần nắng cưỡi ngựa hoặc ngựa kéo cỗ xe Mặt Trời.
Ngựa còn được tôn vinh là biểu tượng của sức mạnh, của năng lực sáng tạo, của tuổi trẻ Đạo Ve da của ấn ĐỘ khẳng định điều này và vị thần Ashvin hiện thân cho tri thức mang dáng đầu ngựa mình người (nhân mã). Dân Mông CỔ coi ngựa là điển hình của sự thông tuệ và hùng hậu. Các bộ tộc URAL-ALTAI (Bắc á) coi ngựa là biểu hiện tuổi trẻ, là chủ thể sung mãn của sản sinh. Ngựa Kami ở Nhật Bản và long mã ở Trung Quốc tượng trưng cho sự trẻ hoá, sống lâu hoặc bất tử.
Ngựa cũng là vật cưỡi đặc thù của các anh hùng, thánh nhân hoặc là chính họ. Hình ảnh Chúa Jesus khi du hành thường được tạo dựng là đang cưỡi ngựa màu trắng và tay phải cầm chiếc gậy quyền lực màu đen. ấn Độ, vị thần Kalki (biểu trưng cho tương lai) là một con ngựa. Theo đạo Hồi, thánh Mohamet lúc giáng trần chỉ cưỡi bạch mã. Còn theo đạo Phật, khi Thích Ca ra đi kiến tạo sự giác ngộ tối cao thì cưỡi ngựa trắng và khi kiến tạo
đạt rồi thì chỉ thấy ngựa, không thấy ngài đâu nữa, tức là Phật Thích Ca cuối cùng đã hoá thân vào con - ngựa - vĩ - đại của ngài.
Trên khắp thế giới, ngựa là đối tượng phổ biến của các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống và hiện đại Sự nhanh nhẹn, độ tinh khôn, các kiểu đi, tiếng hí, bộ bờm, cú đá hậu, cái đuôi ngựa... trở thành nền tảng xuất phát của nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thuý - thực sự là tinh hoa của xử thế và nghệ thuật. Ngựa là đối tượng trung tâm của nhiều truyền thuyết, huyền thoại gần gũi hoặc kỳ vĩ, được tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí con người qua hàng ngàn năm. Trong kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn... thế giới, cũng gặp một lượng lớn truyện có nhân vật chính là ngựa (hoặc cặp nhân vật chính ngựa - bò, ngựa - cáo, ngựa - khỉ, ngựa - hổ, ngựa - người). Vẻ đẹp độc đáo, thanh nhã, gọn, khỏe và linh động của ngựa là đề tài hấp dẫn xưa nay của nhiều ngành mỹ thuật: hội họa, đúc nặn, điêu khắc, nhiếp ảnh... Tượng ngựa đá tạc nơi sườn núi Stone (Mỹ), tượng ngựa đống Zizeka (Czech) là hai bức tượng bằng chất liệu đá đồng công phu nhất, vĩ đại nhất thế giới. Không ít nghệ nhân chuyên nặn, đúc, khắc, tạc tượng ngựa và hoạ sĩ chuyên vẽ về ngựa, nổi tiếng đặc trưng trong lịch sử tạo hình phải kể đến nghệ sĩ Albert (Đức) chuyên khắc ngựa trên gỗ, Reni (ltalia) chỉ vẽ ngựa trên tường. Jerico (Pháp) chuyên vẽ ngựa đua, ngựa chiến đầy vẻ bạo liệt, Từ Bi Hồng (Trung Quốc) vẽ ngựa tuyệt tác bằng bút lông.
(Trích báo Bắc Ninh số xuân Nhâm Ngọ 2002 trang 28)
thuvienhaiphu.com.vn


những con ngựa nổi tiếng trong truyền thuyết
Ngựa là một loài vật gắn bó với người từ thuở khai thiên lập địa. Chúng có mặt trong cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại và trong cả thực tế cuộc sống của con người. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, đều có những chú ngựa dáng dấp oai hùng, thông minh, trung thành và hữu nghĩa với con người.
Nhân dịp năm Giáp Ngọ sắp đến, 2014, Tiền Lì Xì .com xin giới thiệu đến quý anh chị em những con ngựa nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết.

1/ Ngựa sắt của Thánh Gióng
Thánh Gióng là câu chuyện rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, câu chuyện gợi nhắc về tinh thần yêu nước và hình tượng ngựa sắt khổng lồ, hí ra lửa tượng trưng cho sức mạnh vô song.

http://tienlixi.com/
- đổi tiền hình con ngựa số lượng lớn - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta bị giặc Ân tràn đến xâm lược, cướp phá, quan quân chống cự không nổi. Vua rất lo ngại, cho người đi khắp chốn kêu gọi hiền tài ra cứu nước.

Quan quân đi qua làng, vừa mới cho loa gọi, liền xuất hiện một cậu bé tiếng nói sang sảng, tự xưng tên là Gióng. Cậu bé nói với sứ giả: - Ngài hãy mau về tâu Đức Vua, đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, nón sắt mang đến cho ta, ta sẽ đánh tan giặc Ân !

Sứ giả về bẩm báo với Vua. Vua truyền lệnh đúc đủ thứ mà cậu bé đã yêu cầu. Khi các thứ đồ sắt đã đúc xong, Vua sai đem đến nhà Gióng. Gióng chỉ vỗ nhẹ vào mình ngựa một cái, ngựa sắt đã đổ gục ! Thợ rèn sợ hãi, vội về bẩm báo lại với Vua. Vua truyền đúc lại các thứ, nhưng phải nặng gấp mười lần.

Lúc đó, giặc đang đóng ở Trâu Sơn. Gióng cầm roi sắt, nhảy lên ngựa. Ngựa sắt hí một tiếng dài lanh lảnh, thét ra lửa lao đi như một mũi tên lửa dài đỏ cháy. Gióng vung roi sắt, xông vào đám giặc. Chúng bị chết như rạ. Tàn quân giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy thục mạng.

Phá xong giặc, Gióng phi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn, rồi từ từ bay thẳng lên trời.

2/ Ngựa Bạch Long của Phật Tam Tạng
Phật Tam Tạng sinh thời là người nhà Đường, tên là Trần Huyền Trang. Về sau, Trần Huyền Trang kết nghĩa huynh đệ với vua nhà Đường và đổi tên thành Đường Huyền Trang và nhận lời vua Đường sang Tây Trúc thỉnh chân kinh đạo Phật. Sau khi đã thỉnh được kinh Phật, Đường Huyền Trang thành Phật Tam Tạng và Dân gian vẫn hay gọi là Đường Tam Tạng.
http://tienlixi.com/ - đổi tiền hình con ngựa giá rẻ - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Ngựa Bạch Long Tiền Lì Xì .com nói tới đây là chú ngựa đã phò Đường Tăng Tam Tạng sang đến xứ Tây Trúc để thỉnh kinh.

Theo Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, khi Đường Tăng cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến một vùng núi sông hiểm trở, gặp phải một con rồng trắng, đang lúc bụng đói, đã ăn mất con ngựa trắng của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không tức giận đã chiến đấu và chiến thắng con rồng nọ. Trong khi sắp ra tay kết liễu con rồng, thì Bồ Tát hiện ra ngăn cản, và hóa thân con rồng thành một con ngựa trắng giống hệt con ngựa mà rồng đã ăn thịt. Bồ Tát gọi đó là ngựa Bạch Long, tặng cho Đường Tăng để tiếp tục đi thỉnh kinh.

Truyện Tây Du Ký cũng có nói, tiền thân của rồng trắng là Ngao Nhuận, Thái tử của Long Vương Tây Hải. Một hôm chơi nghịch lửa, Ngao Nhuận làm cháy viên ngọc Minh Châu của Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên bị đày xuống trần gian dưới lốt một con rồng trắng.
3/ Ngựa Bạch Mã của thái tử nước Tây Hạ
http://tienlixi.com/ - tiền con ngựa giá tốt nhất thị trường - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Theo truyền thuyết, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía tây Trung Quốc đời Tống) là Nguyên Hạo, sau ngày đi nghị hòa với nước Thổ Phồn, lúc trở về thì bị quân nước này mai phục mưu sát. Ngựa Bạch Mã khi đến nơi có mai phục đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó tránh được hiểm nguy.

4/ Ngựa Bạch
Long của Triệu Vân ( Triệu Tử Long), danh tướng thời Tam Quốc
Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.
http://tienlixi.com/ - tiền con ngựa, số lượng lớn, giá cực tốt - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853
Bạch Long Mã của Triệu Tử Long không được sánh ngang với Xích Thố hay Đích Lô nhưng đây là con ngựa đẹp đẽ và mạnh mẽ cũng chẳng kém, nó đã giúp Triệu Tử Long lập nên nhiều chiến công hiển hách.

5/ Ngựa Chuy
http://tienlixi.com/ - tiền hình con ngựa, lì xì năm con ngựa, Tiền Lì Xì .com - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853
Đó là con chiến mã của Sở Bá vương Hạng Vũ ( có nơi gọi là Hạng Võ ), đã theo chủ nam chinh bắc chiến suốt cuộc đời. Sau khi đại bại dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ dùng kiếm tự đâm cổ chết. Ngựa Chuy thấy chủ đã không còn, liền nhảy xuống sông Ô Giang tự tử. Thật là một chú ngựa trung nghĩa đáng khen !

6/ Ngựa Xích Thố ( Thiên lý câu )
http://tienlixi.com/ - đổi tiền hình con ngựa lì xì năm con ngựa 2014 - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Ngựa Xích Thố là một con ngựa nổi tiếng trong Tam Quốc. Ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lữ Bố. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm
( nên được gọi là Thiên lý câu ), trèo non vượt suối dễ dàng.
Lúc Lữ Bố thua trận mà tử nạn, Xích Thố được Tào Tháo cho người chăm sóc, sau đó trao tặng lại cho Quan Công (Quan Vũ). Ngựa Xích Thố đã đưa Quan Vân Trường vượt năm cửa ải, chém sáu tướng để về hội ngộ với Lưu Huyền Đức. Sau này, khi Quan Vân Trường thất thủ ở Hạ Bì, bị quân Đông Ngô đem chém, ngựa Xích Thố cũng buồn bã, bỏ ăn mà chết.

7/ Ngựa Đích Lư ( Đích Lô )
http://tienlixi.com/ - mã đáo thành công, lì xì tiền con ngựa, tết 2014 - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Nếu ngựa Xích Thố nổi danh có nghĩa với chủ, thì cũng trong Tam Quốc Chí, ngựa Đích Lư lại nổi danh uy dũng không chê được.
Khi Lưu Huyền Đức thất thế, đến Kinh Châu nương nhờ anh họ là Lưu Biểu, có dắt theo ngựa Đích Lư. Thấy Lưu Biểu có ý thích ngựa, Huyền Đức đem tặng ngay. Lưu Biểu cảm kích nhận ngựa, nhưng ngày hôm sau lại đem trả cho Huyền Đức, vì nghe một người giỏi xem tướng ngựa bảo: "Con Đích Lư dưới mắt có chỗ trũng, cạnh trán lại có điểm trắng, là con vật hại chủ !".

Hôm sau, khi Huyền Đức từ biệt Lưu Biểu, vừa ra khỏi thành, gặp một người tên là Y Tịch nói: - Nghe nói Lưu Biểu trả lại ông ngựa này vì cưỡi thì hại chủ. Vậy ông còn cưỡi làm gì ? Huyền Đức đáp: - Người ta sống chết có mệnh, con ngựa hại thế nào được !
Một hôm, Sái Mạo, em vợ sau của Lưu Biểu, rắp tâm hãm hại Huyền Đức vì Huyền Đức đã dám can ngăn Lưu Biểu đừng bỏ trưởng lập thứ; người con thứ của Lưu Biểu lại là cháu kêu Sái Mạo bằng cậu. Huyền Đức hay tin phóng lên ngựa Đích Lư bỏ trốn. Khi đi đến Suối Đàn Khê, rộng độ vài trượng, nước chảy xiết, Huyền Đức gò ngựa trở lại. Nhưng thấy quân của Sái Mạo đã đến, không còn cách nào hơn, Huyền Đức lại quất ngựa xuống suối. Đi được vài bước, ngựa ngã quỵ hai chân trước, làm ướt hết cả áo bào. Huyền Đức vung roi hô lớn - Đích Lư ! Đích Lư ! Nay mi hại ta rồi !

Nói vừa dứt lời, Huyền Đức bỗng thấy Đích Lư rướn mình nhảy vọt cao ba trượng sang tới bờ bên kia.

Sái Mạo nhìn thấy cảnh đó, quay lui bảo với tả hữu rằng: "Người ấy có Thần nào giúp vậy ?". Thật là một con ngựa uy dũng !

8/ Những con ngựa của Chu Mục Vương
Chu Mục Vương (1001-746) là vị vua thứ 5 của nhà Chu trong lịch sử Trung Hoa. Tương truyền, chu Mục Vương có 8 con ngựa rất hay, được dân gian gọi là Bát Tuấn. Điều khiển Bát Tuấn là xa phu tên Tạo Phụ. Tạo Phụ chuyên chở Chu Mục Vương đi vi hành khắp nơi, chắc cũng nhờ sự quan tâm sâu sát đến dân chúng như vậy nên cuộc sống của bá tánh dưới thời Chu Mục Vương rất sung túc, thịnh vượng.
Bát Tuấn (tám con ngựa hay) của Chu Mục Vương (1001-746) đời Chu cũng là một chủ đề nổi tiếng trong tranh cổ và tranh hiện đại. Tranh vẽ 8 con ngựa được gọi là Bát Tuấn đồ, mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy.
http://tienlixi.com/ - đổi tiền hình con ngựa giá rẻ, số lượng bao nhiêu cũng có - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853
Có tài liệu cho rằng, tên 8 con ngựa của Chu Mục Vương là Xích Ký, Đạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lư và Duyên Nhĩ.
Nhưng trong một số tài liệu và trò chơi khác thì 8 con ngựa ấy có tên Hiệp Dực, Du Huy, Việt Ảnh, Tuyệt Địa, Phiên Vũ, Siêu Quang, Đằng Vụ và Bôn Tiêu.

9/ Tam Mã trong giấc mơ của Tào Tháo
http://tienlixi.com/ - tiền 50 đồng năm 1972, tiền hình con ngựa, Tiền Lì Xì .com tết 2014 - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Trong Tam Quốc Chí có câu chuyện Tào Tháo lúc đang nuôi mưu đồ chiếm đoạt nhà Hán, đã nằm mơ thấy ba con ngựa cùng ăn thóc trong chuồng (tam mã đồng tàu). Tỉnh giấc, Tào Tháo nghi ngờ một chư hầu địa phương là Mã Đàng cùng hai con là Mã Siêu và Mã Đại (mà tưởng tượng là ba con chiến mã thấy trong mơ) nên ra sức triệt hạ, tưởng như đã diệt trừ hậu họa. Đến khi đã dành được tước vương, một đêm nằm mơ thấy lại cảnh "tam mã đồng tàu" năm xưa, mà cho đến lúc chết không thể đoán ra ai là kẻ thù của mình.
Thì ra cuối cùng sau khi con là Tào Phi soán ngôi nhà Hán, chính Tư Mã Ý, con là Tư Mã Sư rồi Tư Mã Viện là 3 con "ngựa" đã nối tiếp nhau đánh đổ nhà Thục, nhà Ngô và nhà Ngụy (của họ Tào) để lập ra nhà Tấn.
Câu chuyện này có liên quan đến hình tượng "Tam mã" trong phong thủy, mang nguyên khí của hành Thổ, đem lại tài lộc, công danh và phát huy thổ khí. "Tam mã" cũng là hình tượng của tờ tiền 50 đồng Việt Nam Cộng Hòa - 1972.

