BUỒN ƠI! VỀ ĐÂY...77
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhiều người cho rằng nghe những giai điệu buồn sẽ khiến tâm trạng con người trở nên tệ hơn, nhưng một nghiên cứu vừa được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Free, Berlin lại đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược. Qua khảo sát 722 tình nguyện viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã đi tới kết luận những bản nhạc buồn có khả năng cải thiện tâm trạng của con người, giúp họ có suy nghĩ tích cực và vui vẻ hơn. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS ONE mới đây.
Nhóm 2 nhà nghiên cứu là Liila Taruffi và Stefan Koelsch tại đại học Free, Berlin đã thực hiện khảo sát trên 722 người từ nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, 408 trong số đó được sinh ra và trưởng thành tại Châu Âu, còn lại đến từ Châu Á, Bắc Mỹ. Các tình nguyện viên đã tiết lộ thông tin về mức độ thường xuyên nghe nhạc buồn, nghe trong hoàn cảnh nào và nhạc buồn sẽ gợi lên cảm xúc như thế nào.
Những cảm xúc mà tình nguyện viên chia sẻ sau khi nghe nhạc buồn khá đa dạng và phức tạp với nhiều cung bậc khác nhau như nỗi nhớ, sự yên bình, nhẹ nhàng, tư duy trừu tượng và cảm xúc kỳ lạ!. Tuy nhiên, cảm giác bình yên là cảm xúc thường xuyên nhất và xếp thứ 2 là nỗi nhớ. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Số lượng cảm xúc trung bình của các tình nguyện viên sau khi nghe nhạc buồn là từ 3 trở lên. Điều này cho thấy những giai điệu buồn thường gợi lên những cảm xúc khá đa dạng."
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: "Đối với nhiều người, những bài hát buồn sẽ mang tới lợi ích về mặt cảm xúc. Nỗi buồn gợi lên từ bài hát không chỉ gợi lên những tư duy thẩm mỹ, trừu tượng mà còn góp phần tạo nên sự hạnh phúc, vui vẻ, có tác dụng an ủi, giới hạn mức độ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của con người."
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy "người ta thường nghe các giai điệu buồn khi cảm thấy đau khổ hoặc cô đơn. Đối với nhiều người, việc nghe những bản nhạc buồn trong đời sống thường ngày khi cảm thấy tâm trạng hoặc cảm xúc tiêu cực có thể giúp họ được an ủi hơn", nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu lý giải: "Người ta có xu hướng tìm đến những bài hát buồn khi họ cảm thấy đau khổ. Điều này tạo điều kiện cho nỗi buồn được giải tỏa. Nguyên nhân là do âm nhạc buồn kích thích trí tưởng tượng của con người, giúp họ suy nghĩ lạc quan hơn và tìm ra được cách thoát khỏi nỗi buồn". Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng gợi ý vai trò của liệu pháp âm nhạc trong việc điều trị bệnh tâm lý cho con người, đặc biệt là đối với những người mắc chứng cảm xúc không ổn định.
Tham khảo PLOSONE, PSmag
Trên khắp thế giới, ca khúc Happy New
Year lại vang lên ở các trung tâm mua sắm, cửa hàng, quán xá trong thời
khắc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới.
Sáng tác năm 1980 trong thời điểm thế giới đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng và chiến tranh, Happy New Year không được phát hành dưới dạng đĩa đơn mà chỉ nằm trong album mang tên Super Trouper của nhóm ABBA.
Lời bài hát có đoạn thể hiện nỗi buồn và sự tiếc nuối như:
“No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday..."
Tạm dịch:
“Không còn rượu champagne nữa
Và pháo hoa cũng đã tắt rồi
Ở đây chỉ còn mỗi anh và em
Với cảm giác lạc lõng và buồn bã
Thế là tiệc đã tàn
Bình minh sao mà ảm đạm quá
Chẳng giống như ngày hôm qua…”
Trong video ca nhạc, Happy New Year cũng mở đầu bằng quanh cảnh ngổn ngang đầy bong bóng, giấy trang trí và thức uống, báo hiệu một bữa tiệc vừa kết thúc.
Người phụ nữ ngồi hát trên bộ ghế salon với gương mặt đượm buồn, còn nhân vật nam đứng im lặng nhìn ra cửa sổ.
Cảnh tiếp theo tái hiện lại đêm tiệc chào mừng năm mới, với nhiều người cùng nhau uống rượu, nhảy múa và tươi cười bên nhau.
Sau khi ra đời, Happy New Year được phát nhiều nhất trên các kênh truyền hình Thụy Điển, quê hương của ban nhạc ABBA.
Bài hát được dịch ra tiếng Tây Ban Nha với tên gọi Felicidad và lọt vào top 5 ca khúc hay tại Argentina, nhưng vẫn không phải là một tác phẩm âm nhạc “gây bão”.
Cho đến năm 1999, đĩa đơn ca khúc Happy New Year được phát hành và lọt vào Top 20 ca khúc hay tại một số quốc gia.
ABBA hoạt động trong vòng 10 năm từ 1972-1982 và là một trong các nhóm nhạc nổi tiếng trên thế giới.
Tên của ban nhạc do tập hợp các chữ đầu tên của bốn thành viên tạo thành: Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad.
Không thể phủ nhận việc giai điệu và ca từ của Happy New Year có sự trái ngược khá rõ.
Nếu chỉ nghe âm nhạc và nhìn vào tựa bài hát, người ta dễ cảm thấy hân hoan trước thời khắc đón chào năm mới.
Khi đi sâu vào hiểu ca từ và xem nội dung video ca nhạc, Happy New Year không chỉ là một ca khúc mừng năm mới thông thường.
Dẫu vậy, đối với nhiều người Việt, ca khúc của nhóm ABBA trở thành một yếu tố thân quen gợi nhắc đến dịp Tết, và cảm nhận như thế nào vẫn là tùy thuộc vào người nghe.
* Xem video Happy New Year của nhóm ABBA:
BÌNH MINH (Tổng hợp)
Vì sao nhạc buồn hấp dẫn?
Posted on 06/01/2015 by nghiemluongthanh
Các bài hát, bản nhạc buồn có xu hướng
được ưa chuộng hơn, giành thứ hạng cao hơn trên nhiều bảng xếp hạng,
cuộc thi. Người nghe có thực sự thích nhạc u buồn không, nếu có thì tại
sao?
Bài Happy của Pharrell Williams là bài hát được cực kỳ yêu
thích và thành công của năm 2014, đã leo lên vị trí số 1 bảng xếp hạng
của hơn 20 nước. Thành công của Happy khiến nhiều người nhớ đến Rolling in the Deep
của Adele năm 2010. Lời bài hát gần như không được chú trọng, rất đơn
giản, giống như hỗ trợ để kích thích người nghe, lúc đầu nhịp chân theo,
sau đó là những tràng vỗ tay; câu chữ chỉ đủ để người nghe cảm nhận
được họ thực sự không có gì ràng buộc, kìm hãm, chi phối cả, cứ tự tin,
thỏa sức bộc lộ cảm xúc, đam mê của mình đi (clap along if you feel like
a room without a roof).
Hoàn toàn không sâu sắc về ý nghĩa câu chữ mà vẫn có thể trở thành điểm sáng, quả là hiếm có ở thị trường âm nhạc quốc tế. Nhưng không phải đến bây giờ mới có mốt thích bài hát buồn. Trong danh sách các bài hát được yêu thích nhất, bán chạy nhất mọi thời đại, có tới 4 bài hát mà bao trùm là bầu không khí u sầu, buồn bã, tuyệt vọng: Candle in the Wind của Elton John, White Christmas của Bing Crosby, I Will always Love You của Whitney Houston, My Heart will Go on của Celine Dion.
Công trình nghiên cứu khoa học Frontiers of Psychology thực hiện năm
2013 đã chỉ ra rằng: âm nhạc buồn có sức hấp dẫn khác thường, khiến
chúng ta dù đang vui hay buồn đều thấy dễ chịu hơn, có động lực sống tốt
hơn. Bài hát buồn thường đưa người nghe gián tiếp đến với những trải
nghiệm cảm xúc qua lời, nhịp điệu. Con người không chỉ có phản ứng với
nỗi buồn của bản thân, nỗi buồn của người khác cũng có thể tác động để
sản sinh ra một loại hóa chất trong não. Hóa chất này qua một vài phản
ứng (cực nhanh) sản xuất ra nước mắt, xúc động, nhịp tim nhanh tích cực,
có nghĩa là nó không gây khó chịu cho họ. Đây chính là lý do người nghe
thích những bài hát buồn và nhạc sĩ cũng thích sáng tác những bài hát
buồn.
Mỗi bài hát lại có một nguyên cớ riêng cho cảm xúc, có thể xuất phát từ chính trải nghiệm đau buồn của nhạc sĩ hoặc của những người xung quanh họ. Trong chuyến lưu diễn năm 2013 của Emmylou Harris, cô đã giới thiệu phiên bản mới của Love Hurts (bản trước đó là của Felice và Boudleaux Bryant). Điều thôi thúc Emmylou Harris viết lên giai điệu mới cho Love Hurts chính là mối tình đơn phương tuyệt vọng của cô. Richard Thompson nói về những bài hát buồn: “Thú vị làm sao khi hát những ca khúc buồn. Nghe những giai điệu buồn lại càng thú vị. Cảm giác luôn là tận hưởng và thỏa mãn”.
Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã xoáy vào nỗi đau khổ để gây chú ý từ ngay nhan đề album hay bài hát như: album I Like to Keep Myself in Pain của Kelly Hogan (2012). Về xu hướng sáng tác và nghe “buồn” này, Hogan cho rằng: “Đôi khi đơn giản là nghe để cảm nhận, hiểu rằng mình hạnh phúc hơn nhân vật được nói đến trong bài hát, bản nhạc”.
Không chỉ là cảm xúc
Khi nghe những bài hát, bản nhạc buồn, người nghe không chỉ kết nối với chính cảm xúc của bài hát đó, nó phức tạp hơn nhiều. Một nghiên cứu của Đại học McGill chỉ ra rằng: âm nhạc (cả buồn và vui) đều có khả năng kích thích trung tâm khoái cảm của não bộ; giống như một số loại thực phẩm, hoặc thuốc. Con người có cảm xúc cực kỳ mạnh với những thứ phức tạp thuộc về cảm xúc. Độ sâu của cảm xúc sẽ được hình thành từ những phức tạp này cũng như chế độ xử lý thông tin sâu của não bộ. Quá trình này có thể gói gọn trong ba bước: tiếp nhận – phân tích – phản ứng. Tuy nhiên, có một lưu ý với quá trình này là các bước được thực hiện liên tục, lặp lại hàng chục lần chỉ trong một giây.
Quay trở lại với Happy, lời của bài hát đơn giản, dễ hiểu và giai điệu hài hòa, nhịp nhàng, cách phối duyên dáng, cộng với giọng hát mượt mà đã khiến nó nổi rất nhanh ngay sau khi xuất hiện. Pharrell từng có nhiều bài được yêu thích nhưng Happy đem đến cho người nghe những cảm xúc rất khác. Đặc biệt, với những ai yêu thích dòng nhạc Pharrell theo đuổi và từng nghe các bài hát, bản nhạc của anh thì điều đọng lại cuối cùng là hạnh phúc và cảm xúc không đau đớn, tuyệt vọng.
Hoàn toàn không sâu sắc về ý nghĩa câu chữ mà vẫn có thể trở thành điểm sáng, quả là hiếm có ở thị trường âm nhạc quốc tế. Nhưng không phải đến bây giờ mới có mốt thích bài hát buồn. Trong danh sách các bài hát được yêu thích nhất, bán chạy nhất mọi thời đại, có tới 4 bài hát mà bao trùm là bầu không khí u sầu, buồn bã, tuyệt vọng: Candle in the Wind của Elton John, White Christmas của Bing Crosby, I Will always Love You của Whitney Houston, My Heart will Go on của Celine Dion.
Nỗi đau hạnh phúc
Mỗi bài hát lại có một nguyên cớ riêng cho cảm xúc, có thể xuất phát từ chính trải nghiệm đau buồn của nhạc sĩ hoặc của những người xung quanh họ. Trong chuyến lưu diễn năm 2013 của Emmylou Harris, cô đã giới thiệu phiên bản mới của Love Hurts (bản trước đó là của Felice và Boudleaux Bryant). Điều thôi thúc Emmylou Harris viết lên giai điệu mới cho Love Hurts chính là mối tình đơn phương tuyệt vọng của cô. Richard Thompson nói về những bài hát buồn: “Thú vị làm sao khi hát những ca khúc buồn. Nghe những giai điệu buồn lại càng thú vị. Cảm giác luôn là tận hưởng và thỏa mãn”.
Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã xoáy vào nỗi đau khổ để gây chú ý từ ngay nhan đề album hay bài hát như: album I Like to Keep Myself in Pain của Kelly Hogan (2012). Về xu hướng sáng tác và nghe “buồn” này, Hogan cho rằng: “Đôi khi đơn giản là nghe để cảm nhận, hiểu rằng mình hạnh phúc hơn nhân vật được nói đến trong bài hát, bản nhạc”.
Không chỉ là cảm xúc
Khi nghe những bài hát, bản nhạc buồn, người nghe không chỉ kết nối với chính cảm xúc của bài hát đó, nó phức tạp hơn nhiều. Một nghiên cứu của Đại học McGill chỉ ra rằng: âm nhạc (cả buồn và vui) đều có khả năng kích thích trung tâm khoái cảm của não bộ; giống như một số loại thực phẩm, hoặc thuốc. Con người có cảm xúc cực kỳ mạnh với những thứ phức tạp thuộc về cảm xúc. Độ sâu của cảm xúc sẽ được hình thành từ những phức tạp này cũng như chế độ xử lý thông tin sâu của não bộ. Quá trình này có thể gói gọn trong ba bước: tiếp nhận – phân tích – phản ứng. Tuy nhiên, có một lưu ý với quá trình này là các bước được thực hiện liên tục, lặp lại hàng chục lần chỉ trong một giây.
Quay trở lại với Happy, lời của bài hát đơn giản, dễ hiểu và giai điệu hài hòa, nhịp nhàng, cách phối duyên dáng, cộng với giọng hát mượt mà đã khiến nó nổi rất nhanh ngay sau khi xuất hiện. Pharrell từng có nhiều bài được yêu thích nhưng Happy đem đến cho người nghe những cảm xúc rất khác. Đặc biệt, với những ai yêu thích dòng nhạc Pharrell theo đuổi và từng nghe các bài hát, bản nhạc của anh thì điều đọng lại cuối cùng là hạnh phúc và cảm xúc không đau đớn, tuyệt vọng.
Minh Anh
Theo BBC / daibieunhandan
Theo BBC / daibieunhandan
Bài hát buồn khiến ta thấy hạnh phúc hơn
Nhiều người sợ những bài hát buồn vì nghĩ rằng chúng sẽ đẩy tâm trạng của họ xuống mức thấp, song một nghiên cứu chứng minh điều ngược lại.
Ảnh minh họa: sheknows.com. |
Có lẽ đa số người trên thế giới nghĩ rằng những bản nhạc, bài hát buồn
sẽ gây nên cảm giác chán nản, buồn bã. Một nghiên cứu trước đây, do các
nhà tâm lý của Đại học Missouri tại Mỹ thực hiện, khẳng định con người
nên nghe tác phẩm âm nhạc vui nhộn nếu chúng ta muốn vượt qua tâm trạng
buồn chán, Telegraph đưa tin.
"Song, nếu thực tế đúng như vậy thì tại sao hàng tỷ người vẫn ưa chuộng
những tác phẩm âm nhạc buồn?", Ai Kawakami, một nhà tâm lý của Đại học
Tokyo tại Nhật Bản, đặt câu hỏi.
Để tìm hiểu, Kawakami cùng các đồng nghiệp yêu cầu 44 người tình nguyện
- bao gồm nhạc sĩ và những người không am hiểu âm nhạc - nghe hai bản
nhạc buồn và một bản nhạc vui. Sau đó mỗi tình nguyện viên sẽ mô tả cảm
nhận của họ về bản nhạc và cảm xúc của bản thân họ.
Kết quả cho thấy, phần lớn tình nguyện viên cảm thấy hạnh phúc hơn sau
khi nghe hai bản nhạc buồn. Trong khi đó, mức độ hạnh phúc của họ hầu
như không thay đổi sau khi họ nghe bản nhạc vui.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những bài hát buồn có thể khiến con người nghĩ
tới những phim hay tình huống lãng mạn. Những thứ ấy lại khiến chúng ta
cảm thấy hạnh phúc hơn.
"Phát hiện này giúp chúng ta giải thích sự phổ biến của những bản nhạc buồn", Kawakami nói.
Minh Long
[Nghiên cứu] Nghe những giai điệu buồn có thể giúp con người cải thiện tâm trạng
Trang 1 / 5
Nhiều người cho rằng nghe những giai điệu buồn sẽ khiến tâm trạng con người trở nên tệ hơn, nhưng một nghiên cứu vừa được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Free, Berlin lại đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược. Qua khảo sát 722 tình nguyện viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã đi tới kết luận những bản nhạc buồn có khả năng cải thiện tâm trạng của con người, giúp họ có suy nghĩ tích cực và vui vẻ hơn. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS ONE mới đây.
Nhóm 2 nhà nghiên cứu là Liila Taruffi và Stefan Koelsch tại đại học Free, Berlin đã thực hiện khảo sát trên 722 người từ nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, 408 trong số đó được sinh ra và trưởng thành tại Châu Âu, còn lại đến từ Châu Á, Bắc Mỹ. Các tình nguyện viên đã tiết lộ thông tin về mức độ thường xuyên nghe nhạc buồn, nghe trong hoàn cảnh nào và nhạc buồn sẽ gợi lên cảm xúc như thế nào.
Những cảm xúc mà tình nguyện viên chia sẻ sau khi nghe nhạc buồn khá đa dạng và phức tạp với nhiều cung bậc khác nhau như nỗi nhớ, sự yên bình, nhẹ nhàng, tư duy trừu tượng và cảm xúc kỳ lạ!. Tuy nhiên, cảm giác bình yên là cảm xúc thường xuyên nhất và xếp thứ 2 là nỗi nhớ. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Số lượng cảm xúc trung bình của các tình nguyện viên sau khi nghe nhạc buồn là từ 3 trở lên. Điều này cho thấy những giai điệu buồn thường gợi lên những cảm xúc khá đa dạng."
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: "Đối với nhiều người, những bài hát buồn sẽ mang tới lợi ích về mặt cảm xúc. Nỗi buồn gợi lên từ bài hát không chỉ gợi lên những tư duy thẩm mỹ, trừu tượng mà còn góp phần tạo nên sự hạnh phúc, vui vẻ, có tác dụng an ủi, giới hạn mức độ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của con người."
