CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 123/b
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thanh Long Đao là một loại đao thuộc Yển Nguyệt Đao. Do trọng lượng của chiếc đao này rất nặng nên nó thường được dùng để luyện tập cho sức mạnh của cánh tay, chứ không dùng trong chiến đấu. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu.
Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg hiện đại. Trong tiểu thuyết có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1780 người.
Triệu Vân, tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh
tướng xuất sắc thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử
Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục
Hán. Dựa trên một số chi tiết trong Tam Quốc và các sử liệu khác, có giả
thuyết chấn động cho rằng: Danh tướng Thục Hán Triệu Tử Long chính là
một… “nữ tướng”.
Từ một di chỉ khảo cổ lạ lùng
Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam Quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.
Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc hơn nữa, trong những nội dung được công bố đó, lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này.
Triệu Vân là gái hay trai? Đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, khi không có những bằng chứng cụ thể. Thế nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách, thì ngay trong câu chuyện về thời Tam Quốc có thể chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ về giới tính thật của hổ tướng Triệu Vân. Chúng tôi tạm đưa ra dưới đây một số điểm còn tồn nghi. Tất nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Sự thật lịch sử vẫn còn trông chờ vào những chứng cứ xác thực hơn.
Những tình tiết chứng tỏ Triệu Vân có bóng dáng của một “nữ nhi”
Triệu Vân trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông: “Cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt“.
Võ thần Triệu Tử Long. (Ảnh: Vnexpress)
Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Cùng với những nghi vấn dưới đây đã khiến chúng ta phải có một cái nhìn khác về vị danh tướng này.
Đẹp trai khác thường
Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, suốt 18 năm rong ruổi, từ Giới Kiều tới dốc Trường Bản, và sau đó là những lần cùng Lưu Bị, Gia Cát Lượng tới Đông Ngô, nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”. Điều này có phần khác lạ so với một người đàn ông hay một vị tướng uy vũ bất kỳ thời đó.
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, hình tượng này quả là đặc biệt. (Ảnh: Shidai8)
Chúng ta cũng chưa từng một lần thấy miêu tả rằng nhân vật này vuốt râu như Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Vân Trường, Hoàng Trung, Tào Tháo, Tôn Quyền…
Tào Tháo chỉ muốn bắt sống Triệu Vân chứ quyết không giết
Cũng trong trận Đương Dương – Trường Bản đó, Tam Quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết bao nhiêu là kể. Tháo nói: “Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy.” Liền sai ngươi tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: “Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn lén, chỉ cốt bắt sống thôi“. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Và đó chính là một điểm nghi vấn!
Tào Tháo đã hạ lệnh “không được bắn tên” mà chỉ muốn “bắt sống Triệu Vân”. Xét theo tính cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm Bối, Trần Cung, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo giết thẳng tay không gì luyến tiếc. Điều gì khiến Triệu Vân trở thành ngoại lệ?
Chúng ta đều biết đến khả năng nhìn người bậc thầy của Tào Tháo. Điển hình là việc ông phát hiện ra Tư Mã ý có tướng Lang cố “…Đầu sói có thể quay nhìn trước sau, tiến có thể tấn công, lui có thể ẩn”… Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý có dấu hiệu của sự phản trắc, gian hiểm và khó lường.
Tào Tháo đã có thể nhìn ra Tư Mã Ý, thì chẳng lẽ một Triệu Vân võ dũng lại không thể nhìn ra?
Quả nhiên sau này cha con Ý làm phản, cướp ngôi nhà Nguỵ, sáng lập nhà Tây Tấn. Tào Tháo cũng có một sở thích khá quái đản là thích vợ của… kẻ thù, do đó có khả năng cảm nhận mỹ nhân rất tinh tế. Nên rất có thể Tào Tháo đã nhìn ra được sự thật về chiến tướng Triệu Vân, có bóng dáng của một ‘đoá hồng’ và đã ra lệnh “không được giết”, chỉ được “bắt sống”.
Triệu Vân không muốn kết hôn
Khi được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân kia thì xấu hổ vô cùng.
Chỉ có Triệu Vân là được giao nhiệm vụ bảo vệ “Hoàng thất” của Lưu Bị
Có quan điểm cho rằng, Lưu Bị và Gia Cát Lượng biết rõ việc Triệu Vân “nữ cải nam trang”, cho nên Lưu mới thu xếp để Vân “bảo vệ vợ con” cho mình. Vì nhiệm vụ bảo đàn bà trẻ nhỏ không chỉ là dùng võ lực và trí tuệ của một nam nhân thông thường, mà còn cần sự tinh tế nhạy bén, thậm chí là phải vô cùng khéo léo trong cách đối nhân xử thế, xử trí những tình huống mà một người đàn ông bình thường khó mà có thể làm được.
Video: Triệu Tử Long, Trương Phi đòi lại A Đẩu
Luôn được giao “việc nhỏ”, “việc phụ” chứ không phải “việc chính”, “việc lớn”
Một thực tế được ghi nhận, đó là Triệu Tử Long có bản lĩnh cao cường, trung thành với Lưu Bị và lập được nhiều chiến công. Tuy nhiên, mặc dù được mệnh danh là một trong “ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán. Nhưng Triệu Tử Long hiếm khi được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trao trọng trách thống lĩnh ba quân, mà chỉ theo chân Lưu Bị “như một vệ sĩ riêng”.
Nếu nói Triệu Vân không được nắm quyền lớn do thiếu tín nhiệm, thì không hợp lý so với việc Lưu Bị trao sự an toàn của cả Hoàng thất vào tay Triệu Vân. Nếu cho rằng Triệu Vân không có tài trí mưu lược, thì trái ngược với tuyên bố của Lưu Bị rằng “toàn thân Triệu Vân đều là can đảm”.
Như vậy, việc Triệu Vân không được trọng dụng trong lực lượng Thục Hán chỉ có thể giải thích rằng Lưu Bị không muốn để tướng yêu của mình phải quá mạo hiểm nơi chiến trường, khi mà sự sống và cái chết không ai đoán trước được.
Trong “ngũ hổ thượng tướng”, Triệu Vân luôn là ‘vai phụ’
Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó. Tại sao lại thế? Có phải vì Lưu Bị nghĩ rằng “phận nữ” thì không nên xếp ngang hàng với “đàn ông”, dù có lập nhiều chiến công đến mấy.
Tam Quốc là thời đại của đàn ông. Ngay cả như Điêu Thuyền, một đại mỹ nhân nghìn năm khó thấy, khi lập được đại công tiêu diệt liên minh Đổng Trác – Lữ Bố mà cũng không hề được phong tước gì. Một vị chiến tướng “gái giả trai” lại càng khó có cơ hội được danh chính ngôn thuận lên đứng cùng hàng ngũ với “tứ hổ thượng tướng” kia cũng là điều dễ hiểu.
Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.
Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông. Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm “Thuận Bình hầu”. Điều đáng nói chính là ngay cả khi cha mình (Lưu Bị) chết rồi mà Lưu Thiện cũng không thể tuỳ ý phong hầu cho Triệu Vân, vị “ân nhân” mà đã 2 xả thân cứu mạng mình để có được ngày hôm nay. Có lẽ ông cũng biết Triệu Vân chính là một người phụ nữ.
Bản năng của người phụ nữ
Video: Triệu Tử Long xông pha giữa trận tiền cứu ấu chúa
Cuộc đời vị ấu chúa A Đẩu đã 2 lần nguy hiểm, một khi dở trận Trường Bản, 2 là khi theo mẹ kế (Tôn Thượng Hương) về Đông Ngô. Cả 2 lần đó đều là Triệu Tử Long tới cứu.
Lần đầu tiên đó, trong khi các tướng khác thì coi trọng “đại sự” hơn nên không ai nghĩ ra là sẽ đi cứu A Đẩu. Ấy vậy mà Tử Long thì lại khác, với cái nhìn tinh tế của một “người phụ nữ”, thì việc chú ý tới trẻ nhỏ là chuyện rất bình thường. Đó là chưa kể khi tả xung hữu đột giữa vòng vây quân Tào, bằng một cách nào đó, Triệu Vân luôn mang lại sự bình yên nhất định cho ấu chúa. Con trai Lưu Bị ngủ say ngon lành giữa trận kịch chiến với gươm đao, máu lửa khốc liệt. Nếu không có bản năng của một người phụ nữ, liệu Triệu Vân có thể nâng niu ấu chúa kỳ diệu đến vậy?
Triệu Vân cũng hiểu được tình cốt nhục và nỗi đau khi phải mất con. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, Triệu Vân đã dám rút kiếm ra chỉ về phía Tôn phu nhân, ép cô phải giao lại A Đẩu cho mình và Trương Phi. Quả là nếu không phải là một người phụ nữ biết cương biết nhu đúng lúc thì khó mà có thể xử lý thành công được những chuyện ‘tưởng nhỏ’ nhưng cực kỳ nhạy cảm thế này.
Triệu vân luôn ‘nằm ở giữa’
Ở đây chúng ta cũng có thể thấy Triệu Vân ‘ở giữa’ trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, là “mệnh thổ”, còn 4 vị trí xung quanh (4 vị tướng) tương ứng với Thuỷ – Mộc – Hoả – Kim.
Mà thổ là đất, tượng trưng cho ‘mẹ’, chỉ những thứ sinh sôi nảy nở đều từ nơi này ra. Là ‘trung tâm’ (như Trái Đất vậy) không phải là Mặt trời (dương, đại biểu cho nam nhi). Và ngũ hành tương sinh thì Hoả sinh Thổ, như mặt trời chiếu rọi xuống cho cỏ cây hoa lá sinh sôi nảy nở từ mặt đất. Với Mặt trời là “trời tròn”, còn mặt đất là “đất vuông” (như sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt vậy).
Nếu Triệu Vân giả gái là thật thì cũng không có gì quá bất thường
Có người sẽ hỏi, còn việc Triệu Vân đã lấy vợ và có con thì sao? Thực ra cũng hoàn toàn có thể giải thích được nếu như “cô” đích thực là con gái. Vì Triệu Vân có thể vẫn lấy vợ, kể cho vợ nghe về thân phận thực sự của mình, rồi nhận con nuôi để che mắt thiên hạ. Mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, nếu giả thuyết thú vị về thân thế Triệu Vân được chứng thực, thì danh tướng này có thể được so sánh với Thánh nữ Jeanne d’Arc – anh hùng dân tộc Pháp.
Và đó cũng không phải là trường hợp “nữ giả trai” duy nhất trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc có Chung Ly Xuân là phận nữ nhưng thích đóng giả trai để đi học võ luyện kiếm như đàn ông, đã từng tới hỏi học binh pháp ở thầy Quỷ Cốc Tử rồi sau này đi theo bảo vệ cho Tôn Tẫn. Cô cũng đã từng cứu mạng vua nước Tề khi bị thích khách là cao thủ võ lâm tới ám hại và đặc biệt là luôn “một lòng” với Tôn Tẫn.
Một nhân vật khác cũng giả trai nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa chính là Chúc Anh Đài. Câu chuyện tình bi thương giữa Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài cũng đã đi vào trong sử sách.
Thời Bắc Nguỵ cũng có một một cô gái nữa, tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô đã thích tập võ, chơi đánh trận. Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh, quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Hoa Mộc Lan không muốn cha già cực khổ, lén chuốc rượu cha, âm thầm lên đường giả trai tòng quân. Đây cũng là một hình tượng về một cô gái giả trai nổi tiếng.
Cả ba Chúc Anh Đài, Chung Ly Xuân và Hoa Mộc Lan đều rất xinh đẹp, không khác gì miêu tả về vẻ đẹp của Tử Long. Chúc Anh Đài yêu Lương Sơn Bá, và Chung Ly Xuân yêu Tôn Tẫn, nhưng cả 2 cặp đôi ấy không thể đến được với nhau. Trong thời đại phong kiến, họ đều buộc phải “nữ cải nam trang”, sử dụng thân phận nam giới để né tránh sự bài xích của xã hội. Nếu đây là sự thật, thì sẽ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của thời Tam Quốc nói riêng và lịch sử Trung Hoa nói chung cho tới ngày nay khiến nhiều người phải cảm thán…
Ánh Trăng
Hữu Bằng hiệu đính
Giau.Co
Đổng Trác ức hiếp thiên tử, lạm sát bá quan văn võ vô tội vạ, điều này đã khiến tư đồ Vương Doãn vô cùng căm hận trong lòng.
2 cha con Điêu Thuyền – Vương Doãn đã quyết xả thân vì nước, lập mưu tính kế diệt gian thần Đổng Trác cứu nguy xã tắc.
Cuối cùng thì kế hoạch của Tư đồ Vương Doãn đã diễn ra đúng như sự kỳ vọng của ông, Lữ Bố cầm kích giết chết Đổng Trác trước bá quan văn võ toàn triều, chấm dứt những tháng ngày bị Trác khủng bố.
Mã Siêu và Hàn Toại, hai tướng chủ lực của quân Tây Lương.
Tào Tháo và Hàn Toại cùng ôn lại chuyện xưa trước trận tiền, điều này không khỏi khiến Mã Siêu nghi ngờ, từ đó trúng kế của Tháo.
Mưu kế thành công, quân địch chưa đánh đã bại, Tào Tháo cười to.
Hữu Bằng hiệu đính
‘Tam Quốc diễn nghĩa’: 6 loại vũ khí lợi hại nhất được coi là ‘bảo bối’ của các anh hùng
Tam Quốc là
thời kỳ phân tranh giữa 3 thế lực lớn là Ngụy – Thục – Ngô, đây là một
trong những thời kỳ phân tranh quyết liệt nhất và cũng là nơi sản sinh
ra nhiều nhân tài bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Họ sở hữu những vũ khí huyền thoại, được miêu tả là có uy lực và khả năng vô cùng đặc biệt.
Lịch sử chứng minh chiến tranh là sự
thúc đẩy đỉnh cao của khoa học kỹ thuật quân sự, hàng trăm loại vũ khí
được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng để một thế lực giành lợi thế trên
chiến trường so với đối thủ. Thời kỳ Tam Quốc diễn ra trong thời gian
ngắn nhưng tại đây đã sản sinh ra hàng loạt vị tướng huyền thoại sử dụng
các loại binh khí được coi là đỉnh cao kỹ thuật lúc bấy giờ.
1. Thanh Long Yển Nguyệt Đao
Chiếc đao của Quan Vũ có tên đầy đủ là
Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Xem qua phim Tam Quốc Diễn Nghĩa có lẽ ai
cũng biết đến chiếc đao này của Quan Vũ.
Thanh Long Đao là một loại đao thuộc Yển Nguyệt Đao. Do trọng lượng của chiếc đao này rất nặng nên nó thường được dùng để luyện tập cho sức mạnh của cánh tay, chứ không dùng trong chiến đấu. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu.
Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg hiện đại. Trong tiểu thuyết có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1780 người.
Trong trận chiến Hổ Lao Quan, Lã Bố đã nói: “Đánh
nhau kịch liệt không phân thắng bại, trước trận chỉ sầu não trước Quan
Vân Trường. Thanh Long Bảo Đao rực rỡ trong sương tuyết, Chiến bào Anh
Vũ bay như cánh bướm”. Quan Vân Trường được miêu tả có khuôn mặt đỏ
như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển
Nguyệt Đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt đó đã đi
sâu vào trái tim của biết bao người.
Quan Vũ cùng chiếc đao này đã lấy
mạng không ít võ tướng. Người đời sau đã gọi Thanh Long Yển Nguyệt Đao
là Quan Đao. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một
tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con
của Quân Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại
chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Quan
Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.
2. Phương Thiên Họa Kích
Phương Thiên Hoạ Kích được biết đến như
một trong những vũ khí nổi tiếng nhất trong các tác phẩm văn học trung
đại. Tuy không phải vũ khí đáng sợ nhất, nhưng nó thuộc về nhân vật đáng
sợ nhất: Lã Bố.
Kích là một trong những vũ khí cổ xưa
nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nhiều sử gia cho rằng các mẫu vũ khí có
hình dáng tương tự như kích đã xuất hiện từ thời nhà Thương, khoảng 1000
năm trước Công Nguyên. Hình dáng của kích được phát triển từ cây thương
hoặc giáo, nhưng có thêm hai lưỡi thép tựa như trăng lưỡi liềm ở hai
bên (hoặc chỉ một bên).
Với thiết kế như vậy, kích không chỉ có
thể đâm, rạch, đập như thương mà còn có các kỹ thuật như chặt, móc, kéo
cơ thể hoặc vũ khí đối thủ. Để dễ dàng sử dụng các kỹ thuật này, cán
kích có phần cứng và ít dẻo hơn thương.
Cái tên của vũ khí này có thể “bật mí”
thêm một vài chi tiết thú vị: “Phương thiên” nghĩa là “nghiêng/ lệch
sang một bên”, chứng tỏ vũ khí của Lã Bố chỉ có một mảnh thép chứ không
phải hai. Riêng chữ “hoạ kích” – cây kích đem lại tai hoạ – lại được sử
dụng như một cách để nhấn mạnh tính huỷ diệt và đáng sợ của vũ khí này.
Kích vốn là một vũ khí khó sử dụng. Với
trọng lượng nặng hơn các vũ khí khác, cộng thêm sở hữu nhiều đòn thế đa
dạng và phức tạp, kích đòi hỏi người sử dụng phải có một sức khoẻ và bản
lĩnh “tương đối”. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Lã Bố 11 tuổi đã
đánh bại đại lực sĩ giỏi nhất của dòng tộc, sau này lớn lên gặp tướng
thì trảm tướng, đối đầu với vạn quân không hề mảy may run sợ, lại từng
một mình chấp cả ba anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi. Tác giả khắc
hoạ hình ảnh Lã Bố gắn liền với Phương Thiên Hoạ Kích, hẳn cũng có “ý đồ” làm nổi bật tài năng của vị danh tướng này.
Cặp bài trùng Phương Thiên Hoạ Kích và Lã Bố trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tam Quốc diễn nghĩa.
Không chỉ là một nhân vật, một vũ khí và một câu chuyện, đó còn là
những bài học sâu sắc đối với người đọc về sự trung thành và chính trực.
Có thể, Phương Thiên Hoạ Kích chưa từng tồn tại ngoài đời thật, thế nhưng xét về mặt văn học, Phương Thiên Hoạ Kích là mảnh ghép hoàn hảo cho Lã Bố và Tam Quốc diễn nghĩa.
3. Bát Xà Mâu
Bát Xà Mâu là binh khí được Trương Phi
sử dụng, theo mô tả đây là cây mâu dài, lưỡi được uốn lượn như thân rắn,
đầu được mài sắc. Bát Xà Mâu thường được sử dụng để đâm, chém ngang với
tốc độ cao. Ngoài ra còn được sử dụng để bổ và trượt dọc thân vũ khí
của đối thủ nhằm buộc đối thủ phải buông vũ khí.
Người sử dụng Bát Xà Mâu phải kết hợp
được sức mạnh và sự nhanh nhẹn, khả năng ứng biến trong mỗi trận đấu
tốt. Như đã thấy Trương Phi khi sử dụng thường thường dồn sức mạnh để
đâm, bổ, chém ngang, cộng với một số thủ thuật gây sức ép tâm lý khiến
đối thủ phân tâm để đưa ra đòn kết liễu nhanh chóng.
Với Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã
tung hoành khắp các chiến địa nổi tiếng nhất thời Tam Quốc, cùng Lưu Bị
đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở Xích
Bích, vào Tây Xuyên diệt Lưu Chương… Trương Phi và Bát Xà Mâu, cùng con
ngựa “Ô vân đạp tuyết” là một trong những sự kết hợp mạnh mẽ nhất, thể
hiện đầy đủ dũng khí của một tướng quân thời cổ đại.
4. Tam Xích Thanh Phong
Trong võ lâm, sử dụng được song kiếm không có mấy người, người luyện võ đều biết câu: “Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày”.
Vì vậy người sử dụng được kiếm mà lại là song kiếm, nhất định là một
nhân vật không bình thường, Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là
người như vậy.
Kiếm hay gươm là một loại vũ khí lạnh
cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong
tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng
trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ.
Sở hữu Tam Xích Thanh Phong, với hai tay
hai kiếm, Lưu Bị đã từng đấu với Lã Bố trong trận ở Hổ Lao Quan, đã
từng đánh với đô đốc Hạ Hầu Đôn ở gò Bác Vọng. Trước những đối thủ mạnh
và rất mạnh như thế, đôi song kiếm này đã hoàn thành xuất sắc vai trò
bảo vệ chủ nhân của mình.
5. Tam Tiêm Thương
Tam Tiêm Thương được mô phỏng theo loại
binh khí trong truyền thuyết của Nhị Lang Thần do Giao Long ba đầu hóa
thành. Cây thương này phần đầu được làm to, mài sắc hai cạnh, đầu của
thương được chẻ làm ba. Với thiết kế như vậy người sử dụng có thể bổ
mạnh uy hiếp đối thủ, móc, kẹp vũ khí và có thể đâm làm đối thủ ngã
ngựa. Trong Tam Quốc, Tam Tiêm Thương được Khương Duy sử dụng.
Một người nữa cũng sử dụng thương vô
cùng điêu luyện trên chiến trường chính là một trong ngũ hổ tướng của
Tây Thục: Triệu Tử Long. Với cây thương của mình, Tử Long đã từng khiến
Tào Tháo giật mình sửng sốt. Trong trận Đương Dương, Trường Bản, Tử Long
đã dùng cây thương này để cứu ấu chúa A Đẩu, con trai Lưu Bị và lấy
mạng hàng chục viên tướng của Tào Tháo. Trong trận mạc Tử Long chính là
một viên tướng uy dũng vô cùng.
6. Đàn thất huyền cầm
Khi nhắc đến “Thất huyền cầm” chúng ta
thường nghĩ ngay đến một loại nhạc cụ có từ cổ xưa của người Trung Hoa
nhưng ít ai biết nó cũng đồng thời là một loại vũ khí nữa. Trong “Tam
Quốc Diễn Nghĩa”, chiếc đàn này không phải là một loại vũ khí gây sát
thương trực tiếp nhưng có khả năng đánh đuổi cả một đội quân hùng hậu.
Còn nhớ khi Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý vây
ở Tây Thành, trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, ông đã mang cây đàn
ấy lên ngồi trên mặt thành bình thản gảy. Khi nghe âm luật và nhìn
phong thái bình tĩnh, với tiếng đàn “truyền giao cách cảm” hàm chứa
thông điệp đầy ẩn ý của Khổng Minh, Tư Mã Ý hiểu ý liền vội rời đi.
Thực ra Tư Mã Ý sợ có quân mai phục
trong thành chỉ là một lý do. Nguyên nhân đằng sau là Tư Mã Ý hiểu chỉ
khi Gia Cát Lượng còn thì mình cũng mới bình an vô sự. Một khi Gia Cát
Lượng không còn, Tư Mã Ý cũng sớm bị hoàng đế nước Ngụy trừ bỏ.
Săn được thỏ thì giết chó, bắt được cá
thì vứt giỏ, khi đại nghiệp thành, chiến tranh qua đi, tất mưu sĩ và đại
tướng sẽ bị hại, đó là lẽ thường trong lịch sử. Với Gia Cát Lượng mà
nói, đây cũng là một kiểu ‘chiến tranh tâm lý’ cực kỳ đặc biệt. Người ta
nói, tiếng đàn của Gia Cát Lượng có sức mạnh của chục vạn hùng binh là
như vậy.
Tiếng đàn đã hoàn thành xuất sắc vai trò
của mình như một loại ‘vũ khí’ lợi hại, xưa nay ít thấy. Chỉ có các bậc
cao nhân mới có thể sử dụng chúng và ‘đối thủ’ cũng nhất định là phải ở
cùng một cảnh giới thật cao mới có thể hiểu nổi.
Ánh Trăng
Hữu Bằng hiệu đính
Nghi án Triệu Tử Long, chiến tướng vĩ đại bậc nhất thời Tam Quốc là… ‘gái giả trai’?
06/11/2016
Suy ngẫm
Từ một di chỉ khảo cổ lạ lùng
Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam Quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.
Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc hơn nữa, trong những nội dung được công bố đó, lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này.
Triệu Vân là gái hay trai? Đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, khi không có những bằng chứng cụ thể. Thế nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách, thì ngay trong câu chuyện về thời Tam Quốc có thể chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ về giới tính thật của hổ tướng Triệu Vân. Chúng tôi tạm đưa ra dưới đây một số điểm còn tồn nghi. Tất nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Sự thật lịch sử vẫn còn trông chờ vào những chứng cứ xác thực hơn.
Những tình tiết chứng tỏ Triệu Vân có bóng dáng của một “nữ nhi”
Triệu Vân trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông: “Cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt“.
Võ thần Triệu Tử Long. (Ảnh: Vnexpress)
Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Cùng với những nghi vấn dưới đây đã khiến chúng ta phải có một cái nhìn khác về vị danh tướng này.
Đẹp trai khác thường
Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, suốt 18 năm rong ruổi, từ Giới Kiều tới dốc Trường Bản, và sau đó là những lần cùng Lưu Bị, Gia Cát Lượng tới Đông Ngô, nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”. Điều này có phần khác lạ so với một người đàn ông hay một vị tướng uy vũ bất kỳ thời đó.
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, hình tượng này quả là đặc biệt. (Ảnh: Shidai8)
Chúng ta cũng chưa từng một lần thấy miêu tả rằng nhân vật này vuốt râu như Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Vân Trường, Hoàng Trung, Tào Tháo, Tôn Quyền…
Tào Tháo chỉ muốn bắt sống Triệu Vân chứ quyết không giết
Cũng trong trận Đương Dương – Trường Bản đó, Tam Quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết bao nhiêu là kể. Tháo nói: “Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy.” Liền sai ngươi tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: “Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn lén, chỉ cốt bắt sống thôi“. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Và đó chính là một điểm nghi vấn!
Tào Tháo đã hạ lệnh “không được bắn tên” mà chỉ muốn “bắt sống Triệu Vân”. Xét theo tính cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm Bối, Trần Cung, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo giết thẳng tay không gì luyến tiếc. Điều gì khiến Triệu Vân trở thành ngoại lệ?
Chúng ta đều biết đến khả năng nhìn người bậc thầy của Tào Tháo. Điển hình là việc ông phát hiện ra Tư Mã ý có tướng Lang cố “…Đầu sói có thể quay nhìn trước sau, tiến có thể tấn công, lui có thể ẩn”… Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý có dấu hiệu của sự phản trắc, gian hiểm và khó lường.
Tào Tháo đã có thể nhìn ra Tư Mã Ý, thì chẳng lẽ một Triệu Vân võ dũng lại không thể nhìn ra?
Quả nhiên sau này cha con Ý làm phản, cướp ngôi nhà Nguỵ, sáng lập nhà Tây Tấn. Tào Tháo cũng có một sở thích khá quái đản là thích vợ của… kẻ thù, do đó có khả năng cảm nhận mỹ nhân rất tinh tế. Nên rất có thể Tào Tháo đã nhìn ra được sự thật về chiến tướng Triệu Vân, có bóng dáng của một ‘đoá hồng’ và đã ra lệnh “không được giết”, chỉ được “bắt sống”.
Triệu Vân không muốn kết hôn
Khi được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân kia thì xấu hổ vô cùng.
Chỉ có Triệu Vân là được giao nhiệm vụ bảo vệ “Hoàng thất” của Lưu Bị
Có quan điểm cho rằng, Lưu Bị và Gia Cát Lượng biết rõ việc Triệu Vân “nữ cải nam trang”, cho nên Lưu mới thu xếp để Vân “bảo vệ vợ con” cho mình. Vì nhiệm vụ bảo đàn bà trẻ nhỏ không chỉ là dùng võ lực và trí tuệ của một nam nhân thông thường, mà còn cần sự tinh tế nhạy bén, thậm chí là phải vô cùng khéo léo trong cách đối nhân xử thế, xử trí những tình huống mà một người đàn ông bình thường khó mà có thể làm được.
Video: Triệu Tử Long, Trương Phi đòi lại A Đẩu
Luôn được giao “việc nhỏ”, “việc phụ” chứ không phải “việc chính”, “việc lớn”
Một thực tế được ghi nhận, đó là Triệu Tử Long có bản lĩnh cao cường, trung thành với Lưu Bị và lập được nhiều chiến công. Tuy nhiên, mặc dù được mệnh danh là một trong “ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán. Nhưng Triệu Tử Long hiếm khi được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trao trọng trách thống lĩnh ba quân, mà chỉ theo chân Lưu Bị “như một vệ sĩ riêng”.
Nếu nói Triệu Vân không được nắm quyền lớn do thiếu tín nhiệm, thì không hợp lý so với việc Lưu Bị trao sự an toàn của cả Hoàng thất vào tay Triệu Vân. Nếu cho rằng Triệu Vân không có tài trí mưu lược, thì trái ngược với tuyên bố của Lưu Bị rằng “toàn thân Triệu Vân đều là can đảm”.
Như vậy, việc Triệu Vân không được trọng dụng trong lực lượng Thục Hán chỉ có thể giải thích rằng Lưu Bị không muốn để tướng yêu của mình phải quá mạo hiểm nơi chiến trường, khi mà sự sống và cái chết không ai đoán trước được.
Trong “ngũ hổ thượng tướng”, Triệu Vân luôn là ‘vai phụ’
Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó. Tại sao lại thế? Có phải vì Lưu Bị nghĩ rằng “phận nữ” thì không nên xếp ngang hàng với “đàn ông”, dù có lập nhiều chiến công đến mấy.
Tam Quốc là thời đại của đàn ông. Ngay cả như Điêu Thuyền, một đại mỹ nhân nghìn năm khó thấy, khi lập được đại công tiêu diệt liên minh Đổng Trác – Lữ Bố mà cũng không hề được phong tước gì. Một vị chiến tướng “gái giả trai” lại càng khó có cơ hội được danh chính ngôn thuận lên đứng cùng hàng ngũ với “tứ hổ thượng tướng” kia cũng là điều dễ hiểu.
Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.
Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông. Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm “Thuận Bình hầu”. Điều đáng nói chính là ngay cả khi cha mình (Lưu Bị) chết rồi mà Lưu Thiện cũng không thể tuỳ ý phong hầu cho Triệu Vân, vị “ân nhân” mà đã 2 xả thân cứu mạng mình để có được ngày hôm nay. Có lẽ ông cũng biết Triệu Vân chính là một người phụ nữ.
Bản năng của người phụ nữ
Video: Triệu Tử Long xông pha giữa trận tiền cứu ấu chúa
Cuộc đời vị ấu chúa A Đẩu đã 2 lần nguy hiểm, một khi dở trận Trường Bản, 2 là khi theo mẹ kế (Tôn Thượng Hương) về Đông Ngô. Cả 2 lần đó đều là Triệu Tử Long tới cứu.
Lần đầu tiên đó, trong khi các tướng khác thì coi trọng “đại sự” hơn nên không ai nghĩ ra là sẽ đi cứu A Đẩu. Ấy vậy mà Tử Long thì lại khác, với cái nhìn tinh tế của một “người phụ nữ”, thì việc chú ý tới trẻ nhỏ là chuyện rất bình thường. Đó là chưa kể khi tả xung hữu đột giữa vòng vây quân Tào, bằng một cách nào đó, Triệu Vân luôn mang lại sự bình yên nhất định cho ấu chúa. Con trai Lưu Bị ngủ say ngon lành giữa trận kịch chiến với gươm đao, máu lửa khốc liệt. Nếu không có bản năng của một người phụ nữ, liệu Triệu Vân có thể nâng niu ấu chúa kỳ diệu đến vậy?
Triệu Vân cũng hiểu được tình cốt nhục và nỗi đau khi phải mất con. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, Triệu Vân đã dám rút kiếm ra chỉ về phía Tôn phu nhân, ép cô phải giao lại A Đẩu cho mình và Trương Phi. Quả là nếu không phải là một người phụ nữ biết cương biết nhu đúng lúc thì khó mà có thể xử lý thành công được những chuyện ‘tưởng nhỏ’ nhưng cực kỳ nhạy cảm thế này.
Triệu vân luôn ‘nằm ở giữa’
Ở đây chúng ta cũng có thể thấy Triệu Vân ‘ở giữa’ trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, là “mệnh thổ”, còn 4 vị trí xung quanh (4 vị tướng) tương ứng với Thuỷ – Mộc – Hoả – Kim.
Mà thổ là đất, tượng trưng cho ‘mẹ’, chỉ những thứ sinh sôi nảy nở đều từ nơi này ra. Là ‘trung tâm’ (như Trái Đất vậy) không phải là Mặt trời (dương, đại biểu cho nam nhi). Và ngũ hành tương sinh thì Hoả sinh Thổ, như mặt trời chiếu rọi xuống cho cỏ cây hoa lá sinh sôi nảy nở từ mặt đất. Với Mặt trời là “trời tròn”, còn mặt đất là “đất vuông” (như sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt vậy).
Nếu Triệu Vân giả gái là thật thì cũng không có gì quá bất thường
Có người sẽ hỏi, còn việc Triệu Vân đã lấy vợ và có con thì sao? Thực ra cũng hoàn toàn có thể giải thích được nếu như “cô” đích thực là con gái. Vì Triệu Vân có thể vẫn lấy vợ, kể cho vợ nghe về thân phận thực sự của mình, rồi nhận con nuôi để che mắt thiên hạ. Mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, nếu giả thuyết thú vị về thân thế Triệu Vân được chứng thực, thì danh tướng này có thể được so sánh với Thánh nữ Jeanne d’Arc – anh hùng dân tộc Pháp.
Và đó cũng không phải là trường hợp “nữ giả trai” duy nhất trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc có Chung Ly Xuân là phận nữ nhưng thích đóng giả trai để đi học võ luyện kiếm như đàn ông, đã từng tới hỏi học binh pháp ở thầy Quỷ Cốc Tử rồi sau này đi theo bảo vệ cho Tôn Tẫn. Cô cũng đã từng cứu mạng vua nước Tề khi bị thích khách là cao thủ võ lâm tới ám hại và đặc biệt là luôn “một lòng” với Tôn Tẫn.
Một nhân vật khác cũng giả trai nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa chính là Chúc Anh Đài. Câu chuyện tình bi thương giữa Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài cũng đã đi vào trong sử sách.
Thời Bắc Nguỵ cũng có một một cô gái nữa, tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô đã thích tập võ, chơi đánh trận. Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh, quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Hoa Mộc Lan không muốn cha già cực khổ, lén chuốc rượu cha, âm thầm lên đường giả trai tòng quân. Đây cũng là một hình tượng về một cô gái giả trai nổi tiếng.
Cả ba Chúc Anh Đài, Chung Ly Xuân và Hoa Mộc Lan đều rất xinh đẹp, không khác gì miêu tả về vẻ đẹp của Tử Long. Chúc Anh Đài yêu Lương Sơn Bá, và Chung Ly Xuân yêu Tôn Tẫn, nhưng cả 2 cặp đôi ấy không thể đến được với nhau. Trong thời đại phong kiến, họ đều buộc phải “nữ cải nam trang”, sử dụng thân phận nam giới để né tránh sự bài xích của xã hội. Nếu đây là sự thật, thì sẽ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của thời Tam Quốc nói riêng và lịch sử Trung Hoa nói chung cho tới ngày nay khiến nhiều người phải cảm thán…
Ánh Trăng
Hữu Bằng hiệu đính
Giau.Co
6 trận chiến đặc biệt nhất thời Tam Quốc, gần 2000 năm còn lưu danh sử sách (Phần 2)
Từ những trận trước khi cục diện
Tam Quốc hình thành như Đồng Quan, Hổ Lao Quan cho đến những trận phân
định thiên hạ như Quan Độ, Xích Bích, Di Lăng đi vào sử sách, người ta
thấy rõ được mưu trí cũng như sự dũng cảm phi thường của các dũng tướng
huyền thoại một thời. Tất cả đã tạo nên một thời đại anh hùng, huy hoàng
hiếm có.
“Trận chiến phấn son”, Điêu Thuyền diệt Đổng Trác
Vào thời Hán mạt, liên minh Đổng Trác –
Lữ Bố nổi lên như một khối u, làm suy kiệt nhà Hán. Vốn bản tính tham
tàn, Đổng Trác đã gây ra biết bao tội ác trời đất không dung như: giết
vua Thiếu Đế, giết Hà Hậu và Đường Phi, sát hại dã man bá quan văn võ,
lạm sát thường dân vô tội.
Đổng Trác quy tụ quanh mình nhiều kẻ bất
lương, tàn bạo: con rể Lý Nho đa mưu túc trí, nổi tiếng thâm hiểm, con
nuôi Lã Bố kiêu dũng, thiện chiến. Cũng vì thế mà Đổng Trác ngày càng
lạm quyền, khinh thường bá quan văn võ và chính cả vua nhà Hán, âm mưu
thoán nghịch. Trong tình cảnh ấy, quan tư đồ Vương Doãn, vốn là một cựu
thần Hán thất, cảm thấy vô cùng bất bình nhưng cũng giống như nhiều đồng
liêu khác, ông cũng hoàn toàn bất lực.
Đổng Trác ức hiếp thiên tử, lạm sát bá quan văn võ vô tội vạ, điều này đã khiến tư đồ Vương Doãn vô cùng căm hận trong lòng.
Vương Doãn có một người con gái nuôi tên
là Điêu Thuyền, nhan sắc tuyệt trần, chim sa cá lặn. Lã Bố và cả Đổng
Trác vốn cực kỳ háo sắc. Vương tư đồ mới nảy ra ý định lập kế liên hoàn
để trừ bỏ liên minh Đổng Trác – Lã Bố. Kế liên hoàn của Vương Doãn bao
gồm rất nhiều mưu kế kết hợp với nhau: kế mỹ nhân, kế ly gián, kế “dụ
rắn khỏi hang”, khổ nhục kế…
2 cha con Điêu Thuyền – Vương Doãn đã quyết xả thân vì nước, lập mưu tính kế diệt gian thần Đổng Trác cứu nguy xã tắc.
Vương Doãn nói với con gái: “Cha tin
lòng con, nhưng ngại con không thực hành được. Nguyên cha con thằng
Đổng Trác là phường háo sắc, bây giờ cha muốn dùng “liên hoàn kế”, trước
đem con hứa tiếng gả cho Bố rồi sau lại hiến cho Trác. Con ở giữa tùy
cơ ứng biến làm cho cha con nó trở lại giết hại nhau. Nếu mà làm được
như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn”.
Nghe lời cha, Điêu Thuyền đã dùng “khổ
nhục kế”, chịu muôn vàn cay đắng quyết tâm chia rẽ liên minh Đổng Trác –
Lã Bố. Vương Doãn hứa gả nàng cho con nuôi Đổng Trác là Lã Bố, nhưng
sau đó lại hiến nàng cho Đổng Trác. Điêu Thuyền một mặt khóc lóc với Lã
Bố là mình bị Đổng Trác cướp đi và cưỡng bức, mặt khác lại nỉ non với
Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ. Hai bố con nghi kỵ nhau, cuối cùng Lã
Bố giết Đổng Trác.
Cuối cùng thì kế hoạch của Tư đồ Vương Doãn đã diễn ra đúng như sự kỳ vọng của ông, Lữ Bố cầm kích giết chết Đổng Trác trước bá quan văn võ toàn triều, chấm dứt những tháng ngày bị Trác khủng bố.
Người con gái bé nhỏ đã làm được điều mà
cả vạn đấng mày râu vũ dũng bó tay đó là dùng trí thông minh ưu việt,
cùng nghệ thuật “đóng kịch bậc thầy” của mình để ly gián Đổng Trác và Lã
Bố, khiến cho Lã Bố phải nổi cơn ghen, say máu vác kích đuổi theo Đổng
Trác để giết, làm náo loạn Phụng Nghi Đình.
Đây là một trận chiến phi thường, không
giáo gươm, không đổ một giọt máu mà vẫn thành công vang dội. Chỉ có 2
người thân cô thế cô: Vương Doãn và cô con gái nuôi Điêu Thuyền, mà phải
đối đầu với thế lực mạnh nhất thời bấy giờ Đổng Trác – Lữ Bố. Đó thực
sự là một cuộc chiến không hề cân sức. Khi gươm đao đã không còn tác
dụng, thì sắc đẹp của một cô gái mới tuổi trăng rằm lại hóa thành vũ khí
vô cùng nguy hiểm. Điêu Thuyền chẳng thua kém gì nàng Tây Thi xưa kia.
Đó quả thực là những người con gái có sức mạnh xoay chuyển cả càn khôn
chỉ bằng một cái liếc mắt đưa tình.
Công lao và sự lợi hại của Điêu Thuyền
khiến cho người đời sau không khỏi thán phục. Như Mao Tôn Cương trong
Thánh Thán Ngoại Thư có viết: “18 lộ quân chư hầu không giết nổi
Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi
Đổng Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố,
mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến
trường, lấy son phấn làm giáp khôi, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước
mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu
cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường,
đáng sợ thay!”.
Trận Đồng Quan, Tào Tháo hút chết dưới tay Mã Siêu
Năm 211, biết Mã Đằng có bụng phản mình,
Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu ông về triều và hại chết. Mã Đại
là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu, con trai ông. Mã Siêu vô
cùng căm hận, hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân
Tây Lương chuẩn bị báo thù cho cha.
Mã Siêu và Hàn Toại, hai tướng chủ lực của quân Tây Lương.
Năm Hán Hiến đế Kiến An thứ 16 (năm 221
trước Công Nguyên), tháng 3, Thừa tướng Tào Tháo phái Tư lệ hiệu uý
Chung Do giả đi trừng phạt Trương Lỗ đang chiếm cứ Hán Trung theo kế
“mượn đường diệt Quắc” (giả đánh Hán Trung nhưng mục đích tiêu diệt quân
Tây Lương). Mã Siêu, Hàn Toại lập tức tập trung hơn 20 vạn người ngựa
chủ động tiến công trước nhằm tạo lợi thế trên chiến trường.
Quân Tây Lương vốn quen chiến trận, mau
chóng chiếm được lợi thế trên chiến trường. Mã Siêu nhanh chóng đánh
chiếm được Trường An, rồi phá luôn ải Đồng Quan. Tào Tháo kéo quân đến
ải Đồng Quan, nhìn thấy Mã Siêu là một trang anh tuấn, hào hoa đẹp đẽ,
bào trắng giáp trắng, hai tướng là Mã Ðại, Bàng Ðức oai phong lẫm liệt,
quân sĩ Tây Lương đều cường tráng, trong lòng khen thầm.
Tào Tháo và Mã Siêu chất vấn nhau trên
chiến trường một hồi, sau bộ tướng của Tháo đấu tay đôi với Siêu bị đánh
bại, quân Tây Lương sĩ khí bừng bừng. Siêu ra lệnh tiến công, hai bên
giao tranh một hồi quân Tháo thua to, bị Mã Siêu đánh bại, bỏ chạy thục
mạng. Siêu truy kích rất sát, cứ nhắm kẻ râu dài, mặc áo bào đỏ mà đuổi…
Bởi thế, Tào Tháo đã phải ném đi chiếc áo bào quý, thậm chí cắt cả bộ
râu kiêu hãnh của mình rồi xé cờ làm khăn che kín mặt để chạy trốn. Mã
Siêu vẫn đuổi kíp ngay phía sau. Tào Tháo cùng đường, chỉ biết chạy
quanh một gốc cây. Tưởng đâu chết phen này, may nhờ Tào Hồng đến đánh
chặn, Tháo mới giữ được mạng. Từ đó chỉ cố thủ không ra đánh.
Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng
gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào
Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã Siêu nghi ngờ Hàn
Toại. Đánh nhau mấy trận, Hàn Toại thấy quân Tào hùng mạnh, mấy lần xin
cầu hoà. Ban đầu Tào Tháo không đáp ứng, sau mưu sĩ Giả Hủ hiến kế, Tào
Tháo liền quyết định một mình cưỡi ngựa ra trước hàng quân gặp Hàn Toại.
Hôm sau Tào Tháo và Hàn Toại cưỡi ngựa
một mình ra trước hàng quân để đối thoại với nhau. Vốn cha của Tào Tháo
và cha của Hàn Toại ngày trước cùng thi đỗ khoa Hiếu Liêm, Tào và Hàn
lại cùng theo nghiệp đèn sách khoa cử, nên khi đổi thoại Tào Tháo chỉ
nhắc chuyện xưa, không đề cập gì quân sự. Đôi bên trò chuyện hồi lâu
thậm chí còn vỗ tay cười lớn.
Tào Tháo và Hàn Toại cùng ôn lại chuyện xưa trước trận tiền, điều này không khỏi khiến Mã Siêu nghi ngờ, từ đó trúng kế của Tháo.
Hàn Toại trở về bên quân mình, Mã Siêu vội hỏi: “Tào Tháo nói gì vậy?”, Hàn Toại đáp: “Chỉ nói chuyện cũ ở kinh sư thôi”. “Đôi bên ra trước hàng quân để đàm phán mà lại không bàn việc quân sự là thế nào?”,
Mã Siêu lòng đầy hồ nghi. Tào Tháo về đến trại, y theo mưu của Giả Hủ,
gửi cho Hàn Toại một phong thư, trong thư có nhiều chỗ cố ý dập xóa. Mã
Siêu nghe nói Tào Tháo gửi thư cho Hàn Toại, liền đến xem, thấy trong
thư có nhiều chỗ dập xóa, nghi là Hàn Toại định giấu mình điều gì nên
xóa đi, hỏi tại sao lại xóa như vậy.
Hàn Toại nói: “Thư gửi đến đã dập xoá như thế rồi, chắc là Tào Tháo sơ ý nên viết nhầm, phải xoá”. Mã Siêu nói: “Tào Tháo là người cực kỳ tinh tế, không đời nào viết nhầm như vậy được”.
Hàn Toại chẳng biết đối đáp ra sao nữa. Mã Siêu cho rằng mối nghi ngờ
của mình là đúng. Hàn Toại vốn cùng cha của Mã Siêu là Mã Đằng khởi
binh, tình thân như huynh đệ, vốn có quan hệ rất tốt với Mã Siêu kẻ địch
không lợi dụng gì được. Chẳng ngờ đến lúc này chỉ vì một bức thư của
Tào Tháo mà nội bộ mất đoàn kết, hai bên không còn đồng tâm hiệp lực với
nhau nữa.
Biết nội bộ quân Tây Lương đã nghi ngờ
nhau, Tào Tháo ra quân tiến đánh. Ông hẹn ngày hội chiến với liên quân
Quan Trung. Sau khi liên quân dàn trận hết thì Tào Tháo chỉ cho bộ binh
xuất trận, hai bên đánh nhau khá lâu, Ông dùng khinh binh nhử trước cho
địch đuổi theo rồi mới dùng quân tinh nhuệ giáp công. Tào Tháo cho kỵ
binh đánh ép từ hai phía vào, kẹp liên quân vào giữa.
Mưu kế thành công, quân địch chưa đánh đã bại, Tào Tháo cười to.
Do sẵn mối nghi ngờ với Hàn Toại nên
liên quân không thể hiệp đồng tác chiến có hiệu quả. Quân Tây Lương dao
động, bị đánh bại. Mã Siêu và Hàn Toại phải chạy trốn về Lương Châu.
Quan Trung rơi vào tay Tào Tháo. Hàn Toại bỏ chạy về Kim Thành, Mã Siêu
thua chạy sang bộ lạc của người Nhung. Tào Tháo dẫn quân truy kích Mã
Siêu đến tận An Định nhưng chưa bắt được Mã Siêu thì có tin Tôn
Quyền mang quân đánh Trung Nguyên nên lập tức rút đại quân về phía Đông,
để Hạ Hầu Uyên ở lại trấn giữ.
Đạo quân Quan Tây của Mã Siêu bị đánh
bại, Tào Tháo liền kéo quân về Hứa Đô. Các tướng hỏi Tào vì sao chỉ có
vài vạn quân lại đánh thắng hơn 20 vạn quân của Mã Siêu, thì Tào Tháo
cười đáp: “Tôn Tử đã nói: thân nhi li chi, ta chỉ làm theo kế của Giả Hủ mà chia rẽ nội bộ của đối phương đó thôi. Cẳng kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý” (Địch không đề phòng thì ta tiến đánh, ra quân bất ngờ).
Ánh TrăngHữu Bằng hiệu đính
Nhận xét
Đăng nhận xét