10/ Ngựa gỗ thành Troy
http://tienlixi.com/ - Tiền Lì Xì .com chuyên bán tiền con ngựa giá rẻ - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Đánh mãi 10 năm không hạ được hành Tro
y, quân Hy Lạp do tướng Odyxê chỉ huy dùng một con ngựa gỗ rất to, trong bụng chứa sẵn nhiều quân mai phục. Quân Hy Lạp làm ra vẻ thua bỏ chạy. Quân thành Troa sung sướng kéo ngựa gỗ đem vào thành. Nửa đêm, từ trong bụng ngựa quân Hy Lạp xông ra cướp được thành. Sự tích chú ngựa thành Troa bao hàm ý nghĩa "âm mưu được chứa trong vỏ bọc tỏ ra hiền lành đẹp đẽ".


11/ Ngựa Trigger
- chú ngựa thông minh nhất
http://tienlixi.com/ - Tiền Lì Xì .com phục vù tiền lì xì tết 2014, hình 3 con ngựa - 0983 612 912 hoặc 0935 823 853

Đó là chú ngựa đực da vàng, bờm dài, từng là một diễn viên điện ảnh.
Trước đây, Trigger tên là Golden Cloud, xuất hiện trên màn bạc lần đầu tiên qua phim Adventures of Robin Hood (Những cuộc phiêu lưu của Robin Hood).
Chú ngựa này còn tham gia trong rất nhiều phim khác và diễn xuất rất tốt nên được mệnh danh là chú ngựa thông minh nhất thế giới.
Nay, Trigger đã chết, nhưng bộ da của chú ngựa diễn viên này vẫn còn được căng qua một hình mẫu ngựa bằng chất dẻo trong Viện Bảo tàng Roy Rogers - Del Evans ở California, Mỹ.



Năm Ng tn mn v nga
                                                                                                                      Nguyên Trần
                         alt
               Theo thông lệ hằng năm, cứ Tết con gì nói chuyện con đó, năm nay là năm Giáp Ngọ nên tôi lại có dịp tản mạn cùng chư vị độc giả về một con vật oai hùng được nhắc nhở nhiều trong thập nhị địa chi là con ngựa cũng là con vật cầm tinh mạng tuổi của người viết.
               Về đời sống khoa học, loài ngựa hoang hiện diện trên quả đất nầy từ 55 triệu năm qua, nhưng chỉ được con người thuần hóa vào khoảng 4.000
năm trước Công Nguyên.
               Còn về sự sinh sản thì ngựa cái (Mares) mang thai lối 340 ngày và thường chỉ sinh ra có một ngựa con. Ngựa là loài sinh vật sớm phát triển, ngưa con (Foal) thường sinh ra vào mùa Xuân và chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh là chúng có thể đi đứng chạy nhảy được.
               Đời sống trung bình của ngựa từ 25 tới 30 năm. Theo thống kê, con
ngựa sống lâu nhất là con Old Billy ở thế kỷ thứ 19 sống tới 62 tuổi . Riêng trong thế kỹ thứ 21 con ngựa đạt kỷ lục sống thọ là con Sugar Puff (có ghi trong sách Guinness) sống được 56 năm,mới chết năm 2007.  