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy "người ta thường nghe các giai điệu buồn khi cảm thấy đau khổ hoặc cô đơn. Đối với nhiều người, việc nghe những bản nhạc buồn trong đời sống thường ngày khi cảm thấy tâm trạng hoặc cảm xúc tiêu cực có thể giúp họ được an ủi hơn", nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu lý giải: "Người ta có xu hướng tìm đến những bài hát buồn khi họ cảm thấy đau khổ. Điều này tạo điều kiện cho nỗi buồn được giải tỏa. Nguyên nhân là do âm nhạc buồn kích thích trí tưởng tượng của con người, giúp họ suy nghĩ lạc quan hơn và tìm ra được cách thoát khỏi nỗi buồn". Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng gợi ý vai trò của liệu pháp âm nhạc trong việc điều trị bệnh tâm lý cho con người, đặc biệt là đối với những người mắc chứng cảm xúc không ổn định.
Tham khảo PLOSONE, PSmag
Happy New Year thực chất là bài hát vui hay buồn?
TTO - Happy New Year là ca khúc
được nghe nhiều hàng năm vào dịp tết dương lịch bất chấp lời bài hát
buồn và ảm đạm trái ngược với giai điệu nhẹ nhàng, hân hoan và có vẻ
không thích hợp để nghe trong thời khắc chào năm mới.
Nhóm ABBA. |
Sáng tác năm 1980 trong thời điểm thế giới đương đầu với nhiều cuộc khủng hoảng và chiến tranh, Happy New Year không được phát hành dưới dạng đĩa đơn mà chỉ nằm trong album mang tên Super Trouper của nhóm ABBA.
Hàng năm vào dịp tết dương lịch nhiều nơi lại vang lên điệu nhạc Happy New Year của ABBA. |
“No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday..."
Tạm dịch:
“Không còn rượu champagne nữa
Và pháo hoa cũng đã tắt rồi
Ở đây chỉ còn mỗi anh và em
Với cảm giác lạc lõng và buồn bã
Thế là tiệc đã tàn
Bình minh sao mà ảm đạm quá
Chẳng giống như ngày hôm qua…”
Trong video ca nhạc, Happy New Year cũng mở đầu bằng quanh cảnh ngổn ngang đầy bong bóng, giấy trang trí và thức uống, báo hiệu một bữa tiệc vừa kết thúc.
Người phụ nữ ngồi hát trên bộ ghế salon với gương mặt đượm buồn, còn nhân vật nam đứng im lặng nhìn ra cửa sổ.
Cảnh tiếp theo tái hiện lại đêm tiệc chào mừng năm mới, với nhiều người cùng nhau uống rượu, nhảy múa và tươi cười bên nhau.
Sau khi ra đời, Happy New Year được phát nhiều nhất trên các kênh truyền hình Thụy Điển, quê hương của ban nhạc ABBA.
Bài hát được dịch ra tiếng Tây Ban Nha với tên gọi Felicidad và lọt vào top 5 ca khúc hay tại Argentina, nhưng vẫn không phải là một tác phẩm âm nhạc “gây bão”.
Cho đến năm 1999, đĩa đơn ca khúc Happy New Year được phát hành và lọt vào Top 20 ca khúc hay tại một số quốc gia.
ABBA hoạt động trong vòng 10 năm từ 1972-1982 và là một trong các nhóm nhạc nổi tiếng trên thế giới.
Tên của ban nhạc do tập hợp các chữ đầu tên của bốn thành viên tạo thành: Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad.
Không thể phủ nhận việc giai điệu và ca từ của Happy New Year có sự trái ngược khá rõ.
Nếu chỉ nghe âm nhạc và nhìn vào tựa bài hát, người ta dễ cảm thấy hân hoan trước thời khắc đón chào năm mới.
Khi đi sâu vào hiểu ca từ và xem nội dung video ca nhạc, Happy New Year không chỉ là một ca khúc mừng năm mới thông thường.
Dẫu vậy, đối với nhiều người Việt, ca khúc của nhóm ABBA trở thành một yếu tố thân quen gợi nhắc đến dịp Tết, và cảm nhận như thế nào vẫn là tùy thuộc vào người nghe.
* Xem video Happy New Year của nhóm ABBA:
Nhận xét
Đăng nhận xét