HƯỚNG LÊN VĂN MINH 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
(HCM) 2 "phiên chợ thực phẩm sạch" làm mát lòng dân Sài Gòn
1. Phiên Chợ Lương Nông
Với
tiêu chí “Vì mình, vì mọi người, chúng tôi kết nối”, những
bạn trẻ ở Sài Gòn đã nghĩ ra ý tưởng tạo một phiên chợ buôn
bán các loại thực phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng trước cơn bão thực phẩm bẩn hoành hành. "Thực phẩm sạch" từ đâu mà có?
Diễn ra đều đặn vào đúng 10h30 thứ sáu hàng tuần tại số nhà 149 Hai Bà Trưng (quận 3, TP. HCM),
phiên chợ "Lương nông" được quảng cáo là nơi buôn bán thực phẩm
sạch đang thu hút rất nhiều người tiêu dùng ghé lại.
Với
tiêu chí "vì mình, vì mọi người, chúng tôi kết nối", phiên chợ
này tạo niềm tin cho người tiêu dùng giữa cơn bão thực phẩm bẩn
đang bủa vây từng gia đình. Rất nhiều người từ già đến trẻ,
từ đàn ông đến phụ nữ đều cảm thấy yên tâm khi lựa chọn thực
phẩm sạch tại đây.
Chợ phiên kết nối vì cộng đồng diễn ra vào lúc 10h30 sáng thứ 6 hàng tuần.
Người tiêu dùng thoải mái lựa chọn những thực phẩm sạch cho bữa cơm của gia đình.
Trước
nhiều nguồn thông tin về thực phẩm bẩn đang tràn lan, các bạn trẻ tham
gia "Hợp tác xã Lương nông" đã nhận thức phải tìm nguồn thực phẩm sạch
cho bản thân và gia đình. Phiên chợ ra đời với mục đích đưa thực
phẩm sạch đến mâm cơm của từng gia đình.
Thời
gian đầu vẫn còn nhiều người e ngại về độ tin cậy của lượng thực phẩm
được cho là sạch tại đây, thực phẩm ở đây chưa có giấy chứng nhận an
toàn của cơ quan kiểm định mà thực phẩm chủ yếu do các bạn trẻ lấy từ
vườn nhà hoặc do chính những bạn trẻ thực hiện canh tác nông sản theo
hình thức hữu cơ và đưa sản phẩm tự nhiên đến với mọi người. Vì phiên
chợ bán với số lượng nhỏ nên rất khó để xin giấy phép đạt tiêu chuẩn
VietGap. Tuy nhiên nếu có vấn đề về sức khỏe đối với người tiêu dùng thì
người bán trong phiên chợ đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Ban tổ chức
phiên chợ sẵn sàng cung cấp địa chỉ của người bán để khách khiếu nại
Phiên
chợ đến nay đã diễn ra được 6 phiên rồi và thu hút rất đông
khách. Mặc dù đúng 10h30 mới mở cửa nhưng từ khoảng 8h - 9h
sáng đã có rất nhiều người tiêu dùng đến gọi cửa.
Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xuất hiện đấng mày râu.
Không
gian phiên chợ chỉ vỏn vẹn có 8 - 10 gian hàng, chủ yếu là mặt
hàng hữu cơ khá khiêm tốn về số lượng như vài chục ký gạo lức,
mấy bó rau được gói trong lá chuối, ít trái cây vườn quen thuộc đặt
trong rổ tre phủ đầy rơm, vài bịch cá sông được ướp lạnh... Tất
cả đều được niêm yết giá cụ thể.
Tại
đây bán chủ yếu gạo, cà chua, rau củ, trái cây… do các bạn trẻ tự trồng
được từ khắp nơi trên thành phố, có cả những bạn ở tỉnh xa cũng tham
dự. Tất cả kinh phí hoạt động, di chuyển, kho bãi… đều do các bạn tự thu
xếp vì không có một đơn vị nào đứng ra tài trợ. Mỗi tuần sẽ có những
loại thực phẩm khác nhau tùy vào sự thu hoạch của các nông dân 8X, 9X.
Có thể là vài củ khoai mì, một ít rau mồng tơi, có khi là vài con cá
đồng tự đánh bắt…
Điều
đặc biệt hơn nữa là những loại thực phẩm tại phiên chợ đều có
vẻ ngoài thô mộc, không bắt mắt do được chăm sóc theo cách tự nhiên,
không bị can thiệp hóa chất trong quá trình sinh trưởng, ngay cả khi gặp
sự cố về sâu bệnh và thời tiết. Ngoài ra, chợ bán các mặt hàng
nông sản luôn thuận theo tự nhiên "mùa nào thức ấy" chứ không phải
nhập tràn lan về bán. Một
điều dễ dàng nhận ra khi những tiểu thương ở phiên chợ "Lương
nông" đều là các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X và 9X với sự nhiệt
tình trong buôn bán và tư vấn thực phẩm cho những người nội
trợ. Được biết, cô Nghiêm Thị
Thảo (60 tuổi) là người kết nối các bạn trẻ để thành lập chợ phiên đặc
biệt này, nhưng toàn bộ các công việc tổ chức phiên chợ đều do các bạn
tự xoay xở, điều hành.
Những
câu khẩu hiệu mà phiên chợ "Lương nông" muốn hướng tới. Bên
cạnh đó tại phiên chợ còn trưng bày những khu vườn sạch của
nông dân.
Những
bạn trẻ đã nhận thức phải tìm nguồn thực phẩm sạch cho bản thân và
gia đình. Qua đây các bạn nông dân trẻ cũng muốn kêu gọi những bạn
có nông sản tự trồng mang đến phiên chợ để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
làm nông.
Người phụ nữ lựa chọn mít vườn được phân ký sẵn tại kệ trong phiên chợ.
Mặt hàng trái cây chuối, bưởi, và gạo.
Mặt hàng nông sản rau, củ quả được cam kết không hóa chất.
Thủy sản được nuôi tại miền Tây cũng được mang lên phiên chợ bán.
Ngoài
ra, theo những nông dân 8X, 9X, trái cây, gạo sạch, rau sạch… nếu có
nhu cầu, người mua sẽ được tận mắt chứng kiến và cảm nhận
được hương vị và chất lượng khi những sản phẩm đó được chế
biến tại chỗ. Người bán sẽ trực
tiếp hướng dẫn về quy trình sản xuất, tư vấn cho người mua các phương
pháp phân biệt nông sản hữu cơ với nông sản hóa học. Từ đó, tạo sự
đồng cảm giữa người tiêu dùng và người sản xuất là điều phiên chợ
"Lương nông" - phiên chợ thực phẩm sạch muốn hướng đến.
Cô
Phượng (người tiêu dùng) đánh giá rất cao về thực phẩm tại
phiên chợ này nên tuần nào cũng ghé mua về dự trữ ăn dần.
Phiên
chợ thực phẩm sạch đã dần cứu vãn được niềm tin nơi người
tiêu dùng giữa cơn bão thực phẩm bẩn đang bủa vây.
Thực
phẩm ở đây tuy không đẹp mắt, nhưng sạch, chất lượng không hóa
chất nên rất an tâm. Người bán hàng là những bạn trẻ cũng
nhiệt tình. Giá cả ở đây tuy có cao nhưng so với giá ở các
chợ thì không chênh lệch nhiều.
2. Phiên chợ xanh tử tế
Trung
tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), đơn vị tổ chức
'Phiên chợ xanh tử tế' cho biết, phiên chợ diễn ra đều đặn 2 lần/1 tháng, vào hai ngày thứ 7, Chủ nhật của tuần thứ nhất và thứ ba, kéo dài từ 8h00 - 18h00 mỗi ngày.
Phiên chợ với sự tham gia của gần 20 đơn vị đến từ hơn 10 địa phương từ
miền Bắc như hợp tác xã H'Mong ở Bản Cát Cát (Sapa) đến miền Trung, Tây
Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ như Câu lạc bộ đặc sản Bến Tre; hồng
sấy gió Đà Lạt; rau hữu cơ Bến Tre…
"Phiên
chợ Xanh Tử Tế" thu hút sự tham gia tích cực của các hộ nông gia, hợp
tác xã làng nghề, câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp của nhiều địa phương
từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ như: HTX
H'Mong ở Bản Cát Cát (Sapa); CLB đặc sản Bến Tre; thanh niên khởi nghiệp
Ninh Thuận...
Theo
đó, người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh có thể tham quan, mua sắm, tiếp cận
những mặt hàng nông sản, đặc sản chất lượng, được sản xuất bằng phương
pháp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm gồm: rau xanh các
loại, trái cây vùng miền; thực phẩm khô, thực phẩm chế biến; bánh,
mứt...
Nơi diễn ra phiên chợ : Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), 163 Pasteur, phường 6, quận 3, TP. HCM.
Tổng hợp - Theo Kenh14, Tuoitre.vn
Người Sài Gòn mơ thực phẩm sạch: Bao giờ thành hiện thực?
- Soi tem bằng điện thoại thông minh chỉ cụ thể hóa vùng vi phạm thực phẩm sạch chứ chưa thể khẳng định được miếng thịt heo đó an toàn với người tiêu dùng.
Bài toán vùng nguyên liệu sạch
Chiều
ngày 26/7, anh Nguyễn Việt - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH Dịch
vụ An Hạ, đơn vị có chuỗi 9 cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn TP.
HCM cho biết, hiện đã nắm được dự án gắn tem lên miếng thịt heo để khách
hàng dùng điện thoại kiểm tra mà Sở Công thương TP. HCM đang triển
khai. "Chúng tôi sẽ thực hiện điều này để khách hàng có thể kiểm tra
bằng chiếc điện thoại trên tay mình" - anh Việt nói.
Theo
tìm hiểu của PV, nguồn hàng của An Hạ được lấy từ việc chăn nuôi heo
tiêu chuẩn VietGAP đưa về lò mổ của công ty rồi phân phối thành các sản
phẩm khác nhau tới tay người tiêu dùng. Trong tháng 1/2016, có thông tin
Chi cục Thú y TP. HCM kiểm tra lò mổ An Hạ phát hiện có 3 lô heo chứa
chất cấm.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm -
Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ giải thích: “Lò mổ An Hạ làm dịch
vụ, cho các thương lái vào lò mổ theo thỏa thuận. Các lô heo này là của
thương lái mang vào lò mổ của chúng tôi gia công rồi tự phân phối, không
phải heo của An Hạ”.
Vẫn có trường hợp lợn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP chứa chất cấm tại TP. HCM (Ảnh minh họa) |
Dự
án gắn tem của Sở Công thương TP. HCM được thực hiện theo quy trình
khép kín tại địa phương mình quản lý, mỗi con lợn sẽ được gắn 2 vòng
khắc tia laser vào chân sau để theo dõi suốt quá trình nuôi dưỡng. Đến
khi số heo này được xuất đến lò mổ, cơ quan chức năng sẽ phát cho chủ lò
mổ loại tem đặc biệt gắn lên các sản phẩm để người tiêu dùng có thể soi
được.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú
y TP HCM cho hay, mỗi ngày người dân TP. HCM tiêu thụ từ 10.000-10.500
con heo nhưng nguồn nuôi trên địa bàn chỉ chiếm 18%-20%, còn lại từ các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Thuận... Như vậy, với số heo lấy từ các tỉnh phụ cận TP. HCM thì không
biết sẽ được gắn tem nào để người tiêu dùng "soi" nhận diện.
Theo
bà Phạm Thị An - Chủ một cửa hàng bán thực phẩm sạch trên địa bàn Q. 1 -
TP. HCM, khi tiêu thụ thịt tươi ra thị trường, ngoài giấy kiểm dịch,
nếu cắt từng miếng để lên sạp bán cho khách hàng thì doanh nghiệp cần
tới 3 loại tem khác là tem cân, tem phí kiểm dịch và tem nguồn gốc sản
phẩm. Đó là chưa kể đối với những cơ sở bán thịt heo nuôi theo tiêu
chuẩn VietGAP thì sẽ còn phải có giấy chứng nhận điều này nữa.
"Khi
Sở Công thương ra loại tem mới thì 4 tem kia có được miễn không? Chúng
tôi cũng không biết rõ nếu giữ nguyên vùng nguyên liệu thì có được cấp
tem mới hay không?" - bà An đặt câu hỏi.
Chỉ là liệu pháp trấn an tin thần người dân
Nói
về dự án soi tem bằng điện thoại trên miếng thịt heo, TS Nguyễn Đăng
Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới
(địa chỉ Q. 1 - TP. HCM) cho rằng, việc này trên thế giới đã thực hiện
từ 50 năm trước. Dự án chỉ giúp cơ quan chức năng dễ truy thủ phạm khi
có sự cố xảy ra hơn là việc người tiêu dùng được ăn miếng thịt heo sạch
hơn.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới. |
Theo
ông Nghĩa, dự án mà Sở Công thương TP. HCM thực hiện không khác gì cấp
"Chứng minh nhân dân" cho miếng thịt heo, tất cả đều trong một. Hiện
nay, phổ biến tình trạng thực phẩm bẩn độc bị phát hiện nhưng lại khó
truy nguồn gốc phát tán để xử lý. Trong khi đó, "chứng minh nhân dân"
trên thịt heo lại giải quyết được khó khăn này. Nếu người tiêu dùng phát
hiện miếng thịt có vấn đề thì có thể báo cơ quan chức năng, kiểm tra
nguồn gốc miếng thịt từ chiếc tem để biết được cơ sở nào đã vi phạm.
"Thực
tế thì các loại tem, dấu hiện nay cũng đã đủ để cơ quan chức năng có
thể truy về nguồn gốc thực phẩm bản nhưng mất nhiều thời gian hơn khi dự
án gắn tem mới đi vào thực hiện. Tuy nhiên, người dân không phải vì thế
mà được ăn miếng thịt heo sạch hơn, đảm bảo hơn" - ông Nghĩa nhận định.
Ông
Nghĩa nhớ lại việc người dân TP. HCM sử dụng máy đo thực phẩm an toàn
từng gây xôn xao dư luận vào cuối năm 2015. Để đối phó với tình trạng
thực phẩm bẩn độc, loại máy đo này được phát minh để đo hàm lượng nitrat
(NO3) xem có ở ngưỡng an toàn hay không. Nhưng sau một thời gian đi vào
thực tiễn thì người tiêu dùng vỡ mộng bởi có nhiều vấn đề xảy ra như
không thể kiểm tra được hết mọi loại thực phẩm, độ chênh lệch lớn giữa
chỉ số trên máy và chỉ số người bán đưa ra....
Ngoài
ra hàm lượng phân đạm (gốc NO3) trong thực phẩm, các loại kim loại
nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng trưởng và vi sinh vật cũng
ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm. Đặc biệt, thuốc trừ sâu có hàng
ngàn loại khác nhau và không thể kiểm tra bằng máy kiểm tra nhanh được
mà phải đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích.
"Việc
sử dụng máy đo nitrat chỉ như một liệu pháp tinh thần nhằm trấn an
người tiêu dùng chứ không thể giải quyết được vấn đề. Và việc dùng tem
soi bằng điện thoại thông minh trên thịt heo cũng vậy, người tiêu dùng
cảm thấy yên tâm khi biết được một số thông tin mà không rõ thực chất
bên trong miếng thịt như nào" - ông Nghĩa nói.
Ông
Nghĩa cho rằng, để giải quyết được tình trạng thực phẩm bẩn độc thì cơ
quan chức năng cần truy về tận gốc vấn đề, nơi sản xuất nguyên liệu chứ
không phải để người tiêu dùng tự phòng vệ bằng những loại máy móc nào
đó.
Đoàn Văn
Nhận xét
Đăng nhận xét