CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 123/c
(ĐC sưu tầm trên NET)
8 thế ngoại cao nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là bộ tiểu
tuyết đầu tiên thuộc thể loại chương, hồi của Trung Quốc. Toàn bộ tác
phẩm xoay quanh chữ “Nghĩa” và cuộc chiến phân chia quyền lực của ba thế
lực phong kiến Ngụy, Thục và Ngô, với ba người đứng đầu là Tào Tháo,
Lưu Bị và Tôn Quyền.
Tác phẩm miêu tả sinh động những biến
đổi lịch sử từ cuối thời Đông Hán đến thời kỳ đầu Tây Tấn. Tác phẩm miêu
tả thành công và làm nổi bật được “sự nhân nghĩa” của Lưu Bị, “sự gian
xảo” của Tào Tháo, “sự trung nghĩa” của Quan Vũ, “sự dũng mãnh” của
Trương Phi, “đa mưu túc trí” của Gia Cát Lượng, “sự ghen ghét đố kỵ” của
Chu Du, “vì lợi ích đại cục” của Tôn Quyền và “sự thiếu quyết đoán” của
Viên Thiệu.
Ngoài ra trong bộ tiểu thuyết này cũng
có một số nhân vật, cao nhân vì “chán ghét” danh lợi thế gian mà sống
ẩn cư nơi núi sâu rừng già cũng được hiển lộ ra. Dưới đây là 8 vị cao
nhân vừa kỳ bí, vừa tài giỏi!
1. Quản Lộ
Ông là thuật sĩ nước Ngụy thời Tam quốc,
tự là Công Minh, người Bình Nguyên (Bình Nguyên, Sơn Đông ngày nay).
Năm 8, 9 tuổi, luôn thích ngẩng đầu quan sát các ngôi sao trên bầu trời.
Sau khi trưởng thành, ông tinh thông “Chu Dịch”, giỏi về bói toán,
tướng thuật, học ngôn ngữ của loài chim. Tương truyền rằng trong mỗi một
lời nói của ông, đều sâu sắc tựa như “xuất thần nhập hóa”.
Quản Lộ là thuật sĩ nổi tiếng trong lịch
sử, được người đời sau tôn sùng và phong là tổ sư của bói toán và xem
tướng. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó có “Chu Dịch Thông Linh Quyết”,“Chu Dịch Thông Linh Yếu Quyết”, “Phá Táo Kinh”, ” Chiêm Ki”… “Tam quốc chí – phương kĩ truyện” đã
xếp thuật bói toán của Quản Lộ ngang hàng với “y thuật của Hoa Đà,
thanh nhạc của Đỗ Quỳ, tướng thuật của Chu Kiến Bình, tướng mộng của Chu
Tuyên”.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có
kể rằng Quản Lộ đã coi bói cho Tào Tháo và tiên đoán chính xác về việc
xảy ra hỏa hoạn ở Hứa Đô và sẽ mất một viên tướng ở núi Định Quân. Về
sau, những lời này đều ứng nghiệm.
2. Mạnh Tiết
Trong “7 lần bắt Mạnh Hoạch”,
Gia Cát Lượng đã được người anh của Man vương Mạnh Hoạch, tự hiệu là
“Vạn An ẩn giả” giúp đỡ. Mạnh Hoạch khởi binh tạo phản, Mạnh Tiết nhiều
lần khuyên can, nhưng Mạnh Hoạch không để ý, ông đành phải ẩn cư trong
rừng sâu. Khi Gia Cát Lượng dẫn quân chinh phạt, quân sĩ bởi vì uống
phải nước sông câm mà bị mất tiếng. Mạnh Tiết đã lấy nước của suối An
Lạc giúp Gia Cát Lượng giải trừ kiếp nạn này, lại dạy quân Thục ngậm
lá giới diệp vân hương để tránh độc khí.
Về sau, Gia Cát Lượng muốn tâu với thiên
tử về việc lập Mạnh Tiết lên làm vua xứ Nam Man nhưng Mạnh Tiết từ
chối. Gia Cát Lượng bèn lấy vàng và tơ lụa ra tặng nhưng Mạnh Tiết vẫn
từ chối không nhận.
3. Hoa Đà
Hoa Đà, tự là Nguyên Hóa, tên thật là
Phu, người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu ( Hào Châu, tỉnh An Huy
ngày nay), là danh y nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Lúc còn
nhỏ ông từng du học bên ngoài, nghiên cứu y thuật, không màng đến con
đường làm quan. Y thuật của ông tinh thông, đặc biệt là giỏi về ngoại
khoa, được người đời sau xưng tụng là “Thánh thủ ngoại khoa”, “ông tổ ngoại khoa“. Ông đã phát minh ra “ma phi tán”
là loại thuốc gây tê dùng trong phẫu thuật được ghi chép sớm nhất trong
lịch sử y học thế giới. Ông lại phỏng theo động tác của chim thú như :
hổ, hươu, gấu, khỉ, chim … mà sáng tác ra “Ngũ Cầm Hi”, sở hữu sách thuốc “Thanh Nang Thư”.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”,
Hoa Đà đã từng trị thương cho Chu Thái bên Đông Ngô, giải độc cho Quan
Vũ ở Kinh Châu và đã để lại câu chuyện cạo xương trị độc. Về sau bởi vì
chẩn đoán ra trong não của Tào Tháo có khối u, cần phải mở não làm phẫu
thuật. Tào Tháo nghi ngờ cho rằng Hoa Đà mượn cớ để hại mình nên đã tống
giam ông vào ngục. Cuối cùng, Tào Tháo đã thật sự bị mắc bệnh đó mà
chết.
4. Vu Cát
Vu Cát là đạo sĩ vào cuối thời Đông Hán,
người Lang Nha (nay là Giao Nam, Sơn Đông). Trước đó ông sống ở phía
đông, sau đó đến Ngô Hội lập tinh xá đốt hương đọc Đạo thư, chế tạo nước
phép để trị bệnh cho dân chúng, và làm rất nhiều việc tốt giúp người
dân Ngô Hội.
Tiểu bá vương Tôn Sách sau khi nghe thấy
vậy thì vô cùng tức giận, vừa không tin đạo sĩ, phép lạ, vừa sợ ông tập
hợp mọi người lại làm loạn. Tôn Sách cho rằng: “Loại yêu
đạo làm điều xằng bậy này có thể mê hoặc người dân, khiến cho quân thần
không còn tuân theo lễ nghĩa vua tôi, không thể không giết”.
Danh thần Trương Chiêu và mẹ của Tôn
Sách đều khuyên không được giết, nhưng Tôn Sách giận không kiềm được vẫn
lấy cớ mê hoặc nhân tâm mà ra lệnh chém giết Vu Cát.
Sau này, mỗi khi ở trong cung điện, Tôn
Sách thường nhìn thấy Vu Cát trừng mắt nhìn mình, nhưng các binh sĩ đều
không nhìn thấy. Tôn Sách vì giết Vu Cát nên ngày ngày đều bị ám ảnh,
thường xuyên đập phá đồ đạc trong cung điện. Về sau, Tôn Sách phát bệnh
mà chết.
5. Lâu Tử Bá
Tào Tháo chinh phạt Mã Siêu, đóng quân ở
sông Vị, hai bên giằng co mãi không phân thắng bại. Lâu Tử Bá ẩn cư ở
núi Chung Nam đã nhắc nhở Tào Tháo rằng dùng binh phải biết thiên
thời, dạy cho Tào Tháo cách tưới nước đóng băng đắp thành, khiến cho
quân Tào chỉ trong một đêm xây xong thành đất và đánh bại quân Mã
Siêu. Sau khi mọi chuyện đã thành, Lâu Tử Bá được Tào Tháo ban thưởng
nhưng ông không nhận, phiêu nhiên mà đi.
6. Bàng Đức Công
Bàng Đức Công là danh sĩ thời Đông Hán,
người Tương Dương. Quan thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu dù đã mấy lần mời ông
vào phủ, nhưng đều không được. Lưu Biểu hỏi ông không nhận lộc quan, thì
lấy gì để lại cho con cháu sau này. Ông trả lời rằng: “Thứ mà người
đời để lại cho con cháu chính là thói xấu ham muốn hưởng lạc, ham ăn
biếng làm. Thứ mà ta để lại cho con cháu là làm ruộng đọc sách, sống
cuộc sống an cư lạc nghiệp. Cái để lại khác nhau mà thôi!”.
Bàng Đức Công có quan hệ thân thiết với
các danh sĩ thời ấy là Tư Mã Huy, Bàng Thống, Gia Cát Lượng. Ông gọi Gia
Cát Lượng là Ngọa Long, Tư Mã Huy là Thủy Kính, Bàng Thống là Phượng
Sồ. Khi Lưu Bị viếng thăm, Thủy Kính mượn lời của đồng tử nhắc nhở đồng
thời tiết lộ thiên cơ cho ông: Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai
có thể an định thiên hạ, từ đây mới có câu chuyện Lưu Bị “Tam cố mao lư” sau này.
7. Lý Ý
Theo “Thần Tiên truyện” của Cát
Hồng, Lý Ý là người quận Thục (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên), sống vào
những năm thời Hán Văn Đế, đến thời Tam quốc vẫn còn sống. Cũng có người
nói rằng, ông là cháu đời thời 17 của Lão Tử Lý Nhĩ, đạo hạnh bí hiểm.
Trước cuộc chiến ở Di Lăng, Lưu Bị muốn
đích thân dẫn đại binh đánh Ngô để báo thù cho người em kết nghĩa của
mình là Trương Phi, nên đã nhờ Lý Ý đoán xem lành dữ thế nào. Lý Ý bèn
lấy giấy vẽ hơn 40 bức tranh binh mã khí giới. Vẽ xong, ông lại xé vụn
từng tờ một. Sau đó ông lại vẽ một người to lớn nằm ngửa trên mặt đất,
một người bên cạnh đào đất chôn, bên trên viết một chữ “bạch” lớn, sau
đó chắp tay mà đi. Lưu Bị bực mình nói với quần thần rằng: “Đây là lão điên khùng! Không đáng tin chút nào!”. Sau đó, Lưu Bị lấy lửa đốt bỏ bức vẽ, rồi giục quân tiến lên.
Lý Ý vẽ hơn 40 bức binh mã khí giới ám
chỉ 40 doanh trại ở ven sông của Lưu Bị. Ông xé nát bức vẽ ám chỉ doanh
trại bị phá. Một người to lớn nằm ngửa trên mặt đất và một người đào đất
chôn ám chỉ là Lưu Bị vì bại trận mà chết. Phía trên viết một chữ
“bạch” lớn chỉ Lưu Bị gửi gắm con nhỏ cho Gia Cát Lượng ở thành Bạch Đế.
Dùng lửa đốt bức vẽ là chỉ doanh trại sau này bị lửa thiêu. Những điều
này về sau từng cái đều ứng nghiệm chuẩn xác.
8. Tả Từ
Ông là phương sĩ (người cầu đạo thời
xưa) cuối thời Đông Hán, người Lư Giang. Thuở nhỏ sống ở núi Thiên Trụ
luyện đan. Tương truyền rằng, ông đã từng uống rượu cùng Tào Tháo, Tào
Tháo muốn có được cá lư sống ở sông Tùng Giang. Tả Từ dùng một chậu đồng
đựng nước là câu được ngay, Tào Tháo mừng rỡ. Về sau trong yến tiệc,
ông dùng thần thông lấy hết rượu thịt mà Tào Tháo dùng để đãi khách nên
đã bị Tào Tháo sai người đuổi giết mà ẩn thân. Về sau thấy có bầy dê,
ông liền ẩn mình vào trong bầy dê này nên binh lính đã không bắt được
ông. Điều này được ghi chép trong rất nhiều tác phẩm như: “Hậu hán thư. Tả Từ truyện”, “Sưu thần ký”, “Phương dư thắng lãm”, “Thiên hạ danh thắng chí, “Giang nam thông chí” hay “Lư giang huyền chí” cũng đều có ghi lại.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Điều gì mới là cái gốc giúp “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ăn sâu vào lòng người?
Trung Quốc có rất nhiều tiểu
thuyết lịch sử, thậm chí có người nói còn miêu tả rằng “mênh mông như
biển cả”. Nhưng cho tới bây giờ, không có bộ tiểu thuyết nào ăn sâu vào
lòng người giống như “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Người Trung Quốc từ trẻ đến
già, từ người có trình độ học vấn cao đến thấp, ai ai cũng biết đến bộ
tiểu thuyết này.
Vậy chủ đề của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là
gì? Vì sao lại được nhiều người, nhiều đời lưu truyền nhau như vậy?
Người già Trung Quốc ngày xưa thường hay ngồi và lấy “Tam Quốc Diễn
Nghĩa” ra đàm luận, khen ngợi tình anh em kết nghĩa của “Lưu – Quan –
Trương” (Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi).
Điều gì khiến “Tam Quốc Diễn Nghĩa” trường tồn?
Vậy rốt cuộc “Tam Quốc Diễn Nghĩa” vì
điều gì mà được lưu truyền từ thời đại này qua thời đại khác lâu như
vậy? Chẳng lẽ chỉ vẻn vẹn là vì những cuộc “đấu trí, so dũng” thôi sao?
Hay là vì điều gì thâm hậu ẩn giấu bên trong tác phẩm này?
Kỳ thực, tác giả La Quán Trung đã nói rõ
chủ đề của tác phẩm. Chính là dùng lịch sử của ba quốc gia để diễn
giải về chữ “nghĩa” của con người làm chủ đề chính.
Những người có một chút am hiểu về văn
hóa truyền thống đều biết, tư tưởng chính yếu của Nho gia xuyên suốt hơn
2.000 năm chính là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Trong đó, “Nghĩa” đứng ở
vị trí thứ hai, xếp trước “Lễ, Trí, Tín” và ngay sau chữ “Nhân”.
Bởi vì “Nhân” là loại cảnh giới thuần
thiện, thiện đến cực điểm. Xưa nay, các triều đại có thể đạt đến được
cảnh giới này vô cùng ít ỏi, không có mấy. Khổng Tử lúc về già mới thực
sự hiểu rõ được nội hàm của chữ “Nhân”. Còn “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”
là một loại nguyên tắc làm người, thì con người lại càng dễ dàng bỏ qua
mà rời xa. Đây cũng chính là lý do mà đa phần các triều đại trong lịch
sử đều chỉ đàm luận về “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là thông qua chính
trị, quân sự, và sự kết giao giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô để diễn giải
sâu hơn về chữ “Nghĩa”.
Quan Vũ vứt bỏ ân oán cá nhân, thậm chí
là lợi ích quốc gia. Tào Tháo tha mạng cho ông một lần, suốt đời ông
không quên. Không phải vì vàng bạc, địa vị mà Tào Tháo không tiếc lời
mời ông, thứ mà Quan Vũ xem trọng là tình cảm thực sự Tào Tháo dành cho
ông. Vì vậy, trên con đường Hoa Dung năm ấy, nếu cần, ông có thể chết
theo quân lệnh để giữ trọng chữ Nghĩa của mình. Quan Vũ đã đem nội hàm
của chữ “Nghĩa” suy diễn đến cực hạn.
Có thể nói, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” sở dĩ
có thể trường tồn mãi trong lịch sử, trường thịnh không suy chính là bởi
vì chủ đề chữ “Nghĩa” cao thượng này.
“Trí, mưu” ở sau chữ “Nghĩa”
Người hiện đại chúng ta, đặc biệt là
người Trung Quốc đại lục, chú trọng chính là mưu kế của thời Tam Quốc.
Thậm chí họ đem cả mưu kế này áp dụng ở chốn quan trường, thương trường
và cả tình trường. Họ không hề cảm nhận được nội hàm của chữ “Nghĩa”.
Điều này thực sự là đáng tiếc, chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, không phân
biệt được đâu là chính yếu, đâu là thứ yếu!
Kỳ thực, dưới ngòi bút của La Quán
Trung, “Trí và mưu” là phạm trù nằm trong “Nghĩa”, “Nghĩa” bao hàm cả
“Trí và mưu”. Con người trước tiên phải có “Nghĩa” sau đó mới có “Trí và
mưu”.
Trước tiên phải có một Gia Cát Lượng
“cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” rồi sau mới có một Gia Cát Lượng
mưu trí. Nói cách khác, nếu như không gặp được minh quân “trung nhân ái
quốc”, Gia Cát Lượng thà rằng chết già ở lều cỏ chứ không nguyện ý đặt
chân vào chốn quan trường hỗn loạn. Đây chính là điểm đáng quý của Gia
Cát Lượng. Đồng thời cũng chính là điểm mà người hiện đại coi trọng mưu
kế, bỏ qua đạo đức lễ nghĩa truyền thống không hiểu được.
Có người thậm chí nói, Gia Cát Lượng nếu
theo Tào Tháo thì đã sớm giúp Tào Tháo hoàn thành việc thống nhất thiên
hạ. Người “trọng danh lợi, khinh nghĩa” sao có thể hiểu được lựa chọn
này của ông? Nếu như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chỉ đơn thuần là thể hiện mưu
kế sách lược thì thực sự sẽ rất nông cạn, chỉ có thể được xem là một bộ
tiểu thuyết binh pháp mà thôi.
Kỳ thực, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là xuyên
suốt nội hàm cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó
vượt xa khỏi phạm trù như lời nói “từ trên xuống dưới đều là tranh đoạt
lợi” của Mạnh Tử. Nó là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được
gọi là “Nghĩa”.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” ngoài chủ đề diễn
giải về chữ “Nghĩa” ra còn có đạo lý “Nhân quả báo ứng”, “Thuận theo tự
nhiên”, “Người tính không bằng trời tính”.
Xét một cách tột cùng, thì lịch sử
truyền thống không phải dạy con người ta lừa gạt, càng không phải là dạy
người ta mưu tính như thế nào, mà chính là dạy người ta cách để
trở thành một người tốt, được mọi người tôn kính. Bởi vì nắm chắc được
điểm này cho nên “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mới có thể “trường thịnh không
suy”, đi sâu vào lòng người và được lưu truyền qua nhiều thời đại như
vậy.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Trong Tam quốc diễn nghĩa , sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Nhưng vùng đất chiến lược Kinh Châu thì dần dần thất thủ. Quan Vũ lãnh trách nhiệm trấn thủ Kinh Châu vì một phút chủ quan mà để tuột mất cơ đồ và gặp họa sát thân.
Tào Tháo nhìn vào hộp đựng thủ cấp của Quan Công mà cười đùa rằng: “ Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ? ”. Bỗng nhiên, đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên. Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ theo nghi thức một vương hầu.
Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ “lăng” một cách kính cẩn như mộ của các đế vương. Vì vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “ Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây “.
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát vang bài ca nước Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “ Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?” Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”. Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:
Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.
Ánh Trăng
Hữu Bằng hiệu đính
Mai Trà biên dịch
Khai quật lăng mộ Quan Vân Trường phát hiện bí mật giấu kín gần 2000 năm khiến hậu thế bàng hoàng
27/11/2016 07:04:40
Quan Vũ là một danh tướng trung nghĩa, có khí khái
của một bậc anh hùng, sống một đời trong sạch, thanh cao. Nhưng nếu một
ngày người ta phát hiện trong mộ Quan Vân Trường, ngoài hài cốt của ông
còn có một người nữ “bí ẩn” khác nằm ngay cạnh đó, chung một huyệt, thì
bạn sẽ nghĩ sao?
Đây chính là chủ
đề mà bài viết sẽ đề cập đến và hé lộ tấm màn che mờ bấy lâu nay về nghi
vấn gây xôn xao cộng đồng người yêu Tam Quốc này.
Cái chết của Quan Vũ và phát hiện bất ngờ từ giới khảo cổ
Trong Tam quốc diễn nghĩa , sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Nhưng vùng đất chiến lược Kinh Châu thì dần dần thất thủ. Quan Vũ lãnh trách nhiệm trấn thủ Kinh Châu vì một phút chủ quan mà để tuột mất cơ đồ và gặp họa sát thân.
Trước khi mất Kinh
Châu, Quan Vân Trường đã lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm
Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi dòng Tương Giang làm tràn
ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hãm Phàn
Thành.
Năm Kỷ Hợi 219,
nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng
việc phòng thủ ở mạn nam, Lã Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh
Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Ông và con trai là Quan
Bình bị bắt. Quan Vũ quyết không đầu hàng, không hoà nghị, cuối cùng cả
hai cha con đều bị sát hại.
Nhưng chỉ khoảng 1
tháng sau, trong buổi đại tiệc mừng công của Đông Ngô nhân chiếm được
Kinh Châu, “hồn” của Quan Vũ nhập vào xác Lã Mông, tự xưng mình là “Hán
Thọ Đình hầu Quan Vân Trường”, chửi mắng Tôn Quyền một hồi rồi vật chết
Lã Mông tại chỗ. Điều này đã làm Quyền kinh sợ, van lạy, và đi gửi thủ
cấp Vân Trường cho Tào Tháo, nhằm chĩa mũi nhọn việc trả thù nghĩa đệ
của Lưu Bị sang Tào Nguỵ.
Tào Tháo nhìn vào hộp đựng thủ cấp của Quan Công mà cười đùa rằng: “ Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ? ”. Bỗng nhiên, đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên. Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ theo nghi thức một vương hầu.
Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ “lăng” một cách kính cẩn như mộ của các đế vương. Vì vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “ Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây “.
Hy sinh trong thời
loạn thế, 2 ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ, nhưng
đến thời Tùy – Đường, các hoàng đế liền tu sửa lại lăng mộ. Nơi an nghỉ
của Quan Công dần dần trở nên bề thế. Tới thời nhà Minh, 2 ngôi mộ an
táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đã trở thành “Quan lăng” với quy
mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ. Điều bất ngờ là cách đây ít năm,
khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật 2 ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương
Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi
ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.
Tương truyền rằng,
khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến
hành đám cưới “phối âm hôn”, chôn 2 người phụ nữ cùng Quan Vũ vì sợ ông
bị cô quạnh nơi hoàng tuyền. Câu hỏi đặt ra là vì sao cả Tôn Quyền và
Tào Tháo đều bỗng dưng có chung cùng một ý tưởng, đó là ‘phối âm hôn’
cho Quan Vũ sau khi ông chết? Điều ‘tình cờ’ đến mức kỳ lạ này liệu chỉ
đơn giản là cho ông bớt cô quạnh nơi hoàng tuyền hay còn uẩn khúc gì
nữa?
Chuyển sinh của Hạng Vũ và mối liên hệ với người đẹp dưới mồ
Truyền thuyết cho
rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ (Xích Long Tinh) ở thiên cung. Thời
đó, có một nhóm người đắc tội với trời nên bị Ngọc Hoàng giáng phạt hạn
hán kéo dài để họ phải chịu nạn đói. Xích Long biết điều ấy. Khi dân
chúng cầu cứu, ngài thương xót, không nỡ ngoảnh mặt quay lưng nên đã tự ý
làm mưa, trái với ý trời. Ngọc Hoàng sai binh tướng đi tiêu diệt Xích
Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa. Vị trụ trì lấy cái chuông úp
lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra.
Nhưng các đệ tử
không nén được tính tò mò, mở ra xem có con gì ở trong, khiến Xích Long
phải chịu nạn đầu thai xuống trần, trở thành Hạng Vũ. Sở Bá vương Hạng
Vũ là một vị tướng lừng lẫy từng góp phần lật đổ nhà Tần, rồi tranh chấp
thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang. Cuối cùng số trời đã định, ông không
thể chống lại và đã tự sát bên bờ sô Ô Giang sau trận Cai Hạ.
Theo một tích
truyện cổ xưa còn lưu lại, Lưu Bang sau khi diệt Hạng Vũ để giành lấy cả
giang sơn, lên ngôi hoàng đế, đã giết hại các công thần như Hàn Tín,
Anh Bố, Bành Việt. Những điều thất đức ấy kết thành án oan ở dưới âm
phủ, nhưng qua mấy đời không vị Diêm vương nào xử được. Có anh học trò
nghèo họ Tư Mã trên dương thế khi làm bài thi có cạnh khóe đến chuyện
này, bảo là thần minh bất công. Các vị Diêm vương cho là phạm thượng,
bắt anh ta xuống âm phủ hỏi tội. Anh chàng không hề sợ hãi, bảo nếu cho
ngồi vào ghế Diêm vương thì sẽ xử án ấy ngon lành.
Thập điện Diêm
vương đồng ý. Thế là anh học trò xử những linh hồn oan gia trái chủ phải
đầu thai trở lại để trả nợ kiếp trước: Bành Việt đầu thai làm Lưu Bị,
Anh Bố làm Tôn Quyền, Hàn Tín làm Tào Tháo, Hạng Vũ đầu thai thành Quan
Vân Trường. Vậy nếu Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ chuyển sinh, thì
chúng ta có thể đoán ra được rằng cô gái có thể “nằm cạnh” Quan Vũ kia
rất có thể là “kiếp sau” nàng Ngu Cơ của Sở bá vương Hạng Vũ năm xưa.
Sự giống nhau đến mức khó tin của hai người đẹp thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc
Ngu Cơ thường
xuyên đi cùng Hạng Vũ tướng mạo tuyệt vời lại thạo cung kiếm ra chiến
trận, sát cánh cùng Sở Bá vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Nàng
sở hữu nét đẹp trong sáng như tiên nữ giáng phàm, đôi mắt hồ thu, cái
nhìn mơ màng xa xăm, giọng nói nhẹ như gió, cử chỉ uyển chuyển tựa mây
đã choán hết trái tim trượng phu.
Còn trong thời Tam
Quốc cũng có một mỹ nhân được miêu tả là có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt
thẹn, khiến bao anh hùng xiêu lòng. Đó không ai khác chính là một trong
tứ đại mỹ nhân Trung Hoa – Điêu Thuyền. Sắc đẹp của nàng được ví là ‘bế
nguyệt’ (tức là khiến ánh trăng cũng phải thẹn thùng).
Đoạn tiễn biệt
giữa Hạng Vũ và Ngu Cơ trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi
tiếng trong lịch sử Trung Quốc được Sử ký của Tư Mã Thiên nhắc tới. Tây
Sở Bá vương Hạng Vũ và Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn đã giảng hoà ở Hồng Câu
để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng vương
khiến Hạng vương phải chạy vào thành Cai Hạ.
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát vang bài ca nước Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “ Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?” Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”. Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:
Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.
Rồi Ngu Cơ lấy
gươm tự vẫn để tránh làm vướng bận Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết,
khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.
Sau đó Hạng Vũ chọn 28 kỵ binh trung thành, liều chết phá vòng vây của
quân Hán vượt ra ngoài. Chạy đến sông Ô Giang thì cùng đường. Tự thấy
không còn mặt mũi nào qua sông về Giang Đông tái dựng cơ đồ, đành tự
vẫn.
Còn nàng Điêu
Thuyền trong ngày ‘ra mắt’ Đổng Trác, cũng đã vừa ca hát, vừa nhảy múa
những vũ điệu trông thật khả ái, lay động lòng người, chinh phục trái
tim của Trác chỉ trong một điệu múa. Tài năng thi ca, vẻ đẹp mê hoặc
lòng người, hay đều mang kiếp hồng nhan mà bạc mệnh đó chính là sự giống
nhau đến khó tin của hai mỹ nhân này. Chỉ có điều, Ngu Cơ được danh
chính ngôn thuận là vợ của Hạng Vũ, còn Điêu Thuyền sau khi hoàn thành
sứ mệnh phá liên minh Đổng Trác – Lã Bố xong thì bặt vô âm tín, không ai
còn biết được nàng đã đi đâu, về đâu.
Có lẽ Tào Tháo
(chuyển sinh của Hàn Tín), Tôn Quyền (chuyển sinh của Anh Bố), và thậm
chí ngay cả ‘anh bán giày cỏ’ Lưu bị (chuyển sinh của Bành Việt) đều đã
biết rõ như in về thân thế của Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ năm xưa
còn nàng Ngu Cơ xinh đẹp thuở ấy lại chính là Điêu Thuyền. Sau khi Quan
Công chết đi, họ mới quyết định an táng ông cùng với một cô gái khác (đã
được làm lễ thay tên đổi họ thành ‘Điêu Thuyền’, như một hình nhân thế
mạng) để ông có thể ngậm cười nơi chín suối, kết nối duyên âm xưa kia,
và vì thế không còn quay trở lại để tìm giết họ nữa! Nàng Điêu Thuyền
lại là một Ngu Cơ, câu chuyện này quả thật là khó tin lắm thay nhưng
cũng đẹp lắm thay.
Xoay quanh mối
quan hệ giữa Quan Vân Trường và Điêu Thuyền cũng có rất nhiều giả thuyết
khác được giới nghiên cứu lịch sử hay những người ham mê truyện “Tam
Quốc” đưa ra. Có người cho rằng, sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo đã cướp
được mỹ nhân Điêu Thuyền. Tào Tháo cho Điêu Thuyền tì nữ hầu hạ trong
phủ. Ông muốn dùng Điêu Thuyền một lần nữa thi triển “mỹ nhân kế” để
ràng buộc Quan Vũ ở dưới trướng của mình.
Tuy nhiên, Quan Vũ
vốn là người “trọng nghĩa khinh sắc”, lẽ nào chỉ vì một người con gái
mà bị lung lạc tinh thần? Khi Tào Tháo dâng Điêu Thuyền cùng các mỹ nữ
khác cho Quan Vũ, ông chỉ vuốt râu, lạnh lùng xua tay ra hiệu cho lui mà
không hề mảy may động tâm. Điêu Thuyền trông cử chỉ thì biết Quan Vũ sẽ
không dung mình nên về phòng riêng tự vẫn.
Ngoài ra còn có
giả thuyết cho biết, sau khi tạm về dưới trướng Tào Tháo, Quan Vũ đã
được “thưởng” cho rất nhiều lễ vật hậu bao gồm: ngựa Xích Thố, ấn phong
hầu và cả mỹ nữ Điêu Thuyền. Tuy nhiên, vì sợ vẻ đẹp của Điêu Thuyền làm
loạn lòng binh sĩ, lại gây đại họa cho thiên hạ, Quan Vũ đã đành lòng
xuống tay chém nàng dưới ánh trăng.
Như vậy, ở giả
thuyết nào thì mối quan hệ giữa Quan Vũ và Điêu Thuyền đều phức tạp hơn
những gì lâu nay người ta vẫn thường hình dung. Anh hùng và mỹ nhân xưa
nay đều có những mối duyên phi thường như vậy. Và phải chăng đó chính là
sự an bài của lịch sử, để con người thời hiện đại có thêm những giai
thoại đẹp, những thần tích, những bài học nghìn năm còn nguyên giá trị.
Ánh Trăng
Hữu Bằng hiệu đính
Nhận xét
Đăng nhận xét