MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 40 (Nam Định)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguồn tin: Tổng hợp
Đền Trần (陳廟 - Trần Miếu) là một đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 - Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.
Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái
cùng 12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh
sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban
thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.
Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân,
là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo
bia "Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí", thì lúc tu sửa đền
Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức
(năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia
vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân
vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền
được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng.
Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần
đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt
ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian
hữu vu thờ các quan võ.
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.
Tiêu biểu cho quần thể kiến trúc này là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, xây
dựng năm 1927, cao 32m là điểm nhấn trong tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ
và là biểu tượng văn hoá độc đáo. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa gồm 9 tầng
hoa sen liên kết mà thành, mang ý nghĩa chín tầng trời phật (cửu trùng)
– một đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật Thích Ca. Chùa Cổ Lễ còn là một
di tích lịch sử – cách mạng. Vào cuối năm 1946, hưởng ứng Lời kêu gọi
Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà tu hành ở chùa
Cổ Lễ đã tạm rời cửa thiền ra chiến trường tham gia đánh giặc, cứu
nước. Một buổi sớm tháng 2/1947, trời trong và nắng đẹp, hàng nghìn
người đến chứng kiến buổi lễ thiêng liêng và cảm động của đoàn 27 nhà
sư, trong đó có 2 ni sư cởi áo cà sa ra trận. Lễ cởi áo cà sa, mặc áo
lính ra trận đã biến thành cuộc tuần hành tiến ra phố Cổ Lễ rồi toả về
các làng quê trong khí thế cứu nước hào hùng.
Qua nhiều thế kỷ tồn tại, một số hạng mục công trình chùa Cổ Lễ đã
xuống cấp; đặc biệt, cây tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đã có hiện tượng lún,
nghiêng và một số hạng mục khác bị hư hỏng. Trước hiện trạng đó, năm
2008, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã
lập dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích chùa Cổ Lễ với kinh phí gần 25
tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá và từ các nguồn
vốn khác. Tháng 12/2009, dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Cổ Lễ đã được
khởi công. Giai đoạn I dự kiến làm trong 400 ngày, gồm các hạng mục:
Tu bổ tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Đền Thánh, chùa chính, nhà khách, nhà tổ;
tôn tạo hai hành lang tả, hữu. Giai đoạn II, gồm các hạng mục: Sân,
tường bao, hệ thống điện chiếu sáng, kè đá hồ… Hiện nay, tháp Cửu Phẩm
Liên Hoa và Đền Thánh đã được tu bổ xong; các hạng mục: chùa chính, nhà
khách, nhà tổ và hai hành lang tả, hữu đang thi công. Giai đoạn I dự
kiến hoàn thành đầu năm 2011…
Vào các ngày chủ nhật, những người theo đạo thường làm lễ dâng hoa trong các nhà thờ.
Nhà thờ ở Nam Định có nhiều màu như màu xanh thẫm, màu ghi, vàng hoặc đỏ thẫm.
Công trình mang phong cách gothic châu Âu.
Nam Định
Tỉnh của Việt Nam
Nam
Định là một tỉnh lớn với 2 triệu dân nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Wikipedia
Diện tích: 647 mi²
Dân số: 1,934 triệu (2014)
Những di tích lịch sử khó bỏ qua ở Nam Định
Ngoài kinh đô thứ hai nhà Trần, đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua đền vua Đinh, đền Trần hay những ngôi chùa cổ.
Những di tích lịch sử khó bỏ qua ở Nam Định
Ngoài kinh đô thứ hai nhà Trần, đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua đền vua Đinh, đền Trần hay những ngôi chùa cổ.
Đêm ở Thành Nam. |
Địa điểm tham quan
Được biết đến như kinh đô thứ hai của nhà Trần, thành
phố Nam Định thu hút du khách với hàng loạt cung điện, thành quách in
dấu một thời vàng son, nổi bật nhất là thành cổ Nam Định. Khác với thành
Gia Định có 8 cửa, thành Hà Nội có 5 cửa, thành Nam Định chỉ có 4 cửa,
mỗi cửa mở ra các góc nhìn khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau.
Sau khi tìm hiểu về kiến trúc, thiết kế, bạn còn có dịp thưởng ngoạn
hàng loạt các công trình phụ bên trong để tìm hiểu một thời kỳ phát
triển vàng son của thành phố này là Cột cờ, Trường thi, Văn Miếu, đình
Vọng Cung...
Bên cạnh dấu ấn của các vua thời Trần, Nam Định cũng sở
hữu quần thể các di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng gồm Đền Vua Đinh (Yên
Thắng), đền Thượng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng ở Yên Tiến, Ý Yên và
đền Vua Đinh ở làng việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản...
Bình minh thanh bình. |
Sẽ sai sót nếu nhắc đến dấu ấn của các vua mà không
nhắc đến các công trình, di tích lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa, con
người của vùng đất này như đền Trần, nơi vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng
hàng năm có lễ Khai Ấn; hội Phủ Giầy, chùa Vọng Cung, chùa Keo (Hành
Thiện), chùa Cổ Lễ (nơi tu hành của ba vị Nam thiền tam tổ); phủ Quảng
Cung (Phủ Nấp); chùa Phổ Minh; hàng loạt mộ của các văn sỹ như mộ Tam
Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, mộ nhà thơ Tú Xương hay những kiến trúc
Pháp còn sót lại của nơi này như nhà thờ Khoái Đồng, trường Nguyễn
Khuyến, nhà máy dệt...
Đến Nam Định, bạn còn được vẫy vùng ở Thịnh Long, bãi
biển tuyệt đẹp với cát mịn, nước trong, sóng nhẹ, hàng phi lao xa ngút
tầm mắt mang đến vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt hay hiêm ngưỡng các bức
tranh tuyệt đẹp của thời gian in bóng trên dòng nước, thưởng thức bữa
tiệc hải sản tươi ngon bên bếp lửa cùng bạn bè, người thân.
Chùa Cổ Lễ. |
Tháp Bảo Minh. |
Hội Phủ Giày. |
Nếu cảm thấy chưa “đã” ở biển Thịnh Long, bạn có quyền
hy vọng và mong chờ ở chuyến phiêu lưu, khám phá vườn quốc gia Xuân
Thủy, hòa mình vào thiên nhiên với cây xanh, nước mát, tiếng gió rì rào,
tiếng chim ríu rít.
Bên cạnh đó, bạn có thể dong xe tạt ngang hàng chục
điểm đến thú vị của Nam Định như làng nghề La Xuyên, phế tích Tháp
Chương Sơn, cầu ngói Bình Minh, ngôi nhà số 7 Bến Ngự, Mẫu Liễu Phủ Nấp,
Lăng mộ cổ ở Nam Định…
Phía sau nhà thờ Chánh Sứ. |
Nhà thờ Trung Linh. |
Nhà thờ họ (Giao Thủy). |
Di chuyển
Bằng phương tiện công cộng
Lấy Hà Nội làm điểm xuất phát. Có ba phương tiện để bạn
có thể đến Nam Định là xe khách, tàu lửa hay đường thủy. Mỗi phương
tiện có lịch trình khác nhau, giá vé khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo
cũng như đặt vé trước.
Đến Nam Định thì thuê xe ôm, xe máy hay taxi để đến thăm các danh thắng.
Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Nam Định cách Hà Nội 90km, khoảng cách lý
tưởng cho một chuyến phượt trong ngày tham quan một vài địa điểm đã xác
định hay một chuyến đi dài ngày để khám phá hết vẻ đẹp của Thành Nam,
những bãi biển, di tích lịch sử.
Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo
đầy đủ giấy tờ, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay,
khẩu trang, kính mát. Trang bị điện thoại có chức năng google map để
tiện di chuyển.
Hồ Vị Xuyên. |
Biển Thịnh Long. |
Cột cờ Thành Nam. |
Đến vào thời điểm nào?
Bất kỳ thời điểm nào Nam Định cũng đẹp nhưng nếu đến
vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn
nhất nhì tỉnh.
Lưu trú
Một số khách sạn,nhà nghỉ bạn có thể tham khảo trước
khi đến Nam Định là khách sạn Nam Định, khách sạn tại bãi biển Thịnh
Long, nhà nghỉ Công Đoàn. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Đặc sản Nam Định
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như gạo tám xoan,
chuối ngự, gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu, phở bò, bánh gai, kẹo dồi, bánh
đậu xanh, bánh nhãn, kẹo Sìu Châu (kẹo lạc Nam Định), bún chả Thành
Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi nhệch và cá
nướng rơm Hải Hậu, rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh.
Vẻ đẹp Nam Định. |
Mang gì khi đến Nam Định?
Tất cả các trang phục, giày dép tùy thích. Nhưng lưu ý diện trang phục kín đáo, lịch sự khi đến thăm các di tích, đền chùa.
Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang theo thuốc trị các bệnh căn bản.
Mang theo lều, áo khoác hay chăn mỏng, nồi nếu muốn cắm trại.
Các cung đường thường gặp
Hà Nội - Nam Định- Thái Bình
Hà Nội - Nam Định - Hà Nam
Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình
Hà Nội - Nam Định - Thái Bình - Ninh Bình - Hà Nam
Huỳnh Hằng
Ảnh: nguoinamdinh.com; skyscrapercity.com
Theo Infonet
Những điểm du lịch hấp dẫn ở Nam Định
Đăng lúc: Thứ ba - 24/09/2013 21:59 - Người đăng bài viết: Du lịchĐược biết đến như kinh đô thứ hai của nhà Trần, thành phố Nam Định thu hút du khách với hàng loạt cung điện, thành quách in dấu một thời vàng son, nổi bật nhất là thành cổ Nam Định. Khác với thành Gia Định có 8 cửa, thành Hà Nội có 5 cửa, thành Nam Định chỉ có 4 cửa, mỗi cửa mở ra các góc nhìn khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau.
Sau
khi tìm hiểu về kiến trúc, thiết kế, bạn còn có dịp thưởng ngoạn hàng
loạt các công trình phụ bên trong để tìm hiểu một thời kỳ phát triển
vàng son của thành phố này là Cột cờ, Trường thi, Văn Miếu, đình Vọng
Cung...
Khu di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đặc điểm: Thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
Cột cờ thành Nam
Sẽ
sai sót nếu nhắc đến dấu ấn của các vua mà không nhắc đến các công
trình, di tích lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa, con người của vùng đất
này như đền Trần, nơi vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng hàng năm có lễ
Khai Ấn; hội Phủ Giầy, chùa Vọng Cung, chùa Keo (Hành Thiện), chùa Cổ Lễ
(nơi tu hành của ba vị Nam thiền tam tổ); phủ Quảng Cung (Phủ Nấp);
chùa Phổ Minh; hàng loạt mộ của các văn sỹ như mộ Tam Nguyên Yên Đổ
Nguyễn Khuyến, mộ nhà thơ Tú Xương hay những kiến trúc Pháp còn sót lại
của nơi này như nhà thờ Khoái Đồng, trường Nguyễn Khuyến, nhà máy dệt...
Hồ Vị Xuyên
Đến
Nam Định, bạn còn được vẫy vùng ở Thịnh Long, bãi biển tuyệt đẹp với
cát mịn, nước trong, sóng nhẹ, hàng phi lao xa ngút tầm mắt mang đến vẻ
đẹp thuần khiết, khoáng đạt hay hiêm ngưỡng các bức tranh tuyệt đẹp của
thời gian in bóng trên dòng nước, thưởng thức bữa tiệc hải sản tươi ngon
bên bếp lửa cùng bạn bè, người thân.
Nếu
cảm thấy chưa “đã” ở biển Thịnh Long, bạn có quyền hy vọng và mong chờ ở
chuyến phiêu lưu, khám phá vườn quốc gia Xuân Thủy, hòa mình vào thiên
nhiên với cây xanh, nước mát, tiếng gió rì rào, tiếng chim ríu rít.
Bên
cạnh đó, bạn có thể dong xe tạt ngang hàng chục điểm đến thú vị của Nam
Định như làng nghề La Xuyên, phế tích Tháp Chương Sơn, cầu ngói Bình
Minh, ngôi nhà số 7 Bến Ngự, Mẫu Liễu Phủ Nấp, Lăng mộ cổ ở Nam Định…
1. Khu di tích đền Trần
Di
tích Nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định, cách trung tâm thành phố 3km. Sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà
vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm
1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và
thăng làng Tức Mặc lên là phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang
để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng hoàng) về ở. Phía tây cung
đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều
mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng thì về nghỉ tại đó.
700
năm trôi qua, cung điện cũ không còn nữa, nay có ngôi đền Thiên Trường
thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, chùa Phổ Minh với
tháp Phổ Minh nổi tiếng.
2. Chùa Phổ Minh
Chùa
Phổ Minh thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, cách Hà Nội khoảng
94km, cách trung tâm thành phố Nam Ðịnh 4km về phía tây bắc. Ngôi chùa
nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều Trần mở rộng vào năm
1262.
Trong
chùa có nhà Thuỷ Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ sum sê. Trước cửa
chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, có chuông lớn khắc chữ "Phổ Minh đỉnh
tự". Chùa vốn có một vạc lớn ở trước cửa (vạc Phổ Minh), là một trong
bốn báu vật "An Nam tứ đại khí", nay không còn nữa. Trong chùa có tượng
Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông,
Pháp Loa, Huyền Quang) và gần 60 tượng Phật, Thánh khác được sơn son
thếp vàng rất đẹp. Qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô của chùa đã bị
thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá
nhiều: 96 chân tảng đá chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng
chạm đá trước bái đường.
Ðặc
biệt còn có cây tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305.
Ðây là loại tháp hình hoa sen có 13 tầng cao 21m. Bệ và tầng một xây
bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch,
trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh
dài 5,2m. Các tầng tháp đều có mái cong ở 4 phía. Trọng lượng tháp nặng
khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30m² tại vùng chiêm trũng nhưng
vẫn đững vững suốt 7 thế kỷ qua.
3. Chùa Cổ Lễ
Chùa
Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Ðịnh. Từ thành
phố Nam Ðịnh, qua cầu treo trên sông Ðào, đi theo đường 21 khoảng 15km
là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng 200m là đến
chùa.
Chùa
Cổ Lễ vốn có từ rất lâu đời. Tương truyền chùa do thiền sư Nguyễn Minh
Không thời Lý sáng lập. Ngôi chùa hiện nay do hoà thượng Phạm Quang
Tuyên xây dựng vào tháng 11 năm 1920. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên
Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926 - 1927. Tầng đế tháp có 8 mặt,
đặt trên lưng một con rùa lớn hướng vào chùa. Trong lòng tháp có một cột
trụ rất lớn, có 60 bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp theo đường xoáy
trôn ốc. Từ đây du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh vùng này.
Qua
một cây cầu cong là tới khu "Phật giáo hội quán" xây dựng năm 1936. Từ
khu này qua hai cầu giữa núi là tới chùa chính. Giữa sân chùa có chuông
lớn nặng 9 tấn, cao 3,2m được đúc vào năm 1936. Trên thượng điện có
tượng Phật Thích Ca cao 4m, rộng 3,5m, bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Nhà
Tổ có pho tượng Phạm Quang Tuyên.
Chùa
Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ thần sư Nguyễn Minh Không. Chùa Cổ Lễ còn
nhiều di vật văn hoá quí hiếm như đại hồng chung, một trống đồng thời
Lý và một túi đựng đồng. Chùa Cổ Lễ đã được nhà nước công nhận là di
tích kiến trúc văn hoá.
4. Phủ DàyKhu di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đặc điểm: Thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
Phủ
Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị
(1663 - 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với
81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên
Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai
tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán
nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng
đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4
lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập
trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài:
rồng, phượng, hổ... Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai,
bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ
thuật cao của thế kỷ thứ 19.
Phủ
Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây
bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ
thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt,
giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung
như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa
thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
Lăng
Bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá
xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng
đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen. Giữa
lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có 60 búp
sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.
Di
tích Phủ Dày có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Dày vừa để thưởng ngoạn cảnh
đẹp, vừa là dịp Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.
5. Tòa giám mục Bùi Chu
Tòa
giám mục Bùi Chu thuộc Xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường. Theo các tài
liệu hiện lưu lại tại Tòa Giám mục Bùi Chu, giáo xứ Bùi Chu được thành
lập năm 1730. Cơ sở vật chất của giáo xứ thủa ấy còn đơn sơ.
Hiện nay, nằm giữa tòa chính và khu Nhà chung Tòa giám mục còn một ngôi nhà bốn gian lợp ngói, kiến trúc giống hệt như ngôi chùa của Phật giáo với kiểu chồng rường, khung bạo, con sơn, kẻ bẩy truyền thống, chạm khắc hoa lá cách điệu của nét họa tiết đầu thế kỷ XVIII.
Hiện nay, nằm giữa tòa chính và khu Nhà chung Tòa giám mục còn một ngôi nhà bốn gian lợp ngói, kiến trúc giống hệt như ngôi chùa của Phật giáo với kiểu chồng rường, khung bạo, con sơn, kẻ bẩy truyền thống, chạm khắc hoa lá cách điệu của nét họa tiết đầu thế kỷ XVIII.
Tòa
Giám mục Bùi Chu được xây dựng vào năm 1885, trên diện tích khoảng gần
10 ha, nằm men theo hồ nước nhỏ, ở giữa có hòn non bộ nối liền bờ bằng
chiếc cầu bê tông, trước mặt là chính tòa dài 70m, rộng 18m, cao 15m với
tháp chuông đăng đối cao 28,7m. Chính tòa xây dựng kiểu chứ đinh, mái
được chịu lực bằng hai hàng cột lim, mỗi hàng 10 cột , đường kính cột
khoảng 0,8m. Hai hàng cột được đặt trên 20 viên đá tảng trang trí hoa lá
cách điệu đẹp mắt. Kế đó sát gần cồng vào Nhà chung là một ngôi nhà bốn
gian lợp ngói ta, kiến trúc tương tự như những ngôi chùa của thế kỷ
XVIII với mái cong, xà bẩy, con sơn chạm khắc hoa lá. Khu Tiền tế được
lát gạch cỡ lớn 40x40cm. Hiện nay, ngôi nhà này là dấu tích đầu tiên của
các giáo sĩ đến hành đạo và làm lễ từ khoảng đầu thế kỷ XVIII.
Tiếp đó, qua cổng nhà thờ là khu Nhà chung bao gồm hàng chục ngôi nhà theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên một quần thể liên hoàn như khu Nhà nguyện, nơi ở của các giám mục, linh mục, tu sĩ, nơi làm việc…, khu lưu trữ các tài liệu của giáo hội, khu hành lễ và đào tạo tu sĩ. Tiếp đến phía Bắc của Tòa Giám mục là nhà Dục Anh nơi chuyên nuôi trẻ mồ côi, tàn tật và những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Kế phía tây bên phải là khu vực của dòng tu “Mến thánh giá”. Giáp với khuôn viên Tòa Giám mục và chủng viện là công trình phục vụ cho sinh hoạt, là nghĩa trang Công giáo và hệ thống tường, cổng ra vào hết sức quy mô.
Tuy vậy, quy mô của Tòa Giám mục không chỉ bó hẹp trong phạm vi đó mà cùng với bảy nhà thờ khác trong xã nha Trung Lễ, Liên Thủy, Liên Thượng, Hạ Linh…tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh phục vụ cho Tòa Giám mục Bùi Chu.
Tiếp đó, qua cổng nhà thờ là khu Nhà chung bao gồm hàng chục ngôi nhà theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên một quần thể liên hoàn như khu Nhà nguyện, nơi ở của các giám mục, linh mục, tu sĩ, nơi làm việc…, khu lưu trữ các tài liệu của giáo hội, khu hành lễ và đào tạo tu sĩ. Tiếp đến phía Bắc của Tòa Giám mục là nhà Dục Anh nơi chuyên nuôi trẻ mồ côi, tàn tật và những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Kế phía tây bên phải là khu vực của dòng tu “Mến thánh giá”. Giáp với khuôn viên Tòa Giám mục và chủng viện là công trình phục vụ cho sinh hoạt, là nghĩa trang Công giáo và hệ thống tường, cổng ra vào hết sức quy mô.
Tuy vậy, quy mô của Tòa Giám mục không chỉ bó hẹp trong phạm vi đó mà cùng với bảy nhà thờ khác trong xã nha Trung Lễ, Liên Thủy, Liên Thượng, Hạ Linh…tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh phục vụ cho Tòa Giám mục Bùi Chu.
Nhà thờ Trung Linh
6. Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
Vườn
Quốc Gia Xuân Thuỷ với diện tích 14.500 ha, trong đó hơn 7.100 ha là
vùng lõi và hơn 7.300 ha là vùng đệm, nằm trên địa bàn 5 xã (Giao Thiện,
Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải), thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định; vườn quốc gia Xuân Thủy là khu dự trữ thiên nhiên với nhiều
sinh cảnh độc đáo.
Vùng
đất cửa sông Hồng này mỗi năm lấn ra biển từ 120m đến 150m do phù sa
bồi đắp. Đây là khu vườn đầu tiên của nước ta tham gia Công ước quốc tế
Ramsar (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc
tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước - Ramsar - I-ran,
1971...Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, nơi đây có khoảng 101 loài
thực vật, thuộc 85 chi, 34 họ. Với 25 loài thích nghi với điều kiện
sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt đã cấu thành hơn 300ha rừng
ngập mặn, góp phần cố định phù sa tạo nên các cồn, bãi mới, làm vườn ươm
cho các loài động, thực vật thủy sinh; đóng vai trò cân bằng sinh thái
của khu vực và bảo vệ đê biển trong mùa mưa lũ.
Xuân
Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với
nhiều loại giống loài trên đường tìm về phương nam khi mùa đông về cuối
tháng 11 và khi chúng quay lại phương nam cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng
năm.
Rừng
sú, vẹt còn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái
cá... Dưới nước là các loại cá, tôm, cua, rắn...là nguồn thức ăn phong
phú cho các loài chim. Vào mùa hoa sú, vẹt hương thơm tỏa ngào ngạt là
dịp hội tụ cho các loài ong mật.
Đến Xuân Thủy du khách sẽ được hòa vào không gian bao la của đất trời, mây nước, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn giang sơn của những đàn cò, bồ nông, ngỗng đang cần mẫn tìm mồi hay nhởn nhơ bay lượn; hay những nét văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước, đã gắn kết con người với con người và con người với thiên nhiên. Cùng với việc khai thác thân thiện nguồn tài nguyên và tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hy vọng vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ là một địa điểm hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
7. Biển Thịnh LongĐến Xuân Thủy du khách sẽ được hòa vào không gian bao la của đất trời, mây nước, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn giang sơn của những đàn cò, bồ nông, ngỗng đang cần mẫn tìm mồi hay nhởn nhơ bay lượn; hay những nét văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước, đã gắn kết con người với con người và con người với thiên nhiên. Cùng với việc khai thác thân thiện nguồn tài nguyên và tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hy vọng vườn quốc gia Xuân Thuỷ sẽ là một địa điểm hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Biển
Thịnh Long thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ
thành phố Nam Định theo đường 21 đến thị trấn Thịnh Long thuộc là đến
bãi tắm Thịnh Long.
Thịnh
Long là một bãi tắm mới đưa vào khai thác du lịch vài năm nay. Bãi tắm
Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số. Nước biển có độ mặn cao,
sóng lớn hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức. Du khách đến với
biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm.
Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh
Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Các loại đặc sản biển ở đây
nhiều, ngon và rẻ. Bãi tắm Thịnh Long hiện nay đang đông dần. Trong
tương lai lượng khách đến với Thịnh Long sẽ không thua kém các bãi tắm
khác.
Nhà thờ đổ Thịnh Long
Nguồn tin: Tổng hợp
Đền Trần (Nam Định)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Đền Trần.
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 - Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.
Đền Thiên Trường
Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.
Đền Cố Trạch
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa
Lễ hội
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.
Chùa Cổ Lễ – Nam Định
Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ
(Trực Ninh, Nam Định) thờ Phật và thiền sư Nguyễn Minh Không là một
quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc, trải rộng theo hướng Đông –
Tây, gồm cổng chùa, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu cuốn Tam quan, nhà Hội
quán, đền Thánh, đền Mẫu, hai cầu núi, chùa chính (chính cung), nhà Tổ,
nhà khách, pháp đường, kho bếp, vườn tháp…
Tiếp bước truyền thống, năm 1979, một lần
nữa các nhà sư chùa Cổ Lễ lại cởi áo tu hành gia nhập quân đội, bảo vệ
vùng biên ải Tổ quốc. Những năm 50, chùa Cổ Lễ trở thành nơi hoạt động
cách mạng, nơi nuôi giấu cán bộ, là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc của
tỉnh và của huyện trong nhiều năm. Hoà thượng Phạm Thế Long trụ trì
chùa Cổ Lễ lúc bấy giờ rất nhiệt tình tham gia các công tác kháng
chiến, kiến quốc. Ông đã đảm đương nhiều trọng trách trong Giáo hội và
đã từng giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam.
Vào đầu tháng 9 âm lịch hàng năm, lễ hội
chùa Cổ Lễ lại được mở – tưởng niệm Đức thánh Minh Không. Đặc biệt, năm
2010 là năm chính kỵ nên lễ hội sẽ được tổ chức từ 13 đến 16 tháng 9
(âm lịch). Lễ hội gồm 2 phần. Phần lễ bao gồm các nghi lễ: Dâng hương,
tế lễ, múa rối chầu Thánh Tổ… Phần hội gồm các hoạt động: bóng chuyền,
bơi chải, biểu diễn nghệ thuật, cờ tướng và một số trò chơi dân gian
truyền thống.
Nguồn: Báo Nam Định
Ảnh: QTDL14
THÔNG TIN THÊM:-Vị trí: Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Ðịnh.
-Đặc điểm: Chùa có từ lâu đời. Chùa còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926 – 1927.
-Từ thành phố Nam Ðịnh, qua cầu treo trên sông Ðào, đi theo đường 21 khoảng 15km là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng 200m là đến chùa.
-Chùa Cổ Lễ vốn có từ rất lâu đời. Tương truyền chùa do thiền sư Nguyễn Minh Không thời Lý sáng lập. Ngôi chùa hiện nay do hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng vào tháng 11 năm 1920. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926 – 1927. Tầng đế tháp có 8 mặt, đặt trên lưng một con rùa lớn hướng vào chùa. Trong lòng tháp có một cột trụ rất lớn, có 60 bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp theo đường xoáy trôn ốc. Từ đây du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh vùng này.
-Qua một cây cầu cong là tới khu “Phật giáo hội quán” xây dựng năm 1936. Từ khu này qua hai cầu giữa núi là tới chùa chính. Giữa sân chùa có chuông lớn nặng 9 tấn, cao 3,2m được đúc vào năm 1936. Trên thượng điện có tượng Phật Thích Ca cao 4m, rộng 3,5m, bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Nhà Tổ có pho tượng Phạm Quang Tuyên.
-Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ thần sư Nguyễn Minh Không. Chùa Cổ Lễ còn nhiều di vật văn hoá quí hiếm như đại hồng chung, một trống đồng thời Lý và một túi đựng đồng. Chùa Cổ Lễ đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc văn hoá.
Những cột cờ nổi tiếng ở Việt Nam: Cột cờ Nam Định
Thứ Hai, 28/09/2015 10:22:00
Cột cờ Nam Định xưa (ảnh chụp khoảng năm 1910)
2. Người dân Nam Định
luôn tự hào về Cột cờ thành phố, bởi nó gắn liền với nhiều sự kiện lịch
sử quan trọng. Năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm Nam Định lần thứ nhất,
nhiều tướng sĩ và nhân dân Thành Nam đã chiến đấu kiên cường và anh
dũng hy sinh, trong đó có anh hùng liệt sỹ nữ Nguyễn Thị Trinh. Bà là
con gái của cụ Nguyễn Kế Hưng - quan Vệ úy coi kho lương ở Thành Nam
triều Nguyễn. Ngày 11-12-1873, khi quân Pháp đánh chiếm thành Nam Định,
quan Vệ úy Nguyễn Kế Hưng mang thân binh đến giúp quân sỹ giữ Kỳ Đài.
Quân Pháp bao vây Kỳ Đài mỗi lúc một đông, Nguyễn Thị Trinh liền tổ chức
một lực lượng ở lại trấn giữ kho lương rồi dẫn đầu một đội quân đến Kỳ
Đài đánh tập hậu để giải vây cho quân ta. Nhưng trước ưu thế về vũ khí
của thực dân Pháp, nhiều tướng sĩ bảo vệ Kỳ Đài lần lượt hy sinh, trong
đó có bà Nguyễn Thị Trinh khi đó mới ngoài 20 tuổi. Nhân dân Thành Nam
đã an táng bà Nguyễn Thị Trinh và các tướng sĩ ngay tại khu vực Kỳ Đài.
Ngày 15-3-1874, vua Tự Đức xét công lao những người có công chống Pháp,
Nguyễn Thị Trinh được phong tặng “Giám Thương công chúa” (công chúa coi
kho) và cho xây dựng miếu thờ ngay tại Kỳ Đài. Năm 1891, vua Thành Thái
truy phong 4 chữ “Tiết liệt anh phong”. Bà được nhân dân tấn phong là
Thành Hoàng Đương Cảnh, Bạch Hoa công chúa, thường gọi là Bà chùa Bản
tỉnh hay Bà chùa Cột Cờ.
Hiện ở phía Nam Cột cờ, ở độ cao 11m, còn dấu một vết đạn cắm sâu vào 4cm, đường kính 6cm. Đó chính là vết đạn mà tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành, ngày 27-3-1883.
Trong thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, đảng viên lấy Cột cờ Thành Nam làm nơi liên lạc và hoạt động để chỉ đạo phong trào. Năm 1967, Nam Định bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Đỉnh Cột cờ là nơi tổ quan sát máy bay do đồng chí La Vĩnh Hào - tự vệ Nhà máy Dệt chỉ huy làm nhiệm vụ viễn tiêu. Ngày 11-6-1972, máy bay Mỹ lao vào đánh phá thành phố Dệt. Vào hồi 10 giờ 10 phút sáng, chúng đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực Cột cờ làm sập toàn bộ công trình kiến trúc cổ kính này. Năm 1997, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng thành phố Nam Định (1954 - 1997), Cột cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng ban đầu. Hiện Cột cờ Nam Định được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Từ tháng 5-2011, Di tích Cột cờ Nam Định được giao cho Bảo tàng Nam Định quản lý.
Gần 200 năm trôi qua, Cột cờ Thành Nam đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự đổi thay của mảnh đất Nam Định. Đây là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước. Hằng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan...
Hiện ở phía Nam Cột cờ, ở độ cao 11m, còn dấu một vết đạn cắm sâu vào 4cm, đường kính 6cm. Đó chính là vết đạn mà tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành, ngày 27-3-1883.
Trong thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, đảng viên lấy Cột cờ Thành Nam làm nơi liên lạc và hoạt động để chỉ đạo phong trào. Năm 1967, Nam Định bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Đỉnh Cột cờ là nơi tổ quan sát máy bay do đồng chí La Vĩnh Hào - tự vệ Nhà máy Dệt chỉ huy làm nhiệm vụ viễn tiêu. Ngày 11-6-1972, máy bay Mỹ lao vào đánh phá thành phố Dệt. Vào hồi 10 giờ 10 phút sáng, chúng đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực Cột cờ làm sập toàn bộ công trình kiến trúc cổ kính này. Năm 1997, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng thành phố Nam Định (1954 - 1997), Cột cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng ban đầu. Hiện Cột cờ Nam Định được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Từ tháng 5-2011, Di tích Cột cờ Nam Định được giao cho Bảo tàng Nam Định quản lý.
Gần 200 năm trôi qua, Cột cờ Thành Nam đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự đổi thay của mảnh đất Nam Định. Đây là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước. Hằng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan...
THẠCH THẾ VINH (giới thiệu)
Thông điệp lịch sử từ ngôi chùa tháp Phổ Minh - Nam Định
Vị trí: thôn Tức Mạc, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định.
Chùa Phổ Minh mở đầu cho kiến trúc
Phật giáo thời Trần tọa lạc tại thôn Tức Mạc - xã Lộc Vương ngoại thành
Nam Định. Xung quanh ngôi chùa nổi tiếng này còn nhiều bí mật chưa được
khám phá.
Theo
biên niên sử, chùa Phổ Minh được vua Trần Thánh Tông cho xây dựng vào
năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường. Nhưng theo các
bản khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với quy mô
lớn vào thời Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được
nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.
Chùa Phổ Minh được xây dựng vào 1262 phía Tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường
Các
công trình kiến trúc và chạm khắc trong chùa còn giữ được dấu ấn của
thời Trần và thời Mạc như bộ cánh cửa bằng gỗ lim chạm rồng ở nhà bái
đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường,
tháp và tượng Bà chúa Mạc… Trước đây, chùa có một chiếc vạc lớn bằng
đồng đặt ở sân trước được coi là một trong bốn bảo khí quốc gia (vạc Phổ
Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm).
Tháp Phổ Minh - ngọn tháp chùa bằng gạch cao nhất Việt Nam
Nhắc
đến chùa Phổ Minh không thể không nhắc đến ngọn tháp nổi tiếng tháp Phổ
Minh. Tháp được xây dựng vào năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2 m. Trung
tâm Sách kỉ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục đây là ngôi tháp chùa bằng
gạch cao nhất Việt Nam. Cả chùa và tháp Phổ Minh đều được Bộ Văn hóa
thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Những
công trình kiến trúc, nét chạm khắc hoa văn ở ngôi chùa Phổ Minh linh
thiêng đều chứa đựng những thông điệp của riêng nó. Chúng khơi gợi trí
tò mò khám phá cho những ai một lần đến tham quan ngôi chùa./.
Những nhà thờ đẹp ở Nam Định!
26/07/2011 09:55 AM
Tỉnh Nam Định nổi
tiếng là nơi có nhiều nhà thờ nổi tiếng, lâu đời. Ở nhiều huyện như Xuân
Trường, Hải Hậu, bạn chỉ cần đi vài km là sẽ tìm thấy một ngôi nhà thờ lớn với mái vòm rộng và tháp cao nằm giữa xóm làng.
Huyện Xuân Trường nằm cách thành phố Nam
Định khoảng 20 km là nơi có giáo xứ Bùi Chu với nhiều công trình tôn
giáo, trong đó nhà thờ Phú Nhai, Bùi Chu nổi tiếng. Những công trình tôn
giáo ở Nam Định được xây dựng cầu kỳ với quy mô hoành tráng, cao từ 30m
tới 50m.
Về trang trí, các bức tượng thánh ở đây
đều được đắp nổi trên cửa hoặc bên hông của nhà thờ. Có những nhà thờ
mất từ bốn tới bảy năm xây dựng.
Nhiều bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh, du lịch
khám phá tìm tới Nam Định vì tò mò muốn được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi
nhà thờ đổ còn sót lại trên bãi biển. Nằm ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu,
nhà thờ đổ là công trình hoang tàn, chỉ còn lại khung xương bên ngoài và
một số bức tường gạch đã cũ nát. Tuy nhiên, chính vẻ điêu tàn và vắng
vẻ của nó lại là điểm thu hút mọi người tới bãi biển Hải Lý. Mời các bạn
ngắm những ngôi nhà thờ với nhiều phong cách, màu sắc khác nhau tại
tỉnh Nam Định:
Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường. Nhà thờ gốcđược xây dựng
từ năm 1886 có phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha,
sau đó năm 1993, nhà thờ Phú Nhau được xây lại theo phong cách Gothic Pháp.
Công trình có kích thước chiều dài 80m, rộng 27m và chiều cao 30m.
Bạn có thể thoải mái vào trong nhà thờ để tham quan, ngắm cảnh.
từ năm 1886 có phong cách kiến trúc Gothic mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha,
sau đó năm 1993, nhà thờ Phú Nhau được xây lại theo phong cách Gothic Pháp.
Công trình có kích thước chiều dài 80m, rộng 27m và chiều cao 30m.
Bạn có thể thoải mái vào trong nhà thờ để tham quan, ngắm cảnh.
Bên trong nhà thờ Phú Nhai.
Ngoài khuôn viên nhà thờ Phú Nhai còn có nhiều bức tượng lớn mô phỏng lại các điển tích tôn giáo.
Một trong các bức tượng trong sân nhà thờ Phú Nhai.
Đền thánh Kiên Lao nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, thuộc giáo phận Bùi Chu.
Đền thánh Kiên Lao có chiều dài 75m, rộng 26m, chiều cao 28m và tháp chuông cap 46m.
Công trình được xây dựng cầu kỳ, tỉ mỉ.
Ở Nam Định, nhiều nhà thờ thường sử dụng các bức tượng đắp nổi.
Nhà thờ đổ nằm trên bãi biển xã Hải Lý, thuộc giáo phận Xương Điền, huyện Hải Hậu.
Những bức tường còn sót lại của nhà thờ đổ.
Những nhà thờ đẹp ở Nam Định (tiếp)
Vào các ngày chủ nhật, những người theo đạo thường làm lễ dâng hoa trong các nhà thờ.
Nhà thờ ở Nam Định có nhiều màu như màu xanh thẫm, màu ghi, vàng hoặc đỏ thẫm.
Công trình tôn giáo ở Nam Định có lịch sử lâu đời và được xây dựng trong nhiều năm liền.
Không chỉ có những nhà thờ lớn của giáo phận, người dân Nam Định còn xây dựng nhiều
nhà thờ nhỏ của mỗi dòng họ. Trong ảnh là nhà thờ họ của Công đoàn Thánh Danh.
nhà thờ nhỏ của mỗi dòng họ. Trong ảnh là nhà thờ họ của Công đoàn Thánh Danh.
Nhà thờ thánh Danh nằm trong xã Xuân Trung, Xuân Trường.
Khuôn viên các nhà thờ thường rộng để đặt nhiều bức tượng khác nhau.
Các nhà thờ thường có chiều dài từ 20m tới gần 100m.
Ngôi nhà thờ màu vàng nổi bật.
Công trình mang phong cách gothic châu Âu.
Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định
2/18/2016 3:49:56 PM
Khu
vưc Nam Hà và Ninh Bình là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín
ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt
động văn hoá - tín ngưỡng ở vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút
khá đông khách thập phương.
Khu vưc Nam Hà và Ninh Bình
là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ
vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt động văn hoá - tín ngưỡng ở
vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút khá đông khách thập phương.
Dưới đây là một số đình, đền, miếu, phủ được coi là linh thiêng tại Nam
Định:
ĐỀN TRẦN
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các
ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại
phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức
của 14 vị vua Trần. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song
không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy
hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều
tốt lành, thịnh vượng.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm.
Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung
quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ
dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền
trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh
của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.
Phần hội có nhiều hình thức sinh
hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế
hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa
bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã
tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập
phương.
Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ
hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định.
Du khách thập phương nô mức về đây trong những ngày đầu xuân.
CHÙA CỔ LỄ
Chùa Cổ Lễ tọa lạc tại thị trấn Cổ
Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lễ chính diễn ra từ ngày 13 đến
16 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Đi từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan
xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 16 km về phía đông nam, tới thị trấn Cổ Lễ,
qua nhịp cầu nhỏ rẽ trái chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa
nguy nga, tráng lệ với tòa Bảo tháp trầm mặc vươn lên nền trời xanh cao
lồng lộng.
Nhà sư Phạm Quang Tuyên chủ trì công việc
xây dựng chùa, quả là một công trình sư uyên bác. Ông không cần một bản
vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt
thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân
dân để xây dựng chùa. Tiếp bước Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, Hòa thượng
Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những
công trình nhỏ, tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa.
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là “Quang Thần tự”
thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử – văn hoá,
thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông
nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn
Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh
hiểm nghèo.
CHÙA PHỔ MINH
Chùa Phổ Minh có tên thường gọi là
Chùa Tháp. Chùa tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam
Định.Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa nằm giữa
một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững.
Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A –
nhà Trần.
Lịch Sử: Tương
truyền, Chùa được Vua Trần Thái Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây
cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Nhưng các bản văn khắc trên bia ghi
chép lại chùa có từ thời Lý, được mở rộng với qui mô lớn vào thời
Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích
nghệ thuật đời Trần.
PHỦ GIÀY
Phủ Giày được xây dựng vào khoảng thế kỷ
thứ XVII với một quần thể kiến trức rất lớn mà điển hình là phủ Tiên
Hương và Phủ Vân Cát năm tại hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ Giày cũng như Phủ Sòng (Thanh Hoá) và Phủ
Tây Hổ (Hà Nội) là nơi thờ Thánh Mâu Liễu Hạnh. Theo nhiều nhà nghiên
cứu thì tín ngưỡng về chúa Mẫu Liễu Hạnh cũng như quan niệm về Tam Toà
Thánh Mâu cùng hệ thống thờ tự đa dạng các Thần linh là một đặc trưng
của truyền thống tín ngưỡng Bản địa Việt Nam. Có lẽ cũng một phần bởi
vậy mà cho tới nay tín ngưỡng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, qua những bước
thăng trầm của lịch sử không những không bị mất đi mà hiện nay có phần
sôi nổi trở lại.
Theo lệ thường, lễ hội Phủ Giày được mở từ
ngày mồng Một đến ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm. ị Khách thập phương
về tham dự vô cùng đông đúc trong suốt thời gian mở lễ hội. Hoạt động
tín ngưỡng cũng rất sôi nổi ở hầu khắp các vị trí thờ tự Phủ Giày: từ
hai Phủ lớn ở Tiên Hương, Vân Cát tới các hệ thống Đền, Miếu của khu vực
Phủ như đền Khâm Sai, đền Công Đồng, đền Thượng đền Quan, đền Đức Vua,
đền Giếng Găng, đền Cây Đa, Đình Ông Khổng, Phủ Tổ, lăng Mẫu...
Hoạt động văn hoá - tín ngưõng điển hình của lễ hội Phủ Giày là lễ rước kiệu và hát chầu văn.
HỘI ĐỀN DIM
Đền Dim thuộc xã Nam Dương, Nam Định. Hội Đền Dim được mở từ Ba Mươi tháng Giêng đến mồng Hai tháng Hai.
Hoạt động văn hoá - tín ngưỡng của hội thường có lễ rước và tế thần.
ĐÌNH LÀNG VÕ GIÀNG - HÀ NAM
Đình làng Võ Giàng thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đình thờ Vũ cố là một tướng giỏi của Lê
Lợi tham gia đánh đuôi giặc Minh trên đoạn sông Đáy. Lễ hội được mở vào ngày Mười Lăm tháng Hai hàng năm.
Hoạt động văn hoá - tín ngưổng điển hình là lễ tế Thánh, đua thuyền trên sông Đáy và phóng lao.
ĐỂN BẢO LỘC
Đền Bảo Lộc thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Đây là quê hương của Đúc Thánh Trần Hưng Đạo.
Hội đền được mở vào ngày Hai mươi tháng Tám hàng năm. Hội có tế lễ long trọng và một số trò vui dân gian.
Một số hoạt động văn hoá - tín ngưõng truyền thống khác:
- Hội Viềng Vụ Bản mở hội vào ngày mồng Tám tháng Giêng hàng năm.
- Hội đền Cố Trạch ở thành phố Nam Định.
Đây là nơi thờ các vị vua thời Trần. Hội mở từ ngày Mười Tám dến Hai
Mươi tháng Tám hàng năm.
- Hội Trường Yên: ỏ xã Trường Yên, Hoa Lư,
Ninh ^Bình. Đây là nơi thờ tự Đinh Bộ Lãnh người có công dẹp loạn mười
hai sứ quân, thực hiện thống nhất nước nhà, trong buổi đầu xây dựng một
quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Hội mở từ ngày mồng Chín đến Mười
Một thảng Ba hàng năm. Điển hình trong sinh hoạt văn hoá của hội là tổ
chức diễn trò tập trận cờ lau.
- Đền An Cư thuộc xã Nghĩa Khánh, huyện An Khánh, Ninh Bình. Đền thò đức Trần Hưng Đạo. Hội mở vào ngày Hai Mươi tháng Tám.
- Hội Thánh Tiên ô xã Liên Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Hội mở từ ngày mồng Nám đến mồng Mười tháng Giêng.
- Hội Dịch Diệp thuộc xã Trực Chính, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội, mở từ ngày mồng Năm đến mồng Bảy tháng Giêng.
- Hội Rèn Vân Chàng thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở vào hai ngày Mười Lăm và Mười Sáu tháng Giêng hàng năm.
- Hội Đình Hát: thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở từ ngày Mười Lăm đến ngày Hai Mươi tháng Mười hàng năm.
- Hội Đổng Phù thuộc huyện Nam Ninh, nơi thờ vọng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội mở vào ngày Mười Lăm tháng Ba hàng năm.
Suckhoecuocsong.com.vn
Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định
2/18/2016 3:49:56 PM
Khu
vưc Nam Hà và Ninh Bình là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín
ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt
động văn hoá - tín ngưỡng ở vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút
khá đông khách thập phương.
Khu vưc Nam Hà và Ninh Bình
là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ
vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt động văn hoá - tín ngưỡng ở
vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút khá đông khách thập phương.
Dưới đây là một số đình, đền, miếu, phủ được coi là linh thiêng tại Nam
Định:
ĐỀN TRẦN
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các
ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại
phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức
của 14 vị vua Trần. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song
không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy
hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều
tốt lành, thịnh vượng.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm.
Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung
quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ
dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền
trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh
của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.
Phần hội có nhiều hình thức sinh
hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế
hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa
bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã
tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập
phương.
Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ
hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định.
Du khách thập phương nô mức về đây trong những ngày đầu xuân.
CHÙA CỔ LỄ
Chùa Cổ Lễ tọa lạc tại thị trấn Cổ
Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lễ chính diễn ra từ ngày 13 đến
16 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Đi từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan
xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 16 km về phía đông nam, tới thị trấn Cổ Lễ,
qua nhịp cầu nhỏ rẽ trái chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa
nguy nga, tráng lệ với tòa Bảo tháp trầm mặc vươn lên nền trời xanh cao
lồng lộng.
Nhà sư Phạm Quang Tuyên chủ trì công việc
xây dựng chùa, quả là một công trình sư uyên bác. Ông không cần một bản
vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt
thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân
dân để xây dựng chùa. Tiếp bước Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, Hòa thượng
Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những
công trình nhỏ, tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa.
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là “Quang Thần tự”
thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử – văn hoá,
thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông
nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn
Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh
hiểm nghèo.
CHÙA PHỔ MINH
Chùa Phổ Minh có tên thường gọi là
Chùa Tháp. Chùa tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam
Định.Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa nằm giữa
một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững.
Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A –
nhà Trần.
Lịch Sử: Tương
truyền, Chùa được Vua Trần Thái Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây
cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Nhưng các bản văn khắc trên bia ghi
chép lại chùa có từ thời Lý, được mở rộng với qui mô lớn vào thời
Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích
nghệ thuật đời Trần.
PHỦ GIÀY
Phủ Giày được xây dựng vào khoảng thế kỷ
thứ XVII với một quần thể kiến trức rất lớn mà điển hình là phủ Tiên
Hương và Phủ Vân Cát năm tại hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ Giày cũng như Phủ Sòng (Thanh Hoá) và Phủ
Tây Hổ (Hà Nội) là nơi thờ Thánh Mâu Liễu Hạnh. Theo nhiều nhà nghiên
cứu thì tín ngưỡng về chúa Mẫu Liễu Hạnh cũng như quan niệm về Tam Toà
Thánh Mâu cùng hệ thống thờ tự đa dạng các Thần linh là một đặc trưng
của truyền thống tín ngưỡng Bản địa Việt Nam. Có lẽ cũng một phần bởi
vậy mà cho tới nay tín ngưỡng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, qua những bước
thăng trầm của lịch sử không những không bị mất đi mà hiện nay có phần
sôi nổi trở lại.
Theo lệ thường, lễ hội Phủ Giày được mở từ
ngày mồng Một đến ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm. ị Khách thập phương
về tham dự vô cùng đông đúc trong suốt thời gian mở lễ hội. Hoạt động
tín ngưỡng cũng rất sôi nổi ở hầu khắp các vị trí thờ tự Phủ Giày: từ
hai Phủ lớn ở Tiên Hương, Vân Cát tới các hệ thống Đền, Miếu của khu vực
Phủ như đền Khâm Sai, đền Công Đồng, đền Thượng đền Quan, đền Đức Vua,
đền Giếng Găng, đền Cây Đa, Đình Ông Khổng, Phủ Tổ, lăng Mẫu...
Hoạt động văn hoá - tín ngưõng điển hình của lễ hội Phủ Giày là lễ rước kiệu và hát chầu văn.
HỘI ĐỀN DIM
Đền Dim thuộc xã Nam Dương, Nam Định. Hội Đền Dim được mở từ Ba Mươi tháng Giêng đến mồng Hai tháng Hai.
Hoạt động văn hoá - tín ngưỡng của hội thường có lễ rước và tế thần.
ĐÌNH LÀNG VÕ GIÀNG - HÀ NAM
Đình làng Võ Giàng thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đình thờ Vũ cố là một tướng giỏi của Lê
Lợi tham gia đánh đuôi giặc Minh trên đoạn sông Đáy. Lễ hội được mở vào ngày Mười Lăm tháng Hai hàng năm.
Hoạt động văn hoá - tín ngưổng điển hình là lễ tế Thánh, đua thuyền trên sông Đáy và phóng lao.
ĐỂN BẢO LỘC
Đền Bảo Lộc thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Đây là quê hương của Đúc Thánh Trần Hưng Đạo.
Hội đền được mở vào ngày Hai mươi tháng Tám hàng năm. Hội có tế lễ long trọng và một số trò vui dân gian.
Một số hoạt động văn hoá - tín ngưõng truyền thống khác:
- Hội Viềng Vụ Bản mở hội vào ngày mồng Tám tháng Giêng hàng năm.
- Hội đền Cố Trạch ở thành phố Nam Định.
Đây là nơi thờ các vị vua thời Trần. Hội mở từ ngày Mười Tám dến Hai
Mươi tháng Tám hàng năm.
- Hội Trường Yên: ỏ xã Trường Yên, Hoa Lư,
Ninh ^Bình. Đây là nơi thờ tự Đinh Bộ Lãnh người có công dẹp loạn mười
hai sứ quân, thực hiện thống nhất nước nhà, trong buổi đầu xây dựng một
quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Hội mở từ ngày mồng Chín đến Mười
Một thảng Ba hàng năm. Điển hình trong sinh hoạt văn hoá của hội là tổ
chức diễn trò tập trận cờ lau.
- Đền An Cư thuộc xã Nghĩa Khánh, huyện An Khánh, Ninh Bình. Đền thò đức Trần Hưng Đạo. Hội mở vào ngày Hai Mươi tháng Tám.
- Hội Thánh Tiên ô xã Liên Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Hội mở từ ngày mồng Nám đến mồng Mười tháng Giêng.