                   alt        
       Ngựa trung bình cao 1.60m năng 500 kg, tuy nhiên có giống to lớn như Mammoth cao tới 2.20m và nặng 1.000kg. Ngựa thường có màu trắng, đen, nâu, hạt dẻ. Ngưa chạy trung bình 50 km/giờ. Riêng ngưa đua thì tốc độ có thể lên tới 88km/giờ. Tuổi lý tưởng của ngựa đua là từ 5 tới 8 tuổi là độ sung sức nhất của đời sống con ngựa.
               Hiện nay có tới 300 giống ngựa khác nhau trên thế giới.
Theo bộ môn sinh vật học thì ngựa có nhiều danh từ khác nhau tùy theo số tuổi và giới tính:
          - Foal:dưới 1 tuổi
          - Yearling:1 tới 2 tuổi
          - Colt:từ hai tới 4 tuổi
          - Filly: ngựa cái dưới 4 tuổi
          - Mare:ngựa cái trên 4 tuổi
          - Stallion:ngựa đực không thiến trên 4 tuổi
          - Gelding:ngựa đực thiến ở mọi tuổi
               Ngựa lùn (Pony) khác với ngựa thường về chiều cao. Pony chỉ cao dưới 1.42m và có bờm dày, đuôi dày và cả thân dày. Chân và cổ ngắn hơn. Tuy nhiên pony rất nhanh nhẹn khỏe mạnh. Chính vì thế mà trong phim cao bồi viễn tây 1959 Rio Bravo (starring John Wayne, Dean Martin, Ricky Nelson, Angie Dickinson người đẹp tóc vàng chân dài đã có bảo hiểm cặp giò trị giá 2 triệu mỹ kim thời giá thập niên 50) từ ông cò John Wayne cho tới nhân viên cảnh sát sữa Ricky Nelson chưa bắn đã run và cả dân giang hồ tứ chiến như Dean Martin đều xài pony. Thế nên có bản nhạc trong phim là My Riffle, My Pony and Me do hai tài tử ca sĩ Dean Martin và Ricky Nelson hát.
                               alt
               Ngựa có 13 màu khác nhau nhưng tựu trung thường là đen, trắng,
xám,nâu hồng. Ngoài ra còn có loại ngựa mà thân mình có những sọc màu đen gọi là ngựa rằn (zebra)
                                  alt
               Ngựa có thể ngủ đứng hay nằm và chỉ cần lối 3 tiếng một ngày là đủ nhất là không cần ngủ thắng một giấc.
               Ngựa cần nhiều nước, trung bình một con ngựa phải uống ít nhất là 40 lít nước mỗi ngày,
               Theo thống kê của tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO:Food and Agriculture Organization) thì tổng số ngựa trên thế giới có khuynh hướng giảm dần mỗi năm. Năm 2010 từ tổng số 60.001.310 xuống còn 59.584.428 năm 2011 và tới năm 2012 thì con số là 58.472.151 mà trong đó đứng đầu là Mỹ với 10.150.000 con.
               Ngoài ra có những con tuy không thuộc dòng họ ngựa những cũng mượn tên ngựa như cá ngựa (seahorse), bọ ngựa (mantis),hà mã (hippopotamus)
               Có lẽ trong các loại gia súc, ngựa là loài thú được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử, trong dân gian và cả huyền thoại.
               Nói tới ngựa là phải nhắc tới đoàn ngựa viễn chinh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hản đã chinh phục gần cả Âu Châu kể cả Đức, Nga vào thế kỷ thứ 13. Ngựa Mông Cổ đã mạnh chạy nhanh lại thêm mỗi kỵ sĩ có từ 2 tới 4 con ngựa để thay đổi khi chúng mệt nên đội kỵ binh Thành Cát Tư Hản đã bách chiên bách thắng tới độ Thành Cát Tư Hãn tự cao ngạo:“Thật là dễ dàng để chinh phục thế giới từ phía sau một con ngựa” (It’s easy to conquer the world from the back of a horse).
alt
               Ai đã từng đọc truyện Tam Quốc chắc đều biết tới hai con chiến mã hay cũng có thể gọi thần mã nhưng sát chủ là ngựa Xích Thố và Đích Lư.
               Con Xích Thố màu đỏ thẩm vốn là ngựa của tướng trẻ đẹp trai Lữ Bố, sau đó Tào Tháo giết Bố và dâng ngựa quý cho tướng quân Quan Vân Trường để mua lòng. Chính vì điểm nầy mà sau đó Tào Tháo bị kế hỏa công của Khổng Minh đánh tan tành trên sông Xích Bích, kéo đám tàn quân chạy tới Huê Dung Đạo thì gặp quân của Quan Vân Trường chận đường, Tháo bèn ca bài con cá nên Quan Vũ nhớ chút ân tình xưa mà tha mạng cho Tào Tháo (Tha Tào) để cam đắc tội và bị quân sư Khổng Minh ra lệnh chém đầu nhưng nhờ có Lưu Bị xin tha cho tội chết.
               Riêng ngựa Đích Lư lại là con ngựa màu trắng oan nghiệt sát chủ. Nó là ngựa của Lưu
Bị nhường lại cho quân sư Bàng Thống. Thống vì tình nghĩa với Lưu Bị nên tình nguyện mang quân tới Tây Xuyên đánh nhà Thục của Lưu Chương (cháu Lưu Bị) nhưng tới đồi Lạc Phượng thì bị Trương Nhiệm phục binh loạn tiễn cả Bàng Thống và ngựa Đích Lư đều chết.
alt
              Dã sử phương Tây cũng có con ngựa nổi tiếng vào thế kỷ 12 là ngựa Trojan Horse hay là ngựa gỗ thành Troy(wooden horse of Troy). Chuyện kể lại cuộc chiến giữa quân Hy Lạp giúp vua Memelaus đánh quân Trojans để đòi vợ là nàng kiều nữ Helen bị hoàng tử Paris dụ dỗ. Tướng tài ba của Hy Lạp là Achilles bị Paris biết Achilles có chỗ tử huyệt là gót chân (Achilles Heel) vì không được thắm máu rồng nên bắn tên vào đó giết Achilles khiến quân Hiy Lạp không đánh chiếm được thành Troy. Họ bèn lập mưu chế tạo ra con ngựa gỗ lớn chứa 30 lính thiện chiến trong đó rồi bỏ ngay trước thành Troy. Quân Trojans ăn mừng chiến thắng kéo con  ngựa gỗ vào thành như chiến lợi phẩm.
     Tới nửa đêm, quân Hy Lạp nằm trong ngựa lẳng lặng mở cửa ngay bụng con ngựa leo xuống mở cổng chính để quân Hi Lạp đang phục kích bên ngoài tràn vào tiêu diệt quân Trojans.
       Sài Gòn năm 1956 có chiếu cuốn phim Helen of Troy do nữ tài tử kiều nữ mắt xanh Rosana Podesta và nam tài tử Jack Sernas đóng vai chính đã ghi lại câu chuyện nầy. Nếu Tây Phương có con ngưự gỗ thì Việt Nam chúng ta cũng có con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương phun ra lửa chở Ngài đi đánh tan giặc Ân xâm lược.
               Truyện cổ La Hy cũng có nhắc tới Đại Đế A Lịch Sơn (the Great Alexander) vua xứ Macedonia và là học trò của triết gia Aristote, với con ngưa bất kham Bucephalus (chỉ có ông là người duy nhất thuần hóa được nó) đã chinh phục hết vùng trời Á Rập,Tây Á, Trung Á ...truyền bá văn minh văn hóa tới mọi nơi làm rạng danh đế quốc Hy Lạp.
                         alt
               Bức tượng Đại Đế Alexander đang thuần hóa con ngựa Bucephalus
               Ngựa rất gần gũi trong đời sống hằng ngày của con người. Thê nên có rất nhiều câu nói mượn ngựa để mô tả nề nếp sinh hoạt, cá tính con người trong xã hội.
               Thí dụ như để chỉ nhân tình chia sẻ với nhau lúc hoạn nạn thì người ta nói“một con ngưa đau cả tàu không ăn cỏ”. Người ta gọi những người còn trẻ hăng say quá lố là “ngưa non háu đá”.Với những người gian ác kết hợp lại với nhau thì có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Muốn đền ơn đáp nghĩa thì “làm thân trâu ngựa, làm thân khuyển mã”(Tái sinh chưa dứt hương thề-Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai-Kiều”. Mấy bà già trầu thời xưa thường la mắng con gái lả lơi là “Đừng có ngựa quá nha” hay nặng hơn là “đồ đ. ngựa”.Làm việc vất vả cực nhọc quá thì xem như là “thân trâu cày ngựa cỡi”. Giới giàu sang phú quý thì “lên xe xuống ngựa” (Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm-Kiều. Mùi phú quý nhử làng xa mã-Bả vinh hoa lừa gã công khanh-Cung Oán Ngâm Khúc. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,Nền cũ lâu đài bóng tịch dương-Thăng Long thành hoài cổ). Ca ngợi người độ lượng quân tử là “không đánh người ngã ngựa” hay “anh hùng mã thượng”. Đề cao tình đoàn kết bạn bè qua câu “ ngựa chạy có bầy, chim bay có đàn”. Chỉ tật xấu hay thói quen khó chừa “ngựa quen đường cũ”. Còn với những người tài giỏi nhưng khó tính “ ngựa chứng là ngựa hay”. Cái mode thời thường ở Sài Gòn ngày xưa là mấy cô gái trẻ ngay cả em bé gái thích cột tóc đuôi ngựa (pony tail-queue de cheval).Muốn đánh giá việc làm hay thành quả phải xem xét trong một thời gian dài như là “trường đồ tri mã lực-đường dài mới biết ngựa hay”. Việc may rủi ở đời thật khó lường là chuyện “tái ông thất mã”. Việt Nam chúng ta vào cái thời tôi còn mài đũng quần ở ghế nhà trường thì thường thường nhà nào cũng có một cái giường cở queen size bằng hai hay ba tấm ván gõ đen mun láng bóng kẹp sát nhau gọi là bô ván ngựa hay ngựa gõ mà Tết đến thì chủ nhà thường trải chiếu bông lên đãi tiệc hay đậu chếnh tứ sắc, cách tê... Một hình phạt tử hình thời cổ xưa là “voi dày ngựa xéo” hay “tứ mã phanh thây”. Trong cuộc đời nầy, có tranh tài thể thao có nhiều lúc một đội hay cá nhân không được chú ý mấy vì tầm thường mà giờ chót lại bất ngờ đoạt giải thì người ta gọi là “con ngựa ô” (dark horse). Cũng trong ý nghĩa đó, ở đời có nhiều công việc, kết cuộc không ai hy vọng trông mong gì mà lại xảy ra thì thiên hạ gọi là “ngựa vè ngược”. Những teenager bắt đầu lớn lên xinh đẹp thì người ta gọi là “trổ mã”. Ngựa chạy nhanh gọi là “ngựa phi nước đại” còn chạy chậm lại thì là “nước kiệu”. Ngày xưa các toán quân cỡi ngựa gọi là kỵ binh. Mấy chú nài ngựa đua càng trẻ tuổi càng nhẹ cân càng tốt, nhắc tới ngưa đua là phải nhắc tới trường đua Phú Thọ Sài Gòn là nơi từng giúp cho nhiều người...sớm tán gia bại sản. Cảnh Sát Hoàng Gia Gia Nả Đại (RCMP:Royal Canadian Mounted Police) có một đội cảnh sát viên cỡi những con ngựa to lớn trông thật hùng dũng. Những anh chàng họ Sở sau khi “rởi đứa con trong bụng” người đẹp rồi hát bài tẩu mã hay là “quất ngựa truy phong”. Ngày xưa ở Việt Nam, giới trưởng giả có thói quen cầu kỳ nhưng tàn nhẫn là cho ngựa ăn trà rồi mổ bụng lấy trà từ bao tử ngựa pha trà uống mà theo họ là rất thơm ngọn và bổ vì trà thắm chất vị toan từ ngựa, đó là “trảm mã trà”.Trên trường chính trị nhiều lúc người lãnh đạo hay giới chức quan trọng bị truất phế rồi thay thế bất ngờ thì người ta gọi là “thay ngựa giữa dòng”. Thời chiến tranh Quốc Cộng, trong lực lượng quân đội đồng minh chiến đấu tại Việt Nam, Đại Hàn có sư đoàn Bạch Mã thiện chiến mà Việt Cộng mỗi khi đụng độ với họ là hồn phi phách tang chạy tóe khói. Đi thăm viếng thắng cảnh trong thời gian ngắn ngủi không thưởng thức gì nhiều thì chẳng khác nào “cưỡi ngựa xem hoa”. Quân sĩ thời xa xưa cưỡi ngựa ra trận bảo vệ giang sơn bờ cõi với lý tưởng “da ngưa bọc thây” (Chí làm trai dặm nghìn da ngựa-Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao-Chinh phụ ngâm khúc). Ám chỉ những người bất lương tàn ác người ta gọi là phường “đầu trâu mặt ngựa”. Những người có tính cương trực, ăn ngay nói thẳng được xem là “thẳng ruột ngựa” (vì phần ruột già nối từ bao tử tới ruột non ngựa dài cả thước, rất thẳng và to).Trước khi đoàn kỵ binh lên đường giết giặc thì người hậu phương luôn chúc tụng “mã đáo thành công”. Tướng Triệu Tử Long thời Tam Quốc nhờ có cú hồi mã thương vô địch mà giúp Lưu Huyền Đức gây dựng cơ đồ. Danh thủ cờ tướng Đặng Thanh Mai nổi tiếng một thời Sài Gòn, đánh cờ huề với kỳ vương Hồng Kông Lý Chí Hải nhờ tài xử dụng con ngựa với thế pháo đầu bình phong mã tuyệt chiêu. Đánh cờ tướng mà gài được con tướng địch vào thế mã thành điền trong vòng chiếu tướng thì cấm chắc cái thắng. Đàn ông lâm chuyện gối chăn trong khi mệt mỏi có thể bị “thương mã phong” rồi đi luôn như tài tử Lý Tiểu Long với nàng nữ kiều nữ Đinh Phối chết năm 1973 tại phòng ngủ người đẹp ở Hồng Kông. Về cái chuyện “ngã ngựa trên đỉnh Vu Sơn” thì người viết nghe kể lại rằng ngày xưa mấy bà mẹ đạy dỗ con gái khi xuất giá vu quy thì lúc nào cũng ghim cái móc tai vào búi tóc hay giữ trong túi áo để khi “thẳng nó” có lỡ bị thượng mã phong ra thì phài lập tức lấy móc tay chích ngay vào xương khu thì cứu được. Hư thực thế nào phải hỏi lại quý bà mới được. Chỉ biết rằng Việt Nam thời đó, móc tai bán chạy như tôm tươi vì mấy bà dành nhau mua hết ráo. Để chỉ những thuyền trưởng hai tàu (chữ của nhà văn Văn Quang ám chỉ đàn ông hai vợ) mà sống chung hòa thuận trong một nhà- nhà em xin bái phục-người ta có câu ví von là “một ngựa hai yên”, ngược lại cũng có câu phê phán là “ngựa nào mà gác hai yên”. Chiếc xe đạp ngày xưa Việt Nam ta gọi là “ngựa sắt”. Hồi nhỏ, tôi rất thích tới trò chơi cá ngựa với những đầu ngựa bằng nhưa bốn màu xanh đỏ trắng vàng và con xúc xắc đổ xuống chén để xem số bước mà đưa ngựa mình về tới mức ăn thua ai về trước nhất thì thắng.
               Truyện Tây Du kể chuyện Tôn Hành Giả có 72 phép thần thông biến hóa nhưng bị Ngọc Hoàng ém tài cho giữ chức vụ Bật Mã Ôn(người giữ ngựa) nên Hành Giả tức giận múa thước bảng náo loạn thiên đình. Cũng trong truyện Tây Du con ngựa trắng đưa thầy Đường Tam Tạng qua Tây Phương Phật thỉnh kinh vốn là con rồng thần con Long Vương vì làm bể viên ngọc của Ngọc Hoàng nên bị đày làm ngựa cho Tam Tạng. Còn truyện Bá Lý Hề là người thông minh uyên bác nhưng chưa gặp thời phải lận lận lao đao còn bị
bị Sở Vương nghi ngờ bắt phải chăn ngựa mãi tới năm 70 tuổi mới được Tần Mục Công biết là người hiền tài cho đón về phong quan tước Tả Thừa Tướng.
                         alt
                                                   Xe thổ mộ Sài Gòn
         Thác Niaga Falls ở Bắc Mỹ gồm có hai thác:thác nhỏ là America Falls ở bên Buffalo(Mỹ), thác lớn hơn và được hằng triệu du khách tới thăm viếng là thác Horse Shoe (vì có hình thể móng ngựa) nằm tại thành phố Niagara. Đơn vị đo lường sức mạnh các máy xe hơi, máy tàu, máy bôm...được gọi là mã lực (horse power).
               Tại Tòa Án, phạm nhân đứng ngay sau một hàng rào thành gỗ sơn đen gọi là Vành Móng Ngựa vì có hình thù giống cái móng ngựa.
         Ở Texas và Calgary thường tổ chức những cuộc thi lái ngựa chứng gọi là Rodeo Drive Contest.                                          
               Chắc tất cả chúng ta không bao giờ quên hình ảnh chiếc xe thổ mộ với vó ngựa lọc cọc chở bạn hàng từ chợ Bến Thành vô Bà Chiểu, Tân Định, Bà Quẹo. Đó là một hình ảnh kỉ niệm khó quên của Sài Gòn một thời êm đềm trên quê hương.
               Trong nền văn thơ ca nhạc Việt Nam kim cổ , ngựa cũng chiếm một vị trí quan trọng. Khi còn học Việt Văn Đệ Nhất Cấp, chắc chúng ta còn nhớ cău truyện “Lục súc tranh công” của tác giả Vô Danh kể chuyện sáu con vật nuôi trong nhà là Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà , Heo tranh nhau kể công với chủ nhà mà gây gỗ um sùm khiến ông chủ phải can thiệp. Chú ngựa nhà ta có câu nói mà cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ: “Ớ! Này, này, tao bảo chúng bây-Đố mặt ai dày bằng mặt ngựa”. Nói về nỗi lòng của những người xa xứ nhớ quê hương như thân phận chúng ta hiện nay, có câu “Hồ mã tê Bắc phong-Việt điểu sào Nam chi”.
Tương tự như thế cũng có câu:
“ Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai-Nước sông trong chảy lộn sông ngoài-Thương người xa xứ lạc loài tới đây”. Để đề cao giá trị lời nói, người ta có câu: “Nhất ngôn ký xuất.tứ mã nan truy”. Nhà thơ Nguyễn Bính với bài thơ “Trăng sáng vườn chè” tả lại cảnh quan trạng nguyên vinh quy bái tổ về làng như sau: “Chồng tôi cỡi ngựa vinh quy-Hai bên có lính hầu đi dẹp đàng”. Chàng trẻ tuổi trong Chinh Phụ Ngâm Khúc oai hùng khoác chiến bào lên ngựa chiến chinh:
alt
Thi cưỡi ngựa chứng tại Calgary
         “Áo chàng đỏ tựa rán pha-Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”.
               Dân ca Việt Nam có bài hát nổi tiếng “ Lý Ngựa Ô” thật tình tứ dễ thương với những câu: “ Khớp con ngựa ngựa ô-Khớp con ngựa ngựa ô-Ngựa ô anh khớp-Anh khớp cái kiệu vàng-Ứ ư ừ ứ ư- Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen-Búp sen lá dặm,dây cương nhuộm thắm-Cán roi anh bịt đồng thòa-Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng-Anh đưa nàng về dinh-Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng-Anh đưa nàng về dinh....”
               Riêng về tân nhạc cũng có những bản nhạc “ngựa” nổi tiếng như “Ngựa phi đường xa” của Phạm Đình Chương, “Vết thù trên lưng ngựa hoang” và “Ngựa hồng” của Phạm Duy.
               Trên thế giới ít có người ăn thịt ngựa nhưng ở Việt Nam ngày nay thịt ngựa là món ăn nổi tiếng và phổ biến, nó được bày bán tại rất nhiều quán nhậu và nghe nói là ngon ngọt mềm và rất bổ dưỡng.
               Để kết thúc bài nầy, người viết xin kể hầu quý vị một câu chuyện vui sau năm 1975, có một gia đình nọ tính chuyện vượt biên nhưng bà vợ còn tin chuyện dị đoan may rủi nên tới nhờ ông thầy bói xem lành dữ thế nào. Thầy gieo quẻ xong đưa cho bà một tấm hình có con rùa ở tay trái rồi con ngựa ở tay phải. Bà chủ nhà bèn hỏi tấm hình nầy có liên quan gì tới chuyến đi của bà thì ông thầy bói nói: “ Có chứ! Kết quả là chuyến đi suôn sẻ vì như bà thấy con rùa là quy còn con ngựa là mã, quy mã tức là Qua Mỹ đó !!!”
               Bài viết về ngựa xin chấm dứt ở đây. Thân chúc quý độc giả một năm Giáp Ngọ nhiều an bình thịnh vượng. Đặc biệt riêng quý ông thì may mắn phát tài để có nhiều dịp “cỡi ngựa đưa nàng về dinh”
                                               Mississauga Xuân Giáp Ngọ 2014
                                                            Nguyên Trần
( http://ucchau.ndclnh.com)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét