NÉT KHÁC BIỆT 16
Trích tuyên ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh:
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
- Phó Chánh Văn Phòng, Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang chiếm đoạt 424.000.000 VNĐ (bốn trăm hai mươi bốn triệu). Sở nội vụ tỉnh Kiên Giang: Cách chức nhưng không để nghị truy tố hình sự....Mặc dù hành vi sai phạm của bà Lan rất nghiêm trọng và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nhưng bản thân bà trước đây làm việc tốt, và vì số tiền chia ra hàng tháng CHỈ dưới 6 triệu, không lớn.???
Bạn nghĩ sao?
Tôi nghĩ đó là sự bất bình đẳng nghiêm trọng về pháp luật.
Lãnh đạo cấp cao phải xem xét chứ không thể để nghịch lý như vậy được! Không thể để xảy ra tình trạng vô pháp như vậy!
Lâm Minh Chánh
"Số
tiền này tuy không lớn với người khác nhưng lớn với gia đình tôi vì
chồng sửa xe một ngày không quá 100.000 đồng. Hôm nào không có xe sửa,
anh ấy đi làm thuê, nạo vét đáy ao tôm nên cuộc sống bấp bênh", chị Đ
chia sẻ.
Đến năm 2012, UBND xã Quế Long đã dùng số tiền này cộng với số tiền từ nguồn vốn khác mua 12 con nhím trưởng thành với giá 12 triệu đồng/con và 4 con nhím con với giá 3 triệu đồng/con để cấp phát cho người dân.
Tuy nhiên, 16 con nhím này đã không đến được tay người dân mà lại “đi lạc” vào nhà của 3 cán bộ xã.
Ba cán bộ xã Quế Long “nhận nhầm” nhím là ông Trần Hữu Sáu – Phó bí thư Đảng ủy và ông Đỗ Văn Kiên – Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, mỗi người chia nhau 5 con. Riêng ông Đỗ Đình Hùng – Phó chủ tịch xã nhận 6 con.
Toàn bộ số nhím giống trên bị cán bộ xã ém nhẹm và chia nhau. Đến gần 3 năm sau, vụ việc mới được người dân phát hiện.
Trên tở Người Lao Động, luật sư Võ An Đôn, bào chữa
cho bị hại, cho rằng: “HĐXX đã liều lĩnh, đạp lên dư luận, pháp luật để
ra bản án trái pháp luật. Một bản án bỏ lọt tội phạm nguy hiểm. Cụ thể ở
đây là ông Lê Đức Hoàn phạm 3 tội nhưng không bị khởi tố tội nào. Một
bản án không đúng khung hình phạt. Năm bị cáo trên phải bị truy tố tội
“Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” hoặc tội “Giết người” mới
đúng”.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa khẳng định: "Theo dõi phiên tòa và chứng kiến việc tuyên án, tôi nhận thấy HĐXX tuyên án với nhận định và quyết định không dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa".
"Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được..." |
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bạn nghĩ sao?
- Thiếu niên cướp bánh mì: trị giá 45.000 VNĐ (bốn mươi lăm ngàn đồng). Tòa án ND Thủ Đức kêu án: 10 tháng và 8 tháng tù giam.- Phó Chánh Văn Phòng, Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang chiếm đoạt 424.000.000 VNĐ (bốn trăm hai mươi bốn triệu). Sở nội vụ tỉnh Kiên Giang: Cách chức nhưng không để nghị truy tố hình sự....Mặc dù hành vi sai phạm của bà Lan rất nghiêm trọng và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nhưng bản thân bà trước đây làm việc tốt, và vì số tiền chia ra hàng tháng CHỈ dưới 6 triệu, không lớn.???
Bạn nghĩ sao?
Tôi nghĩ đó là sự bất bình đẳng nghiêm trọng về pháp luật.
Lãnh đạo cấp cao phải xem xét chứ không thể để nghịch lý như vậy được! Không thể để xảy ra tình trạng vô pháp như vậy!
Lâm Minh Chánh
Dân nghèo góp tiền cho cán bộ nhậu: Gia đình thông cảm!
(Tin tức thời sự) - Ngày 16/11, sau khi lấy 400.000 đồng (tương đương 2 két bia), phó chủ tịch một xã đã mang tiền đến nhà dân nghèo xin trả lại.
- Chủ tịch xã ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai của dân
- Chủ tịch xã bị người tình tung clip sex tố... lừa tình!?
Theo thông tin chị Đ (vợ anh T,
thợ sửa xe ở ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân, TP Cà Mau) cho biết ông
Thông, Phó Chủ tịch xã, đã trực tiếp trả lại 400.000 đồng và nói "Mong
gia đình thông cảm".
Như lời chị Đ chia sẻ, vị Phó
Chủ tịch xã giải thích tiền vận động được để chung vui nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam chứ bản thân không tư túi đồng nào. Tuy vợ chồng chủ tiệm
sửa xe từ chối nhận lại nhưng ông Thông nhất quyết trả.
Phó chủ tịch lấy tiền dân nhậu bia
|
Trước
đó vài ngày, gia đình chị Đ xin lãnh đạo xã cho phép sửa lại căn nhà
cất lấn sông khoảng 3 m. Thấy vậy, nhiều lần ông Thông gợi ý gia đình
ủng hộ 1 triệu đồng để mua 5 thùng bia nhậu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11.
Ngày 15/11, vị Phó chủ tịch đến nhà chị
Điệp nhắc lại chuyện vận động tiền mua bia. Đang kẹt tiền, chị này lấy
400.000 đồng (trong số 500.000 đồng mượn của người thân để khám bệnh cho
con) đưa cho ông Thông để ủng hộ 2 thùng bia.
Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người cho biết ông Thông đến nhà vận động tiền mua bia, có người bị ép ủng hộ nhiều thùng.
Trao
đổi với báo chí, ông Thông cho rằng, chủ tiệm sửa xe là chỗ tình nghĩa
nên vận động 5 thùng bia nhậu trong dịp lễ sắp tới. Sáng 15/11 ông đến
lấy tiền mua bia thì chỉ nhận được 400.000 đồng, tương đương 2 thùng
bia.
Liên quan đến vụ việc, ông Hồ Trung Việt, Chủ
tịch UBND TP Cà Mau cho biết, ông Thông vận động mang tính bắt buộc là
sai, đó là chưa kể đến chuyện có mua bia nhậu hay không. Ông Việt đã
liên hệ UBND xã Hòa Tân chỉ đạo chấn chỉnh, kiểm điểm cán bộ.
Bán chó, cắm sổ đỏ
Trước
đó, câu chuyện để đủ tiền góp 3-11 triệu đồng làm đường xây dựng nông
thôn mới, người dân ở vùng quê nghèo của Quảng Bình phải cắm sổ đỏ, vay
ngân hàng, thậm chí bán chó...đã gây bức xúc dư luận.
Ngày
19/6, Huyện ủy huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho biết, chủ tịch UBND huyện
Lệ Thủy đã ra quyết định cách chức Chủ tịch UBND xã Phong Thủy với ông
Nguyễn Cao Côi vì vi phạm nghiêm trọng trong công tác xây dựng nông thôn
mới.
Cụ
thể, ông Côi với tư cách chủ tịch xã, trưởng ban quản lý xây dựng đã
buông lỏng quản lý, để các nhà thầu thi công đường giao thông nông thôn
thiếu xi măng so với thiết kế, làm không đúng thiết kế dự toán. Ông cũng
bị huyện xác định là chủ quan, thiếu dân chủ, công khai…
Một số
sự việc liên quan khác, ngày 28/10, xảy ra vụ việc ăn chặn tiền trồng ớt
và phân bón của nông dân, 9 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ chủ chốt của
xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng đã bị xử lý.
Những
người trực tiếp liên quan tới vụ việc ăn chặn tiền ớt và phân bón của
nông dân đã bị cách chức. Ngoài ra, một số cán bộ khác của xã cũng bị
khiển trách, cảnh cáo chuyển công tác.
Ngày 30/6,
Công an huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố
bị can ông Hà Thanh Khang (nguyên chủ tịch UBND xã Xuân Cẩm, hiện là
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã), Vi Văn Sơn (nguyên chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, đã
nghỉ chế độ), Lương Văn Phương (cán bộ kế toán ngân sách xã) về tội
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên
quan vụ án, ông Cầm Bá Công (cán bộ chính sách xã) bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội Tham ô tài sản; ông Nguyễn Anh Tuấn (cán bộ hợp
đồng lĩnh vực kế toán xây dựng) bị cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn
khi thi hành công vụ.
5 người bị cơ quan điều tra
tình nghi đã cấu kết tham ô hơn 100 triệu đồng. Đây là khoản tiền nhà
nước hỗ trợ một số hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Cẩm làm nhà ở theo
Quyết định 167/2008/TTg. Hiện các nghi can đã hoàn trả công quỹ, khắc
phục hậu quả và được cho tại ngoại hầu tra.
Theo
Quyết định 167, với hơn 13.000 hộ nghèo, Thanh Hoá được trung ương hỗ
trợ hơn 115,6 tỷ đồng giúp các hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố. Các
doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm gần 100 tỷ đồng.
Thái Linh (Tổng hợp)
“Vụ án” gà giảm nghèo: Dân được phát 100 con, cán bộ xã… 1.100 con
Theo VNE đưa tin, ngày 10/4, chủ
tịch UBND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định kỷ luật 23 cán
bộ xã Quế An về việc cấp gà giảm nghèo “nhầm” đối tượng.
Trước đó, cuối năm 2014, xã Quế An nhận
50 triệu đồng từ Quỹ sản xuất Nông Thôn Mới của huyện Quế Sơn và mua
1.200 con gà giống để cấp phát cho 6 hộ dân trong xã, nhằm giúp địa
phương giảm nghèo. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chỉ có 100 con gà giống
được phát đến tay người dân, 1.100 con gà còn lại được chia cho… 22 cán
bộ xã, mỗi người 50 con.
Sự việc được một người dân phát giác
khi thấy các cán bộ xã mỗi người chở một thùng giấy có chứa hàng chục
con gà giống mang về nhà.
“Việc đem chia gà cho cán bộ trong
xã, chúng tôi nghĩ đơn giản là để tạo điều kiện cho anh em, do các cán
bộ sống bằng nông nghiệp là chính. Do đó, xã cấp cho 22 cán bộ và người
thân của họ mỗi người 50 con gà”, báo Nông Nghiệp dẫn lời phân trần của ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An – một trong 22 hộ nhận gà giống.
Trong danh sách 22 cán bộ nhận gà này
còn có Phó chủ tịch xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Trưởng Công an xã… Sau
khi vụ việc bị phát giác, xã Quế An đã thu hồi lại kinh phí mua gà từ
các cán bộ và chờ ý kiến của huyện Quế Sơn.
Vụ việc này đã dấy lên một làn sóng bức
xúc trong dư luận, Bộ trưởng – Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn
Nên khẳng định một số cán bộ xã Quế An, huyện Quế Sơn đã có sai phạm.
Cho đến ngày 10/4 năm nay, đã có quyết định xử phạt chính thức 22 cán bộ nhận “nhầm” gà trên và 1 cán bộ liên quan.
Theo đó, ông Hoàng Kim Minh – Chủ tịch
UBND xã, Phó ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Quế An, bị cảnh cáo,
buộc thôi giữ chức vụ chủ tịch. Ông Minh sẽ được luân chuyển làm nhiệm
vụ mới trong thời gian tới.
Ông Lương Văn Phước – Phó chủ tịch xã cũng nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Ông Trần Văn Quyên – Bí thư Đảng ủy xã
dù không nhận gà nhưng vẫn bị xử phạt khiển trách. Cùng nhận mức phạt
trên là ông Đoàn Thanh Trung – Phó chủ tịch HĐND; ông Trần Văn Ái – Chủ
tịch Mặt trận và bà Lê Thị Thu Hà – kế toán xã.
Hơn 15 cán bộ còn lại nhận hình thức kỷ luật kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Sau vụ 1.100 con gà giảm nghèo ‘chạy
nhầm’ vào nhà các cán bộ xã Quế An ở tỉnh Quảng Nam, đến năm 2015, lại
phát hiện thêm một vụ 16 con nhím giống cấp cho dân đi “lạc” vào nhà các
quan ở xã Quế Long.
Đầu năm 2011, Phòng Nông nghiệp huyện Quế Sơn đã cấp 120 triệu cho xã
Quế Long và 2 xã khác của huyện, mỗi xã 40 triệu đồng để triển khai
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Đến năm 2012, UBND xã Quế Long đã dùng số tiền này cộng với số tiền từ nguồn vốn khác mua 12 con nhím trưởng thành với giá 12 triệu đồng/con và 4 con nhím con với giá 3 triệu đồng/con để cấp phát cho người dân.
Tuy nhiên, 16 con nhím này đã không đến được tay người dân mà lại “đi lạc” vào nhà của 3 cán bộ xã.
Ba cán bộ xã Quế Long “nhận nhầm” nhím là ông Trần Hữu Sáu – Phó bí thư Đảng ủy và ông Đỗ Văn Kiên – Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, mỗi người chia nhau 5 con. Riêng ông Đỗ Đình Hùng – Phó chủ tịch xã nhận 6 con.
Toàn bộ số nhím giống trên bị cán bộ xã ém nhẹm và chia nhau. Đến gần 3 năm sau, vụ việc mới được người dân phát hiện.
Vụ 5 công an dùng nhục hình: 'Sao tòa xử nhẹ hều thế này'
Sau khi tòa tuyên án, bà Ngô Thị Tuyết la khóc: “Em tôi bị đánh bầm giập đến chết mà sao tòa xử các bị cáo nhẹ hều thế này..."
Không chỉ bà Tuyết và gia đình anh Kiều mà rất nhiều người dân đến
theo dõi phiên tòa tại hội trường xử án của TAND TP Tuy Hòa và cả những
người am hiểu pháp luật cũng cho rằng tòa tuyên một bản án chưa tương
xứng với tội danh mà các bị cáo gây ra, còn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Bị cáo lãnh án cao nhất: 5 năm tù giam
Tại bản án, thẩm phán Lý Thơ Hiền - chủ tọa phiên tòa cho biết có đủ cơ sở để xác định năm bị cáo trong vụ án phạm tội dùng nhục hình trong hoạt động điều tra.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát
viên Công an TP Tuy Hòa) trong khi canh giữ anh Kiều tại Công an TP Tuy
Hòa từ 12h30-13h30 ngày 13/5/2012 đã dùng dùi cui cao su đánh vào đầu
Ngô Thanh Kiều gây chấn thương sọ não, đây là nguyên nhân chính khiến
anh Kiều tử vong. Do Thành không nhận tội, không thành khẩn, tòa tuyên
phạt bị cáo Thành 5 năm tù.
Theo tòa, trong khoảng 8h30-12h30 ngày 13/5/2012, được thượng tá Lê Đức Hoàn - phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án - phân công, trong lúc lấy lời khai anh Kiều, các bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó đội trinh sát Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa), Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó đội điều tra Công an TP Tuy Hòa), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa) có hành vi còng tay, chân anh Kiều bằng còng số 8, dùng dùi cui cao su đánh vào người anh Kiều gây ra các vết thương phần mềm. Tòa tuyên phạt Quyền 2 năm tù, Mẫn 1 năm 6 tháng tù, Quang 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo, Huy 1 năm tù cho hưởng án treo.
Về trách nhiệm dân sự, áp dụng Bộ luật dân sự, tòa buộc các bị cáo
bồi thường thiệt hại tinh thần cho gia đình bị hại 69 triệu đồng, chi
phí mai táng 30 triệu đồng.
Viện không truy tố nên không xét
Chủ tọa Lý Thơ Hiền tuyên: “Xét đề nghị xử lý ông Lê Đức Hoàn đồng phạm về tội dùng nhục hình cùng các bị cáo khác nhưng không có chứng cứ thể hiện ông Hoàn có chỉ đạo việc dùng nhục hình. Việc dùng nhục hình là do cấp dưới tự ý thực hiện, nên không có căn cứ chấp nhận đề nghị xử lý ông Hoàn về tội danh này”.
Đối với hành vi bắt giữ người trái pháp luật của ông Lê Đức Hoàn cùng với một số cán bộ chiến sĩ công an, tòa nhận định có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố nên HĐXX không xem xét.
Tòa cũng cho rằng ông Lê Đức Hoàn phân công cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ điều tra nhưng không theo dõi, giám sát, nhắc nhở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố, nên HĐXX không xét.
"Sẽ kháng cáo đến cùng"
Ngay sau khi tòa kết thúc tuyên án, bà Ngô Thị Tuyết la khóc: “Em tôi
bị đánh bầm giập đến chết mà sao tòa xử các bị cáo nhẹ hều thế này? Sao
người chỉ đạo các bị cáo lại không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hình sự
nào? Tòa còn buộc tội cả người chết là kẻ trộm thì không thể chấp nhận
được. Gia đình tôi sẽ kháng cáo và tiếp tục kiện đến cấp tòa cao nhất,
đến khi nào tìm được công lý mới thôi”.
Luật sư Võ An Đôn, bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại, nhận xét: “Bản án này áp dụng không đúng pháp luật, lẽ ra năm bị cáo phải bị truy tố ở khoản 3 điều 298 Bộ luật hình sự (phạm tội dùng nhục hình gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 5-10 năm), đằng này lại chia ra hai điều khoản khác nhau. Ông Lê Đức Hoàn phạm tội rõ ràng với đầy đủ yếu tố cấu thành như thế nhưng không bị truy tố là bỏ lọt tội phạm. Về trách nhiệm bồi thường dân sự cũng áp dụng không đúng, trường hợp này là căn cứ vào Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước chứ không phải là Bộ luật dân sự”.
Có phản ứng tương tự, luật sư Nguyễn Văn Thắng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành bức xúc: “Có quá nhiều vi phạm trong tố tụng của vụ án này chưa được làm rõ trong quá trình xét xử, nhưng án vẫn tuyên được là điều rất kinh ngạc”.
Bị cáo lãnh án cao nhất: 5 năm tù giam
Tại bản án, thẩm phán Lý Thơ Hiền - chủ tọa phiên tòa cho biết có đủ cơ sở để xác định năm bị cáo trong vụ án phạm tội dùng nhục hình trong hoạt động điều tra.
Hỗn loạn sau khi tòa tuyên án 5 công an dùng nhục hình
Sau khi tòa tuyên án, phòng xử trở nên hỗn loạn. Người nhà nạn nhân kêu khóc vì uất ức, bất bình.
Theo tòa, trong khoảng 8h30-12h30 ngày 13/5/2012, được thượng tá Lê Đức Hoàn - phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án - phân công, trong lúc lấy lời khai anh Kiều, các bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó đội trinh sát Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa), Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó đội điều tra Công an TP Tuy Hòa), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa) có hành vi còng tay, chân anh Kiều bằng còng số 8, dùng dùi cui cao su đánh vào người anh Kiều gây ra các vết thương phần mềm. Tòa tuyên phạt Quyền 2 năm tù, Mẫn 1 năm 6 tháng tù, Quang 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo, Huy 1 năm tù cho hưởng án treo.
Vợ và con nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa. |
"Quan điểm của tôi là tòa nên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tôi thấy
Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị điều gì thì về cơ bản là tòa chấp nhận
hết. Dù sao thì tòa cũng tuyên án, đó là thẩm quyền của HĐXX. Còn đúng,
sai của bản án đó thế nào, xử có đúng tội hay không, bỏ lọt người lọt
tội thế nào thì cấp trên phải xem xét bản án đó, HĐXX ra bản án này phải
chịu trách nhiệm về quyết định của họ"
Ông Vũ Xuân Hải
(nguyên chánh tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên)
Tòa cũng buộc Công an TP Tuy Hòa chịu khoản tiền cấp dưỡng mỗi tháng
575.000 đồng/người đối với hai con nhỏ của anh Kiều đến khi các cháu đủ
18 tuổi.Ông Vũ Xuân Hải
(nguyên chánh tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên)
Viện không truy tố nên không xét
Chủ tọa Lý Thơ Hiền tuyên: “Xét đề nghị xử lý ông Lê Đức Hoàn đồng phạm về tội dùng nhục hình cùng các bị cáo khác nhưng không có chứng cứ thể hiện ông Hoàn có chỉ đạo việc dùng nhục hình. Việc dùng nhục hình là do cấp dưới tự ý thực hiện, nên không có căn cứ chấp nhận đề nghị xử lý ông Hoàn về tội danh này”.
Đối với hành vi bắt giữ người trái pháp luật của ông Lê Đức Hoàn cùng với một số cán bộ chiến sĩ công an, tòa nhận định có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố nên HĐXX không xem xét.
Tòa cũng cho rằng ông Lê Đức Hoàn phân công cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ điều tra nhưng không theo dõi, giám sát, nhắc nhở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố, nên HĐXX không xét.
"Sẽ kháng cáo đến cùng"
Bà Ngô Thị Tuyết (chị của nạn nhân Kiều) và ông Ngô Văn Cộ (cha của nạn nhân Kiều) bất bình trước bản án tòa tuyên. |
Luật sư Võ An Đôn, bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại, nhận xét: “Bản án này áp dụng không đúng pháp luật, lẽ ra năm bị cáo phải bị truy tố ở khoản 3 điều 298 Bộ luật hình sự (phạm tội dùng nhục hình gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 5-10 năm), đằng này lại chia ra hai điều khoản khác nhau. Ông Lê Đức Hoàn phạm tội rõ ràng với đầy đủ yếu tố cấu thành như thế nhưng không bị truy tố là bỏ lọt tội phạm. Về trách nhiệm bồi thường dân sự cũng áp dụng không đúng, trường hợp này là căn cứ vào Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước chứ không phải là Bộ luật dân sự”.
Có phản ứng tương tự, luật sư Nguyễn Văn Thắng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành bức xúc: “Có quá nhiều vi phạm trong tố tụng của vụ án này chưa được làm rõ trong quá trình xét xử, nhưng án vẫn tuyên được là điều rất kinh ngạc”.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa): Tòa phán quyết không dựa vào kết quả tranh tụng
Theo dõi phiên tòa và chứng kiến việc tuyên án, tôi nhận thấy HĐXX tuyên án với nhận định và quyết định không dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Ngay phần nhận định của bản án, thẩm phán công bố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, ngày 28/6/2013, thẩm phán có quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND TP Tuy Hòa để thu thập chứng cứ xác định bị can Thành dùng dùi cui đánh chính xác bao nhiêu nhát vào đầu anh Kiều; có ai đánh vào đầu Kiều ngoài Thành không; đồng thời đề nghị truy cứu trách hiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, ngày 26/8/2013, viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa có văn bản trả lời cho rằng không cần thiết trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Đối với yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích, viện nói “hành vi dùng nhục hình đã thu hút các hành vi cố ý gây thương tích nên việc tòa yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can về tội cố ý gây thương tích là không cần thiết”.
Quy định của luật là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa được trả hồ sơ hai lần, còn tại phiên tòa được quyền trả hồ sơ nhiều lần. Đây mới là phiên tòa sơ thẩm lần đầu, kết quả xét hỏi kéo dài mấy ngày với nhiều vấn đề chưa được làm rõ, vậy mà tòa áp dụng ngay điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử cho là viện không truy tố, dù biết lọt người lọt tội nhưng không xem xét.
Theo dõi phiên tòa và chứng kiến việc tuyên án, tôi nhận thấy HĐXX tuyên án với nhận định và quyết định không dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Ngay phần nhận định của bản án, thẩm phán công bố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, ngày 28/6/2013, thẩm phán có quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND TP Tuy Hòa để thu thập chứng cứ xác định bị can Thành dùng dùi cui đánh chính xác bao nhiêu nhát vào đầu anh Kiều; có ai đánh vào đầu Kiều ngoài Thành không; đồng thời đề nghị truy cứu trách hiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, ngày 26/8/2013, viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa có văn bản trả lời cho rằng không cần thiết trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Đối với yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích, viện nói “hành vi dùng nhục hình đã thu hút các hành vi cố ý gây thương tích nên việc tòa yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can về tội cố ý gây thương tích là không cần thiết”.
Quy định của luật là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa được trả hồ sơ hai lần, còn tại phiên tòa được quyền trả hồ sơ nhiều lần. Đây mới là phiên tòa sơ thẩm lần đầu, kết quả xét hỏi kéo dài mấy ngày với nhiều vấn đề chưa được làm rõ, vậy mà tòa áp dụng ngay điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử cho là viện không truy tố, dù biết lọt người lọt tội nhưng không xem xét.
Theo Tuổi Trẻ
“Giết người chịu một bản án…nhẹ hều” và điều lạ lùng của vụ án
Y. Dương (Tổng hợp) |
Một bản án gây bức xúc và phẫn nộ với gia đình nạn nhân, hàng loạt ý kiến phản bác của giới chuyên gia luật. Luật sư bào chữa không hiểu tòa áp dụng luật nào?
Vụ việc bắt đầu từ khoảng 2-3h sáng
13/5/2012, anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã
Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) đang ngủ ở nhà thì bị công an
đến còng tay bắt đi (dù không có lệnh bắt). Chiều cùng ngày, anh Kiều tử
vong khi đang trên đường đưa đến bệnh viện.
Tuy nhiên, theo giám định trên người anh
Kiều có đến 72 vết thương khác nhau, do ngoại lực tác động. Biên bản
pháp y cho thấy hầu hết nội tạng đều tổn thương. Giám định kết luận
nguyên nhân tử vong do chấn thương sọ não.
5 sĩ quan công an bị truy tố về tội dùng
nhục hình với anh Kiều gồm: Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang, Phạm
Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy, Nguyễn Thân Thảo Thành.
Ngày 10/3/2014, phiên xét xử 5 công an
đánh chết người phải hoãn lại do có đến 19/23 nhân chứng vắng mặt tại
tòa. Từ 26 - 28/3/2014, tòa tiếp tục xét xử.
Chiều
3/4/2014, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tuyên án vụ 5 sĩ quan công
an. Theo Hội đồng xét xử, có đủ căn cứ kết luận các bị cáo phạm tội dùng
nhục hình.
Bị cáo chính của vụ án là Nguyễn Thân
Thảo Thành (nguyên thiếu úy tại Công an TP Tuy Hòa) bị tuyên 5 năm tù.
Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội
phạm về trật tự xã hội - PC45 Công an tỉnh Phú Yên) 2 năm tù, Phạm Ngọc
Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 1 năm rưỡi tù. Tòa đã
cho hai bị cáo được hưởng án treo là Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá)
15 tháng, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, đều là cán bộ Công an TP Tuy
Hòa) 12 tháng.
Bản án của tòa cũng đã nhận định bị cáo
Nguyễn Thân Thảo Thành đã dùng dùi cui cao su đánh vào đầu anh Kiều gây
chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong.
Luật sư Nguyễn Khả Thành, Phó trưởng
Đoàn Luật sư Phú Yên, cho rằng tội danh có khung hình phạt nặng phải thu
hút tội danh có khung hình phạt thấp nhưng VKSND TP Tuy Hòa làm ngược
lại. Đúng ra phải là tội “Cố ý gây thương tích”.
Một điều rất lạ của vụ án là ngay cả
luật sư Nguyễn Văn Thắng, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo
Thành, cũng bày tỏ: “Tòa nói áp dụng pháp luật nhưng tôi chả hiểu đó là
pháp luật nào. Tôi nghĩ pháp luật Việt Nam không dung chứa kiểu truy tố,
xét xử như vậy. Hàng loạt vấn đề của vụ án đã rõ như ban ngày nhưng bản
án cố tình bỏ qua, đó là hàng loạt sai phạm trong tất cả các khâu từ
điều tra, truy tố đến xét xử”. Thông tin trên tờ Pháp luật TP.HCM.
“Bản án mà tòa vừa tuyên chiều hôm qua
(3-4) thật sự là một nhát chém ngang mặt nhân dân, hằn sâu vào tâm thức
nhân dân. Họ đang thách thức dư luận… Giết người mà chịu một bản án nhẹ
hều như thế chẳng khác nào một tiền lệ khuyến khích những người công an
khác tin rằng cứ vô tư hành xử côn đồ với dân, cứ mạnh dạn xuống tay với
dân đi, bất quá chỉ bị năm năm tù, thậm chí chỉ chịu án treo thôi”, TS
Nguyễn Minh Hòa hiện là trưởng khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH&NV
TP.HCM nói trên tờ Pháp luật TP.HCM.
Sau khi nghe tòa tuyên án, chị Trần Thị
Tâm (vợ anh Kiều) và chị Ngô Thị Tuyết (chị anh Ngô Thanh Kiều) gào khóc
thể hiện sự phẫn uất, không đồng tình. Bà Ngô Thị Tuyết la khóc: “Em
tôi bị đánh bầm giập đến chết mà sao tòa xử các bị cáo nhẹ hều thế
này?". Theo tờ Tuổi trẻ.
Cũng theo nguồn trên, ông Vũ Xuân Hải, nguyên chánh tòa hình sự TAND
tỉnh Phú Yên nói: "Quan điểm của tôi là tòa nên trả hồ sơ để điều tra
bổ sung. Tôi thấy Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị điều gì thì về cơ bản là
tòa chấp nhận hết".Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa khẳng định: "Theo dõi phiên tòa và chứng kiến việc tuyên án, tôi nhận thấy HĐXX tuyên án với nhận định và quyết định không dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa".
theo Trí Thức Trẻ
Dự án khu TĐC cầu Vĩnh Thịnh: Sai phạm hàng loạt, xử lý nhẹ hều
Thứ Hai, 29/8/2016 06:37 GMT+7
(PLO) - Bằng nguồn vốn ngân sách của TP
Hà Nội, Dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải
phóng mặt bằng xây dựng cầu Vĩnh Thịnh” (Dự án) được xây dựng với tổng
vốn đầu tư dự kiến ban đầu hơn 97 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiệm thu, đoàn thanh tra của Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện hàng loạt
sai phạm.
Dự án đã hoàn thiện nhưng còn tồn tại nhiều sai phạm
“Sờ đâu, sai đó”
Năm 2012, UBND thị xã
Sơn Tây tiến hành xây dựng Dự án tại địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn
Tây, Hà Nội. Dự án sẽ thực việc san lấp mặt bằng, phân lô và xây dựng hệ
thống đường giao thông, điện, nước, công trình phụ trợ hoàn chỉnh trên
diện tích hơn 4,2 hecta và được chia thành 168 lô.
Theo thiết kế, Dự án có
tổng kinh phí đầu tư là 97,606 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn ngân sách của
TP Hà Nội. Chủ đầu tư Dự án là UBND thị xã Sơn Tây, đại diện chủ đầu tư
là Ban Quản lý vốn đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật
đô thị, vốn xây dựng cơ bản công trình trường học, đường giao thông
nông thôn thị xã Sơn Tây (Ban Quản lý).
Năm 2015, Dự án đã được
hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình nghiệm thu, Sở Xây dựng Hà Nội
đã phát hiện những dấu hiệu sai phạm. Do đó, ngày 29/2/2016, Sở đã có
Quyết định số 227/QĐ-SXD thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra, xác minh
việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây
dựng tại Dự án trên.
Ngày 10/6/2016, Sở Xây
dựng đã có Kết luận số 08/KL-SXD chỉ rõ hàng loạt sai phạm của chủ đầu
tư, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công. Điển hình như: Ban Quản
lý vốn và UBND thị xã Sơn Tây tham mưu và phê duyệt điều chỉnh tổng dự
toán và cơ cấu tổng mức đầu tư chưa phù hợp trình tự theo quy định; tham
mưu và phê duyệt dự toán điều chỉnh chưa phù hợp quy định, vi phạm quy
định; tham mưu và ban hành các quyết định về việc sử dụng chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư
thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp kế hoạch đấu thầu đã
được phê duyệt; phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình chưa phù hợp quy định.
Cũng theo Kết luận, Ban
Quản lý chưa thường xuyên thực hiện công tác giám sát, nhắc nhở đối với
nhà thầu trong việc tuân thủ biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê
duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.
Qua thanh tra, Sở Xây
dựng cũng phát hiện, Công ty CP Tư vấn quản lý dự án và đầu tư xây dựng
Beta (Đơn vị Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán)
thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công không phù hợp với bước thiết kế
cơ sở đã được phê duyệt; tính toán, xác định khối lượng để đưa vào dự
toán không phù hợp bản vẽ thiết kế; lập dự toán có nội dung áp dụng mã
định mức chưa phù hợp với nội dung công việc, không phù hợp với định mức
dự toán xây dựng công trình.
“Viện chuyên ngành kết
cấu công trình xây dựng - Đơn vị Tư vấn thẩm tra bản vẽ thi công và dự
toán công trình, không xem xét kỹ và chỉ ra được những tồn tại trong
công tác thiết kế, lập dự toán trong Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế
bản vẽ thi công – Tổng dự toán số 64/2012 VKC ngày 07/10/2012, vi phạm
quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ...”, Kết luận thanh tra nêu.
Đồng thời, Công ty CP
Tư vấn và Đầu tư xây dựng Sơn Tây – đơn vị Tư vấn giám sát thi công
không xuất trình được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; để nhà thầu thi
công không đúng với hồ sơ thiết kế về kích thước hình học; nghiệm thu
không đúng khối lượng thi công thực tế....
Không chỉ chủ đầu tư và
các đơn vị giám sát sai phạm, nhiều đơn vị thi công Dự án cũng mắc hàng
loạt sai phạm. Theo Kết luận thanh tra, Liên danh Công ty TNHH Nga
Thịnh và Công ty CP Bình Tây (đơn vị thi công) bố trí nhân lực cho dự án
không đúng với hồ sơ dự thầu và không xuất trình được hồ sơ của chỉ huy
trưởng.
Thực hiện chưa đầy đủ
quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường; một số khối lượng
nghiệm thu thanh toán và khối lượng đề nghị quyết toán không phù hợp với
hồ sơ hoàn công; Công ty CP Bình Tây tổ chức thi công không đúng hồ sơ
thiết kế đã được phê duyệt. Ngoài ra, các nhà thầu thuộc Liên danh không
xuất trình được bảo hiểm theo quy định; thực hiện chưa đầy đủ quy định
về an toàn lao động, vệ sinh môi trường...
Đối với Công ty CP Đầu
tư xây dựng và Thương mại Bình Minh (đơn vị thi công) thực hiện chưa đầy
đủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Một số khối lượng
nghiệm thu thanh toán và khối lượng đề nghị quyết toán không phù hợp với
hồ sơ hoàn công...
“Công ty Tư vấn kỹ
thuật và Xây dựng Đầu tư Việt Nam (tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình phần cấp điện) chưa thường xuyên thực hiện công tác giám sát,
nhắc nhở đối với nhà thầu trong việc tuân thủ biện pháp đảm bảo an toàn
đã được phê duyệt... Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hưng Thịnh (tư vấn
khảo sát, thiết kế, lập dự toán) không xuất trình được văn bằng, chứng
chỉ theo quy định…”, Kết luận nêu.
Xử lý “nhẹ hều”
Xử lý các sai phạm, Sở
Xây dựng đã ra quyết định xử phạt hành chính các đơn vị gồm: Công ty CP
Tư vấn quản lý dự án và Đầu tư xây dựng Beta, Công ty CP Tư vấn và Đầu
tư xây dựng Sơn Tây, Công ty TNHH Nga Thịnh, Công ty CP Bình Tây và Công
ty CP Đầu tư và Phát triển Hưng Thịnh với tổng số tiền 240 triệu đồng.
Đồng thời, Sở yêu cầu
giảm trừ giá trị theo đơn giá đối với phần công việc do Công ty CP Bình
Tây thực hiện là hơn 31 triệu đồng; giảm trừ giá trị do chênh lệch giữa
hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán đối với phần công việc do Công
ty CP Bình Tây thi công xây dựng là hơn 184 triệu đồng; giảm trừ giá
trị theo đơn giá đối với phần công việc do Công ty TNHH Nga Thịnh thực
hiện là hơn 114 triệu đồng; giảm trừ giá trị do chênh lệch giữa hồ sơ
hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán đối với phần công việc do Công ty
TNHH Nga Thịnh thi công xây dựng là 1,010 tỷ đồng... Sở Xây dựng cũng
kiến nghị các đơn vị nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập
thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.
Được biết, sau khi Sở
Xây dựng Hà Nội kết luận sai phạm, ngày 7/7/2016 UBND thị xã Sơn Tây đã
tổ chức họp kiểm điểm đối với các đơn vị thực hiện dự án. Tại buổi họp,
các đơn vị đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các sai sót đã nêu
trong quá trình thực hiện dự án.
UBND thị xã Sơn Tây yêu
cầu các đơn vị thực hiện ngay việc nộp phạt vi phạm hành chính, tại các
quyết định Đoàn thanh tra đã ban hành. Đối với các sai sót nêu trong
kết luận thanh tra, UBND thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện
giảm trừ giá trị theo kết luận thanh tra khi lập hồ sơ quyết toán các
gói thầu.
Dự án tái định cư gần
trăm tỷ đồng, mắc hàng loạt sai phạm mà các đơn vị, cá nhân liên quan
đến sai phạm chỉ bị xử lý nhẹ nhàng là kiểm điểm rút kinh nghiệm. Với
cách xử lý này, có thể tạo tiền lệ xấu về sau, khiến dư luận và người
dân địa phương không khỏi bất bình.
Nhận xét
Đăng nhận xét