SIÊU QUẦN 42

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn

Huỳnh Huy Chương |
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn
Ảnh minh họa

Họ là những người không có chút đặc biệt nào về tài năng đến khi bị tai nạn và nhận được những điều thật phi thường.

1. Jason Padgett - Thiên tài toán học
Trước khi bị chấn thương nặng do tai nạn, Jason Padgett hoàn toàn không có biểu hiện gì là một người giỏi về toán học. Tuy nhiên, vụ tai nạn kinh khủng lúc Jason 30 tuổi đã vô tình biến ông trở thành một thiên tài.
Jason cho biết, ngay sau khi tỉnh lại cả thế giới xung quanh trong đầu ông luôn hiện hữu những công thức toán học phức tạp và ông có thể giải chúng một cách dễ dàng hơn người bình thường.
Một phần của bộ não Jason đã bị hư hỏng, tuy nhiên một phần hiếm đảm nhận xử lý tính toán của bộ não lại được sử dụng để bù đắp. Và do may mắn, Jason đã có được tài năng trở thành một thần đồng toán học.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 1.
2. Ken Walters - Thiên tài về hình vẽ kỹ thuật số
Ken Walters là một kỹ sư đã về hưu và đã bị một vụ tai nạn khiến ông phải ngồi xe lăn đến hết cả đời còn lại. Có lúc tưởng chừng như không còn điều gì tồi tệ hơn có thể trút xuống, thì vào năm 2005 ông Ken đã bị một cơn đột quỵ tại nhà riêng.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 2.
Cuộc đời đầy những biến cố khó khăn của Ken Walters
Cơn đột quỵ đã làm ông Ken xuất huyết não, nhưng may mắn ông đã qua khỏi. Tuy nhiên, sau đó ông Ken lại sở hữu một năng lực nghệ thuật đặc biệt hơn người.
Trước đây ông Ken chẳng có một năng khiếu gì về hội họa, tuy nhiên bây giờ ông đã có năng lực biến những nét vẽ nguệch ngoạc "vô thưởng vô phạt" thành những hình ảnh nghệ thuật kỹ thuật số.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 3.
Nhờ vào đó ông thành lập công ty thiết kế hình ảnh kỹ thuật số và cộng tác với công ty phát triển game lớn như EA ở tuổi 51.
3. Nikolai Kryaglyachenko - Cậu bé người kim loại
Cậu bé 12 tuổi Nikolai Kryaglyachenko lúc đang trên đường đi bộ về nhà đã dựa lưng vào một cây cột điện và vô tình bị tai nạn vì bị rỉ điện. Cậu đã bất tỉnh ngay sau đó, người dân đã đưa cậu đến bệnh viên và bác sĩ cho biết không có gì đáng lo.
Tuy nhiên, khi tỉnh dậy cậu bé người Nga này đã phát hiện ra mình có khả năng hút mọi vật kim loại.
Nikolai Kryaglyachenko chứng minh siêu năng lực của mình
4. Derek Amato - Bậc thầy piano
Derek Amato đã 40 tuổi và chưa từng chơi qua piano. Nhưng ngay sau khi bị một chấn thương vào lan can hồ bơi, Derek đã có thể chơi piano một cách bậc thầy.
Thậm chí Derek có thể tạo ra những giai điệu hay đến đáng ngạc nhiên một cách một cách vô thức.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 5.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, Derek đã bị chứng "Acquired savant syndrome" (Tạm dịch: "Hội chứng thông thái mắc phải")
5. Trí nhớ siêu phàm
Một người phụ nữ trẻ giấu tên đã bị một tai nạn ở đầu khi trượt tuyết, ngay lúc đó cô cảm nhận được một cơn đau đầu ngắn.
Nhưng sau đó cô lại không cảm nhận được bất cứ cơn đau nào kể cả lúc đó cô đã bị gãy xương. Thậm chí cô còn tiếp tục trượt tuyết như chưa có gì xảy ra.
Nhưng sau vụ tai nạn tầm nhìn, nhận thức của bộ nhớ của cô có nhưng thay đổi bất thường. Cô cho biết cô có thể nhớ mọi chi tiết dù nhỏ nhất nơi cô đến đến độ chính xác khó tin.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 6.
Cô ghi nhớ mọi chi tiết nhỏ đến mức đáng kinh ngạc - Ảnh minh họa
Thậm chí cô còn có thể thuật lại chi tiết một cách chính xác những cuộc kiểm tra những bản vẽ phức tạp của bác sĩ.
6. Tony Cicoria - Nhạc sĩ từ những tia sét
Năm 1994, Tony Cicoria 42 tuổi bị sét đánh gần Albany, New York trong khi đứng bên cạnh một điện thoại công cộng.
Ông nhớ lại trong lúc bị sét đánh ông nhìn thấy cả cơ thể mình và xung quanh mặt đất bị bao phủ bởi màu xanh-trắng.
Tim của Tony đã dừng đập, tuy nhiên nhờ một người phụ nữ qua đường đã thực hiện những biện pháp sơ cứu mà tim Tony đã đập trở lại.
Ghen tị với những người có khả năng phi thường nhờ... tai nạn - Ảnh 7.
Nhạc sĩ Tony Cicoria
Mặc dù trước đây là một người chẳng quan tâm gì đến âm nhạc, nhưng sau khi ra viện vài tháng, Tony đã trở thành một nhạc sĩ tài ba với liên tiếp những sáng tác nổi tiếng.
Theo: Webbybuzz
theo Trí Thức Trẻ

Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành

Xuân Chi |
Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành

Trong lịch sử, có người thanh niên mang thân phận tù binh, ở độ tuổi 30, đã chỉ đạo thiết kế, xây dựng lên Tử Cấm Thành - biểu tượng văn hóa cho hàng ngàn năm lịch sử.

Thần đồng kiến trúc và số phận bi thảm trong chiến tranh
Nguyễn An (1381 – 1453) quê vốn là người Hà Đông. Từ thưở nhỏ, ông đã nổi tiếng khắp vùng với tài hoa và đôi tay khéo léo, bản lĩnh chính trực, liêm khiết của mình. Năm 1397, khi chưa đầy 16 tuổi, tiếng lành đồn xa, ông được có mặt trong kịp thợ khéo để xây dựng các công trình cung điện tuyệt tác nhà Trần (dưới đời vua Trần Thuận Tông).
Thật đáng tiếc, danh tiếng lan ra trong thời buổi loạn lạc như vậy, chỉ mang lại nguy hiểm trùng trùng.
 Minh sử ghi lại, vào tháng 12 năm Bính Tuất (1406), nhà Minh mang danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" xâm lược nước ta. Cha con Hồ Quý Ly lên ngôi không được lòng dân nên liên tiếp thua trận. Năm 1407, nhà Hồ thất thủ, nước Đại Việt chính thức bước vào một thời kì đô hộ đầy máu và nước mắt.
Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại: 
"Người Minh lùng tìm những người ẩn dật ở rừng núi, người có tài có đức, thông minh chính trực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc việc quan, chữ đẹp tính giỏi, nói năng hoạt bát, hiếu để lực điền, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghề nung gạch, làm hương... lục tục đưa dần bản thân họ về Kim Lăng.
Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành - Ảnh 1.
Hồ Nguyên Trừng. Ảnh minh họa
Như vậy, cùng với Nguyễn An, có hàng ngàn thợ khéo, người tài mà tiêu biểu như Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly, sau thành ông tổ pháo thần công), Phạm Giằng, Vương Cẩn,... đã bị đưa sang đất Bắc. Nhân tài Đại Việt còn như "lá mùa thu".
Còn đau đớn hơn, Nguyễn An khi sang đất Bắc, bị lựa chọn đem đi hoạn, trở thành thái giám trong cung cấm Trung Hoa. Bị nhục nhã về thân phận, chà đạp lên con người, điều duy nhất để có thể sống sót và không bị biến chất là bộc lộ tài hoa của mình.
Ngọc trong bùn vẫn sáng, tài năng nở rộ nơi đất khách.
Nguyễn An đến đất Bắc trong thời điểm Minh Thành Tổ lên trị vì và đang gấp rút cho xây dựng một kinh đô mới ở Bắc Bình, nay là Bắc Kinh.
Việc xây dựng một tòa cung cấm mới đòi hỏi một nhân tài kiến trúc, còn có một tấm lòng ngay thẳng chính trực không vụ lợi. Biết Nguyễn An là người công minh chính trực, lại có tài thiết kế, vua Minh đã cho A Lưu (tên tiếng Hán của Nguyễn An) là tổng công trình sư, chịu trách nhiệm thiết kế, quán sát, đôn đốc xây dựng cung đình.
Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành - Ảnh 2.
Hình minh họa
Như vậy, Nguyễn An là người chịu trách nhiệm quyết định tối cao cho công trình, chỉ sau Minh Thành Tổ.
 Quá trình thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền của. Bản thân Nguyễn An cũng liên tục chịu sức ép mạnh mẽ từ một vị hoàng đế độc đoán, tham vọng.
Truyền thuyết kể rằng, khi xây dựng tòa thành đặt tại bốn góc Tử Cấm Thành, Nguyễn An đã trình hết bản thiết kế này tới bản thiết kế khác nhưng vẫn không được chấp thuận. Trong cơn nóng giận, Minh Thành Tổ đã ra lệnh nếu Nguyễn An không thể đưa ra bản thiết kế khiến hắn vừa ý, ngày mai đầu vị kiến trúc sư này sẽ lìa khỏi cổ. 
Tuyệt vọng, Nguyễn An đã làm việc suốt đêm đó. Cuối cùng, ông thiết kế ra tòa thành có mái xếp tầng tầng lớp lớp, dựa trên ý tưởng chiếc lồng nuôi dế ông đang nuôi. Và đến nay, tòa thành đó được coi như biểu tượng đặc trưng của Tử Cấm Thành.
Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành - Ảnh 3.
Tòa thành góc Tây của Tử Cấm Thành (nguồn: internet)
Bên cạnh thiết kế công trình, Nguyễn An còn tham gia quản lý công trình xây dựng. Tài năng của ông càng được bộc lộ rõ thông qua cách vận chuyển những khối đá nguyên khối về điêu khắc cho hoàng cung. 
Những phiến đá này nặng gần 80 tấn, và đến nay để di chuyển về cũng rất khó khăn. Nguyễn An, nhờ óc quan sát tinh tế của mình, đã tìm ra một phương pháp mà đến nay hậu thế vẫn còn thán phục. 
Nguyễn An - Kiến trúc sư trưởng đại tài người Việt xây dựng Tử Cấm Thành - Ảnh 4.
Hình minh họa
Nhận thấy khu khai thác đá nằm ở khu vực có nhiệt độ luôn ở khoảng -20oC, ông đã chỉ đạo đào một rãnh nước rộng bằng chiều ngang của tảng đá, sau đó đổ nước sông lên. Nước sông nhanh chóng bị đông cứng, tạo thành một đường trượt dài từ mỏ đá đến kinh thành, dễ dàng di chuyển những khối đá to và nặng về tới nơi xây dựng công trình.
theo Trí Thức Trẻ

Yết Kiêu: "Siêu kình ngư" có một không hai của nước Việt!

Gabe |
Yết Kiêu: "Siêu kình ngư" có một không hai của nước Việt!
Ảnh minh họa. Nguồn: N.S 07

Trong lịch sử Việt Nam, có 1 vị tướng tài ba từng được vinh danh với khả năng bơi lặn "kinh người".

Vào tháng 10 năm 2012, một người đàn ông đến từ Đan Mạch tên là Stig Severinsen đã làm nên lịch sử khi xác lập kỷ lục thế giới mới với khả năng nhịn thở dưới nước suốt 22 phút!
Trước đó không lâu, một "dị nhân" khác là Tom Sietas (một thợ lặn người Đức) cũng được ghi nhận đã nín thở gần 22 phút trong 1 bể kính.
Yết Kiêu: Siêu kình ngư có một không hai của nước Việt! - Ảnh 1.
Tom Sietas trong quá trình lập kỷ lục.
Để hình dung được khả năng đáng kinh ngạc này, phải hiểu, đối với người bình thường tối đa chúng ta chỉ có thể nhịn thở trong 3-4 phút là cùng! Kể cả đối với những thợ lặn mò ngọc trai lão luyện ở Nhật Bản cũng không thể vượt qua ngưỡng 7 phút.
"Khủng khiếp" là thế nhưng có vẻ họ chỉ đáng là "học trò" nếu đem so với một "dị nhân lặn" vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam: Yết Kiêu.
Yết Kiêu là một danh tướng có thật trong lịch sử nước Việt, có khả năng bơi, lặn, thủy tính cao không ai sánh bằng. Ông giỏi đến nỗi được đích thân vua Trần ban tặng danh hiệu "Đệ nhất Đô soái Thủy quân".
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở Hạ Bì, nay là huyện Gia Lộc, Hải Dương.
Theo ghi chép trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, vào năm 16 tuổi, Yết Kiêu có duyên kỳ ngộ, gặp được trâu thần. Kể từ đó, ông có được thân thể cường tráng, sức mạnh phi phàm, và đặc biệt bơi lặn cực giỏi.
Yết Kiêu có thể bơi lội dưới nước như đi trên cạn, lúc xuống biển đánh cá, ai cũng kinh ngạc. Có lần ông lặn 1 mạch 7 ngày 7 đêm mới chịu ngoi lên!
Yết Kiêu: Siêu kình ngư có một không hai của nước Việt! - Ảnh 2.
Yết Kiêu và chiến tích đục thủng hàng chục thuyền lớn của quân địch!
Tất nhiên, chuyện lặn 7 ngày 7 đêm chỉ là cách nói hình tượng của truyện cổ tích. Nhưng thử nghĩ mà xem, dù cho dân gian có thổi phồng 100 lần khả năng thật của Yết Kiêu, thì đó cũng năng lực quá khủng khiếp.
Thử làm 1 phép tính nhé!
Nếu nín thở 7 ngày 7 đêm (mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ 60 phút) được thổi phồng 100 lần, thì thực tế Yết Kiêu có thể nín thở trong khoảng:
[7 x 24 x 60] : 100 = 100,8 phút!
Quả là vô địch!
Tất nhiên, đó cũng chỉ là suy luận vui mà thôi. Còn thực tế sử chép thì Yết Kiêu đã đục thủng hơn 20 chiến thuyền của địch, góp phần quan trọng giúp quân ta phá thủy quân Nguyên Mông!
theo Trí Thức Trẻ

Những khả năng phi thường đến khó tin của con người

  • 1 2 3 4 5
Cơ thể con người là "bộ máy" hoàn hảo nhất chứa đựng rất nhiều bí ẩn gây kinh ngạc. Bên cạnh đó, con người còn sở hữu những khả năng phi thường như những "siêu nhân" khiến nhiều người không không khỏi giật mình.
Hãy cùng tìm hiểu một số khả năng phi thường đến khó tin của con người.

Con người có thể không ngủ?

Không ngủ
Câu trả lời là hơn 11 ngày. Năm 2007, Tony Wright đến từ nước Anh đã xác lập kỷ lục thức liên tục trong 266 giờ, tức là hơn 11 ngày. Tony Wright ăn cà rốt, chuối, bơ, hạt điều và dứa để giữ cho đôi mắt luôn mở. Đây là một trong những khả năng đáng kinh ngạc của con người.

Liệu con người nín thở trong bao lâu trong nước?

Con người có thể nín thở trong bao lâu?
22 phút là thời gian lâu nhất con người có thể nín thở. Kỷ lục này được xác lập bởi Stig Severinsen đến từ Đan Mạch vào năm 2012. Điều này quả thực rất khó tin bởi người bình thường chỉ có thể nhịn thở trong vài phút. Liệu đây có phải là giới hạn cao nhất mà con người có thể chịu đựng?

Con người có thể không ăn uống trong bao lâu?

Con người có thể không ăn uống trong bao lâu?
Bình thường, con người có thể nhịn ăn trong 3 tuần, nhưng chỉ có thể nhịn uống trong 3 ngày. Nhưng nhịn cả ăn và uống trong suốt 18 ngày mà vẫn sống sót thì quả là điều phi thường. Năm 1979, Andreas Mihavecz đã sống sót sau 18 ngày không ăn không uống ở một phòng giam trong nhà tù. Mihavecz phải mất vài tuần để phục hồi sau khi được phát hiện.

Các phi hành gia có thể làm việc ngoài không gian trong bao lâu?

Con người có thể làm việc ngoài không gian trong bao lâu?
Các phi hành gia sống lâu ngoài không gian phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như xương sống dài ra, nhão cơ bắp, phù mặt, loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch.... Đó là lý do mà thời gian các phi hành gia sống trong vũ trụ chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Nhưng Valeri Polyakov đã xác lập kỷ lục về thời gian sống ngoài vũ trụ lâu nhất với 437,7 ngày trên tàu vũ trụ Mir của Nga.

Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không ăn uống

Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không ăn uống
Năm 2004, thầy tu Zdenek Zahradka người Czech 50 tuổi đã sống sót sau 10 ngày đêm không hề ăn uống trong một cỗ quan tài gỗ chôn dưới đất.

Làn da co giãn

Làn da co giãn
Garry Turner đến từ Anh là người có làn da co giãn nhất thế giới với kỷ lục có thể căng da bụng tới 15,8 cm. Garry Turner bị gây rối loạn các mô liên kết ảnh hưởng đến da do mắc chứng bệnh hiếm gặp Ehlers Danlos.

Sức khỏe phi thường

Sức khỏe phi thường
John Evans đã 70 tuổi, thậm chí ông còn mắc bệnh tiểu đường có thể đội trên đầu một chiếc ô tô nặng 160kg trong thời gian 33 giây khiến nhiều người kinh ngạc.
Cập nhật: 04/10/2016

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH