CÂU CHUYỆN VŨ TRỤ 29 (Nhật thực)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thần thoại và truyền thuyết cổ giải thích hiện tượng nhật thực
Nhật thực làm tối đen bầu trời châu Âu, cũng như một phần châu Á, Tây Bắc châu Phi và Bắc Mỹ là hiện tượng nhật thực lớn nhất kể từ năm 1999 và theo dự kiến của NASA, một số quốc gia sẽ chìm trong bóng tối đến 98%.
Sự
kiện tương ứng với hiện tượng xuân phân tháng Ba, “kéo dài từ phía nam
Iceland, qua quần đảo Faroe và lãnh thổ Na Uy Svalbard, cuối cùng kết
thúc sau khi qua Bắc Cực” vào ngày 20/3, NASA nói.
Hiện
tượng thiên văn hiếm hoi đầy ngoạn mục này xảy ra khi mặt trăng trực
tiếp đi qua giữa mặt trời và trái đất, che bóng bề mặt của hành tinh
khiến nhân loại tạm ngừng hoạt động. Sự kiện hoàng hôn vào giữa ngày
thậm chí còn khiến các loài chim im bặt. Chúng ngừng hót vì nghĩ rằng
đêm đã đến.
Sự
kiện được coi là chấn động và “bất bình thường” đối với loài người từ
thời kỳ tiền sử, khi thần thoại và truyền thuyết nở rộ khắp các nền văn
hóa nhằm giải thích cho hiện tượng này hoặc bảo vệ nhân loại khỏi tác
động của nó.
Hiện tượng mặt trời bị che khuất được những người cổ đại coi là biểu tượng hoặc thông điệp.
Người
Hy Lạp cổ tin rằng chúng là điềm gở, cảnh báo thiên tai. Chắc chắn sự
phá vỡ trật tự vốn có từ xa xưa được coi là đáng sợ và không khác gì dấu
hiệu của diệt vong, đặc biệt khi nó phụ thuộc rất nhiều vào chuyển động
của mặt trời, chỉ đường dẫn lối cho nhiều nền văn hóa.
Mặt
trời hoặc mặt trăng bị nuốt chửng bởi các thực thể siêu nhiên là một
chủ đề phổ biến trong thần thoại và truyền thuyết, đồng thời cũng để
giải thích sự biến mất đột ngột và tạm thời của mặt trăng và mặt trời.
Tờ Examiner viết, người Việt Nam tin nhật thực là một bằng chứng cho thấy mặt trời bị một con ếch khổng lồ ăn mất.
Tại
Hàn Quốc người ta nghĩ rằng mặt trời biến mất do các cuộc tấn công của
những con chó săn khổng lồ. Chó lửa huyền thoại Bulgae được đặt mua bởi
lãnh chúa của một vương quốc bóng tối để đuổi theo và ăn cả mặt trời lẫn
mặt trăng. Mặt trời quá nóng và mặt trăng quá lạnh nên những con chó
không thể cắn lâu được, bị thương và quay trở lại mà không có phần
thưởng.
StarrySkies.com
viết rằng, theo truyền thuyết của người dân bản xứ Serrano tại
California, “nhật thực là linh hồn của người chết cố gắng ăn Mặt trời
hoặc Mặt trăng. Vì vậy, trong thời gian xảy ra nhật thực, các thầy tế
cùng tùy tùng của họ hát và nhảy múa để xoa dịu những linh hồn người
chết, còn những người khác hô lớn nhằm cố gắng hù dọa và xua các linh
hồn đó”.
Người
Vikings giải thích rằng nhật thực xảy ra do loài sói trời, hay còn gọi
là Warg, đuổi theo và ăn cả mặt trời lẫn mặt trăng.
Trang
National Geographic viết về một truyền thuyết trong đó con quỷ Hindu
Rahu đã lén dùng thuốc trường sinh bất tử. Mặt trời và mặt trăng đã tâu
với thần Vishnu về tội của Rahu. Vishnu chặt đầu của Rahu khi con quỷ
đang uống thuốc, vì vậy đầu Rahu đã trở nên bất tử, nhưng thân của nó
thì chết. Trong cơn giận dữ và thất vọng, chiếc đầu của Rahu tiếp tục
đuổi theo mặt trời và mặt trăng, thỉnh thoảng lại nuốt chúng. Tuy nhiên
do nó không có cơ thể nên mặt trăng và mặt trời chỉ biến mất trong chốc
lát, và sau đó rơi ra khỏi đầu của con quỷ.
Nhiều
truyền thống và tập quán khác nhau vẫn được tiến hành bởi các nền văn
hóa khác nhau để xua đuổi cái ác khi xảy ra nhật thực, hoặc tránh vận
xui có thể xảy ra. Ở một số nước người ta vẫn ăn chay khi có nhật thực,
và trẻ em, phụ nữ mang thai đôi khi được yêu cầu ở trong nhà bởi một vài
người tin rằng bóng tối sẽ gây nguy hiểm. Một số nước khác có truyền
thống đập chậu, chơi trống, và tạo ra tiếng ồn trong suốt thời gian nhật
thực nhằm xua tan lực lượng tà ác, cổ vũ cho sự quay trở về theo đúng
quỹ đạo của vũ trụ.
Tờ
Examiner chỉ ra rằng, người Batammaliba từ Tây Phi giải thích những
thay đổi trên bầu trời khi có nhật thực một cách tích cực. Truyền thuyết
của họ cho rằng “khi có nhật thực, mặt trời và mặt trăng đang giao
tranh với nhau. Họ tin rằng cách duy nhất để ngăn chặn xung đột là mọi
người trên Trái đất phải giải quyết bất đồng”.
Dù
là vấn đề là tín ngưỡng hay truyền thuyết, các sự kiện như nhật thực
kết nối con người lại với nhau, chỉ để chia sẻ trải nghiệm về sức mạnh
và sự kiện kịch tính của thế giới tự nhiên.
Nhiều
người lên kế hoạch đến Bắc Scotland hoặc Quần đảo Faroe hôm 20/3 để có
được tầm nhìn tốt nhất quan sát thiên tượng tuyệt đẹp và kỳ thú này.
Nhật thực như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa cho đến tận năm 2026.
Biên dịch từ Ancient-Origins
Thực tế và thần thoại về nhật thực
Ngày mai, một phần của thế giới sẽ chứng kiến nhật thực toàn phần lớn nhất trong 16 năm. Hiện tượng thiên nhiên mà loài người hiện hiểu rõ này từng là chủ đề của vô số chuyện mang màu sắc thần bí.
Mặt Trăng di chuyển vào vị trí che khuất hoàn toàn năm 2012. Ảnh: NASA
|
Nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm sẽ diễn ra vào 20/3,
chặn tới 90% ánh sáng Mặt Trời tại nhiều khu vực ở châu Âu. Tại phía bắc
Scotland, Mặt Trăng sẽ che khuất 95% Mặt Trời. London và vùng đông nam
của Anh sẽ trải nghiệm cảm giác "chìm trong bóng tối" đến 85%.
Trong lịch sử, hiện tượng này gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại,
truyền thuyết của người xưa, hoặc ở một số khu vực hẻo lánh trên thế
giới ngày nay. Một số nền văn hóa coi đây là điềm xấu.
Nhật thực là gì
Nhật thực là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện khi Mặt Trăng di chuyển vào
quỹ đạo giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời bị Mặt Trăng che
khuất và bóng Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất cắt ngang phần trung tâm tối
sẫm của bóng Mặt Trăng. Trong khi đó, nếu phần này không vươn tới được
bề mặt hành tinh của chúng ta, Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần hay
còn gọi là nhật thực hình khuyên. Nhật thực một phần xảy ra khi người
xem ở trong vùng nửa tối.
Ngày 11/8/1999, nhật thực khiến Mặt Trời bị bao phủ 100% được nhìn từ
Cornwall, Anh. Theo các nhà khoa học, hiện tượng che khuất hoàn toàn có
thể kéo dài lâu nhất 7,5 phút. Hiện tượng che khuất có thể xuất hiện 2-5
lần mỗi năm. Chu kỳ nhật thực giống nhau kéo dài 18 năm 11 tháng.
Khi Mặt Trăng còn ở vị trí rất gần Trái Đất, nó chặn hoàn toàn đĩa Mặt
Trời. Tuy nhiên theo thời gian, khi quỹ đạo Mặt Trăng thay đổi với tốc
độ 2cm/năm, sự sắp xếp thẳng hàng của ba thiên thể gần như hoàn hảo chỉ
thi thoảng xuất hiện. Giới chuyên gia dự đoán trong vài triệu năm tới,
khi quỹ đạo này tiếp tục mở rộng, nhật thực toàn phần sẽ không còn xảy
ra. Trong tương lai, người quan sát sẽ chỉ nhìn thấy nhật thực hình
khuyên.
Nhật thực toàn phần tại Pháp năm 1999. Ảnh: Wikipedia
|
Các câu chuyện thần thoại
Nhật thực năm 1133 trước Công nguyên từng được gọi là nhật thực vua
Henry của Anh. Khi Henry I qua đời không lâu sau hiện tượng này, nó càng
khẳng định niềm tin rằng đây là một dấu hiệu xấu đối với các vị vua.
Người Trung Quốc từng cho rằng việc dự đoán nhật thực rất quan trọng,
vì chúng có thể là mối đe dọa đối với các hoàng đế. Năm 2134 trước Công
nguyên, vì không thể dự đoán, hai nhà chiêm tinh học đã bị chặt đầu.
Trong thần thoại của Ấn Độ giáo, những con quỷ rắn Rahu và Ketu được
cho là nuốt Mặt Trời, hút ánh sáng và và là nguyên nhân làm xuất hiện
nhật thực. Trong khi đó đối với người Hy Lạp cổ đại, đây là dấu hiệu của
một thảm họa. Chúng xảy ra do sự tức giận và phẫn nộ của các vị thần.
Theo sách Phúc Âm, vào ngày chúa Giêsu bị đóng đinh, bầu trời trở nên
tối sầm và đen kịt. Nhiều người giả định rằng đây là một phép màu hoặc
dấu hiệu của một thời kỳ đen tối. Các sử gia cho rằng nó có liên quan
đến hiện tượng nhật thực năm 29 hoặc 33 trước Công nguyên.
Nhật thực xuất hiện ngày 27/1 năm 632 trước công nguyên trùng với ngày
con trai của nhà tiên tri Mohammed qua đời. Theo các học giả Hồi giáo,
điều này dẫn đến suy đoán rằng đây là điều kỳ lạ để đánh dấu cái chết.
Trong văn học dân gian của Hàn Quốc, Mặt Trời bị những con chó đánh
cắp. Còn tại một số khu vực hẻo lánh của Ấn Độ, ăn chay được áp dụng ở
các cộng đồng người nơi mà người dân lo sợ nhật thực sẽ làm nhiễm độc
thức ăn.
Anh Hoàng
Nhật thực là gì?
Một nhật thực xảy ra khi Mặt
Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, chặn ánh sáng đến từ Mặt Trời
và tạo thành bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực chỉ xảy ra trong thời gian trăng mới.
Bóng của Mặt Trăng
Nếu bạn muốn quan sát một nhật thực, bạn phải ở trên đường đi của bóng Mặt Trăng. Bóng của Mặt Trăng có 3 phần riêng biệt:
- Vùng bóng tối (Umbra): Là vùng trong cùng và là phần tối nhất của bóng Mặt Trăng. Ánh sáng Mặt Trời bị chặn lại ở những nơi có vùng bóng tối đi qua. Khi đứng ở trong vùng này, đĩa Mặt Trời sẽ không còn hiện diện nữa. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực toàn phần.
- Vùng bóng nửa tối (Penumbra): Là vùng ngoài cùng và là phần sáng nhất của bóng Mặt Trăng. Chỉ một phần của Mặt Trời bị che khuất ở những nơi có vùng bóng nửa tối đi qua. Đĩa Mặt Trời lúc này chỉ xuất hiện một phần. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực một phần.
- Vùng đối của vùng bóng tối (Antumbra): Vùng này nằm đằng sau vùng bóng tối. Nó chỉ xuất hiện trên bề mặt Trái Đất khi khoảng cách Mặt Trăng ở xa hơn. (Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình Elip. Tùy vào thời điểm trăng mới mà Mặt Trăng ở xa hay gần Trái Đất). Từ Trái Đất, Mặt Trăng xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời, do đó rìa ngoài của Mặt Trời vẫn có thể nhìn thấy. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực hình khuyên.
Hình 1: Vùng bóng tối
(umbra) của Mặt Trăng (Moon) ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời (Sun) chạm
đến bề mặt Trái Đất (Earth), trong khi vùng bóng nửa tối (penumbra) gây
ra nhật thực một phần ở một vùng rộng lớn hơn. Ảnh: Timeanddate.
Phân loại nhật thực
Có 4 kiểu nhật thực và chúng được xác định bởi các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.
- Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất/ Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Những người không ở vùng bóng tối nhưng nếu đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
- Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
- Nhật thực hình khuyên: Nhật thực hình khuyên xảy ra khi vùng đối của vùng bóng tối xuất hiện trên Trái Đất. đĩa Mặt Trăng sẽ che khuất vùng trung tâm của đĩa Mặt Trời, để lộ vùng rìa ngoài của Mặt Trời có dạng như một chiếc nhẫn. Một nhật thực hình khuyên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
- Nhật thực lai: Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra. Chúng xảy ra khi một nhật thực hình khuyên chuyển thành một nhật thực toàn phần.
Hình 2:
Tùy vào khoảng cách giữa Mặt Trăng (Moon) và Trái Đất mà trên bề mặt
Trái Đất có thể có các vùng bóng tối (umbra), bóng nửa tối (penumbra),
và vùng đối của vùng bóng tối (antumbra). Tùy vào vị trí người quan sát
đúng ở vùng bóng tối, bóng nửa tối hoặc vùng đối của vùng bóng tối mà
người quan sát có thể thấy được nhật thực toàn phần (A), nhật thực hình
khuyên (B) hay nhật thực một phần (C). Ảnh: Wikipedia.
Nhật thực chỉ xảy ra ở kỳ trăng mới
Để hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt
Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng
- sự thẳng hàng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.
Mặc dù một trăng mới là cần thiết cho
nhật thực có thể xảy ra, thì nhật thực lại không xảy ra ở mọi kỳ trăng
mới. Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất
nghiêng một góc khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất di
chuyển quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo). Những vị trí nơi 2 mặt
phẳng quỹ đạo này gặp nhau được gọi là điểm nút Mặt Trăng (lunar nodes).
Nhật thực xảy ra chỉ khi một trăng mới diễn ra gần điểm nút này.
Mùa nhật - nguyệt thực
Mặt Trời cũng phải có vị trí gần điểm
nút thì cả 3 vật thể này mới có thể đứng trên một đường thẳng hoàn hảo
hoặc gần hoàn hảo. Sự sắp xếp này diễn ra 2 lần mỗi năm và thường kết
thúc sau khoảng 34.5 ngày. Chu kỳ này được gọi là "mùa nhật - nguyệt
thực" (eclipse season). Có khoảng 2 đến 3 lần nhật - nguyệt thực xảy ra
trong mỗi mùa nhật - nguyệt thực.
Một tháng Mặt Trăng (tháng âm lịch) là
chu kỳ từ lần trăng mới này đến lần trăng mới tiếp theo. Tháng Mặt Trăng
dài khoảng 29 ngày và ngắn hơn so với mùa nhật - nguyệt thực. Do đó, sẽ
có ít nhất 1 lần trăng mới và 1 nhật thực, ít nhất 1 lần trăng tròn và 1
nguyệt thực xảy ra trong mùa nhật - nguyệt thực. Điều này có nghĩa là
nhật thực và nguyệt thực có xu hướng xảy ra theo từng cặp - một nhật
thực luôn xảy ra 2 tuần trước hoặc sau 1 nguyệt thực.
Hình 3: Minh
họa 3D của một nhật thực, trong đó đường màu xanh lục là quỹ đạo của
Mặt Trăng (Moon) xung quanh Trái Đất (Earth), đường màu xanh dương là
quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (Sun). Nếu Mặt Trăng ở cận điểm
thì sẽ xảy ra nhật thực toàn phần. Chỉ khi Mặt Trăng ở cùng phía với
Mặt Trời (trăng mới) thì mới có thể xảy ra nhật thực. Ảnh: Wikipedia.
Nhật thực xảy ra thường xuyên hơn nguyệt thực
Nếu bỏ qua các lần nguyệt thực nửa tối
rất khó để nhận biết, thì số lần xảy ra nhật thực sẽ nhiều hơn nguyệt
thực theo tỷ lệ khoảng 3/2. Bình quân một thế kỷ có thể có 240 nhật thực
và khoảng 150 nguyệt thực.
Mặc dù rằng, đối với hầu hết mọi người,
một nhật thực thì rõ ràng hiếm hoi hơn so với nguyệt thực. Có 2 lý do để
giải thích nghịch lý này:
- Chúng ta sống trên Trái Đất, là vật thể tạo ra bóng tối trong quá trình diễn ra nguyệt thực, do đó tất cả mọi người ở mặt tối của Trái Đất đều có thể quan sát được nguyệt thực. Đối với nhật thực, bạn phải đứng trên một dải hẹp là đường đi của bóng Mặt Trăng thì mới có thể nhìn thấy được hiện tượng này.
- Nguyệt thực có xu hướng diễn ra với thời gian dài hơn so với nhật thực. Thời gian tối đa về mặt lý thuyết đối với một nhật thực toàn phần là khoảng 7 phút rưỡi, trong khi một nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 100 phút.
Thực tế vui: Tính bình
quân, một nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được từ bất kỳ vị trí
nào sau mỗi 2.5 năm, trong khi phải mất đến 375 năm để có thể nhìn thấy
một nhật thực toàn phần xảy ra tại cùng một vị trí cụ thể trên Trái Đất.
Có bao nhiêu nhật - nguyệt thực mỗi năm?
Hầu hết mỗi năm có khoảng 4 lần nhật -
nguyệt thực, là con số tối thiểu của số lần nhật - nguyệt thực có thể
xảy ra trong 1 năm. 2 trong số 4 lần nhật - nguyệt thực này phải là nhật
thực. Trong 1 năm cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật - nguyệt thực,
nhưng rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật
thực và 5 lần nguyệt thực).
Có thể có tối thiểu 2 và tối đa 5 lần
nhật thực trong 1 năm. Ngoài số này, không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực
có thể là nhật thực toàn phần. Rất hiếp khi xảy ra 5 lần nhật thực
trong cùng 1 năm.
Theo tính toán của NASA, chỉ có khoảng
25 lần trong số 5000 năm qua thế giới có 5 lần nhật thực trong cùng 1
năm. Lần cuối cùng đã xảy ra vào năm 1935, và lần tiếp theo sẽ là năm
2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng Mười Hai.
Nhật - nguyệt thực tương tự sau mỗi 18 năm
Nhật thực có xu hướng xảy ra theo chu
kỳ, gọi là chu kỳ nhật - nguyệt thực. Các nhà thiên văn học và các nhà
khoa học sử dụng chu kỳ nhật - nguyệt thực để dự đoán và tính toán các
lần xảy ra trong tương lai của chúng. Một trong những chu kỳ nhật -
nguyệt thực phổ biến nhất là chu kỳ Saros. Những người Babylonian cổ đại
đã dùng nó để dự đoán nguyệt thực.
Chu kỳ Saros là một chu kỳ xấp xỷ 6585.3
ngày hay khoảng 18 năm, 11 ngày, và 8 giờ, và xảy ra dựa trên sự kết
hợp của 3 chu kỳ mặt trăng:
- Tháng mặt trăng (synodic month): thời gian giữa 2 lần trăng mới liên tiếp.
- Tháng cận điểm (anomalistic month): thời gian giữa hai lần Mặt Trăng ở vị trí cận điểm liên tiếp.
- Tháng rồng (draconic month): thời gian giữa hai lần điểm nút mặt trăng liên tiếp.
Hai nhật thực tách biệt bởi chu kỳ Saros
có đặc trưng giống nhau: chúng xảy ra tại cùng một điểm nút Mặt Trăng,
với Mặt Trăng ở gần như cùng một khoảng cách với Trái Đất. Nhật - nguyệt
thực cũng xảy ra ở cùng thời gian trong năm gần như cùng thời gian
trong ngày.
Nguồn: TimeAndDay
Giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì?
Thời
xưa, khi chưa có nhiều nhận thức về vũ trụ, con người không hiểu về 2
hiện tượng này và thường đưa ra các cách giải thích khác nhau: Có một
câu chuyện thần thoại phương đông kể rằng 2 nữ thần Mặt Trời và Mặt
Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay nhau đi giám sát dân cư
từng vùng. Chồng của 2 nữ thần này là một con Gấu. Khi gấu đi với một
trong hai người vợ thì khi đó dưới hạ giới người ta thấy Mặt Trời hoặc
Mặt Trăng bị che khuất và người ta phải đuổi gấu đi bằng cách gõ mạnh
vào chiêng, trống hay cối giã gạo,... Cũng có chuyện cho rằng đó là
khi Mặt Trăng hoặc Mặt Trời đã bị gấu ăn mất,...
Và thực tế các nhà khoa học ngày nay đã chứng minh cho 2 hiện tượng thiên nhiên này như thế nào? Hãy cùng VPEC đi tìm lời giải đúng nhất cho câu hỏi Nguyên nhân tại sao có hiện tượng nhật thực & nguyệt thực cũng như giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì?
Hiện tượng nhật thực là gì?
Nhật
thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên. Nó xảy
ra khi nào mà Trái Đất , mặt trăng và mặt trời thẳng hàng trên 1 mặt
phẳng và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời, che phủ 1 phần hay
toàn bộ ngôi sao gần nhất của chúng ta.
Vì
quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một mặt phẳng
nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất nên 2 mặt
phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm nối tâm
gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi
Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm.
Nhật
thực toàn phần về cơ bản chỉ kéo dài vài phút, Mitzi Adams nhà thiên
văn học mặt trời NASA của trung tâm hàng không vũ trụ Marshall ở
Huntsville, Ala. Nhật thực dài nhất diễn ra trong 7 phút.
Ít
nhất là 2 hoặc thậm chí 5 lần nhật thực diễn ra trong 1 năm. Một số là
nhật thực hình khuyên - thuật ngữ chỉ mặt trăng bao phủ phần lớn mặt
trời. Nhật thực toàn phần không nhiều hơn 2 lần.
Nhật
thực toàn phần khá hiếm nhưng sự hoàn hảo này - mặt trời hoàn toàn bị
che phủ bởi mặt trăng- chỉ tồn tại trong 1 cung đường hẹp trên bề mặt
trái đất, trong khi ngược lại nhật thực 1 phần có thể được nhìn thấy
trong 1 vùng khá rộng.
Những món quà bạn không thể bỏ lỡ...!
Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo "CÓ 1 KHÔNG 2" cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa
Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo "CÓ 1 KHÔNG 2" cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa
Nhưng để nhìn nhật thực, nhìn qua 1 kính thiên văn có thể rất nguy hiểm, Adams cảnh báo.
"Bạn
phải có tấm lọc thích hợp" bà nói. " Cách an toàn nhất là nhìn qua hình
chiếu, khi đó bạn lấy thị kính ra và chiếu hình ảnh lên 1 tờ giấy đằng
sau kính thiên văn, mà không nhìn vào mặt trời. Bạn di chuyển tấm giấy
trước và sau cho đến khi nhận được hình ảnh".
Quan
sát an toàn nhật thực an toàn với mắt thường cần phải là nhật thực toàn
phần và trong lúc cực đại, Adams nói. Nếu không nhìn thẳng vào nhật
thực sẽ cực kỳ nguy hiểm. Kính bảo vệ mắt đặc biệt cần để nhìn mặt trời
trong suốt nhật thực 1 phần và hình khuyên.
Kính
râm thường không giúp nhìn mặt trời an toàn, Adams nói, vì chúng không
chặn được các bức xạ cực tím và hồng ngoại.Thay vào đó, chỉ với "kính
nhật thực" được chế tác đặc biệt mới sử dụng những tấm lọc phù hợp để
nhìn trực tiếp trong những trường hợp này.
Nguyên nhân của hiện tượng nguyệt thực
Nguyệt thực xuất hiện khi bóng của Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời, và làm mặt trăng tối đi.
Có
3 loại nguyệt thực, trong đó đẹp nhất là nguyệt thực toàn phần khi bóng
Trái Đất phủ hoàn toàn lên mặt trăng. Trong lịch sử, nguyệt thực đã
khiến người ta choáng ngợp và thậm chí sợ hãi, đặc biệt là khi nguyệt
thực toàn phần làm mặt trăng trở thành màu đỏ như máu, hiệu ứng này làm
mọi người sợ hãi, vì họ không hiểu điều gì gây ra nó. Vì thế họ cho đó
là chúa hay thần nào đó.
Nguyệt thực là gì?
Nguyệt
thực có thể diễn ra chỉ khi nó là trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần chỉ
có thể diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt tTăng hoàn toàn thẳng
hàng-chỉ lệch 1 tẹo cũng khiến nó thành nguyệt thực 1 phần hoặc ko có
nguyệt thực.
Bởi
vì quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất nằm lệch 1 tẹo so với quỹ đạo trái
đất với mặt trời, sự thẳng hàng hoàn hảo để tạo ra nguyệt thực không
phải lúc nào cũng có thể diễn ra khi trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần
mất vài giờ trong suốt sự kiện. Nguyệt thực diễn ra như sau: Trái đất
tạo nên 2 vùng bóng trên mặt trăng: vùng tối là bóng đen đặc. Vùng nửa
tối là bóng bên ngoài tối 1 phần. Mặt trăng đi qua những bóng này theo
từng bước. Bước đầu và cuối- khi mặt trăng nằm tỏng vùng nửa tối-không
dễ nhìn thấy lắm, vì thế phần hay nhất của nguyệt thực là giữa sự kiện,
khi mặt trăng nằm trong vùng tối hoàn toàn.
Nguyệt
thực toàn phần là 1 sự kiện khá đặc biệt. Từ khi mặt trăng được tạo
nên, cách đây khoảng 4.5 tỷ năm nó đã dịch ra xa trái đất (khoảng
4cm/năm) vị trí hiện tại là chuẩn : mặt trăng đang ở tại vị trí hoàn hảo
để bóng trái đất phủ lên mặt trăng hoàn toàn. nhưng hiếm hoi. Từ nay
đến hàng tỷ năm nữa cũng không có đâu.
Các loại nguyệt thực
Nguyệt
thực toàn phần: Bóng trái đất phủ hoàn toàn lên mặt trăng. Mặt trăng sẽ
không biến mất, nhưng nó sẽ bị tối đi và sẽ dễ bị lạc mất nó nếu bạn
không nhìn nó. Một số ánh sáng sẽ đi qua khí quyển trái đất và bị bẻ
cong hội tụ lên mặt trăng và làm nó sáng lên đôi chút kể cả khi đang
toàn phần.
Tham khảo về: Hiện tượng tự nhiên bí ẩn
Nguyệt
thực một phần: Một số lần là 1 phần, nhưng cả toàn phần cũng sẽ trải
qua pha 1 phần. Suốt pha 1 phần, mặt trời, trái đất và mặt trăng không
thẳng hàng hoàn toàn và bóng trái đất xuất hiện như đang ngoạm mặt
trăng.
Nguyệt
thực nửa tối: Đây là loại kém hay ho nhất vì mặt trăng chỉ bị tối cho
bóng bên ngoài của trái đất. Trừ khi bạn quen quan sát nó nếu không thì
cũng chẳng nhận ra sự khác biệt.
Mặt trăng máu
Mặt
trăng có thể chuyển thành màu đỏ hay màu đồng khi nó đến cực đại. Mặt
trăng đỏ có thể do mặt trăng trong lúc ở vùng tối hoàn toàn, 1 số ánh
sáng đi qua khí quyển trái đất và bị bẻ cong hướng vào mặt trăng. Trong
khi các quang phổ màu khác bị chặn thì ánh sáng đỏ dễ dàng đi qua khí
quyển. Hiệu ứng này khiến minh và hoàng hôn trên mặt trăng.
"Màu
của mặt trăng phụ thuộc vào bụi và mây của khí quyển trái đất" Các nhà
khoa học NASA nói "nếu có thêm phân tử trong khí quyển, tro bụi núi lửa
chẳng hạn, mặt trăng sẽ thành màu đỏ"
Xem nguyệt thực thế nào?
Nguyệt
thực là 1 trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất. Cứ ra ngoài và
chiêm ngưỡng thôi. Bạn chẳng cần kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ
khác. Tuy nhiên, với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ đem lại hình ảnh
chi tiết về bề mặt mặt trăng.
Gần
đây, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực được người dân Việt nam đặc
biệt quan tâm, bởi họ xem đó như một sự kiện lý thú cần khám phá. Và
những thông tin giải thích về nguyên nhân của các hiện tượng này là gì
sẽ giúp mọi người có một cái nhìn đúng đắn hơn về hiện tượng.
- Category: Giải thích các hiện tượng lạ
Giải mã bí ẩn "cơn gió thiên thực" sau hơn 300 năm đau đầu nghiên cứu!
Hoa Hướng Dương |
Một hiện tượng thời tiết xảy ra trùng với thời điểm xảy ra thiên thực (nhật thực, nguyệt thực) nhưng phải mất hơn 300 năm mới có lời giải đáp.
Nhật thực là hiện tượng
Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất xếp thẳng hàng theo đúng thứ tự trên, khi
đó Mặt Trăng ở giữa sẽ che khuất Mặt Trời và bóng của nó sẽ quét qua bề
mặt Trái Đất.
Từ xa xưa người ta đã cảm nhận sự thay đổi của bầu không khí khi có hiện tượng này, nhưng phải tới tận ngày nay chúng ta mới có được câu trả lời nhờ công nghệ dự báo thời tiết tân tiến.
Bí ẩn thời tiết thay đổi khi Nhật thực
Sau 301 năm sau khi nhà thiên văn học người Anh Edmund
Halley đi tiên phong trong việc quan sát hiện tượng nhật thực, ông nhận
thấy có một sự thay đổi thời tiết kỳ lạ trùng khớp với thời điểm xảy ra
thiên thực.
Ông chú ý thấy rằng khi xảy ra nhật thực, không khí sẽ trở nên lạnh lẽo và ẩm ướt bất thường, một cảm giác rùng mình và đáng sợ như xem phim kinh dị vậy.
Vào năm 1901, H. Helm Clayton cũng từng đoán rằng gió sẽ đổi hướng khi có nhật thực. Nhưng đi tìm kiếm câu trả lời cho sự liên hệ này lại không đơn giản chút nào, phải mất rất lâu sau đó, với sự giúp đỡ của hàng ngàn tình nguyện viên, các nhà khoa học mới giải đáp được bí mật này.
Cuộc thử nghiệm quy mô lớn với thiết bị hiện đại
Nhà khí tượng học tới từ Đại học Reading của Anh đã cùng với 4500 người tình nguyện tiến hành thí nghiệm thời tiết nhật thực (National Eclipse Weather Experiment) nhằm đo lường ảnh hưởng khí tượng xảy ra khi nhật thực.
Khi hiện tượng xảy ra, kết hợp việc quan sát và đọc các thông số thời tiết ở các trạm thời tiết trên mặt đất, cũng như hệ thống cảm biến thời tiết, nhóm nghiên cứu đã xác nhận không khí trở nên lạnh hơn khi có nhật thực, gió thổi chậm hơn và thay đổi hướng.
Nhà vật lý khí quyển Giles Harrison cho biết:
"Khi Mặt Trời biến mất sau Mặt Trăng, một vùng diện tích bị lạnh đột ngột, như hoàng hôn vậy. Điều đó nghĩa là không khí ấm bị dừng đột ngột quanh khu vực này, đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm nhiệt độ và đổi hướng gió".
"Có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích về cơn gió nhật thực xảy ra hằng năm, nhưng chúng tôi nghĩ đây chính là lời giải thích thuyết phục nhất".
Hiện
tượng này xảy ra mạnh mẽ ở khu vực biên giới, nơi giáp ranh giữa sáng
và tối, khi hiện tượng nhật thực xảy ra, không khí sẽ bị lạnh đi từ 1
tới 4 độ C, tốc độ gió cũng giảm đi 7,4 km/h. Hơn nữa hướng gió cũng chếch sang phía nam khoảng 20 độ.
Gray và đồng sự Harrison cũng nhấn mạnh rằng phải mất nhiều thời gian mới có thể có những số liệu cụ thể dù có nhiều lý thuyết được đưa ra là do khi đó chưa thể đo chính xác như các công nghệ dự báo thời tiết hiện nay.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Philosophical Transactions of the Royal Society A.
Từ xa xưa người ta đã cảm nhận sự thay đổi của bầu không khí khi có hiện tượng này, nhưng phải tới tận ngày nay chúng ta mới có được câu trả lời nhờ công nghệ dự báo thời tiết tân tiến.
Bí ẩn thời tiết thay đổi khi Nhật thực
Nhật thực.
Ông chú ý thấy rằng khi xảy ra nhật thực, không khí sẽ trở nên lạnh lẽo và ẩm ướt bất thường, một cảm giác rùng mình và đáng sợ như xem phim kinh dị vậy.
Vào năm 1901, H. Helm Clayton cũng từng đoán rằng gió sẽ đổi hướng khi có nhật thực. Nhưng đi tìm kiếm câu trả lời cho sự liên hệ này lại không đơn giản chút nào, phải mất rất lâu sau đó, với sự giúp đỡ của hàng ngàn tình nguyện viên, các nhà khoa học mới giải đáp được bí mật này.
Cuộc thử nghiệm quy mô lớn với thiết bị hiện đại
Nhiệt độ thay đổi khi nhật thực.
Khi hiện tượng xảy ra, kết hợp việc quan sát và đọc các thông số thời tiết ở các trạm thời tiết trên mặt đất, cũng như hệ thống cảm biến thời tiết, nhóm nghiên cứu đã xác nhận không khí trở nên lạnh hơn khi có nhật thực, gió thổi chậm hơn và thay đổi hướng.
Nhà vật lý khí quyển Giles Harrison cho biết:
"Khi Mặt Trời biến mất sau Mặt Trăng, một vùng diện tích bị lạnh đột ngột, như hoàng hôn vậy. Điều đó nghĩa là không khí ấm bị dừng đột ngột quanh khu vực này, đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm nhiệt độ và đổi hướng gió".
"Có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích về cơn gió nhật thực xảy ra hằng năm, nhưng chúng tôi nghĩ đây chính là lời giải thích thuyết phục nhất".
Bí ẩn đã được giải đáp.
Gray và đồng sự Harrison cũng nhấn mạnh rằng phải mất nhiều thời gian mới có thể có những số liệu cụ thể dù có nhiều lý thuyết được đưa ra là do khi đó chưa thể đo chính xác như các công nghệ dự báo thời tiết hiện nay.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Philosophical Transactions of the Royal Society A.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét