CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

3 năm tù cho đối tượng âm mưu thành lập 'Nhà nước Mông'

 
Mới nhất

    Ngày 26/9, Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức phiên toà sơ thẩm, xét xử Giàng A Chứ, sinh năm 1989, trú tại bản Huổi Pinh, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

    Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên: Vào khoảng tháng 5/2010, Giàng A Chứ (tên gọi khác là Giàng A Xà) đã tham gia tổ chức do Tráng A Chớ cầm đầu với mục đích thành lập “Nhà nước Mông”. Trong quá trình tham gia tổ chức, Giàng A Chứ đã tham dự 6 cuộc họp do Chớ chủ trì, bàn cách thành lập “Nhà nước Mông”.

    Tráng A Chớ đã soạn thảo ra một quyển tài liệu dùng để tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”. Tổ chức này đã thực hiện đúc sao và hàm hiệu, phân công vai trò, vị trí những người tham gia tổ chức, trong đó Tráng A Chớ làm “Chủ tịch nước”, Giàng A Chứ có nhiệm vụ giúp việc cho “Chủ tịch nước” Tráng A Chớ.

    Bị cáo Giàng A Chứ đã cất giấu một quyển tài liệu do Chớ soạn thảo, có nội dung tuyên truyền về Đạo Vàng Chứ, nói xấu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, kêu gọi người Mông đi theo Vàng Chứ để thành lập “Vương quốc Mông”. Trong vụ án trên, các bị cáo Tráng A Chớ, Hờ A Phua... đã bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa trước đó.

    Sau sự kiện tụ tập đông người chờ “xưng Vua”, gây mất trật tự an ninh tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé vào tháng 5/2011, bị chính quyền giải tán, ngày 20/2/2012, Giàng A Chứ bị khởi tố, sau đó bỏ trốn lên rừng. Đến ngày 23/5/2013, Chứ đưa vợ con trốn sang Trung Quốc, bị Công an Trung Quốc bắt và trao trả cho Công an huyện Mường Nhé.

    Tại phiên tòa, bị cáo Chứ đã thành khẩn khai báo và tỏ thái độ ăn năn hối cải. Để đảm bảo cho quyền lợi của bị cáo do là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức kém, lại không biết chữ, nên Hội đồng xét xử đã mời ông Giàng A Lử làm phiên dịch cho bị cáo.

    Căn cứ các hành vi của bị cáo Giàng A Chứ, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên bố bị cáo phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Giàng A Chứ 36 tháng tù. Đây là mức án thấp nhất trong khung hình phạt này do bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chưa có tiền án tiền sự, trình độ nhận thức kém. Sau khi chấp hành hình phạt tù, bị cáo còn phải chịu 3 năm quản chế tại nơi cư trú.

    Xét xử vụ phá rối an ninh ở Mường Nhé

    Ngày 13/3, TAND tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “vương quốc Mông”, gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.

    Tuy không giữ vai trò chủ mưu, song 8 đối tượng trên đã tham gia vào vụ việc với vai trò đồng phạm tích cực, nên đã bị cơ quan điều tra khởi tố bị can.

    Căn cứ những tình tiết và chứng cứ trong quá trình điều tra, Viện KSND tỉnh Điện Biên kết luận: Trong thời gian từ ngày 30/4 - 6/5/2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (Mường Nhé, Điện Biên) đã có hàng nghìn người dân tộc Mông nghe theo kẻ xấu, đến tụ tập dựng lán trại để cầu nguyện, đón vua Mông với mục đích thành lập “vương quốc Mông”.
    Các bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên án. (Ảnh: Báo Tin tức)
    Qua điều tra, thấy đây là tổ chức do Vàng A Ía câu kết với Thào A Lù cầm đầu, đã tuyên truyền kêu gọi mọi người dân tộc Mông phải đoàn kết, sẽ có “vua Mông” trong thời gian tháng 5/2011, nên nhiều người bán hết tài sản đi tập trung cầu nguyện, góp tiền cho tổ chức, mục đích tập trung đông người gây sức ép với chính quyền nhân dân, đòi yêu sách cấp đất riêng để thành lập “vương quốc Mông”.

    Tại phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình là đã tham gia tổ chức của Vàng A Ía vào thời gian trước ngày đi tập trung tại Huổi Khon, mục đích hoạt động cho tổ chức là để thành lập nhà nước riêng của người Mông.
    Cụ thể, bị cáo Giàng A Sì, SN 1979, trú tại bản Huổi Khon (xã Nậm Kè) tham gia tổ chức từ tháng 1/2011, tuyên truyền lôi kéo 4 hộ tham gia, tổ chức đi chọn địa điểm tập kết và cho các đối tượng cầm đầu dùng nhà mình làm nơi tập kết xăng dầu, lương thực, nhận tiền mua thóc để cất giấu phục vụ cho việc tụ tập.
    Bị cáo Vàng Seo Phừ, SN 1978, trú tại thôn Phìng Giàng, xã Cốc Ly (Bắc Hà, Lào Cai, là em trai của đối tượng cầm đầu Vàng A Ía) tham gia tổ chức lập “vương quốc Mông” từ tháng 2/2011 đã nghe theo Ía bán hết tài sản, góp tiền cho tổ chức mua đồ dùng phục vụ việc tụ tập, tham gia các cuộc họp bàn và phụ trách một nhóm bốc thuốc “khám bệnh” cho những người tụ tập.
    Bị cáo Mùa A Thắng, SN 1980, trú tại xã Mường Toong (Mường Nhé) tham gia các cuộc họp bàn cách thức thành lập “vương quốc Mông”, tham gia tích cực quản lý danh sách người vi phạm pháp luật, ký giấy ra vào, đôn đốc canh giác chốt ngăn cản hoạt động của các đoàn cán bộ.
    Bị cáo Thào A Khay, SN 1986, trú tại xã Nà Bủng (Mường Nhé) tham gia đi đón các hộ từ Đắk Lắk ra Mường Nhé chờ ngày tập trung, trực tiếp lôi kéo 6 hộ tại bản mình cư trú tham gia tụ tập.
    Bị cáo Chang A Dơ, SN 1979, trú tại bản Can Hồ xã Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) được hứa hẹn cho làm “Phó Bộ trưởng Quốc phòng” của “vương quốc Mông”, Dơ đã bán hết tài sản, đưa gia đình vào bản Huổi Khon tụ tập, được giao quản lý chốt canh gác giám sát, cản trở các đoàn cán bộ làm nhiệm vụ.
    Bị cáo Thào A Lâu, SN 1978, trú tại xã Quảng Lâm (Mường Nhé) đã tham gia nhiều cuộc họp, đón tiếp và nhận bố trí nơi ở cho các hộ từ Đắk Lắk ra tụ tập, gác chốt ngăn cản và trực tiếp khám xét cán bộ khi vào làm nhiệm vụ.
    Bị cáo Cư A Báo, SN 1976, trú tại xã Cư Đrăm (Krông Bông, Đắk Lắk) đã nghe Ía tuyên truyền, bán hết tài sản đưa gia đình và vận động 8 hộ từ Đắk Lắk ra Huổi Khon tụ tập, tham gia nhiều cuộc họp bàn của tổ chức nhằm xin đất riêng để thành lập “vương quốc Mông”.
    Bị cáo Vàng A Giàng, SN 1980, trú tại xã Quảng Lâm (Mường Nhé) đã tham gia các hoạt động của tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc lôi kéo tuyên truyền, vận động người Mông tham gia tụ tập, chỉ đạo bố trí nơi ở cho các hộ trong Đắk Lắk và quản lý theo dõi họ.

    Tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, tỏ ra rất ăn năn hối cải, thừa nhận việc làm sai trái của mình. Đáng chú ý là hầu hết các bị cáo trên đều không biết chữ. Khi phạm tội, các bị cáo trên đều không biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội.

    Căn cứ vào kết luận điều tra, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt: Hai bị cáo Giàng A Sì và Vàng A Giàng, mỗi bị cáo 30 tháng tù giam. 6 bị cáo khác là: Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo và Giàng Seo Phừ, mỗi bị cáo chịu mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày bị tạm giữ.
    Sau khi chấp hành xong án phạt tù, các bị cáo trên còn bị quản chế 24 tháng. Đây là bản án nghiêm minh, song cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam.
    (Theo báo Tin tức/TTXVN)
    •  
    Chu Quốc Hùng 

    Su Vi Thò và ảo tưởng ngông cuồng

    23/05/2016 - 20:55
    Biên phòng - Vừa hoạt động phá hoại cách mạng Lào, gây mất an ninh trật tự khu vực biên giới hai nước Việt Nam - Lào, Su Vi Thò còn cùng đồng bọn thò "vòi bạch tuộc" sang lĩnh vực mua bán ma túy. Âm mưu của hắn là lấy lợi nhuận từ việc mua bán ma túy, để nuôi dưỡng lực lượng phản động phá hoại cách mạng Lào. Nhưng hắn và đồng bọn đã sa lưới pháp luật hai nước Việt Nam - Lào trong Chuyên án 041Av.


    5742afba50e1b61b05000ab7
    Đối tượng cầm đầu Su Vi Thò trong Chuyên án 041Av. Ảnh: Lê Đồng - Đàm Linh

    Bài 2: Vừa phá hoại, vừa buôn ma túy
    Lập đường dây ma túy xuyên quốc gia
    Để có tiền phục vụ cho việc gây dựng, đào tạo lực lượng "phỉ ngầm", ngoài số tiền nhận được từ bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, "tổ chức" của Su Vi Thò còn vận động người dân trồng cây thuốc phiện và tham gia buôn ma túy, đích thân hắn còn chỉ đạo đám đàn em ở bản Lọng Ngua Pá, cụm Buôm Phát, huyện Mường Son, liên hệ với đường dây ma túy ở tỉnh Bò Kẹo (Lào) để chuyển ma túy về huyện Mường Son, sau đó đưa sang địa bàn huyện Sốp Cộp, Sông Mã, tỉnh Sơn La tiêu thụ. Bên cạnh đó, chúng còn vận động các gia đình người Mông ở huyện Mường Son và một số đối tượng tham gia tổ chức phỉ, tiến hành gieo trồng cây thuốc phiện trên diện rộng tại địa bàn huyện này.
    Những hoạt động manh động, liều lĩnh của Su Vi Thò và đồng bọn trong việc buôn ma túy đã tác động không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và khu vực biên giới hai tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Xác định đây là một "tổ chức" phản động "đa chức năng", lực lượng trinh sát BĐBP Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn Lào, lên kế hoạch theo dõi Su Vi Thò và triệt phá tổ chức phản động của hắn. Su Vi Thò và đồng bọn, ngoài những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, còn có biểu hiện liên quan đến hoạt động tội phạm mua bán chất ma túy, vũ khí, vật liệu nổ.
    Đặc biệt, Su Vi Thò còn là một trong những đối tượng cộm cán của đường dây vận chuyển ma túy lớn từ các tỉnh Bắc Lào về huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn. Su Vi Thò cũng là một đầu mối lớn trực tiếp cung cấp ma túy cho các ông trùm ma túy ở huyện Sốp Cộp và huyện Mộc Châu, Sơn La, cũng như các đại lý bán lẻ tại địa bàn. Nguồn ma túy mà Su Vi Thò thường lấy là từ một vựa ma túy khá lớn ở bản Nậm Thuộm, huyện Nậm Bạc, tỉnh Luông Phra-băng (Lào), sau đó vận chuyển về địa bàn, móc nối với các đối tượng người Việt Nam để tiêu thụ với số lượng lớn.
    Từ tài liệu, chứng cứ thu thập được, các trinh sát BĐBP Việt Nam và lực lượng phòng chống ma túy, Công an tỉnh Hủa Phăn, lập tức tiến hành điều tra, xác minh, củng cố tài liệu, chứng cứ về các hoạt động của Su Vi Thò. Và kế hoạch đấu tranh, triệt phá nhóm đối tượng phản động "kiêm nghề" buôn ma túy đã được triển khai. Xác định đây là một tổ chức phản động nguy hiểm luôn cấu kết với bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, chống phá cách mạng Lào và Việt Nam, do vậy, lực lượng trinh sát BĐBP Việt Nam đã báo cáo cấp trên, đồng thời phối hợp với Ban Chỉ huy An ninh tỉnh Hủa Phăn, Cục Phòng chống ma túy, Tổng cục Cảnh sát, Bộ An ninh Lào, lập chuyên án đấu tranh, nhằm ngăn chặn hoạt động tội ác của chúng. Được sự nhất trí của cấp trên, Chuyên án 041Av chính thức được xác lập.
    Trận đánh quyết định
    Do nắm chắc đường đi, lối lại của Su Vi Thò và đồng bọn, Ban Chuyên án 041Av đã chỉ đạo lực lượng trinh sát xã hội hóa để tiếp cận đường dây, đối tượng, qua đó điều tra nắm chắc âm mưu, phương thức hoạt động của chúng. Bằng sự thông minh và kinh nghiệm dày dạn, các trinh sát xã hội hóa đã buộc đối tượng phải bộc lộ toàn bộ đường dây. Bên cạnh đó, để đảm bảo phá án thành công, an toàn tuyệt đối về người, phương tiện, đồng thời đánh trúng, bắt gọn đối tượng, thu giữ đầy đủ tang vật, sau khi tính toán kỹ các phương án, Ban chuyên án quyết định điều chuyển đối tượng rời khỏi địa bàn Mường Son, để khi bắt giữ không bị tay chân của chúng ngăn cản, giải cứu.


    5742afd245bceb9804000dbe
    Tang vật 20 bánh hê-rô-in trong Chuyên án 041Av. Ảnh: Lê Đồng - Đàm Linh

    Vào hồi 19 giờ, ngày 12-3-2016, tại nhà nghỉ Sạ Nề Khem Xăm, thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, theo phương án mà Ban Chuyên án 041Av vạch sẵn, các trinh sát nhanh chóng đồng loạt ập vào khống chế đối tượng cầm đầu Su Vi Thò và 2 tên khác là Già Tho Ly, SN 1966; Ly Phon Trông, SN 1976, cùng trú tại bản Lọng Ngua Pá, huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn. Sau vài giây đồng hồ định hình, Su Vi Thò đảo mắt về hướng cửa sổ định tháo chạy thoát thân.
    Nhưng bằng kinh nghiệm, bản lĩnh nhanh nhạy, các trinh sát đã hạ gục Su Vi Thò cùng đồng bọn, khiến chúng không kịp trở tay. Tại hiện trường, lực lượng phối hợp đánh án đã thu giữ tại chỗ 20 bánh hê-rô-in, 1 ô tô, 1 xe máy. Khám xét khẩn cấp nhà ở của đối tượng Su Vi Thò, lực lượng chức năng tỉnh Hủa Phăn còn phát hiện, thu giữ thêm 1 súng AR15, 1 súng các-bin, 19 lựu đạn và 13kg hạt thuốc phiện.
    Chuyên án 041Av kết thúc, lực lượng phối hợp phá án đã bóc gỡ một phần đường dây mua bán, vận chuyển các chất ma túy từ huyện Sầm Nưa đến các huyện Viêng Xay, Xốp Bâu (Lào) sang tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, xóa bỏ một trong những cơ sở sản xuất ma túy lớn tại địa bàn Sầm Nưa, góp phần hạn chế nguồn ma túy thẩm lậu từ tỉnh Hủa Phăn vào tỉnh Thanh Hóa, Sơn La. Việc bắt giữ được Su Vi Thò ,giúp cho lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Lào bóc gỡ toàn bộ đường dây tổ chức phản động "đa năng", cấu kết với bọn phản động lưu vong ở nước ngoài chống phá Nhà nước Lào, đập tan kế hoạch thành lập "Vương quốc Mông" của chúng, nhằm chia rẽ tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
    Lê Đồng - Đàm Linh

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH