KÝ ỨC CHÓI LỌI 48 (Kháng chiến chống Mỹ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết. Cuộc chiến
tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn
giải phóng. Theo Hiệp định Geneve, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử
thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ
lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy nguỵ
quyền, nguỵ quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào
chiến đấu chống xâm lược mới.
Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chiến lược:
Giai đoạn 1 (7.1954-12.1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần - phong trào Đồng Khởi. Miền Bắc ra sức củng cố, xây dựng theo hướng XHCN làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước; miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mỹ.
Thi hành Hiệp định Geneve, LLVT ta rút ra miền Bắc tập kết. Trong khi đó quân nguỵ tay sai rút vào miền Nam. Với âm mưu chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, từ năm 1955, đế quốc Mỹ xây dựng cho chính quyền Ngô Đình Diệm một đội pháo binh, thiết giáp chủ lực cùng 54.000 quân địa phương dưới sự điều khiển trực tiếp của Mỹ thông qua gần 700 cố vấn quân sự.
Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng chính quyền dân sinh, dân chủ (xem vụ thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh, 7.9.1954; vụ thảm sát Phú Lợi, 1.12.1958). Chỉ trong 4 năm (1955-1958), 9/10 cán bộ đảng viên bị bắt giết, tù đày, nhiều huyện không còn cơ sở đảng. Cách mạng miền Nam phải chịu những tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo.
Trước hành động khủng bố điên cuồng của Mỹ - Diệm, thời gian đầu chúng ta chưa có biện pháp cụ thể chống cuộc “chiến tranh một phía” của địch, dần dần đảng viên và quần chúng cách mạng tự thấy phải vũ trang chống lại kẻ thù, nếu không cách mạng sẽ bị tiêu diệt. Thực hiện chủ trương đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, nhân dân miền nam từng bước khôi phục, phát triển các đội vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá tề, tổ chức những trận phục kích nhỏ, chống càn, bảo vệ căn cứ. Nhiều nơi đã tìm lại vũ khí ta chôn giấu khi đi tập kết, xây dựng các đội vũ trang tuyên truyền, tự vệ (Vĩnh Long, Cần Thơ). Từ năm 1957, hoạt động vũ trang đã tăng lên phối hợp cùng đấu tranh chính trị. Một số đơn vị vũ trang cách mạng đã tập kích, phục kích địch, bảo vệ căn cứ. Sang năm 1958, phong trào phát triển hơn, có trận tiến công quận lỵ Dầu Tiếng cách Sài Gòn 70km, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch, diệt 200 tên, làm chủ quận lỵ; trận tập kích vào trụ sở phái đoàn cố vấn Mỹ (MAAG) ở Biên Hòa, diệt nhiều tên Mỹ...
Kế thừa, phát triển các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ và Đề cương Cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ XV Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Hội nghị còn dự đoán, vì đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân có thể chuyển thành chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch.
Ngay sau khi Hội nghị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã cho lập Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559), bắt đầu chi viện người và vũ khí cho miền Nam.
Nguồn: 1 - Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
2 - TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
VietnamDefence -
Cuộc kháng chiến của nhân dân VN
chống đế quốc Mỹ xâm lược tiếp sau thắng lợi của Kháng chiến chống Pháp
(1945-54) để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chiến lược:
Giai đoạn 1 (7.1954-12.1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần - phong trào Đồng Khởi. Miền Bắc ra sức củng cố, xây dựng theo hướng XHCN làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước; miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mỹ.
Thi hành Hiệp định Geneve, LLVT ta rút ra miền Bắc tập kết. Trong khi đó quân nguỵ tay sai rút vào miền Nam. Với âm mưu chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, từ năm 1955, đế quốc Mỹ xây dựng cho chính quyền Ngô Đình Diệm một đội pháo binh, thiết giáp chủ lực cùng 54.000 quân địa phương dưới sự điều khiển trực tiếp của Mỹ thông qua gần 700 cố vấn quân sự.
Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng chính quyền dân sinh, dân chủ (xem vụ thảm sát Ngân Sơn-Chí Thạnh, 7.9.1954; vụ thảm sát Phú Lợi, 1.12.1958). Chỉ trong 4 năm (1955-1958), 9/10 cán bộ đảng viên bị bắt giết, tù đày, nhiều huyện không còn cơ sở đảng. Cách mạng miền Nam phải chịu những tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo.
Trước hành động khủng bố điên cuồng của Mỹ - Diệm, thời gian đầu chúng ta chưa có biện pháp cụ thể chống cuộc “chiến tranh một phía” của địch, dần dần đảng viên và quần chúng cách mạng tự thấy phải vũ trang chống lại kẻ thù, nếu không cách mạng sẽ bị tiêu diệt. Thực hiện chủ trương đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, nhân dân miền nam từng bước khôi phục, phát triển các đội vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá tề, tổ chức những trận phục kích nhỏ, chống càn, bảo vệ căn cứ. Nhiều nơi đã tìm lại vũ khí ta chôn giấu khi đi tập kết, xây dựng các đội vũ trang tuyên truyền, tự vệ (Vĩnh Long, Cần Thơ). Từ năm 1957, hoạt động vũ trang đã tăng lên phối hợp cùng đấu tranh chính trị. Một số đơn vị vũ trang cách mạng đã tập kích, phục kích địch, bảo vệ căn cứ. Sang năm 1958, phong trào phát triển hơn, có trận tiến công quận lỵ Dầu Tiếng cách Sài Gòn 70km, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch, diệt 200 tên, làm chủ quận lỵ; trận tập kích vào trụ sở phái đoàn cố vấn Mỹ (MAAG) ở Biên Hòa, diệt nhiều tên Mỹ...
Kế thừa, phát triển các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ và Đề cương Cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ XV Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Hội nghị còn dự đoán, vì đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân có thể chuyển thành chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch.
Ngay sau khi Hội nghị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã cho lập Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559), bắt đầu chi viện người và vũ khí cho miền Nam.
Nghị quyết 15 của Đảng đã đáp ứng
yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, mở đường cho cách mạng tiến
lên. Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương XV (1.1959), năm
1959-60 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở vùng núi miền
Trung và đồng bằng Nam Bộ, giành quyền làm chủ về tay nhân dân ở hàng
nghìn xã, ấp, đẩy địch vào thế bị động, khủng hoảng (xem nổi dậy ở Vĩnh
Thạnh, 6.2-4.1959; nổi dậy ở Bắc Ái, 7.2-4.1959; khởi nghĩa Trà Bồng,
8.1959, đồng khởi Bến Tre, 17.1-20.4.1960 ). Cuối năm 1959-đầu năm 1960,
một phong trào “Đồng Khởi” nổi dậy khởi nghĩa diệt bọn
tề điệp ác ôn, giải tán chính quyền cơ sở, diệt đồn, phá ách kìm kẹp
của địch nổ ra rộng khắp các tỉnh Nam Bộ và vùng rừng núi Trung Trung
Bộ, nhân dân giành được quyền làm chủ. Đặc biệt, trận tiến công Tua Hai
(Tây Bắc thị xã Tây Ninh 7km) rạng sáng ngày 21/1/1960, LLVT ta tiêu
diệt 500 tên, bắt giáo dục 500 tên khác, thu hàng ngàn súng. Đây là một
trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền
Nam.
Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình thức đấu tranh chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, từ đấu tranh quân sự từng bước lên ngang hàng đấu tranh chính trị.
Từ cao trào đồng khởi của nhân dân, LLVT cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) ra đời (20.11.1960). Từ miền Bắc, tuyến vận tải chiến lược vào miền Nam bằng đường bộ, đường biển hình thành và phát triển. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.
Giai đoạn 2 (1.1961-6.1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã làm thất bại cuộc chiến “chiến tranh một phía” của Eisenhower, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, Mỹ phải đối phó bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, ra sức củng cố và phát triển QĐ Sài Gòn, tăng cường viện trợ, cố ván và lực lượng yểm trợ của Mỹ; mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược theo kế hoạch Stanley-Taylor.
Chính quyền Kennedy công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm. Nội dung chủ yếu của “Chiến tranh đặc biệt” là: củng cố ngụy quyền, tăng cường khả năng chiến đấu của ngụy quân bằng chỉ huy, trang bị vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam thâm nhập, bình định dồn dân vào “ấp chiến lược” để thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Ngụy quyền, ngụy quân và “ấp chiến lược” được coi là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”.
Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt, củng cố mở rộng căn cứ địa, phá “chương trình bình định” của Mỹ-Diệm, đẩy cách mạng lên một bước mới. Ngày 16/2/1962, MTDTGPMN ra đời đã cổ vũ động viên nhân dân miền Nam bước vào giai đoạn cách mạng mới. Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, trên 3 vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược. Trong năm 1962, quân dân miền Nam đã kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự đánh bại hàng loạt cuộc hành quân càn quét lùa dân vào “ấp chiến lược”. Nhiều trận lực lượng vũ trang ta tiến công các căn cứ địch, diệt hàng trăm tên. “Chương trình bình định” 18 tháng của Mỹ-Diệm thất bại.
Tháng 1/1963, trận Ấp Bắc (2.1.1963), địch dùng 2.000 quân, có máy bay, tàu chiến, pháo binh phối hợp do 51 cố vấn Mỹ chỉ huy với chiến thuật “tân kỳ” trực thăng vận, thiết xa vận càn quét vào Ấp Bắc (Cai Lậy, Mỹ Tho). Lực lượng ta chỉ có một tiểu đoàn tăng cường, bằng 1/10 lực lượng địch nhưng đã đánh bại quân địch, diệt 450 tên. Chiến thắng Ấp Bắc quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa báo hiệu sự phá sản của Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, Quân Giải phóng Miền Nam VN (QGPMN VN) phát triển lớn mạnh, từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung, mở các chiến dịch tiến công lớn nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân ngụy:
+ Chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965, Bà Rịa, Long Khánh) là chiến dịch đầu tiên phối hợp chủ lực miền Nam, chủ lực quân khu và LLVT địa phương tiến công địch, loại khỏi vòng chiến đấu trên 1.700 địch.
+ Chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965, Quảng Ngãi) loại khỏi vòng chiến đấu trên 2.000 địch, bắn rơi 18 máy bay, hỗ trợ nhân dân 29 xã thuộc 6 huyện tỉnh Quảng Ngãi nổi dậy làm chủ.
+ Chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965, Bình Phước), tiêu diệt nhiều tiểu đoàn, chiến đoàn QĐ Sài Gòn, diệt gần 4.500 địch, bắn rơi 34 máy bay, góp phần cùng với cao trào đấu tranh chính trị, nổi dậy của nhân dân đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
Những thắng lợi quân sự lớn chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đủ sức đánh bại hoàn toàn quân ngụy dù có sự chỉ huy, hỗ trợ của quân Mỹ. Đến giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy sụp đổ.
Ở miền Bắc, ngày 4/8/1964, Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ loan báo tàu chiến Mỹ bị Hải quân Việt Nam tấn công ở hải phận quốc tế ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, lấy cớ để ngày 5/8/1964, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc nước ta. Khi Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và dùng không quân đánh phá một số nơi, quân và dân ta đã đánh thắng ngay từ trận đầu (xem trận chiến đấu phòng không 5.8.1964) và kiên quyết đánh trả hoạt động phá hoại tiếp theo của không quân Mỹ (từ 2.1965).
Giai đoạn 3 (7.1965-12.1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mỹ ở miền Bắc.
Chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Kennedy đề ra 3 hình thức chiến tranh: đặc biệt, cục bộ, tổng lực. Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ bị động chuyến sang tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh, cuộc “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhưng sử dụng mức độ hạn chế quân Mỹ cùng với quân chư hầu trong khu vực và quân ngụy, trong đó quân Mỹ giữ vai trò tác chiến chủ yếu trên chiến trường. Mục tiêu “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam là nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực, hỏa lực “tìm diệt” chủ lực ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, mở rộng và củng cố vùng kiểm soát, giành lại dân; đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta.
Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam (từ 184.300 lên 536.000 quân (cuối năm 1968), lúc cao nhất tới 542.000), cùng với quân các nước phụ thuộc Mỹ (57.800 quân, lúc cao nhất tới 70.300) và QĐ Sài Gòn (650.000 quân, lúc cao nhất gần 1 triệu) hợp thành 2 lực lượng chiến lược với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ vũ khí nguyên tử); liên tục mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66 và 1966-67 với ý đồ tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực QGPMN VN.
Quân và dân miền Nam giữ vững và phát triển thế tiến công, quân dân miền Nam càng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Sau Sau trận Núi Thành mở đầu đánh Mỹ, trận Vạn Tường (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tháng 8/1965, ta đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ, diệt 900 tên đã chứng tỏ quân ta có đủ khả năng diệt quân Mỹ. Sau đó, một phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” dâng cao khắp miền Nam.
Từ những trận đầu thắng Mỹ (trận Núi Thành, 26.5.1965; trận Vạn Tường, 18-19.8.1965; trận Đất Cuốc, 8.11.1965… ), tiến lên mở các chiến dịch tiến công và phản công (chiến dịch Plây Me, 19.10-26.11.1965; chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng, 12-27.11.1965; chiến dịch Tây Sơn Tịnh, 20.2-20.4.1966; chiến dịch Sa Thầy, 18.10-6.12.1966; chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City (Gianxơn Xiti), 22.2-15.4.1967; chiến dịch Đắc Tô I, 3-22.11.1967…) làm thất bại một bước quan trọng chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ với trên 1.000 cuộc hành quân lớn nhỏ đánh vào các vùng giải phóng của ta, lớn nhất là cuộc hành quân Junction City bị thất bại. Trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 15 vạn quân địch, trong đó có 68.200 tên Mỹ. Phong trào đấu tranh chính trị vùng địch chiếm, nhất là các thành phố lớn dâng lên mạnh mẽ làm mất ổn định chế độ Mỹ-Ngụy. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại một bước quan trọng.
Nắm vững thời cơ có lợi, đêm 30, rạng ngày 31/1/1968, quân dân ta mở Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn trên toàn miền Nam gây cho địch thiệt hại lớn và khủng hoảng tinh thần; vây hãm, tiến công quân Mỹ trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh (20.1-15.7.1968, từ Cửa Việt đến biên giới Việt-Lào), giành thắng lợi lớn, bồi thêm một đòn nặng vào quân Mỹ-Ngụy, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đảm bảo sản xuất và đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam. Đến cuối năm 1968, quân dân miền Bắc đã bắn rơi, bắn cháy 3.234 máy bay, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ-Ngụy, đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 bằng không quân và hải quân của Mỹ.
Bị thất bại nặng nề ở VN, trước làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ, ngày 1.11.1968, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Paris (1968-1973). “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản.
Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình thức đấu tranh chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, từ đấu tranh quân sự từng bước lên ngang hàng đấu tranh chính trị.
Từ cao trào đồng khởi của nhân dân, LLVT cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) ra đời (20.11.1960). Từ miền Bắc, tuyến vận tải chiến lược vào miền Nam bằng đường bộ, đường biển hình thành và phát triển. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.
Giai đoạn 2 (1.1961-6.1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã làm thất bại cuộc chiến “chiến tranh một phía” của Eisenhower, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, Mỹ phải đối phó bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, ra sức củng cố và phát triển QĐ Sài Gòn, tăng cường viện trợ, cố ván và lực lượng yểm trợ của Mỹ; mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược theo kế hoạch Stanley-Taylor.
Chính quyền Kennedy công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm. Nội dung chủ yếu của “Chiến tranh đặc biệt” là: củng cố ngụy quyền, tăng cường khả năng chiến đấu của ngụy quân bằng chỉ huy, trang bị vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam thâm nhập, bình định dồn dân vào “ấp chiến lược” để thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Ngụy quyền, ngụy quân và “ấp chiến lược” được coi là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”.
Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt, củng cố mở rộng căn cứ địa, phá “chương trình bình định” của Mỹ-Diệm, đẩy cách mạng lên một bước mới. Ngày 16/2/1962, MTDTGPMN ra đời đã cổ vũ động viên nhân dân miền Nam bước vào giai đoạn cách mạng mới. Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, trên 3 vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ và QĐ Sài Gòn, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược. Trong năm 1962, quân dân miền Nam đã kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự đánh bại hàng loạt cuộc hành quân càn quét lùa dân vào “ấp chiến lược”. Nhiều trận lực lượng vũ trang ta tiến công các căn cứ địch, diệt hàng trăm tên. “Chương trình bình định” 18 tháng của Mỹ-Diệm thất bại.
Tháng 1/1963, trận Ấp Bắc (2.1.1963), địch dùng 2.000 quân, có máy bay, tàu chiến, pháo binh phối hợp do 51 cố vấn Mỹ chỉ huy với chiến thuật “tân kỳ” trực thăng vận, thiết xa vận càn quét vào Ấp Bắc (Cai Lậy, Mỹ Tho). Lực lượng ta chỉ có một tiểu đoàn tăng cường, bằng 1/10 lực lượng địch nhưng đã đánh bại quân địch, diệt 450 tên. Chiến thắng Ấp Bắc quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa báo hiệu sự phá sản của Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, Quân Giải phóng Miền Nam VN (QGPMN VN) phát triển lớn mạnh, từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung, mở các chiến dịch tiến công lớn nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân ngụy:
+ Chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965, Bà Rịa, Long Khánh) là chiến dịch đầu tiên phối hợp chủ lực miền Nam, chủ lực quân khu và LLVT địa phương tiến công địch, loại khỏi vòng chiến đấu trên 1.700 địch.
+ Chiến dịch Ba Gia (28.5-20.7.1965, Quảng Ngãi) loại khỏi vòng chiến đấu trên 2.000 địch, bắn rơi 18 máy bay, hỗ trợ nhân dân 29 xã thuộc 6 huyện tỉnh Quảng Ngãi nổi dậy làm chủ.
+ Chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965, Bình Phước), tiêu diệt nhiều tiểu đoàn, chiến đoàn QĐ Sài Gòn, diệt gần 4.500 địch, bắn rơi 34 máy bay, góp phần cùng với cao trào đấu tranh chính trị, nổi dậy của nhân dân đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
Những thắng lợi quân sự lớn chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đủ sức đánh bại hoàn toàn quân ngụy dù có sự chỉ huy, hỗ trợ của quân Mỹ. Đến giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy sụp đổ.
Ở miền Bắc, ngày 4/8/1964, Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ loan báo tàu chiến Mỹ bị Hải quân Việt Nam tấn công ở hải phận quốc tế ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, lấy cớ để ngày 5/8/1964, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc nước ta. Khi Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và dùng không quân đánh phá một số nơi, quân và dân ta đã đánh thắng ngay từ trận đầu (xem trận chiến đấu phòng không 5.8.1964) và kiên quyết đánh trả hoạt động phá hoại tiếp theo của không quân Mỹ (từ 2.1965).
Giai đoạn 3 (7.1965-12.1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mỹ ở miền Bắc.
Chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Kennedy đề ra 3 hình thức chiến tranh: đặc biệt, cục bộ, tổng lực. Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ bị động chuyến sang tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh, cuộc “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhưng sử dụng mức độ hạn chế quân Mỹ cùng với quân chư hầu trong khu vực và quân ngụy, trong đó quân Mỹ giữ vai trò tác chiến chủ yếu trên chiến trường. Mục tiêu “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam là nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực, hỏa lực “tìm diệt” chủ lực ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, mở rộng và củng cố vùng kiểm soát, giành lại dân; đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, phá hoại sự nghiệp xây dựng miền Bắc, làm lung lay ý chí giải phóng miền Nam của Đảng ta và nhân dân ta.
Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam (từ 184.300 lên 536.000 quân (cuối năm 1968), lúc cao nhất tới 542.000), cùng với quân các nước phụ thuộc Mỹ (57.800 quân, lúc cao nhất tới 70.300) và QĐ Sài Gòn (650.000 quân, lúc cao nhất gần 1 triệu) hợp thành 2 lực lượng chiến lược với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ vũ khí nguyên tử); liên tục mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66 và 1966-67 với ý đồ tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực QGPMN VN.
Quân và dân miền Nam giữ vững và phát triển thế tiến công, quân dân miền Nam càng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Sau Sau trận Núi Thành mở đầu đánh Mỹ, trận Vạn Tường (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tháng 8/1965, ta đẩy lùi cuộc hành quân của quân Mỹ, diệt 900 tên đã chứng tỏ quân ta có đủ khả năng diệt quân Mỹ. Sau đó, một phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” dâng cao khắp miền Nam.
Từ những trận đầu thắng Mỹ (trận Núi Thành, 26.5.1965; trận Vạn Tường, 18-19.8.1965; trận Đất Cuốc, 8.11.1965… ), tiến lên mở các chiến dịch tiến công và phản công (chiến dịch Plây Me, 19.10-26.11.1965; chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng, 12-27.11.1965; chiến dịch Tây Sơn Tịnh, 20.2-20.4.1966; chiến dịch Sa Thầy, 18.10-6.12.1966; chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City (Gianxơn Xiti), 22.2-15.4.1967; chiến dịch Đắc Tô I, 3-22.11.1967…) làm thất bại một bước quan trọng chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ với trên 1.000 cuộc hành quân lớn nhỏ đánh vào các vùng giải phóng của ta, lớn nhất là cuộc hành quân Junction City bị thất bại. Trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 15 vạn quân địch, trong đó có 68.200 tên Mỹ. Phong trào đấu tranh chính trị vùng địch chiếm, nhất là các thành phố lớn dâng lên mạnh mẽ làm mất ổn định chế độ Mỹ-Ngụy. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại một bước quan trọng.
Nắm vững thời cơ có lợi, đêm 30, rạng ngày 31/1/1968, quân dân ta mở Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn trên toàn miền Nam gây cho địch thiệt hại lớn và khủng hoảng tinh thần; vây hãm, tiến công quân Mỹ trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh (20.1-15.7.1968, từ Cửa Việt đến biên giới Việt-Lào), giành thắng lợi lớn, bồi thêm một đòn nặng vào quân Mỹ-Ngụy, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đảm bảo sản xuất và đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam. Đến cuối năm 1968, quân dân miền Bắc đã bắn rơi, bắn cháy 3.234 máy bay, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ-Ngụy, đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 bằng không quân và hải quân của Mỹ.
Bị thất bại nặng nề ở VN, trước làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ, ngày 1.11.1968, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Paris (1968-1973). “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản.
Giai đoạn 4 (1.1969-1.1973): Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2 (6.4.1972-15.1.1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước.
Chiến lược chiến tranh cục bộ bị phá sản, Nixon chuyển sang thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh", ra sức phát triển và hiện đại hoá QĐ Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mỹ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định ở miền Nam VN và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.
Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Sihanouk (xem đảo chính Lon Non-Syriach Matăc, 18.3.1970), Mỹ và QĐ Sài Gòn mở cuộc tiến công xâm lược Campuchia nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc-Nam của VN. QGPMNVN phối hợp với LLVT cách mạng Campuchia tổ chức các chiến dịch phản công đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch (xem chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 29.4-30.6.1970; chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 4.2-31.5.1971; chiến dịch Đường 6, 27.10-4.12.1971), mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Campuchia trên 5 tỉnh.
Đầu 1971, QĐ Sài Gòn được sự yểm trợ, chi viện hoả lực của Mỹ và sự phối hợp của QĐ phái hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh ra đường 9-Nam Lào, nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc-Nam của ta, chia cắt 3 nước Đông Dương. QGPMN VN phối hợp với LLVT cách mạng Lào mở chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch (xem chiến dịch Đường 9-Nam Lào, 30.1-23.3.1971).
Phát huy quyền chủ động tiến công, từ 3.1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch trên 3 hướng, gồm các chiến dịch: chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972); chiến dịch Bắc Tây Nguyên 30.3-5.6.1972 và chiến dịch Nguyễn Huệ 1.4.1972-19.1.1973; tiếp đó, mở các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở đồng bằng Khu 5, Khu 8 (xem chiến dịch Bắc Bình Định, 9.4-3.5.1972; chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long, 10.6-10.9.1972); phối hợp với LLVT cách mạng Lào mở chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum và đánh bại các cuộc phản kích, lấn chiếm của địch (xem chiến dịch Cánh Đồng Chum-Mường Sủi, 18.12.1971-6.4.1972; chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, 21.5-15.11.1972)…
Trước thất bại nặng nề của QĐ Sài Gòn, Mỹ cho không quân và hải quân trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối 12.1972 (chiến dịch Linebacker II) bị đập tan (xem chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng, 18-29.12.1972) và là một “Điện Biên Phủ trên không” đối với đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam VN, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của VN. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại.
Chiến lược chiến tranh cục bộ bị phá sản, Nixon chuyển sang thực hiện chiến lược "VN hoá chiến tranh", ra sức phát triển và hiện đại hoá QĐ Sài Gòn để từng bước thay thế quân Mỹ rút dần về nước; đẩy mạnh bình định ở miền Nam VN và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.
Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Sihanouk (xem đảo chính Lon Non-Syriach Matăc, 18.3.1970), Mỹ và QĐ Sài Gòn mở cuộc tiến công xâm lược Campuchia nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc-Nam của VN. QGPMNVN phối hợp với LLVT cách mạng Campuchia tổ chức các chiến dịch phản công đánh bại các cuộc tiến công lớn của địch (xem chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 29.4-30.6.1970; chiến dịch Đông Bắc Campuchia, 4.2-31.5.1971; chiến dịch Đường 6, 27.10-4.12.1971), mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Campuchia trên 5 tỉnh.
Đầu 1971, QĐ Sài Gòn được sự yểm trợ, chi viện hoả lực của Mỹ và sự phối hợp của QĐ phái hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh ra đường 9-Nam Lào, nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược Bắc-Nam của ta, chia cắt 3 nước Đông Dương. QGPMN VN phối hợp với LLVT cách mạng Lào mở chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch (xem chiến dịch Đường 9-Nam Lào, 30.1-23.3.1971).
Phát huy quyền chủ động tiến công, từ 3.1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch trên 3 hướng, gồm các chiến dịch: chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972); chiến dịch Bắc Tây Nguyên 30.3-5.6.1972 và chiến dịch Nguyễn Huệ 1.4.1972-19.1.1973; tiếp đó, mở các chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định ở đồng bằng Khu 5, Khu 8 (xem chiến dịch Bắc Bình Định, 9.4-3.5.1972; chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long, 10.6-10.9.1972); phối hợp với LLVT cách mạng Lào mở chiến dịch tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum và đánh bại các cuộc phản kích, lấn chiếm của địch (xem chiến dịch Cánh Đồng Chum-Mường Sủi, 18.12.1971-6.4.1972; chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng, 21.5-15.11.1972)…
Trước thất bại nặng nề của QĐ Sài Gòn, Mỹ cho không quân và hải quân trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối 12.1972 (chiến dịch Linebacker II) bị đập tan (xem chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng, 18-29.12.1972) và là một “Điện Biên Phủ trên không” đối với đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam VN, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của VN. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại.
Giai đoạn 5
(12.1973-30.4.1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi
cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quân ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá hoại Hiệp định Paris. Quân dân miền Nam kiến quyết đánh bại các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Được Mỹ tiếp sức, chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Paris, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
Quân và dân ta đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, khẩn trương tạo thế, tạo lực, mở rộng vùng giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Đường 14-Phước Long (13.12.1974-6.1.1975) đặt cơ sở cho hội nghị Bộ Chính trị họp cuối năm 1974, đầu 1975 thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (1975-76), quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với 3 đòn tiến công chiến lược.
Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quân ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá hoại Hiệp định Paris. Quân dân miền Nam kiến quyết đánh bại các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Được Mỹ tiếp sức, chính quyền Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Paris, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
Quân và dân ta đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, khẩn trương tạo thế, tạo lực, mở rộng vùng giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Đường 14-Phước Long (13.12.1974-6.1.1975) đặt cơ sở cho hội nghị Bộ Chính trị họp cuối năm 1974, đầu 1975 thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (1975-76), quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với 3 đòn tiến công chiến lược.
-
Đòn thứ nhất: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-24/3/1975). Từ cuối năm 1974, quân ta đã bí mật dàn thế trận chiến dịch Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuột làm trận then chốt mở màn. Ngày 4/3, quân ta tiến công cắt đường 19, 21 nối Tây Nguyên với đồng bằng khu V. Ngày 9/3, đánh chiếm Đức Lập-Núi Lửa, cô lập hoàn toàn Buôn Ma Thuột.
Chiến dịch Tây Nguyên mở màn bằng trận Buôn Ma Thuột (10-11.3.1975). Ngày 10/3, 4 cánh quân ta tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở đây, làm chủ thị xã. Địch điều quân phản kích bị quân ta diệt gọn. Nắm bắt ý đồ của địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ta bố trí đánh chặn và truy kích tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2-Quân khu 2 của địch, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ.
-
Đòn thứ hai: Chiến dịch Trị Thiên-Huế (5-26.3.1975) và chiến dịch Đà Nẵng (28-29.3.1975) cùng với hoạt động tiến công và nổi dậy của quân và dân Khu 5 giải phóng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và 2 thành phố Huế, Đà Nẵng, loại khỏi chiến đấu Quân đoàn 1-Quân khu 1 của địch. Vừa đánh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ngày 21/3, quân ta thọc sâu bao vây Huế. Ngày 26/3, quân ta tiêu diệt và làm tan rã lực lượng địch ở Huế, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Quân ta tiếp tục tấn công Đà Nẵng, phối hợp với quần chúng nổi dậy. Ngày 29/3, Đà Nẵng được giải phóng.
-
Đòn thứ ba: Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chiến dịch tiến công vào Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau khi chọc thủng và đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn-Gia Định của địch, ngày 26/4, 5 cánh quân ta tiến vào Sài Gòn; sáng 30.4, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu trong nội đô, 10 giờ 45 phút, ngày 30/4, xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập, tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện; kết hợp với nổi dậy của nhân dân, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 3-Quân khu 3 của địch, giải phóng Sài Gòn-Gia Định, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đồng thời phát triển tiến công và nổi dậy tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 4-Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo do QĐ Sài Gòn đóng giữ, kết thúc toàn thắng cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Nhân
dân VN đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô
lớn quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau Chiến tranh Thế
giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử 200
năm của nước Mỹ.
Xâm lược VN, Mỹ đã qua năm đời tổng thống, huy động 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, chi phí 352 tỉ USD, ném xuống VN 7.850.000t bom, hàng chục triệu lít chất độc diệt cây, sử dụng những loại vũ khí, kỹ thuật mới nhất (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 100 năm, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - cả nước VN hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi lên CNXH; đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Xâm lược VN, Mỹ đã qua năm đời tổng thống, huy động 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, chi phí 352 tỉ USD, ném xuống VN 7.850.000t bom, hàng chục triệu lít chất độc diệt cây, sử dụng những loại vũ khí, kỹ thuật mới nhất (chỉ trừ vũ khí hạt nhân), nhưng đã chịu thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 100 năm, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - cả nước VN hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi lên CNXH; đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nguồn: 1 - Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia, 2002.
2 - TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã lùi
xa hơn 40 năm, nhưng ý nghĩa, bài học kinh nghiệm và những nhân tố quyết
định thắng lợi vĩ đại đó vẫn còn nguyên giá trị. Vì thế, khắc họa các
nhân tố này, nhằm tiếp tục phát huy vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong điều kiện mới là hết sức cần thiết.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch
sử chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam ở
thế kỷ XX. Đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam - một nước nhỏ,
đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn lạc hậu với Mỹ - một
đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng hàng đầu thế giới tư bản.
Trải qua 21 năm (1954-1975) kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã lần lượt đánh
bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi từng
bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân 1975 lịch sử. Từ
thực tế lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy, thành
quả cách mạng ấy là tổng hợp của một loạt nhân tố; trong đó, nổi lên một
số nhân tố cơ bản sau:
Trước hết, đường lối chính trị, quân sự và phương hướng tiến hành
chiến tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng là nhân tố quyết định
thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá tình hình các mặt, nhất là tình hình trong nước và bối
cảnh quốc tế, Đảng ta đã vạch ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng sớm khẳng định: vì giải phóng miền Nam, phải
bảo vệ và xây dựng miền Bắc, và để bảo vệ, xây dựng miền Bắc, phải đánh
thắng giặc Mỹ ở miền Nam; hai nhiệm vụ đó kết hợp chặt chẽ với nhau
trên phạm vi chiến lược, nhằm một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.
Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Theo đó, cùng với xây dựng miền Bắc xã
hội chủ nghĩa vững mạnh, giữ vai trò là hậu phương lớn cho tiền tuyến
lớn, Đảng ta hết sức coi trọng việc xây dựng, phát triển lực lượng và
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh cách mạng miền Nam.
Với đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo đó và trên cơ sở thực tiễn
của cách mạng miền Nam, Đảng ta đã kịp thời định ra đường lối lãnh đạo
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, đảm bảo cho cuộc chiến đấu của
toàn quân và toàn dân ta trên khắp hai miền giành thắng lợi ngày càng to
lớn và toàn diện. Đó chính là việc thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 15 (khóa II) và Nghị quyết Đại hội lần thứ III (năm
1960) của Đảng, cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tiến công. Kết quả là ta đã làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ. Nghị quyết Trung ương lần thứ 14 (khóa III) đã chỉ đạo
thành công cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, làm phá sản
chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của chúng. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng năm 1973 đã chỉ đạo cuộc phản công chiến lược
giành thắng lợi. Đặc biệt, Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10-1974 và đầu
năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa địch và ta,
vạch rõ sự xuất hiện của thời cơ lịch sử, thông qua kế hoạch và hạ quyết
tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thực hiện quyết tâm đó,
quân và dân ta đã thực hành Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
toàn thắng.
Như vậy, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đã tạo nên sức mạnh
tổng hợp cực kỳ to lớn để nhân dân ta đánh thắng đế quốc Mỹ và đồng minh
của chúng với lực lượng lớn, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến
tranh hiện đại.
Hai là, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước một đối tượng có
sức mạnh và tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta đến nhiều lần, Đảng ta xác
định rõ đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân, đồng thời vạch ra
phương châm, phương thức tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đảm bảo
cho quân và dân ta càng đánh càng mạnh, lực lượng ngày càng phát triển,
tạo và giữ vững thế chủ động chiến lược, thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến
lên những bước vững chắc và đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam từ phong trào
Đồng Khởi (1959 - 1960) và qua giai đoạn đấu tranh với các chiến lược
chiến tranh của Mỹ đã khẳng định tính đúng đắn của phương thức kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; thực hiện phương châm “hai
chân, ba mũi, ba vùng”; kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đấu tranh
chính trị, đấu tranh quân sự, binh vận và đấu tranh ngoại giao. Sự kết
hợp và thống nhất giữa các mặt đấu tranh đã nhân sức mạnh của dân tộc ta
lên gấp bội, tạo ra thế chủ động chiến lược để triển khai thế trận
“thiên la địa võng” của chiến tranh nhân dân, làm cho Mỹ và đồng minh
của chúng luôn ở trong vòng vây của cách mạng, bị chia rẽ, cô lập, bị
tiến công ở mọi nơi, bất cứ lúc nào, dẫn đến mất lòng tin vào mục tiêu
của cuộc chiến tranh, đi dần tới thất bại.
Nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng còn được thể
hiện ở chỗ, cùng với tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện,
buộc địch phải căng kéo, đối phó, Đảng ta coi trọng tập trung sức mạnh ở
những trọng điểm bằng các đòn tiến công quân sự để đánh bại kẻ thù.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã minh chứng: phải có
tiến công quân sự và chỉ có thắng lợi quân sự mới tiêu diệt và làm tan
rã được quân đội - “xương sống” của chiến tranh xâm lược, đánh bại được ý
chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy làn sóng phản đối cuộc chiến tranh xâm
lược, đòi rút quân Mỹ và chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại
nhân dân Việt Nam của nhân dân Mỹ và thế giới lên cao.
Chính nhờ đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang đã bẻ gãy các
cuộc tiến công, phản công, đánh bại các chiến lược chiến tranh mà Mỹ
tiến hành ở Việt Nam; đồng thời, thúc đẩy đấu tranh chính trị, tạo thế
cho đấu tranh ngoại giao, tạo đà cho mặt trận thống nhất chống Mỹ. Do
vậy, chiến tranh nhân dân được thể hiện bằng sự kết hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng giữa các mặt đấu tranh, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò
then chốt, tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng trong cuộc đụng
đầu với đế quốc Mỹ.
Cùng với chiến tranh nhân dân Việt Nam, liên minh chiến đấu ba nước
Đông Dương (Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia) cũng góp phần tạo ra sức mạnh
tổng hợp làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ba là, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hậu phương
chiến lược với hậu phương tại chỗ, giữa hậu phương trong nước với hậu
phương quốc tế.
Thanh niên Hà Nội hăng hái ghi tên tham gia phong trào "Ba sẵn sàng". (Ảnh: tư liệu) |
Tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít
địch nhiều, đòi hỏi quân và dân ta phải biết đánh bại từng bộ phận,
giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong quá
trình ấy, Đảng ta đặc biệt coi trọng vai trò của hậu phương, bao gồm:
hậu phương chiến lược miền Bắc và hậu phương trực tiếp ở miền Nam; trong
đó, hậu phương chiến lược miền Bắc giữ vai trò quyết định. Trong suốt
16 năm (1959 - 1975), miền Bắc cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược. Đặc biệt, từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khẳng định: chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã phát huy tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh to lớn, bảo đảm cho hậu
phương lớn vừa xây dựng, vừa chiến đấu để tự bảo vệ một cách vững chắc,
đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của, chi viện cho
miền Nam đánh Mỹ.
Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của hậu phương tại chỗ luôn
gắn bó chặt chẽ với sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam. Sức sống của hậu
phương lớn đó còn được nhân lên gấp bội khi được kết hợp với hậu phương
chiến lược miền Bắc. Do đó, lực lượng quân sự, chính trị, các cơ sở
cách mạng bí mật, khu du kích, làng chiến đấu,… được xây dựng và không
ngừng mở rộng trên khắp ba vùng chiến lược. Đây chính là điều kiện để
triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, thực hành chiến lược tiến công
rộng khắp, giữ vững quyền chủ động, thu hẹp hậu phương của chúng, tạo
thế cài răng lược giữa ta và địch. Nhờ gắn kết và giải quyết đúng đắn,
hài hòa mối quan hệ giữa hậu phương chiến lược của cả nước với hậu
phương tại chỗ; duy trì, giữ vững mạch máu vận chuyển, đặc biệt là sự
lớn mạnh không ngừng của miền Bắc đã tác động, thúc đẩy cách mạng miền
Nam phát triển, tiến lên từng bước vững chắc. Ngược lại, mỗi thắng lợi
của cách mạng miền Nam góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tăng
thêm niềm tin tưởng, động viên quân và dân miền Bắc vượt qua gian khổ,
hy sinh, nỗ lực vượt bậc, “mỗi người làm việc bằng hai”, vì miền Nam
ruột thịt, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Bên cạnh hậu phương trong nước, nhân dân ta còn có hậu phương là Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, giúp đỡ cuộc kháng chiến chính nghĩa
của nhân dân ta. Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô, Trung Quốc và
các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với phong trào nhân dân tiến bộ trên thế
giới đã dành cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ
toàn diện, to lớn và quý báu, chí nghĩa, chí tình về tinh thần và vật
chất với hàng triệu tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn tấn vũ khí, trang bị -
kỹ thuật quân sự. Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, hiệu quả đó đã tạo ra sức
mạnh của thời đại, cùng với sức mạnh của dân tộc, tạo thành sức mạnh
tổng hợp to lớn, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta
đến thắng lợi hoàn toàn.
Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng những nhân tố quyết định thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn không hề cũ. Đây là kinh nghiệm quý
báu, cần tiếp tục được nghiên cứu, tổng kết để vận dụng vào thực tiễn,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đại tá, TS. NGUYỄN CÔNG THỤC, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét