Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

CÂU CHUYỆN VỀ NGỰA 6 (trò chơi-trời cho)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Quân Mã trong cờ Tướng

Cờ Tướng là trò chơi được ưa chuộng và phổ biến hiện nay. Với cờ Tướng người chơi được tha hồ giải trí và nâng cao khả năng , sức sáng tạo của mình. Không như các trò chơi thông thường, cờ Tướng chinh phục người chơi bằng khả năng trí tuệ và bỏ qua những tính hên xui. Trong cờ Trướng, người chơi sẽ áp dụng cho mình nhiều thủ thuật khác nhau để làm nên chiến thắng. Trong đó, biết cách sử dụng những quân cờ mạnh là một trong những điều mà người chơi quan tâm.
Quân Mã là một quân cờ tương đối mạnh trong bàn cờ Tướng, nó là quân cờ đại diện cho kỵ binh. Từ thời xưa, khi giao thông chưa phát triển thì ngựa là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất ở vùng rừng núi và càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kỵ binh dũng mãnh.
Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi không giống ai: Đi theo hình chữ nhật. Đáng lẽ nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó, nhưng luật chơi không cho phép nên nó đành “phi nước Kiệu”, một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh. Trên bàn cờ nó không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đâu thì nhảy, vì có nhiều chướng ngại
Trong bàn cờ Tướng: “Xe mười – Pháo bảy – Ngựa ba”. Theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, mà giá trị của Pháo gấp đôi. Cờ tướng càng ngày càng phát triển, các chuyên gia nghiên cứu sâu và đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính cách khoa học hơn, theo đó:
- Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1
- Quân Tốt khi đã qua sông = 2
- Quân Mã = 4,5
- Quân Pháo = 5
- Quân Xe = 10…
Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ
Nếu quân Mã đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó có thể kiểm soát đến 8 vị trí nên người chơi thường gán cho nó danh từ mỹ miều “Bát diện uy phong”, nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí. Trong các nước tấn công của Mã mà quân Tướng đối phương sợ nhất là:
Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Tướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí.

* Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Tướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ.
* Song Mã ẩm tuyền: Hai Mã cùng uống nước suối – chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã – cũng là một đòn rất lợi hại.
* Tiền Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương.
Tóm lại:
Mã là quân cờ mạnh trên bàn cờ Tướng với những nước đi thâm hiểm và hóc búa nhất. Bạn nên biết cách áp dụng quân Mã một cách xuất sắc nhất nhé
(http://choicotuong.net) 


“Điếu ngư mã sát” độc chiêu cờ Tướng


“Điếu ngư mã sát” độc chiêu cờ Tướng

Càng ngày càng nhiều những trò chơi giải trí ra đời nhằm mang lại cho người chơi những giây phút thư giãn và thoải mái. Nhưng không vì thế mà cờ Tướng mất đi chỗ đứng của mình. Mà ngược lại, cờ Tướng đã chiếm được tình cảm của đông đảo ngưởi chơi. Khi đến với cờ Tướng, người chơi sẽ chứng kiến những nước cờ hấp dẫn, cân não được tính toán kỹ lưỡng từ các kỳ thủ. Thêm vào đó, với những thế cờ “độc chiêu” được áp dụng trong suốt cuộc chơi là những gì cờ Tướng mang lại.
Thế cờ Ngựa câu cá được xem là một thế cờ hay, còn gọi là “Điếu ngư mã sát”. Chiêu này khác độc đáo và rất vui.
Tương quan lực lượng như sau:
- Quân đỏ: 1 Sĩ, 1 Xe, 1 Mã và 1 Tốt.
- Quân đen: 2 Sĩ, 1 Tượng, 1 Mã, 1 Xe.
Quân đen đang ở trong tư thế chiếu bí quân đỏ, chỉ cần quân đen đưa Xe xuống chiếu bí là có thể bị thua ngay lập tức. Nhưng không có gì là không thể khi quân đỏ đang cố xoay chuyển tình thế để chiến thắng quân đen.
Trước tiên hãy dùng Tốt đỏ đánh thẳng vào Sĩ đen, với tư thế này mình sẽ dụ cho quân Tướng ăn vào quân Tốt. Đúng như dự tính ban đầu, Tướng đen đã ăn ngay Tốt đỏ. Lúc này, Tướng đen sẽ bị Mã đỏ chiếu Tướng. Nếu quân Tướng đen đi lên mình sẽ dùng co Xe đỏ chiếu qua, lúc này Tướng không thể đi được nữa.
Ngựa câu cá là một thế cờ dùng con Mã “câu” để đưa Tướng vào thế bí.
( 138.com.vn)



Ván cờ "VÓ NGỰA TRƯỜNG CHINH"
Triệu Hâm Hâm sinh năm 1988,người huyện Ôn Lĩnh tỉnh Chiết Giang,là 1 kỳ thủ xuất chúng trên kỳ đàn Trung Quốc hiện nay.Trước đây khi còn nhỏ là học trò của Vu Ấu Hoa tiên sinh.Sau 1 thời gian được chuyển sang tập huấn cùng Đông đạo chủ của Triết Giang kỳ hội là Đặc cấp đại sư Trần Hàn Phong kỳ nghệ thăng tiến cực nhanh.Triệu Hâm Hâm đã nhiều lần giành chức vô địch giải trẻ toàn tỉnh cũng như toàn quốc.Năm 2002,sau khi giành ngôi vô địch giải thiếu niên toàn quốc,được phong Tượng kỳ đại sư,Triệu Hâm Hâm được chọn tham gia đội tuyển Trung Quốc thi đấu tại giải Châu Á lần thứ 12 và đoạt ngôi vô địch thiếu niên năm đó.Năm 2004,đứng 4 trong cuộc đấu Tượng kỳ đại sư toàn quốc.Tháng 8 năm 2006,tham gia giải đấu Dương Quan Lân Bôi lần thứ 2 và giành ngôi vô địch.Đến tháng 12 năm 2006,tham gia giải Tượng kỳ đại sư toàn quốc tranh cúp Giao Thông Kiến Thiết Bôi lại đoạt được ngôi vị quán quân.Một năm sau đó vào tháng 9,năm 2007 tại Nội Mông Cổ,tham gia giải cá nhân toàn quốc tranh cúp Y Thái Bôi và oanh liệt đặc vị quán quân trở thành người thứ 13 trong lịch sử Trung Quốc có được vinh dự này.Sau giải được tấn phong danh hiệu Đặc cấp đại sư.Tháng 1 năm 2008,được mời tham dự Giải Ngũ Dương Bôi lần thứ 28 và đoạt vị trí thứ 3.Cũng vào thời gian này,tham chiến tại giải cờ nhanh Tứ hùng ở Quảng Đông đánh bại Hứa Ngân Xuyên và Triệu Quốc Vinh uy danh bắt đầu vang dội.Tháng 6 năm 2008 lại giành được ngôi vị cao nhất trong cuộc đấu Đặc cấp đại sư Gia Chu Bôi lần thứ 7 ở Sơn Đông biểu hiện đầy đủ tài năng,chính là 1 ngôi sao mới trong làng cờ Trung Quốc hiện nay.Sau đây xin giới thiệu 1 ván đấu hay của Triệu Hâm Hâm để mọi người cùng thưởng thức: tongue.gif

-Huệ Châu,ngày 17 tháng 4 năm 2008:Triệu Hâm Hâm (Chiết Giang) tiên thắng Vạn Xuân Lâm (Thượng Hải):

Đây là ván đấu thứ 3 nằm trong trận đấu lượt đi giữa 2 đội là Chiết Giang và Thượng Hải tại giải Vô địch các đội tuyển cờ tướng quốc gia Trung Quốc năm 2008 vừa mới diễn ra tại TP Huệ Châu tỉnh Quảng Đông.Ván này Triệu Hâm Hâm được quyền đi trước,cầm quân đỏ đóng Pháo đầu,cất quân nghìn trùng,vượt núi băng rừng,ngày đêm không nghỉ tiến đánh lão tướng kỳ cựu Vạn Xuân Lâm bên phía Thượng Hải.
...
(Trích từ xiangqiclub.com)



Xem ván cờ tại đây:

http://www.01xq.com/e_game_view.asp?id=002008BCACF31C

Vành móng ngựa và tính nhân văn

Trên Lao Động Cuối tuần số ra ngày 22.4, có đăng bài “Trước vành móng ngựa là trước cái gì” giải thích sự hiện diện của chiếc vành móng ngựa- nơi dành riêng cho các bị cáo đứng trong các phiên tòa, phổ biến không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới.

Đây cũng là một vấn đề hay mà không ít người thắc mắc, nó có liên quan gì đến hình thức của hoạt động tòa án? Giải thích mối băn khoăn này, PGS-TS Phạm Văn Tình, tác giả bài viết đã lý giải: “Sao người ta không nói là “vành móng trâu”, “vành móng bò”...? Điều này cũng có nguyên do của nó. Số là, trước đây ở La Mã, khi xử tội, trừng trị các phạm nhân, người ta thường dùng ngựa để xé xác hoặc dày xéo lên thân thể của họ”.
Tôi nghĩ rằng giải thích như vậy chưa ổn. Theo tác giả, hình thức vành móng ngựa có xuất xứ từ La Mã. Đây là một trong những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Châu Âu, tồn tại suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ VI sau CN). Một trong những thành tựu quan trọng nhất của đế quốc này là nhà nước điều hành xã hội qua một bộ luật hoàn chỉnh và có ảnh hưởng đến hầu hết đến luật pháp các nước Châu Âu cho đến ngày nay. Vành móng ngựa trong phiên tòa của nước ta hiện nay, không khác bao nhiêu so với vật tương tự công dụng được đặt ở các tòa án khắp nơi trên thế giới. Trong tiếng Anh, gọi đây là bar (of courts) hay bar (of judicature)...
Trong tiếng Pháp là barre (au tribunal)... được thiết kế giống theo hình chiếc móng ngựa, nên từ hình dáng này tiếng Việt quen gọi nó là vành móng ngựa. Nếu bảo rằng, chiếc vành móng ngựa dành cho các bị cáo đứng trong phiên tòa xuất phát từ hình thức tử hình xé xác, dày xéo bằng ngựa theo luật La Mã thì chưa chính xác, vì không phải ai cứ bị truy tố ra trước tòa án La Mã cũng đều là tội nhân bị tuyên án tử hình. Vả lại hình luật phạt tử hình trong luật La Mã tùy thuộc vào giai cấp mà hình phạt được áp dụng theo các hình thức hành hình khác nhau. Chỉ có thành phần dân tự do thì bị xử chết bằng thiêu hoặc cho ngựa xé; nô lệ thì bị giết chết bằng đóng cọc xuyên qua người hoặc dìm chết. Nhưng đối với giới quý tộc và binh lính thì bị chém bằng gươm. Ngoài ra thời cổ đại, tại Trung Quốc và vài nước khác cũng có phương pháp hành hình “Tứ (ngũ) mã phanh thây” chứ không chỉ có tại đế chế La Mã. Vậy chiếc vành móng ngựa mang ý nghĩa gì trong hình thức phiên tòa?
Ở Châu Âu, tập quán người dân nhiều nước sử dụng chiếc móng ngựa, khi treo trên tường hoặc phía trước cửa ra vào nhà, nó sẽ là công cụ linh thiêng bảo vệ gia chủ khỏi sự xâm phạm của cái ác và cái xấu. Ngoài ra với hình chữ U, khoảng không bên trong sẽ lưu giữ sự may mắn. Một truyền thuyết công giáo cho biết, Thánh Dunstan đã giam giữ một con quỷ nhỏ vào chiếc móng ngựa và treo nó lên cửa nhà. Từ đó các tín đồ sử dụng chiếc móng ngựa như một công cụ để xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu. Ngoài ra ở Châu Âu, chiếc móng ngựa có hình dạng giống Omega (©_), mẫu tự cuối trong bảng mẫu tự Hy Lạp, tượng trưng cho sự kết thúc, hoàn tất.
Từ thời cổ đại, luật La Mã đã quy định, trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong quy trình Tố tụng hình sự hiện nay của luật pháp hầu hết các nước. Nguyên tắc này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động pháp lý. Ở nước ta, nguyên tắc “suy đoán vô tội” được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự với nội dung: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Nguyên tắc này thể hiện quyền được xét xử công bằng của bất kỳ người bị buộc tội nào. Trong Thông tư số 2225 HCTP của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn: “Không nên có định kiến rằng hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như với người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để tòa án có thái độ hoàn toàn khách quan”.
Từ tập quán lâu đời của người Châu Âu về chiếc móng ngựa, kết hợp với các nguyên tắc pháp lý được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia, có thể thấy, chiếc vành móng ngựa đặt trước mặt bị cáo trong phiên tòa mang một ý nghĩa hết sức nhân bản. Nó được hiểu như biểu trưng của nguyên tắc “suy đoán vô tội”, hàm ý bảo bọc chở che người vô tội trước định kiến (nếu có) của người “cầm cân nảy mực”, đồng thời chính nó cũng sẽ là vật cầm giữ cái xấu hay sự kết thúc một tội ác, chống lại con người. Hay chính xác hơn, nó biểu hiện cho nền văn minh nhân loại, thể hiện dưới góc độ luật học, hơn là nhằm thể hiện “sự nghiêm minh và hà khắc của pháp luật” bằng voi giày, ngựa xé, như bài báo trước đó đã dẫn.
Nguyễn Trung Hiếu
( .baomoi.com)

HÌNH ẢNH MÓNG NGỰA VÀ VÀNH MÓNG NGỰA




 Mã lực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mã lực (viết tắt là HP - horse power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
  • 1 HP = 0,736 kW ; hoặc
  • 1kW = 1,36 HP.
Ví dụ: Con tàu đánh có công suất là 300 mã lực, thì có nghĩa là có 300 x 0,736= 221 kW.

 

Thượng mã phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thượng mã phong hay còn gọi là Phạm phòng, (có một số nơi người ta gọi là "trúng phong, trúng phòng") là một hiện tượng có thể gây đột tử hoặc để lại di chứng ở con người khi sinh hoạt tình dục ở một số điều kiện nhất định. Đông y gọi là chứng tẩu dương, nếu chứng tẩu dương xuất hiện khi đang giao hợp gọi là thượng mã phong, nếu xuất hiện sau khi đã giao hợp xong gọi là hạ mã phong.

Biểu hiện

Đây là một hiện tượng có thể xảy ra trong quan hệ nam nữ (hoặc quan hệ tình dục). Gặp trường hợp này, người đàn ông đã rơi vào trạng thái "sốc", lúc này người phụ nữ không nên bàng hoàng, cần phải có sự bình tĩnh. Trước tiên, hãy khoan lấy dương vật của đàn ông ra khỏi âm đạo của mình mà lấy ngay một vật nhọn (có thể là trâm cài tóc, hoặc kim khâu) châm mạnh vào xương cụt của người nam, tiếp sau đó, ấn vào huyệt nhân trung (nằm trên môi, đoạn từ mũi đến môi trên). Hoặc theo truyền miệng, nếu không có sẵn vật nhọn, người phụ nữ có thể nhổ lông mao (nếu có, thường nằm ở xung quanh hậu môn của đàn ông). Sau đó, từ từ và nhẹ nhàng đưa người đàn ông nằm xuống, xoa đều toàn thân, kết hợp kích thích hô hấp. Không nên ngại ngùng vì việc này vì lúc này chỉ có người phụ nữ mới có thể cứu mạng sống của người đàn ông mà thôi. Người phụ nữ cần xác định "Bây giờ hoặc không bao giờ", và sau đó nhanh chóng đưa người đàn ông đến bệnh viện.

Xử lý

Theo quan điểm y học hiện đại, thượng mã phong là tình trạng đột tử do trụy tim mạch, là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, trước hết người vợ phải hết sức bình tĩnh để nhẹ nhàng chồng ở tư thế nằm đầu thấp, hà hơi, thổi ngạt, nếu ngưng tim phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dù ở vào bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải cấp cứu ngay, cần người xung quanh trợ giúp, gọi cấp cứu và chuyển đến bệnh viện, nếu chậm trễ, người bệnh sẽ ngừng tim, ngưng thở không hồi phục.
Đột tử và ngất xỉu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do cơ thể nhất thời không đáp ứng được nhu cầu về ôxy ở não. Đối với người bị ngất xỉu, bất cứ trong trường hợp nào, việc tạo được một kích thích mạnh, như bứt tóc mai, hoặc vặt lông ở chỗ này chỗ nọ (chỗ nào càng nhạy cảm càng tốt) có thể làm cho nạn nhân đau quá mà hồi tỉnh. Theo truyền thuyết Đông phương, người con gái khi về nhà chồng thường được hướng dẫn lấy cây trâm cài đầu đâm vào vùng “nhạy cảm nhất” của người chồng, ở xương cùng, để đạt mục đích trên. Tương ứng với huyệt Trường CườngHội Âm trong Đông y, hai huyệt được cho là mang lại khoái cảm chủ yếu khi Quan hệ tình dục làm hưng phấn cơ thể cho cả hai phái nam và nữ. Không thấy nói nam giới phải làm gì khi chuyện này xảy ra cho người vợ.
Tất nhiên là nếu gặp trường hợp nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… thì cho dù đưa kịp đến bệnh viện cũng khó cứu sống, và tất nhiên là không có chuyện “trùm mền, trùm chăn” gì cả. Đó chỉ là “mắm muối” thêm cho vui.
Cách phòng ngừa đột tử: Chủ yếu là phòng ngừa các bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển và hiện đang ngày càng gia tăng ở nước ta.
Về xử trí ngất xỉu, nên nhẹ nhàng đưa chàng (hoặc nàng) nằm xuống, lấy dầu xoa ấm, nghỉ ngơi một lát là phục hồi ngay

Triệu chứng

Các triệu chứng
Sau khi xuất tinh, người nam đột nhiên biến sắc, mặt trắng bệch, hơi thở ngắn và gấp, lạnh, tay chân co giật...
Các trường hợp thường gặp
  • Những cặp nam nữ mới cưới, những người đi xa vợ lâu ngày gặp lại.
  • Do thể trạng cơ thể yếu
  • Trong lúc quan hệ mà thần kinh căng thẳng, hoặc quan hệ quá nhiều
Những điều không nên
  • Quan hệ trong trường hợp thể lực yếu.
  • Uống quá nhiều rượu, bia trước khi quan hệ
  • Quá căng thẳng về tinh thần.
  • Ham muốn quá mạnh.

Thống kê

Theo một nghiên cứu của Trung tâm pháp y (y khoa ứng dụng trong lĩnh vực điều tra hình sự) tại Frankfurt, Đức, cứ khoảng 30.000 ca khám nghiệm tử thi thì có 60 người chết trong lúc làm tình. Đa số là đàn ông, hầu hết là trong lúc làm tình với người chung gối mới, hay một người tình chứ không phải là vợ mình. Đàn bà hình như chết rất ít vì thượng mã phong, theo nghiên cứu đó 15 lần ít hơn là đàn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét