NỖI NIỀM OAN KHUẤT 10
Những Dòng Sông
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta…
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà.
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kể
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình Trần Quốc Toản từng qua…
Rồi biết nghe chuyện anh, chuyện cha
Biết tự hào: Sông đã từng đánh Pháp
Nước lấp mặt những ca nô tan xác
Bãi lau già chuyển cán bộ qua sông…
Những dòng sông ngàn năm ôm cánh đồng
Khi ta vào đời, Đời đã cấy cày chung
Xanh sắc lúa xoá bờ gầy đói khổ
Mặt cánh đồng nhờ mặt người soi hộ
Trên dòng sông – là một tấm gương trong…
Em ta yêu có gì như lòng sông
Một nền xanh tràn xuống chảy theo dòng
Là ruộng đất, anh hiền lành, khoẻ khoắn
Có mía ngọt và bãi hoa mơ mộng…
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta,
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung…
Uống bát nước chè bên nòng súng, trưa nắng cháy
Nghe màu xanh bờ bãi mát trong lòng!
Bình tĩnh ngồi bên những trái bom
Đâu trong gió mái chèo xa vọng lại:
Đêm mưa không đèn vững vàng tay lái
Đường dẫn đi như dòng nước tới mênh mông…
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông…
-------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cái chết oan lạ lùng của Lữ Anh Dồi và những sự thật chưa từng công bố
Một vụ án kéo dài 9 năm mới khởi tố, và hệ lụy của nó đã 37 năm vẫn chưa thể khắc phục. Qua lời kể của người vợ, những nhân chứng, bí mật bị vùi lấp dần được công bố. Nạn nhân, thiếu úy Lữ Anh Dồi bị chính đồng đội cầm súng bắn vì cho rằng phản quốc, đã trong sạch nhờ sự công tâm của pháp luật.
37 năm không bình yên
Tháng 7/2016, các ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã thống nhất đề nghị Bộ LĐTB&XH suy tôn ông Lữ Anh Dồi là liệt sĩ. Lữ Anh Dồi là nạn nhân trong một vụ án giết người, vu khống cách đây đã 37 năm. Vụ án đã khép lại từ đầu những năm 90, nhưng việc giải quyết chế độ cho Lữ Anh Dồi thì còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay…
Cũng từ đây, dư luận 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (trước đây cùng tỉnh Minh Hải) lại một lần xôn xao trở lại vụ án Lữ Anh Dồi, nguyên thiếu úy công an vũ trang bị đồng đội bắn chết một cách nhẫn tâm để nhằm thực hiện một âm mưu khác.
Hung thủ đã gây nên vụ án oan khuất, chấn động dư luận năm xưa cũng đã đền tội, nhưng những hậu quả mà vụ án để lại cho những người trong gia đình của Lữ Anh Dồi thì quả thật to lớn, không thể nào khỏa lấp. Vợ ông Lữ Anh Dồi, bà Nguyễn Thị Mai hiện nay đã ngoài 60 tuổi.
Bà đã dùng cả cuộc đời để minh oan, đòi lại danh dự cho chồng mình, nay tuổi đã cao nhưng tâm nguyện ấy vẫn chưa thành hiện thực.
Trong buổi chiều muộn, bà Mai bắt đầu cuộc trò chuyện với một niềm vui nho nhỏ. Đó là kết quả của chuyến đi ra Thủ đô Hà Nội vào khoảng 2 tuần trước, gặp những cơ quan cao nhất có trách nhiệm trong việc công nhận chồng bà là 1 liệt sĩ.
Đằng đẵng 26 năm kể từ ngày, phiên tòa xử vụ án Lữ Anh Dồi bị chết oan diễn ra, bà Mai chưa một ngày nào không nghĩ đến danh dự cho chồng.
Di ảnh ông Lữ Anh Dồi
“Tôi đã chờ từ ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác. Người ta cứ bảo tôi chờ, tôi còn biết làm gì nữa, tôi chờ thôi. Chờ đến ngày tôi còn sống và danh dự của chồng tôi được phục hồi”, bà Mai chậm rãi kể chuyện.Câu chuyện bi thảm về cái chết của Lữ Anh Dồi, về hành trình kêu oan cho chồng đẫm máu và nước mắt của bà Mai lần lượt vỡ òa sau bao năm tháng tưởng như đã ngủ quên…
Cái chết của thiếu úy Lữ Anh Dồi
Năm 1979, bà Mai và ông Dồi đã nên vợ chồng được 3 năm. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng hạnh phúc luôn tràn đầy. Ông Dồi lúc này là thiếu úy công an vũ trang (nay thuộc lực lượng bộ đội biên phòng) của Ty Công an Minh Hải cũ (tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay).
Còn bà Mai là giáo viên của Trường Trung học Sư phạm Bạc Liêu. Vì tính chất công việc, ông Dồi phải đi công tác thường xuyên từ vài ngày, có khi cả tuần mới về thăm vợ.
Một ngày cuối tháng 3/1979, bà Mai đang loay hoay với sách vở trong thư viện Trường Trung học Sư phạm Bạc Liêu. Bất ngờ có người bạn tìm đến trường, báo tin cho bà Mai: “Anh Dồi chết rồi”. Người bạn buông câu nói, bà Mai lặng người, rồi bừng tỉnh hỏi dồn dập.
“Bạn tôi kể lại tình cờ biết được cái chết của anh Dồi. Đó là ngày hôm trước, ngay tại thị trấn Hộ Phòng, bạn đi ngang qua một đám đông đang xôn xao. Tò mò bước vào xem thì bạn tôi nhận ra anh Dồi đã chết, trên mình có nhiều vết đạn.
Thông tin duy nhất mà bạn tôi nghe được là chồng tôi chết vì tội phản quốc, móc nối quân ngụy, tổ chức vượt biên nên bị bắt. Vì chống cự nên ảnh bị công an nổ súng bắn”, bà Mai nhớ lại câu chuyện đau thương.
Bà Nguyễn Thị Mai kể lại hành trình 37 năm tìm lại danh dự cho chồng
Để chắc chắn cái chết của chồng mình, bà nhờ người trong trường đánh điện về Ty Công an, nơi chồng làm việc để hỏi thêm lần nữa. Khi biết chồng thực sự đã nằm xuống, bà Mai bắt xe xuống Hộ Phòng ngay chiều hôm đó.Đến Hộ Phòng, bà được những người dân tốt bụng kể lại toàn bộ câu chuyện, diễn biến cái chết của chồng mình. Vào lúc buổi trưa, Lữ Anh Dồi và 1 người đồng đội đi uống cà phê về. Vừa bước chân vào cửa hàng thu mua thủy sản, lợi dụng lúc ông Dồi không để ý và dường như có sự chuẩn bị từ trước, người đồng đội này móc khẩu K54 đã lên đạn hướng về phía ông Dồi.Tiếng súng nổ đanh thép giữa trưa vắng khiến người dân giật mình. Họ kéo đến cửa hàng thủy sản thì Lữ Anh Dồi đã tắt thở, trên mình nhiều vết đạn trúng chỗ hiểm. Người bắn Lữ Anh Dồi lăm lăm khẩu súng nói dõng dạc: “Tên này là sĩ quan ngụy ở Bến Tre, hắn mang quân hàm giả, xuống đây tổ chức vượt biên nên tôi bắn chết”.
Người dân nghe như thế thì quá kinh hãi, bởi ông Dồi và những đồng đội của mình không phải xa lạ đối với họ. Lực lượng công an vũ trang thường xuyên làm nhiệm vụ tại đây. Người dân vẫn biết đến Lữ Anh Dồi là thiếu úy công an, nhưng không ai dám hó hé nửa lời.
Ngay sau đó, một toán công an có mặt, xông vào lột quân phục của thi thể Lữ Anh Dồi, rồi đưa ông xuống mé song đầy sình lầy, cây dại để lấp đi tạm bợ…
Nghe xong câu chuyện hết sức xa lạ của bà con thị trấn Hộ Phòng, bà Mai lê những bước chân thiểu não đi tìm nơi chôn cất chồng. Băng qua những bãi đất sình lún cả bàn chân, bà Mai nhìn thấy giữa mặt nước xâm xấp có một mô đất cao được lấp bởi đám cây ô rô (môt loại cây dại).
Cùng người dân vạch đám cây dại ra, Lữ Anh Dồi nằm co quắp, trên mình độc một chiếc quần cộc, nét mặt vẫn còn nguyên nét kinh hoàng, bởi có lẽ chính ông không hiểu được vì sao mình chết.Bà Mai suy nghĩ, rồi quyết định để nguyên xác chồng như vậy. Bà muốn, chính thủ trưởng của chồng mình phải có trách nhiệm chôn cất đàng hoàng, không thể đối xử như con thú bị bắt chết, vứt đi… Đêm đó, bà ở lại Hộ Phòng, chờ trời sáng.
Sáng đó, lau nước mắt, bà Mai tìm đến Ty Công an Minh Hải, tìm gặp lãnh đạo của chồng để hỏi cho ra lẽ. Không ai tiếp, bà tìm đến nhà thủ trưởng trực tiếp của Lữ Anh Dồi - trung tá Nguyễn Ngọc.
Tiếp bà Mai ở ngay cổng nhà, ông thủ trưởng cao giọng nói: “Thằng Dồi phản bội Tổ quốc, móc ráp với quân ngụy tổ chức vượt biên, đến cuối cùng bị phát hiện vẫn ngoan cố chống đối, nó bị bắn chết là phải rồi. Có gì nữa đâu mà cô phải thắc mắc?”.
Nói rồi, ông thủ trưởng lạnh lùng quay lưng bước vào nhà, không kịp để bà Mai nói thêm câu nào.
Đêm hôm đó, bà Mai ngủ lại nhà những người dân tốt bụng ở Hộ Phòng. Thức gần trọn đêm, bà Mai trăn trở biết bao nhiêu với những thông tin mình biết được. Có điều, nói Lữ Anh Dồi có tội phản quốc thì thật vô lý.
Bà Mai nhớ lại: “Lúc đó tôi vẫn chưa tin bi kịch này xảy ra, nhưng tôi tin chắc chắn cái chết của chồng mình có vô vàn uẩn khúc. Ngay cả những người dân Hộ Phòng, họ cũng thắc mắc, cũng nhiều nghi vấn về cái chết của thiếu úy Lữ Anh Dồi. Nhưng, bắt đầu từ đâu để làm sáng tỏ cái chết chồng tôi?”
Sau đêm đầu tiên đầy cảm xúc và nước mắt ở thị trấn Hộ Phòng, bà Mai tiếp tục tìm đến Ty Công an Minh Hải, quyết tìm hiểu rõ sự thật. Gặp trung tá Nguyễn Ngọc, bà Mai chỉ nhận những câu trả lời phũ phàng, truy trách nhiệm cho người đã chết. Nhưng, người phụ nữ ấy vẫn không khuất phục.
Bài báo viết về hành trình kêu oan cho chồng của bà Mai
“Nếu chồng tôi phải bội Tổ quốc, cấu kết với quân giặc thì tại sao các ông không bắt chồng tôi lại để khai thác thêm, làm rõ những người liên quan? Trái lại, cái chết của chồng tôi lại xảy ra bất ngờ và đầy mâu thuẫn như thế. Hơn nữa, dù sao chồng tôi cũng đã chết, các ông không thể “chôn cất” chồng tôi sơ sài bằng cách giấu xác vào bụi ô rô như một con vật như vậy được”, bà Mai chất vấn ông Ngọc trong cơn xúc động mạnh.Trả lời những thắc mắc chính đáng của người phụ nữ mất chồng, ông Ngọc chỉ lạnh lùng quát mắng lại hoặc lảng tránh.
Trong một lần tìm ông Ngọc, bà Mai tình cờ gặp 1 người công an trẻ, mang hàm chuẩn úy. “Tôi không biết gì về người đàn ông này. Nhưng khi vừa chạm mặt tôi trong phòng làm việc của ông Ngọc, người này liền đưa tay vào bao súng, và rút súng ra. Khuôn mặt của anh ta rất đề phòng. Sau này tôi mới biết, đó chính là chuẩn úy Thái Văn Hùng, người đã bắn chồng tôi”, bà Mai kể lại.
Những thái độ khó hiểu của ông Ngọc, Thái Văn Hùng càng khiến cho bà Mai tin rằng, cái chết của chồng mình có nhiều điều mờ ám.
Bà Mai cũng thông tin thêm, trong thời gian quen biết rồi nên vợ chồng với Lữ Anh Dồi, bà chưa một lần nghe thấy chồng có ý định vượt biên hay có bất cứ biểu hiện gì bất thường. Giờ đây, ngay sau khi chồng vừa ngã xuống thì tội danh phản quốc đổ ập xuống đầu khiến bà choáng váng.
Những ngày sau khi chồng mất, bà Mai sống trong nước mắt và nỗi hoang mang không sao kể xiết. Đến ngày thứ 3, bà Mai vẫn gõ cửa những cơ quan cấp tỉnh để mong có một câu trả lời rõ ràng hơn cho cái chết của chồng mình.
Giữa lúc tâm trạng rối bời, hỗn độn, bà Mai sực nhớ từ ngày chồng mất bà chưa để tang, cúng cho ông 1 chén cơm để làm tròn đạo lý.
“Lúc đó, chị em trong trường cùng mấy cô giáo sinh chuẩn bị cho tôi 1 bộ tam sên (phần đồ cúng gồm thịt, trứng, tôm - PV) với một ít nhang đèn để tôi cúng cho anh ấy. Đó là cái ngày mà tôi chết lên chết xuống, một ngày mà trong cuộc đời tôi không thể nào quên được”, bà Mai chậm rãi nhớ lại.
Lúc đó trời đã vào chiều muộn, bà Mai cùng 1 cô giáo sinh xách giỏ đồ cúng ra trước cổng trường để bắt xe về Hộ Phòng. Để có thể lên 1 chiếc xe khách là một điều không hề đơn giản. Nếu có nhu cầu đi lại, bà Mai phải viết đơn xin và mua vé trước rất lâu.
Dù biết cơ hội lên được xe là rất thấp, bà Mai vẫn không bỏ cuộc. Bao nhiêu chiếc xe qua đi, không một chiếc nào dừng lại để rước bà Mai và cô giáo sinh tội nghiệp nọ. Sự chờ đợi cứ kéo dài trong im lặng đến thê lương mà không hề có tín hiệu khả quan. Bà Mai nước mắt ngắn dài, nghĩ đến chồng mà hành động…
Những người tốt vẫn còn rất nhiều
1 chiếc xe đò chạy tới gần ngã tư, nơi bà Mai và cô giáo sinh đang chờ đợi. Biết chiếc xe này cũng sẽ không chịu dừng lại rước mình, bà Mai bất chấp nhảy ra đường đứng chặn lại.
Chiếc xe thắng gấp, chỉ còn cách bà Mai chừng nửa mét. Người phụ nữ ấy, mặt không chút cảm xúc, không hề tỏ ra một chút sợ hãi. Người lơ xe mở cửa, nắm lấy tay bà Mai lôi thẳng bà lên xe. Cửa đóng lại, tài xế nhấn ga chạy thẳng.
Đến thị trấn Hộ Phòng lúc trời đã nhá nhem tối. Bà Mai thiểu não đi qua những dãy nhà leo lét ánh đèn dầu, tìm đường đến nơi chồng được chôn cất. Một số người phụ nữ nhận ra bà Mai, liền đi theo hỏi: “Ủa, tôi tưởng cô đi rồi? Chồng của cô được mấy ổng đưa khỏi chỗ cũ, cho vào hòm chôn chỗ khác rồi. Cách chỗ cũ cũng không xa đâu”.
Hỏi ra, bà Mai mới được biết, ngay sau khi bà nói với ông Ngọc về chuyện chồng mình được chôn cất tạm bợ, không được đối xử như 1 con người, ông trung tá Ngọc đã cho lính đào thi thể của Lữ Anh Dồi lên, để an táng lại.
“Để qua mặt người dân, ông ta nói rằng đó là hành nhân đạo dành cho kẻ phản quốc. Ông ta còn nói anh Dồi bị gia đình bỏ rơi hết rồi, không ai dám nhận 1 thằng mang tội danh phản quốc làm người thân”, bà Mai vẫn không giấu được bức xúc khi kể lại.
Trước nỗi lòng của bà Mai, những người phụ nữ ở thị trấn Hộ Phòng hết sức thương cảm. Họ an ủi bà Mai, biết được bà có ý định tới cúng cơm, thắp nhang cho chồng nhưng đồ cúng bị xe khách bỏ lại rồi, họ lọ mọ phân công nhau đi tìm.
Chỉ chưa đầy nửa tiếng, những người này mang đến cho bà Mai đầy đủ nhang đèn, đồ cúng, ngoài ra còn có 1 mảnh vải trắng để làm khăn tang. Cả nhóm người tay cầm ngọn đèn dầu leo lét, cùng nhau đưa bà Mai đến chỗ chôn cất mới của Lữ Anh Dồi.
Trước mộ chồng, bà Mai quỳ xuống thắp nhang, dùng dao lam cắt vải làm khăn tang quấn lên đầu. Buổi cúng kiến đó tuy diễn chóng vánh nhưng ý nghĩa vô cùng. Vì đó là lần đầu tiên sau 3 ngày Lữ Anh Dồi mất, anh được đối xử như 1 con người! Chính vì điều đó mà bà Mai đã không quản vất vả, hiểm nguy, bằng mọi giá phải có mặt trước mộ chồng.
Trước mộ chồng, bà Mai dùng dao lam rạch vào cánh tay trái của mình, thề sẽ đi tìm công lý dù bất cứ giá nào. Đến nay, vết sẹo ấy trên tay của bà Mai vẫn còn in hằn rõ.
Những ngày sau đó, bà Mai tiếp tục tìm đến các cơ quan Viện kiểm sát, Sở Tư pháp, Tòa án để kêu oan cho chồng. Đáp lại thỉnh cầu của bà, các cơ quan này đều trả lời giống nhau rằng đây là một vụ án của công an, và sẽ do công an giải quyết.
3 tháng sau, có người tìm đến bà Mai và nhà trường, nơi bà công tác. Người này quả quyết rằng Lữ Anh Dồi mang tội phản quốc và đã bị cấp trên phát hiện từ lâu. Nếu bà Mai vẫn tiếp tục gửi đơn đi khắp nơi, thưa kiện Thái Văn Hùng thì sẽ bị đuổi khỏi ngành giáo dục và bị bắt nhốt.
Những lời hăm dọa không khiến bà Mai mảy may run sợ, ngược lại càng khiến cho người phụ nữ này tin vào sự trong sạch của chồng. Bà Mai tiếp tục gửi đơn đến khắp nơi trong tỉnh Minh Hải.
Rồi đơn của bà cũng ra đến Trung ương với những hy vọng nhỏ nhoi và thời gian chờ đợi khủng khiếp. Sự gan lì, bất chấp này của bà Mai cũng khiến bà phải trả giá khá đắt. Đó là sức ép khiến bà Mai phải rời khỏi ngành giáo dục.
Những anh em của Lữ Anh Dồi làm việc Nhà nước cũng cùng chung số phận. Họ bất ngờ bị đuổi khỏi ngành với những lý do có liên quan đến người mang tội danh oan là phản quốc.
Cuộc sống của bà Mai dường như bị đảo lộn hoàn toàn từ ngày chồng mất. Hay đúng hơn là từ khi bà lập lời thề máu, hạ quyết tâm minh oan, đòi lại danh dự cho chồng.
Còn tiếp...
Nguồn: Nhóm PV(Tuổi trẻ đời sống)
Cái chết oan lạ lùng của Lữ Anh Dồi: 'Diện kiến' Tổng bí thư để kêu oan
Chuyển biến mới cho vụ án oan này, là khi bà Mai có cơ duyên “diện kiến” lãnh đạo cao nhất của đất nước.
9
năm sau vụ án, những kẻ liên quan đến cái chết, sự oan khuất của Lữ Anh
Dồi vẫn chưa bị công lý trừng phạt. Hành trình kêu oan cho chồng của
vẫn chưa dừng lại. Chuyển biến mới khi bà Mai có cơ duyên “diện kiến”
lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Những năm tháng công lý bị vùi lấp
Vì
kêu oan cho chồng, bà Nguyễn Thị Mai buộc phải rời khỏi ngành giáo dục,
bà trở về nhà cha mẹ, sống cuộc đời thầm lặng. Đó cũng là thời gian
khủng khiếp nhất khi bà phải đối diện với dư luận. Những người thân
trong gia đình hết lời khuyên ngăn bà, mọi người đều nhìn thấy “ngõ cụt”
mà bà Mai đang đi.
Nhưng, những
câu hỏi: “Ai giết anh Dồi? Tại sao lại giết anh Dồi?” cứ lẩn vẩn trong
đầu, lời thề trước mộ chồng vẫn trong tâm trí bà. Đều đặn mỗi năm, những
đơn thư kêu oan của bà vẫn được gửi đến các cơ quan chức năng, từ Trung
ương đến địa phương.
2 năm sau
ngày nghỉ dạy, vì trường thiếu giáo viên, bà Mai được gọi trở lại trường
làm việc dưới hình thức hợp đồng. Bà Mai kể: “Tôi lao vào công việc,
tôi không để bản thân mình được rảnh rang. Bởi mỗi lần không làm việc gì
thì hình ảnh của anh Dồi cứ hiện hữu trong đầu tôi. Thời gian cứ trôi
qua, vụ án của chồng tôi vẫn chìm trong nỗi tuyệt vọng”.
Trở
lại với công việc, bà Mai có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin có lợi
cho việc kêu oan cho chồng. Vụ án của Lữ Anh Dồi lúc ấy lại được nhiều
người biết tới. Nhiều người đồng cảm, ủng hộ bà Mai kêu oan cho chồng.
Một
trong những sự ủng hộ đó là từ Báo Minh Hải, đó cũng là thời điểm mà vụ
án đã trôi qua được 8 - 9 năm. Bài báo đầu tiên được tờ báo này đăng
tải trong mục báo chí công khai với tựa đề: “Tiếng kêu thống thiết của
chị Nguyễn Thị Mai”.
Nội dung được
đăng tải là lá đơn đẫm nước mắt của bà Mai. Hàng trăm câu hỏi được đặt
ra, đau đáu suốt gần 1 thập kỷ qua. Nhà báo Dương Thanh Long và Trần
Thành Nên của Báo Minh Hải, là 2 cây bút được phân công để điều tra, tìm
hiểu vụ án còn nhiều điểm nghi vấn này.
Sát
cánh bên bà Mai chính là nhà báo Dương Thanh Long, ông đã không quản
ngại khó khăn, vất vả để lao vào cuộc chiến tìm công lý.
Ông
Long chia sẻ: “Lúc mới nhận đơn thư của bà Mai, với linh cảm của nghề
nghiệp tôi nhận thấy vụ án này còn nhiều uẩn khúc. Lúc ấy tôi chỉ mới
vào nghề, chập chững vài năm, vụ án Lữ Anh Dồi tôi đã từng nghe qua
nhưng chưa bao giờ được tiếp xúc trực tiếp hồ sơ”.
Càng
lắng nghe bà Mai, ông Long càng trân quý sự can đảm, kiên trung của
người phụ nữ này. Gần 10 năm qua, bà Mai chưa bao giờ nguôi ngoai tâm
nguyện giải oan cho chồng. Nhiệt huyết ấy khi gặp được người biết lắng
nghe đã có khả năng truyền tải vô cùng ấn tượng. Ông Long sau khi nắm
hết sự tình đã hạ quyết tâm, sát cánh cùng bà Mai trong hành trình truy
tìm sự thật này.
Năm 1988, sau một
thời gian tìm hiểu, ông Long biết được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có
sinh sống ở Sài Gòn. Biết được địa chỉ, ông Long bàn với bà Mai và 1
người bạn, cả 3 người chuẩn bị tư trang lên Sài Gòn. Họ ở nhờ nhà người
quen để tìm cơ hội gặp Tổng Bí thư.
Chờ
đợi suốt nhiều tuần mà không có kết quả, cả 3 người lại trở về Minh
Hải. Từ đó, bà hạ quyết tâm, bằng mọi giá phải gặp được người lãnh đạo
cao nhất để kêu oan.
Được người rước tới gặp Tổng bí thư
Dịp
may hiếm có, trong năm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dành thời gian
đến Minh Hải để thăm và làm việc. Nhận được tin này từ nhà báo Long, bà
Mai rối bời tìm cách để gặp Tổng Bí thư.
Bà
Mai không giấu được hồi hộp, kể: “Tôi có đăng ký gặp bác Linh, nhưng
mấy anh bên ủy ban bảo rằng đợt làm việc này bác Linh không có kế hoạch
tiếp dân. Nhưng nếu bỏ lỡ cơ hội này, tôi sẽ không còn cơ hội nào tốt
hơn nữa để kêu oan cho chồng, tôi quyết nắm bắt lấy”.
Được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà báo Long, bà Mai đi từ cửa sau của UBND
tỉnh Minh Hải, vượt qua nhiều trạm gác để tiến vào phía trong. Nhưng khi
còn cách Tổng Bí thư đúng 1 cánh cửa thì bà Mai bị lính gác giữ lại.
Nhìn thấy bà Mai tay cầm di ảnh chồng, đầu quấn khăn trắng, lính gác
hoảng hồn đưa bà Mai ra khỏi ủy ban.
“Tôi
buộc phải trở về, nhưng tôi không bỏ cuộc. Tôi về tính lại, phải có
cách nào đó để gặp được bác Linh, đó là hy vọng cuối cùng của tôi”, bà
Mai kể.
Trong lúc thất thểu trên
đường ra về, bà Mai được nhiều phụ huynh học sinh và người dân nhận ra.
Họ hiếu kỳ kéo theo bà Mai suốt một đoạn đường dài. Thông tin bà Mai đi
gặp Tổng Bí thư để kêu oan cho chồng được lan rộng nhanh chóng, hàng
trăm người dân cùng kéo theo bà Mai để bảo vệ cho bà.
Việc
này, khiến Công an phường 2 của thị xã Cà Mau lúc bấy giờ vô cùng khó
xử. Họ cho xe ra rước bà Mai vào trụ sở để người dân ra về. Nhưng chính
vì hành động này, người dân cho rằng bà Mai đi kêu oan cho chồng bị bắt
khiến họ càng nhốn nháo lên.
“Họ
kéo đến vây kín trụ sở Công an phường 2, đòi công an thả tôi ra. Mấy chú
công an lúc đó cũng phát hoảng, tôi mới nói với mấy chú cho tôi ra giải
thích với bà con rằng tôi không bị bắt. Có như vậy, bà con mới chịu tin
và ra về. Tôi được mấy anh công an đưa về tận nhà”, bà Mai kể chuyện.
Trở
về nhà, bà Mai đang lo lắng suy nghĩ không biết bằng cách nào để gặp
được Tổng Bí thư thì bất ngờ 3 ngày sau, có chiếc ô tô chạy đến đỗ trước
nhà bà. Các cảnh vệ, công an tìm gặp bà thông báo Tổng Bí thư cho gọi
bà đến gặp.
Suốt đoạn đường ngồi
trên xe tới ủy ban, bà vừa mừng vừa lo, những cảm xúc lẫn lộn đan xen.
Sau này bà Mai biết được, để có buổi gặp mặt “lịch sử” này là nhờ vào
các lãnh đạo tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ đã khéo léo sắp xếp, an bài.
Đến
nơi, bà Mai ngồi chờ ở phòng khách ủy ban ít phút. Tổng Bí thư xuất
hiện giản dị, gần gũi trong chiếc áo trắng, khuôn mặt hiền hậu.
Bà
Mai xúc động nhớ lại: “Bác chủ động chào tôi trước, hỏi thăm sức khỏe
tôi. Bác rất nhẹ nhàng, dịu dàng như bậc cha chú trong gia đình vậy.
Điều đó khiến tôi an tâm hơn rất nhiều. Sau khi thăm hỏi xong, bác bảo
tôi có 30 phút để trình bày việc của mình”.
Trong
30 phút ấy, vị lãnh đạo cao nhất của dân tộc đã lắng nghe hết sức chăm
chú còn bà Mai cũng đã trút hết nỗi lòng chất chứa suốt 9 năm qua. Câu
chuyện kết thúc với lời động viên của Tổng Bí thư. Và, quan trọng hơn là
lời hứa sẽ sớm đưa vụ việc ra xét xử.
Bà
Mai trở về nhà, lòng nhẹ nhõm như trút được gánh nặng ngàn cân. Sau gần
10 năm, đây là lần đầu tiên vụ án của Lữ Anh Dồi có một chuyển biến lớn
như vậy.
Lại nói về Thái Văn Hùng,
kẻ bắn chết Lữ Anh Dồi. Sau khi vụ án xảy ra, Hùng được lên lon thiếu
úy vì lập công lớn. Nhưng kề sau quyết định lên chức cũng chính là quyết
định tạm giam để điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra, Hùng một mực
khẳng định đã làm tròn chức trách của mình.
Mọi người đều trông đợi 1 bản án công tâm, pháp luật được thực thi để kẻ có tội phải đền tội và người chết oan lấy lại danh dự.
Trước
đó, Thái Văn Hùng đã khai nhận hành vi bắn Lữ Anh Dồi là thực hiện theo
chỉ đạo của Nguyễn Ngọc (tức Nguyễn Văn Thụ) trung tá, Phó ty Công an
Minh Hải lúc bấy giờ.
“Ông Ngọc có
trách nhiệm rất lớn trong cái chết của chồng tôi. Nhưng sau khi chồng
tôi chết, ông ấy lên chức rồi đi học ở nước ngoài. Suốt 10 năm, ông ấy
vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, bà Mai bức xúc nhớ lại.
Theo
bản án sơ thẩm, Hùng ngoan cố cho rằng, Lữ Anh Dồi là kẻ phản quốc móc
ráp với quân ngụy để đưa người vượt biên. Sự việc này đã bị người khác
phát giác và báo cho ông Ngọc, nên ông Ngọc quyết định cài Hùng vào làm
nội gián để phục bắt Lữ Anh Dồi.
Xét
thấy vai trò của ông Ngọc trong vụ trọng án này, cơ quan công tố đã yêu
cầu phía Ty Công an Minh Hải có hồ sơ về cái chết của Lữ Anh Dồi. Để
trót lọt, Ngọc chỉ đạo cho cấp dưới làm hồ sơ khống (báo cáo 005) gọi là
“Vụ án chính trị nội bộ” để vu khống cho Lữ Anh Dồi tội phản quốc.
Đồng
thời Ngọc thêm vào đó những chứng cứ giả để xác nhận có 1 vụ vượt biên
mà Lữ Anh Dồi chuẩn bị cho 53 người lên chuyến tàu 3209. Thực chất đây
là kế hoạch do Ngọc và Hùng đã xếp đặt từ trước để đưa Lữ Anh Dồi vào
kịch bản phản quốc!
Trên cơ sở tình
tiết và các đánh giá tính chất của vụ án, sự thật đã tỏ bày! Tòa án
Quân sự Quân khu 9 đã tuyên Nguyễn Ngọc 15 năm về tội “Giết người”, 3
năm về tội “Vu khống”; Thái Văn Hùng chung thân về tội “Giết người”.
Trước
đó, Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Ngọc hành vi “Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chứ không phải “Giết người”. Tuy nhiên,
tòa cùng cấp vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Kết thúc phiên tòa không
lâu, Nguyễn Ngọc có đơn kháng cáo bảng án sơ thẩm.
Sau
đó, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương cũng có kháng nghị đề nghị đổi tội
danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc sang tội danh “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng”.
Báo chí thời
điểm đó cũng ghi nhận, trong phiên tòa sơ thẩm này, 2 bị cáo Ngọc và
Hùng vẫn quanh co không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hơn ai hết,
Ngọc là người trong ngành, là lãnh đạo của ngành công an vũ trang lúc
bấy giờ, ông thừa biết khai những gì để có lợi cho bản thân mình.
Hơn
nữa, sự thăng quan tiến chức của Ngọc sau cái chết của Lữ Anh Dồi, sự
trốn tránh gần 1 thập kỷ mà không bị lôi ra trước ánh sáng công lý của
Ngọc thể hiện một điều có những “bàn tay vô hình”, bao bọc lấy bị cáo
này.
Cuộc
chiến pháp lý về tội danh của Nguyễn Ngọc vẫn chưa dừng lại ở đó. Tháng
4/1989, Tòa án Quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm, tại phiên tòa này
kiểm sát viên giữ quyền công tố đã rút kháng nghị, đồng tình với tội
danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc.
Bà
Mai nhớ lại: “Sau phiên tòa sơ thẩm, không chỉ ông Ngọc mà tôi cũng có
đơn kháng cáo. Tôi không đồng tình với mức án của ông Ngọc, tội của ông
ấy phải chịu mức án cao hơn”.
Kết
thúc, tòa tuyên Thái Văn Hùng được giảm án còn 18 năm tù về tội “Giết
người”. Nguyễn Ngọc tăng án 20 năm cho tội “Giết người”, 3 năm tội “Vu
khống”.
Những
tưởng tội danh của Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng đã rõ, nhưng vụ án vẫn
chưa thể kết thúc. Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện trưởng VKS tối cao lúc
bấy giờ đã có kháng nghị giám đốc thẩm, cho rằng Nguyễn Ngọc chỉ phạm
tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vu khống”.
Ủy
ban Thẩm phán TAND Tối cao đã bác kháng nghị này, và giữ nguyên bản án
phúc thẩm. Sau đó, VKS Tối cao có kháng nghị lần thứ 2 (luật thời điểm
đó cho phép) nhưng vẫn bị hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tiếp tục bác
kháng nghị.
Vụ án Lữ Anh Dồi chính
thức được khép lại, nhưng hậu quả của nó thì cho đến ngày nay vẫn chưa
thể khắc phục. Lữ Anh Dồi đã trong sạch, nhưng danh dự của ông thì bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn ai hết, bà Mai - vợ Lữ Anh Dồi chính là
người biết rõ điều đó nhất. Để lấy lại danh dự cho chồng, người phụ nữ
này tiếp tục dấn thân vào một cuộc chiến khác.
Hành trình thứ 2 kéo dài 27 năm
Sau
bản án dành cho Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng, bà Mai đã phần nào nhẹ
lòng. “Bao nhiêu năm kiên trì kêu oan cho chồng, lúc đó tôi nghĩ mình đã
có thể ngủ ngon giấc. Trong những bản án tòa tuyên, có kiến nghị giải
quyết, phục hồi chế độ cho chồng tôi.
Tôi
cũng nghĩ rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ngờ đâu, từ đó đến nay đã 27 năm,
chồng tôi vẫn không có một danh phận nào ngoài bản án đã tuyên không
phản bội tổ quốc”, bà Mai xót xa trình bày.
Theo
lời bà Mai, sau khi nộp hồ sơ xin công nhận liệt sĩ cho chồng, đều đặn
mỗi năm 1 đến 2 lần, bà đều đến Sở LĐTB&XH tỉnh để hỏi thăm tình
hình. Đáp lại những thắc mắc của bà Mai, sở ngành liên quan đều cho rằng
vụ việc này phải chờ rất lâu mới có kết quả.
Vài
năm sau, bà Mai tiếp tục đi hỏi nữa thì có khá hơn, khi nhận được câu
trả lời đã gửi hồ sơ về Trung ương, bà hãy yên tâm chờ. Thấm thoát, bà
Mai cũng đã chờ đợi được… 27 năm. Hồ sơ để công nhận 1 chiến sĩ công an
như Lữ Anh Dồi là liệt sĩ thực chất cần những gì? TAND Tối cao đã có
kiến nghị phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho
ông Dồi.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Minh Hải từ năm 1991 cũng đã có giấy báo tử thể hiện Lữ Anh Dồi đã
hy sinh và xác nhận trường hợp của ông Dồi là được phân công đi công
tác. Hồ sơ của các ngành liên quan đã thể hiện rõ, thế nhưng tấm bằng
liệt sĩ của ông Dồi vẫn chưa thể đặt cạnh di ảnh của ông.
Đó là sự nhức nhối của bà Mai và những người thân trong gia đình ông Dồi phải chịu đựng suốt mấy chục năm qua.
Bà
Mai thiết tha tâm sự: “Tôi mong chồng tôi được công nhận là liệt sĩ
không phải vì mong được hưởng chế độ gì từ ông ấy. Điều quan trọng đó
chính là cách duy nhất chứng minh sự trong sạch của chồng tôi, cũng là
cách để chồng tôi lấy lại danh dự.
Tôi
chờ đợi bao năm qua, liệu tôi có thể chờ mãi được không? Cha mẹ, anh
chị em của anh Dồi đã nhiều người cũng mong có ngày chồng tôi được công
nhận liệt sĩ mà cho đến khi nhắm mắt vẫn không thấy được điều đó”.
Sự
chờ đợi của bà Mai cứ mỏi mòn từ năm này qua năm khác. Cuộc sống của bà
cũng diễn ra trầm lặng như mọi ngày. Từ lúc chồng mất, bà Mai vẫn cố
sống vì lời thề máu trước mộ chồng. Lý tưởng của cuộc đời bà chỉ xoay
quanh người chồng đã mất.
Để khỏi
cô đơn lúc về già, bà nhận nuôi 1 đứa cháu con của người chị ruột và xem
như con đẻ. Về công việc, bà Mai vẫn gắn liền với bảng đen, phấn trắng
và cống hiến hết tâm huyết của mình vào sự nghiệp giáo dục ấy.
Hiện
bà Mai đã nghỉ hưu được vài năm qua. Chính ở thời gian nghỉ hưu này,
những suy nghĩ về người chồng đã khuất lại trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng
người phụ nữ này. Mỗi lần ngước nhìn bàn thờ chồng, bà Mai lại đau đáu
về danh phận của người đàn ông mang tên Lữ Anh Dồi ấy.
Cuối
cùng, động cơ giết Lữ Anh Dồi của Nguyễn Ngọc là vì lý do gì? Hành
trình tìm lại danh dự cho Lữ Anh Dồi của bà Mai có biến chuyển không?
Liệu vụ án này có kết thúc có hậu? Cuộc sống của những kẻ có tội với Lữ
Anh Dồi hiện giờ ra sao?
Vì sao Lữ Anh Dồi chết oan?
Đó
là câu hỏi của rất nhiều người dân Minh Hải và cho đến nay là 2 tỉnh
Bạc Liêu, Cà Mau, vẫn còn thắc mắc. Nhà báo Dương Thanh Long, 1 cây bút
điều tra xuất sắc của báo Minh Hải thời điểm đó ý kiến: “Rất khó để làm
rõ động cơ giết Lữ Anh Dồi của Nguyễn Ngọc”.
Tuy
nhiên, theo ông Long, dư luận thời điểm đó cho rằng, nguyên do Lữ Anh
Dồi chết là vì có thể biết được những việc làm sai trái của Ngọc. Cụ thể
là chính Ngọc đã móc nối để tổ chức nhiều cuộc vượt biên trái phép để
lấy vàng của người dân.
Những vụ
vượt biên này không chỉ mình Ngọc thực hiện mà còn liên quan đến một số
“sếp” thời ấy. Chuyện động trời này bị Lữ Anh Dồi phát hiện. Biết không
thể giấu được mãi, Ngọc quyết đinh ra tay trước. Để bảo đảm cho sự an
toàn của mình, Ngọc quyết định “hạ thủ” Lữ Anh Dồi để bịt đầu mối.
Theo
bản án sơ thẩm, Lữ Anh Dồi và Thái Văn Hùng có quen biết nhau từ năm
1977. Vào khoảng tháng 2/1979, trong một lần gặp nhau, Dồi đề nghị Hùng
cho mượn tàu để bắt những người vượt biên trốn ra nước ngoài. Hùng đáp
lại, phải báo cáo lên cấp trên.
Sau
đó vài ngày, Hùng về báo cáo lại với cấp trên với một nội dung hoàn
toàn khác. Hùng báo cáo rằng Lữ Anh Dồi có quan hệ móc nối với sĩ quan
ngụy và một số phần tử khác trốn đi nước ngoài.
Lúc
này Nguyễn Ngọc là thủ trưởng trực tiếp quản lý và chỉ đạo công việc
cho Lữ Anh Dồi. Hùng có sang báo cáo cho Ngọc nội dung rằng Lữ Anh Dồi
có quan hệ móc nối với sĩ quan ngụy. Ngay hôm sau, Ngọc triệu tập cuộc
họp Đảng ủy và Ban Chỉ huy để nghe Hùng báo cáo về nội dung đó.
Không
ai có ý kiến gì, và Ngọc nhận sẽ giải quyết vụ việc này. Để hợp thức,
Ngọc có báo cáo lên Trưởng Ty Công an Minh Hải lúc bấy giờ là ông Nguyễn
Viết Thống, rằng Lữ Anh Dồi có tư tưởng tiêu cực, sa sút nhân phẩm, có
hành vi phản bội, có ý định cùng Thái Văn Hùng móc nối với sĩ quan ngụy
và cha cố để cướp tàu, cướp vũ khí trốn đi nước ngoài.
Ngọc
đề nghị cho Hùng cài bẫy theo bắt Dồi và những người vượt biên. Nghe
xong, ông Thống có ý kiến, nếu Dồi có sai sót gì thì gọi về để kiểm
điểm, giáo dục! Nhưng Ngọc bất chấp, không nghe.
Sau
đó, ông Ngọc chỉ đạo cho Hùng chủ động móc nối, tổ chức vượt biên để
lừa người dân, đưa Lữ Anh Dồi vào bẫy. Về phần Ngọc, ông tiếp tục tung
lên cấp trên những thông tin sai trái về thiếu úy Lữ Anh Dồi, về cuộc
đào tẩu, cướp tàu để đi nước ngoài…
Những
thông tin Ngọc tung ra đã phát huy hiệu quả, nhưng Dồi thì không biết
gì. Riêng Dồi nghe ngóng được và 2 lần báo cáo lên Đại đội trưởng Đại
đội cơ động Công an vũ trang, rằng có người móc nối đi vượt biên, đề
nghị cho bắt. Đại đội trưởng báo cáo lên với Nguyễn Ngọc, Ngọc gạt tay
mà nói rằng người tổ chức, móc nối đi vượt biên chính là Dồi!
Ông
Trương Hoàng Danh, Trợ lý Bảo vệ Công an vũ trang khi nghe tin báo Dồi
phản quốc thì gặp ông Ngọc đề nghị đặt máy ghi âm để kiểm tra, xác minh,
nhưng Ngọc không chịu. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang thời ấy
cũng đã cử người xuống nhắc nhở rằng không dùng người nội bộ cài bẫy
đánh người nội bộ.
Và Bộ Tư lệnh đề
nghị Ngọc cho gọi Dồi về để kiểm điểm, giáo dục. Nhưng đối với Ngọc, để
thực hiện âm mưu đê hèn của mình, vẫn bất chấp bỏ ngoài tai. Ngọc tuyên
bố, đây là việc của địa phương, địa phương sẽ chịu trách nhiệm.
Do
đó, ông Trương Hoàng Danh gặp Thái Văn Hùng, dặn dò cẩn thận phải bắt
sống Lữ Anh Dồi, nhưng Hùng vẫn tỏ thái độ sẽ bắn chết Dồi. Ông Danh báo
việc này cho Ngọc, Ngọc đáp lại: “Nếu nó (chỉ Dồi - PV) ngoan cố thì
bắn chết”. Như vậy, bước đầu Ngọc và Hùng đã hợp thức hóa được cái chết
trong tương lai của Lữ Anh Dồi.
Lữ Anh Dồi chết như thế nào?
Sau
mội thời gian chuẩn bị, Ngọc và Hùng quyết định thực hiện kế hoạch vào
lúc 1 giờ chiều, ngày 27/3/1979. Trước khi thực hiện, Ngọc cho họp Ban
Chỉ huy, báo kế hoạch vây bắt. Ngọc chỉ đạo cho thuộc cấp và nhóm vây
bắt gồm 12 người mai phục sẵn quanh cửa hàng thu mua hải sản, nơi Hùng
và Dồi sẽ có mặt ở đó.
Ám hiệu là
khi Hùng bỏ mũ xuống là tàu đã đến, Hùng đội mũ lên là khách đã lên tàu,
lúc đó nhóm này sẽ lao ra bắt. Trước đó, trong cuộc họp, Hùng đặt vấn
đề nếu có sự chống cự thì xử lý như thế nào, thì 1 đồng chí cho phép
Hùng bắn bị thương.
Nhưng Ngọc thì
công bố phải bảo vệ lực lượng bằng được, và bắn tiêu diệt! Hùng và Ngọc
thực chất đã hiểu nhau trước đó, lần này phải bắn chết Lữ Anh Dồi để trừ
hậu họa, bởi Dồi đã biết quá nhiều.
Kế
hoạch đã chuẩn bị xong, “thiên la địa võng” đã được bày bố. Ngọc cũng
thông báo với Ban Lãnh đạo Ty Công an, rằng việc này sẽ thực hiện trong
15 phút. Ngọc cũng lên xe, có mặt tại Hộ Phòng, gần nơi thực hiện kế
hoạch.
Sau khi 53 người vượt biên
đã xuống tàu, Hùng và Dồi vẫn đi lại quanh khu vực bến tàu. Lúc này xe
của Ngọc cũng vừa tới, Hùng vẫy tay cho xe quay lại. Đúng lúc này, Hùng
đội mũ lên đầu ra ám hiệu hành động.
Đồng
thời, Hùng cũng rút khẩu K54 trong cạp quần, súng cướp cò, nổ xuống
sàn. Dồi giật mình nhìn ngang thì Hùng đã chĩa súng ngang mặt, Dồi đưa
tay rồi chỉ kịp thốt lên: “Mày bắn tao sao Hùng?”.
Hùng
lạnh lùng bắn 1 phát đạn xuyên qua tay Dồi rồi găm thẳng vào gáy. Dồi
ngã xuống, Hùng bắn thêm 2 phát nữa, khiến Dồi chết ngay tại chỗ…
Về
phần cái chết của Lữ Anh Dồi, Ngọc sai người đem đi chôn cất tạm bợ và
không lập bất cứ một biên bản hiện trường nào. Và phải 2 ngày hôm sau,
Ngọc mới sai người báo cho Viện Kiểm sát biết.
Sau này, ông Nguyễn Hoàng, Nguyên Viên trưởng VKSND Minh Hải lập luận rằng, vụ án này Ngọc vi phạm pháp luật 4 vấn đề:
Vụ
án chính trị phản động phải có hồ sơ ban đầu để khi tình huống xấu xảy
ra phải bắt đối tượng. Tại sao ông Ngọc không xin phép VKS? Sau khi vụ
án xảy ra, Ngọc cho xóa bỏ hiện trường, không cử Hội đồng Giám định xử
lý. Năm lần VKS mượn hồ sơ vụ án, Ngọc không cho. Một vụ án chính trị
phản động thì phải bắt sống để khai thác chứ không giết chết.
Cũng
theo ông Hoàng, đây là vụ án mà Ngọc được bao che từ “những bàn tay vô
hình”. Sau báo cáo 05 của Nguyễn Ngọc, Hùng được thăng cấp lên làm thiếu
úy, Ngọc cũng được thăng cấp, tăng lương và chuẩn bị rút về Bộ Nội vụ.
Hơn
1 năm sau, nhờ sự kiên trì không biết mệt mỏi của bà Mai, Thái Văn Hùng
đã bị bắt tạm giam, nhưng Ngọc thì đã được đi Liên Xô du học. 3 năm
sau, hồ sơ vụ án được chuyển qua Phòng Điều tra án hình sự Quân khu 9 để
xử lý. Bộ Quốc phòng sau đó giao cho các cơ quan pháp lý Quân khu 9 lập
hồ sơ hình sự đưa vụ án ra xét xử.
Ngày
25/8/1986, Phòng Điều tra hình sự có quyết định khởi tố Nguyễn Ngọc, cơ
quan này cũng có công văn gửi tới Bộ Nội vụ đề nghị đưa Ngọc về địa
phương để xử lý. Nhưng cũng phải mất thêm 2 năm nữa, sau chỉ đạo cứng
rắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban Bí thư, Nguyễn Ngọc mới có
mặt trong trại tạm giam ở Cà Mau.
Một
nguồn tin riêng của PV TT&ĐS cho biết, ông Ngọc sau khi lãnh án tù
20 năm thì chỉ ở hơn 10 năm rồi được đặc xá. Ông trở về quê ở huyện Trần
Văn Thời (Cà Mau) sinh sống, được vài năm thì cũng qua đời sau một cơn
đột quỵ.
Trước đó, vợ của ông cũng
mất vì bệnh ung thư. Một câu chuyện rùng rợn, mang màu sắc tâm linh được
nhiều người dân Cà Mau biết tới là lúc ông Ngọc trở về nhà, trong một
cơn mưa dông, 1 tia sét đã bất ngờ đánh thẳng xuống bàn thờ gia đình
ông.
Về phần Thái Văn Hùng, hiện ra tù đã lâu và có cơ ngơi làm ăn khá lớn cũng ở huyện Trần Văn Thời.
Nguồn: Nhóm PV Báo Tuổi trẻ đời sống
Nhận xét
Đăng nhận xét