- Hội Dịch Diệp thuộc xã Trực Chính, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội, mở từ ngày mồng Năm đến mồng Bảy tháng Giêng.
- Hội Rèn Vân Chàng thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở vào hai ngày Mười Lăm và Mười Sáu tháng Giêng hàng năm.
- Hội Đình Hát: thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở từ ngày Mười Lăm đến ngày Hai Mươi tháng Mười hàng năm.
- Hội Đổng Phù thuộc huyện Nam Ninh, nơi thờ vọng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội mở vào ngày Mười Lăm tháng Ba hàng năm.
Suckhoecuocsong.com.vn
Đền Am (Nam Định) – Di tích lịch sử cấp quốc gia
Đền Am thuộc thôn Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định là nơi nhân dân địa phương thờ phụng, tri ân công đức của Đức Thánh
Tổ, Thiền sư Bùi Huệ Tộ (1566 - 1641).
Tín
ngưỡng thờ tự Đức Thánh tổ Bùi Huệ Tộ tại đền Am ngoài mang ý nghĩa thờ
tự một vị chân tu, một vị phúc thần còn mang một ý nghĩa riêng khác,
bởi đây chính là quê hương của Ngài. Sau khi Thánh tổ “hỏa trung hóa
Phật”, để ghi nhớ công đức, nhân dân địa phương đã lập đền thờ phụng.
Ngôi đền được xây dựng ngay trên nền đất thảo am mà trước đây Đức Thánh
tổ đã tạo dựng. Mặc dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng việc thờ tự của nhân
dân ở vùng quê Nam Trực nói chung, thôn Nhất nói riêng đối với Thánh tổ
vẫn không hề thay đổi. Điều đó đã thể hiện sự tri ân, niềm tôn kính sâu
sắc của người dân đối với công lao của Ngài, một vị chân tu suốt đời vì
đạo pháp dân tộc, vì cuộc sống yên bình, no ấm của nhân dân. Với những
giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, ngày 14 tháng 12 năm
2012, Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 4898/QĐ- BVHTTDL công nhận đền Am,
thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là di tích cấp Quốc
gia. Đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia thứ 76 của tỉnh.
Đền
Am tọa lạc trên một khu đất rộng 2.685m 2 , mặt quay về hướng tây nam,
xung quanh đền có nhiều cây lưu niên tạo không khí mát mẻ, trong lành.
Nhìn trên mặt bằng tổng thể, đền Am gồm các hạng mục kiến trúc chủ yếu
sau: Hồ nước, cổng, nghi môn, sân, nhà khách, công trình đền chính và
hai dãy giải vũ nội. Tất cả các hạng mục công trình được trải dài theo
trục bắc nam.
Đền chính có kiến trúc kiểu chữ
“công” gồm tiền đường, trung đường và cung cấm. Tòa tiền đường 3 gian 2
chái. Hai hồi hiên trước cửa tiền đường xây hai cột đồng trụ bằng đá, ba
mặt khắc câu đối chữ Hán ca ngợi công lao của Thiền sư. Bộ cửa tiền
đường được gia công theo kiểu bức bàn chạy suốt 5 gian của công trình,
được tạo dựng bởi sự liên kết của 6 bộ vì, hai bộ vì gian giữa thiết kế
theo kiểu: Thượng cuốn vành mai, hạ kẻ bẩy, mỗi bộ vì bố trí 3 cây cột
theo kiểu chốn cột cái phía trước, tạo dáng búp đòng, phần chân cột được
kê trên các chân tảng đá xanh hình cổ bồng và hình vuông tạo thế vững
chắc. Hai bộ vì bên thiết kế theo kiểu mê cốn, bẩy tiền, bẩy hậu. Trên
bức mê của các bộ vì nay đều chạm họa tiết mặt hổ phù rất lớn, mê nách
chạm họa tiết triện tàu. Bẩy hiên chạm họa tiết triện tàu, tùng, cúc,
chữ “thọ”. Mái của tiền đường là bộ mái cong phẳng, gồm các cấu kiện:
hoành, rui làm bằng gỗ lim, lợp ngói nam. Bờ nóc trang trí họa tiết rồng
chầu, hai hồi đốc còn đắp họa tiết mặt hổ phù. Tòa trung đường kiến
trúc theo lối cuốn vòm, cột gạch chồng lâu 2 tầng 8 mái được tôn tạo lại
năm Kỷ Tỵ (1989). Phần cổ lâu, phía trước đắp nổi 4 chữ đại tự: Thánh tổ linh từ,
hai mặt bên đắp trang trí họa tiết long cuốn thủy, phượng hàm thư, long
mã...Trung đường là nơi đặt ban thờ công đồng và bài trí nhiều đồ thờ
tự có giá trị, đặc biệt là cỗ ngai mang phong cách nghệ thuật thời Hậu
Lê, thế kỷ XVII- XVIII. Nối liền phía sau trung đường là tòa cung cấm
với 3 gian. Bộ khung của tòa cung cầm được tạo dựng bởi sự liên kết của 4
bộ vì thiết kế theo kiểu: Thượng cốn vành mai, hạ kẻ bẩy (chỉ có bẩy
hậu), bộ phận chịu lực của hai bộ vì gian giữa là ba hàng cột. Bộ phận
chịu lực của hai gian bên là 4 hàng cột với kích thước cột cái và cột
quân tương tự vì gian giữa. Hầu hết các cấu kiện gỗ tại cung cấm đều
được gia công và lắp dựng theo lối bào trơn, đóng bén. Trang trí mỹ
thuật ở đây đáng chú ý nhất là tại câu đầu của gian bên phải có chạm họa
tiết lá hỏa, mặt trời, vân mây mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê,
thế kỷ XVII- XVIII. Cung cấm là không gian thờ tự quan trọng nhất của
ngôi đền: Gian giữa đặt bài vị, tượng thờ Thiền sư Bùi Huệ Tộ, gian bên
phải đặt bài vị thờ Thánh mẫu, gian bên trái đặt bài vị thờ Thánh phụ.
Giải vũ nội chia thành 2 dãy, mỗi dãy gồm 4 gian, được xây đối xứng với
nhau theo kiểu thu hồi bít đốc, các bộ vì được thiết kế theo kiểu kèo
cầu, quá giang bằng gỗ, là nơi hội họp của dân làng.
Qua
khảo sát nghiên cứu, các hạng mục kiến trúc của đền Am đều được lắp
dựng bằng gỗ lim, mái ngói nam mang đậm phong cách cổ truyền dân tộc,
tại đây còn lưu giữ được nhiều mảng chạm khắc đã góp phần tăng thêm giá
trị thẩm mỹ cho công trình kiến trúc. Các họa tiết trang trí tại đền
được thể hiện ở các cấu kiện kiến trúc như: hệ thống bẩy tiền, bẩy hậu
được chạm khắc các đề tài: lựu, cúc, trúc, mai ở cả hai mặt. Trên các
nóc gian giữa tiền đường chạm khắc họa tiết cánh sen, hai gian giáp đốc
của tiền đường chạm khắc họa tiết hổ phù rất sinh động. Đặc biệt trên xà
nách của hai gian chái tiền đường còn lưu giữ được mảng chạm long vân
mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII-XVIII. Nghệ thuật
trang trí tại đền Am còn được tập trung vào các chân tảng đá của 2 gian
giáp đốc tòa tiền đường. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đền Am
còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị, tiêu biểu là: Ngai và
bài vị thờ Thiền sư Bùi Huệ Tộ; tượng Thiền sư Bùi Huệ Tộ; bia đá “Linh
từ bi ký” và “bách thế, bách thiên”; truy viễn miếu bi; sắc phong; Sách
Thánh tổ thực lục; nón tu lờ.
Hàng năm, vào ngày
mồng 10 tháng Giêng (âm lịch) là ngày sinh, đồng thời cũng là ngày hóa
của Đức Thánh tổ, Thiền sư Bùi Huệ Tộ, nhân dân địa phương mở hội lớn.
Ngoài ra, vào ngày 27 tháng 4 là ngày lễ kỵ Thánh mẫu, ngày 16 tháng 11
là ngày lễ kỵ Thánh phụ, dân làng tổ chức làm lễ dâng hương, dâng lễ tại
đền. Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài các nghi thức tế lễ còn có
nhiều sinh hoạt văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc như đánh cờ, tổ tôm
điếm, đánh đu, múa rối nước. Lễ hội truyền thống và những sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng diễn ra tại di tích đền Am không chỉ mang ý nghĩa tưởng
nhớ công lao của Thiền sư Bùi Huệ Tộ mà còn tiềm ẩn những nét văn hóa
dân gian đặc sắc ở một làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Với
điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông đền Am cùng những di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị trấn Nam Giang đã được Nhà nước
xếp hạng là chùa Đại Bi, đền Giáp Ba, đền Giáp Tư sẽ tạo thành điểm du
lịch hấp dẫnthu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh, nhất là dịp hội
chợ viềng xuân (Nam Giang, Nam Trực) mồng 8 tháng Giêng hàng năm, góp
phần phát huy tốt các giá trị của di tích, bảo tồn những di sản văn hóa
truyền thống./.
Ngây ngất những đặc sản trứ danh đất Nam Định
Quê hương Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn níu chân du khách bằng nhiều đặc sản độc đáo như xíu páo, nem nắm, kẹo sìu châu...
1. Phở bò
Dẫu nhắc tới phở, nhiều người vẫn quen nhớ gọi tên Hà Nội nhưng ít ai biết nguồn gốc của phở ở Hà thành hay Nam Định. Cho tới nay đây vẫn còn là đề tài tranh cãi. Nếu phở Hà Nội phong phú, đa dạng nguyên liệu cũng như cách thưởng thức thì phở Nam Định chỉ là các biến tấu từ phở và thịt bò.
Phở bò Nam Định được nấu theo công thức bí truyền của mỗi gia đình
nhưng vẫn có nét đặc trưng ở nước dùng ngậy thơm đậm đà, bánh phở nhỏ
sợi và thịt bò ngọt, mềm.
Ngày nay, với bảng hiệu quảng cáo “Phở bò Nam Định” có mặt ở các đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM, hay ra cả nước ngoài, nhưng muốn ăn món phở bò ngon như danh tiếng lưu truyền, thì hãy một lần thưởng thức tại chính mảnh đất Nam Định.
2. Nem nắm Giao Thủy
Nem nắm là món ăn gần gũi với nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu. Nem nắm được dùng làm mồi nhậu quen thuộc trong các cuộc vui dân dã. Nem Giao thủy là đặc sản đáng tự hào của huyện Giao Thủy, Nam Định.
Nem nắm được chế biến từ thịt, bì lợn thái mỏng, trộn với thính gạo
và các gia vị. Sợi nem Giao Thủy được thái mỏng bằng tay, không dùng máy
như nhiều nơi, nên sợi nem mềm mà vẫn giòn và thấm gia vị. Khi ăn nem
gói trong lá sung, lá đinh lăng, chấm với nước mắm Sa Châu (huyện Xuân
Thủy) thì dậy lên hương vị đặc trưng, béo ngậy và ngọt.
3. Kẹo sìu châu
Đặc sản Nam Định trong trí nhớ của nhiều người có khi lại là vị ngọt ngào, giòn tan, bùi ngậy của những viên kẹo lạc sìu châu. Chỉ từ những hạt lạc, hạt vừng, qua bàn tay khéo léo của người dân xứ thành Nam đã tạo nên thứ quà quê đậm đà mà tinh khiết.
Kẹo sìu châu gần giống với kẹo lạc, nguyên liệu làm kẹo Sìu châu cũng
tương tự gồm lạc, vừng, đường, mạch nha nhưng đặc sản Nam Định thường
dùng nhiều lạc ít nha nên thơm và ngon hơn.
Kẹo sìu châu được ưa chuộng đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về. Ăn miếng kẹo Sìu châu giòn tan, thơm bùi và ngọt thanh mà không dính răng. Thưởng thức kẹo cùng một chén trà nóng trong không khí se lạnh và lất phất mưa xuân thì ngon không gì bằng.
4. Kẹo dồi
Kẹo dồi có xuất xứ từ tỉnh Nam Định, ban đầu chỉ được bán trong các chợ ở một số làng quê trong tỉnh. Dần dần, nó đã trở thành một món quà quê, một đặc sản của vùng, tiến đến thành phố và tỏa đi nhiều nơi.
Sở dĩ kẹo có cái tên thú vị như vậy bởi nó mang hình dạng giống như
món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc - Việt Nam. Kẹo có lớp
vỏ màu trắng đục, giòn tan, bao tròn lấy nhân lạc rang bùi thơm, ăn
không bị quá ngọt hay ngấy. Cùng với kẹo lạc, kẹo dồi là thứ quà nhâm
nhi với nước chè xanh được nhiều người ưa chuộng.
5. Bánh nhãn Hải Hậu
Bánh nhãn không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ đơn giản vì nó tròn và có màu giống quả nhãn. Bánh được làm từ một trong những sản phẩm nông sản của vùng đất nông nghiệp giàu có – loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguyên liệu làm bánh cũng như các khâu chế biến đều được chọn lựa,
thực hiện kĩ càng công phu. Gạo nếp, trứng gà, đường kính, mỡ lợn đều
phải lựa loại ngon để bánh rán xong tròn trịa, màu giống quả nhãn và đều
nhau nhìn bề ngoài có độ bóng. Khi ăn có độ giòn và có vị mát.
Ai đã từng thưởng thức bánh nhãn hẳn không quên hương vị thơm giòn, béo ngậy của bánh. Ngày nay bánh nhãn có mặt khắp nơi trong tỉnh Nam Định, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của địa phương.
6. Bánh xíu páo
Bánh xíu páo là một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong) thuộc tỉnh Nam Định.
Bánh xíu páo có vỏ bóc được ra thành từng lớp như vỏ bánh pía, nhưng
nhân bánh là nhân mặn gồm thịt xá xíu, mộc nhĩ, mỡ lợn, trứng
gà....Chiếc bánh xíu páo chiên vàng ruộm từ lâu đã là món ăn vặt quen
thuộc của nhiều thế hệ học sinh nơi đây.
7. Bánh gai
Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp. Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.
8. Cá nướng úp chậu
Cá nướng úp chậu chế biến cầu kỳ, thường chỉ được chuẩn bị trong những dịp lễ Tết đầu năm nhưng không vì thế mà mất đi tính đặc trưng của vùng đất Nam Định.
Những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào tại Nam Định, bên cạnh
những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng độc
đáo này. Cá có phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt
chắc nịch, thơm phức.
Cá lựa con ngon, tươi rói đem úp trong một chiếc chậu chuyên dụng rồi
được đốt rơm, om trấu trong khoảng 5 tiếng mới có thành phẩm. Cá hấp
thụ nhiệt qua chậu nên không cháy, không chảy nước mà săn chắc tự nhiên
rất thơm ngon.
Dẫu nhắc tới phở, nhiều người vẫn quen nhớ gọi tên Hà Nội nhưng ít ai biết nguồn gốc của phở ở Hà thành hay Nam Định. Cho tới nay đây vẫn còn là đề tài tranh cãi. Nếu phở Hà Nội phong phú, đa dạng nguyên liệu cũng như cách thưởng thức thì phở Nam Định chỉ là các biến tấu từ phở và thịt bò.
Ngày nay, với bảng hiệu quảng cáo “Phở bò Nam Định” có mặt ở các đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM, hay ra cả nước ngoài, nhưng muốn ăn món phở bò ngon như danh tiếng lưu truyền, thì hãy một lần thưởng thức tại chính mảnh đất Nam Định.
2. Nem nắm Giao Thủy
Nem nắm là món ăn gần gũi với nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu. Nem nắm được dùng làm mồi nhậu quen thuộc trong các cuộc vui dân dã. Nem Giao thủy là đặc sản đáng tự hào của huyện Giao Thủy, Nam Định.
3. Kẹo sìu châu
Đặc sản Nam Định trong trí nhớ của nhiều người có khi lại là vị ngọt ngào, giòn tan, bùi ngậy của những viên kẹo lạc sìu châu. Chỉ từ những hạt lạc, hạt vừng, qua bàn tay khéo léo của người dân xứ thành Nam đã tạo nên thứ quà quê đậm đà mà tinh khiết.
Kẹo sìu châu được ưa chuộng đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về. Ăn miếng kẹo Sìu châu giòn tan, thơm bùi và ngọt thanh mà không dính răng. Thưởng thức kẹo cùng một chén trà nóng trong không khí se lạnh và lất phất mưa xuân thì ngon không gì bằng.
4. Kẹo dồi
Kẹo dồi có xuất xứ từ tỉnh Nam Định, ban đầu chỉ được bán trong các chợ ở một số làng quê trong tỉnh. Dần dần, nó đã trở thành một món quà quê, một đặc sản của vùng, tiến đến thành phố và tỏa đi nhiều nơi.
5. Bánh nhãn Hải Hậu
Bánh nhãn không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ đơn giản vì nó tròn và có màu giống quả nhãn. Bánh được làm từ một trong những sản phẩm nông sản của vùng đất nông nghiệp giàu có – loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ai đã từng thưởng thức bánh nhãn hẳn không quên hương vị thơm giòn, béo ngậy của bánh. Ngày nay bánh nhãn có mặt khắp nơi trong tỉnh Nam Định, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của địa phương.
6. Bánh xíu páo
Bánh xíu páo là một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong) thuộc tỉnh Nam Định.
7. Bánh gai
Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp. Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.
Cá nướng úp chậu chế biến cầu kỳ, thường chỉ được chuẩn bị trong những dịp lễ Tết đầu năm nhưng không vì thế mà mất đi tính đặc trưng của vùng đất Nam Định.
Theo MASK
10 món ngon "nhắc là thèm" của thành phố Nam Định
08/07/2014 13:04 GMT+7
Ngoài
các đặc sản đã quá nổi tiếng như kẹo sìu châu, bánh gai, chuối ngự Đại
Hoàng… các món ăn đường phố của thành phố Nam Định cũng rất phong phú,
hấp dẫn với mức giá "mềm".
1. Phở bò
Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định ở Nam Định mới cảm nhận được nét đặc trưng riêng không thể lẫn. Bánh phở ở Nam Định sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình. Phở Đán ở phố Hai Bà Trưng, phở Tạo ở đường Điện Biên, phở bò sốt vang ở quán phở Xuyến ngõ Văn Nhân, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện đều là các quán phở gia truyền ngon nổi tiếng đất Nam Định.
2. Xôi xíu
Món xôi "đinh" ở Nam Định chính là xôi xíu gồm xôi trắng dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng và thứ nước sốt sệt sệt thơm lừng không thể lẫn với nơi nào khác. Trộn đều bát xôi, nếm thử một miếng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của gạo nếp dẻo thơm quyện với thịt xíu mềm ngọt, lạp xưởng bùi béo, nước sốt thịt đậm đà có vị cay của tiêu. Chỉ ăn một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi. Một bát xôi xíu ngon tuyệt giá chỉ 15.000 đồng ở một số quán trên phố Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ…
3. Bánh cuốn
Bánh cuốn làng Kênh luôn là món quà đặc sản ngon nổi tiếng của người dân Thành Nam từ xưa tới nay. Món ăn hấp dẫn thực khách ở màu trắng trong, mềm thơm. Đưa tấm bánh mỏng tang lên miệng, qua hương thơm của bánh cùng cái giòn rụm của hành phi, vị chua ngọt của nước chấm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị cổ truyền của bánh cuốn làng Kênh. Giá một suất bánh cuốn khoảng 10.000 đồng.
4. Bún chả
Bún chả Hàng Đồng, bún chả Nhà Thờ… luôn là những địa chỉ ngon nhất nhì Nam Định. Không có chả băm viên, không nướng thịt có bì như ở Hà Nội, thịt được dùng để nướng chả ở Nam Định là thịt nạc mềm được tẩm ướp gia vị kỹ càng. Khi nướng, chả được kẹp vào que tre rồi nướng trên than củi (than hoa), sau đó quạt phe phẩy để thịt chín đều, thơm mà không bị cháy. Chấm vài lá bún vào thứ nước chấm chua ngọt thanh thanh trong bát thịt nướng thơm lừng đượm khói, thêm dưa góp, hành tây và rau húng xanh mát thì bất kể hè hay đông, có lẽ không ai có thể chối từ được
5. Bánh xíu báo
Bánh xíu báo (xíu páo) là một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong). Xíu báo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía. Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả. Chiếc bánh xíu báo nhỏ xinh luôn là món quà sáng quen thuộc của bao thế hệ học sinh Thành Nam. Giá bánh xíu báo là 5.000 đồng/ chiếc.
6. Bún đũa
Gần giống như bánh canh ở miền Nam nhưng bún đũa ở Nam Định có sự khác biệt không thể lẫn: sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không hề nhũn, thường ăn kèm với rau muống, rau cải, rau kinh giới. Dạo quanh các chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng, không nên bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức bát bún đũa riêu cua có vị chua thanh thanh nhẹ nhàng. Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn ngon mà không quá no. Bát bún đầy đặn với gạch cua “hào phóng” giá 15.000 đồng.
7. Bánh gối
Có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực Trung Hoa từ khu phố Tàu xưa nên bánh gối Nam Định hoàn toàn khác bánh gối Hà Nội từ cách chế biến, hình dáng cho đến cách thưởng thức. Nếu bánh gối Hà Nội dùng vỏ bột trứng giòn, tỉ mẩn ngồi gấp vỏ đúng hình “gối”, chấm mắm chua ngọt dùng kèm rau sống thì ở Nam Định, bánh gối được làm từ vỏ bánh đa nem quết lớp bột mì ( nhân vẫn là miến, thịt, trứng) khi ăn bánh mềm, không bị ngấy. Cầm chiếc bánh trên tay, quết chút tương ớt ngọt do cô chủ quán tự chế, nhâm nhi vài miếng dưa góp đu đủ chua dịu là đã có thể thưởng thức thức quà đặc biệt này. Bánh gối được bán nhiều nhất ở cổng các trường học trên phố Bắc Ninh, Nguyễn Du... với giá 8.000 đồng/cái.
8. Nem thính
Cùng với nem nắm Giao Thủy, nem thính, nem tai, nem chạo… luôn là món ăn chơi nổi tiếng của đất Thành Nam. Ở khu Nhà Thờ hay các khu chợ, các quán nem thính, nộm, chả bì…luôn đông khách những chiều hè. Thành phần món này gồm tai lợn, bì lợn thái nhỏ, mỡ lợn thái hạt lựu trộn với thính nếp thơm lừng, thêm chút tỏi băm, lá chanh, cuốn với lá sung, đinh lăng và các loại rau thơm rồi chấm với nước mắm Sa Châu được pha chua ngọt rất vừa miệng.
Đây
là món cuốn đơn giản, vừa giòn, vừa thơm bùi lại đậm đà vị thính, rất
thích hợp để ăn lót dạ bữa chiều và là mồi nhậu cho cánh "mày râu" nhâm
nhi.
9. Chè bưởi
Mang hơi hướng chè bưởi An Giang với cùi bưởi giòn, đậu xanh thơm thảo, ngọt bùi, cốt dừa béo ngậy nhưng chè bưởi Nam Định lại có nét riêng đặc trưng. Chè bưởi được múc vào từng chén nhỏ, để nguội, làm lạnh và đặc biệt không dùng kèm đá để giữ được hương vị nguyên thủy của món chè. Không vội vã, nhâm nhi từng chút chè bưởi trong cái chén con con mới thấy hết được hương vị thanh mát, tinh tế của món chè dân dã này. Nam Định chỉ một địa chỉ chè bưởi duy nhất trên phố Nguyễn Du. Dù đã truyền qua mấy đời nhưng hương vị chè bưởi cho đến tận bây giờ vẫn không hề thay đổi.
10. Kem xôi
Không biến tấu cầu kỳ như xôi lá nếp, lá dứa, cốt dừa… xôi Nam Định được làm theo kiểu xôi vò truyền thống , tơi nhưng rất mềm dẻo, thơm bùi và có vị mằn mặn. Món xôi này ăn kèm với muỗng kem ngọt lịm tươi mát và dừa non sấy khó thực sự là một sự kết hợp hoàn hảo. Phủ lên trên là những miếng dừa non sấy khô ăn lạ miệng, thú vị. Kem xôi - chè bưởi luôn là cặp đôi quà vặt “hot” luôn cháy hàng mỗi ngày. Giá cả cặp đôi này chỉ 7.000 đồng/ phần.
(Theo Trí Thức Trẻ)
1. Phở bò
Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở bò Nam Định ở Nam Định mới cảm nhận được nét đặc trưng riêng không thể lẫn. Bánh phở ở Nam Định sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình. Phở Đán ở phố Hai Bà Trưng, phở Tạo ở đường Điện Biên, phở bò sốt vang ở quán phở Xuyến ngõ Văn Nhân, phở bò áp chảo cụ Tặng phố Hàng Tiện đều là các quán phở gia truyền ngon nổi tiếng đất Nam Định.
Phở bò tái.
Phở sốt vang.
|
Món xôi "đinh" ở Nam Định chính là xôi xíu gồm xôi trắng dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng và thứ nước sốt sệt sệt thơm lừng không thể lẫn với nơi nào khác. Trộn đều bát xôi, nếm thử một miếng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của gạo nếp dẻo thơm quyện với thịt xíu mềm ngọt, lạp xưởng bùi béo, nước sốt thịt đậm đà có vị cay của tiêu. Chỉ ăn một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi. Một bát xôi xíu ngon tuyệt giá chỉ 15.000 đồng ở một số quán trên phố Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ…
Bánh cuốn làng Kênh luôn là món quà đặc sản ngon nổi tiếng của người dân Thành Nam từ xưa tới nay. Món ăn hấp dẫn thực khách ở màu trắng trong, mềm thơm. Đưa tấm bánh mỏng tang lên miệng, qua hương thơm của bánh cùng cái giòn rụm của hành phi, vị chua ngọt của nước chấm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị cổ truyền của bánh cuốn làng Kênh. Giá một suất bánh cuốn khoảng 10.000 đồng.
Bún chả Hàng Đồng, bún chả Nhà Thờ… luôn là những địa chỉ ngon nhất nhì Nam Định. Không có chả băm viên, không nướng thịt có bì như ở Hà Nội, thịt được dùng để nướng chả ở Nam Định là thịt nạc mềm được tẩm ướp gia vị kỹ càng. Khi nướng, chả được kẹp vào que tre rồi nướng trên than củi (than hoa), sau đó quạt phe phẩy để thịt chín đều, thơm mà không bị cháy. Chấm vài lá bún vào thứ nước chấm chua ngọt thanh thanh trong bát thịt nướng thơm lừng đượm khói, thêm dưa góp, hành tây và rau húng xanh mát thì bất kể hè hay đông, có lẽ không ai có thể chối từ được
Bánh xíu báo (xíu páo) là một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong). Xíu báo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía. Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả. Chiếc bánh xíu báo nhỏ xinh luôn là món quà sáng quen thuộc của bao thế hệ học sinh Thành Nam. Giá bánh xíu báo là 5.000 đồng/ chiếc.
Gần giống như bánh canh ở miền Nam nhưng bún đũa ở Nam Định có sự khác biệt không thể lẫn: sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không hề nhũn, thường ăn kèm với rau muống, rau cải, rau kinh giới. Dạo quanh các chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng, không nên bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức bát bún đũa riêu cua có vị chua thanh thanh nhẹ nhàng. Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn ngon mà không quá no. Bát bún đầy đặn với gạch cua “hào phóng” giá 15.000 đồng.
Có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực Trung Hoa từ khu phố Tàu xưa nên bánh gối Nam Định hoàn toàn khác bánh gối Hà Nội từ cách chế biến, hình dáng cho đến cách thưởng thức. Nếu bánh gối Hà Nội dùng vỏ bột trứng giòn, tỉ mẩn ngồi gấp vỏ đúng hình “gối”, chấm mắm chua ngọt dùng kèm rau sống thì ở Nam Định, bánh gối được làm từ vỏ bánh đa nem quết lớp bột mì ( nhân vẫn là miến, thịt, trứng) khi ăn bánh mềm, không bị ngấy. Cầm chiếc bánh trên tay, quết chút tương ớt ngọt do cô chủ quán tự chế, nhâm nhi vài miếng dưa góp đu đủ chua dịu là đã có thể thưởng thức thức quà đặc biệt này. Bánh gối được bán nhiều nhất ở cổng các trường học trên phố Bắc Ninh, Nguyễn Du... với giá 8.000 đồng/cái.
Cùng với nem nắm Giao Thủy, nem thính, nem tai, nem chạo… luôn là món ăn chơi nổi tiếng của đất Thành Nam. Ở khu Nhà Thờ hay các khu chợ, các quán nem thính, nộm, chả bì…luôn đông khách những chiều hè. Thành phần món này gồm tai lợn, bì lợn thái nhỏ, mỡ lợn thái hạt lựu trộn với thính nếp thơm lừng, thêm chút tỏi băm, lá chanh, cuốn với lá sung, đinh lăng và các loại rau thơm rồi chấm với nước mắm Sa Châu được pha chua ngọt rất vừa miệng.
9. Chè bưởi
Mang hơi hướng chè bưởi An Giang với cùi bưởi giòn, đậu xanh thơm thảo, ngọt bùi, cốt dừa béo ngậy nhưng chè bưởi Nam Định lại có nét riêng đặc trưng. Chè bưởi được múc vào từng chén nhỏ, để nguội, làm lạnh và đặc biệt không dùng kèm đá để giữ được hương vị nguyên thủy của món chè. Không vội vã, nhâm nhi từng chút chè bưởi trong cái chén con con mới thấy hết được hương vị thanh mát, tinh tế của món chè dân dã này. Nam Định chỉ một địa chỉ chè bưởi duy nhất trên phố Nguyễn Du. Dù đã truyền qua mấy đời nhưng hương vị chè bưởi cho đến tận bây giờ vẫn không hề thay đổi.
Không biến tấu cầu kỳ như xôi lá nếp, lá dứa, cốt dừa… xôi Nam Định được làm theo kiểu xôi vò truyền thống , tơi nhưng rất mềm dẻo, thơm bùi và có vị mằn mặn. Món xôi này ăn kèm với muỗng kem ngọt lịm tươi mát và dừa non sấy khó thực sự là một sự kết hợp hoàn hảo. Phủ lên trên là những miếng dừa non sấy khô ăn lạ miệng, thú vị. Kem xôi - chè bưởi luôn là cặp đôi quà vặt “hot” luôn cháy hàng mỗi ngày. Giá cả cặp đôi này chỉ 7.000 đồng/ phần.
Nhận xét
Đăng nhận xét