Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mao Trạch Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mao Trạch Đông
毛泽东
{{{caption}}}
Mao Trạch Đông
Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ 20 tháng 3, 1943 – 9 tháng 9, 1976
Kế nhiệm Hoa Quốc Phong
Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ
Lâm Bưu
Chu Ân Lai
Hoa Quốc Phong
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhiệm kỳ 27 tháng 9, 1954 – 27 tháng 4, 1959
Kế nhiệm Lưu Thiếu Kỳ
Phó Chủ tịch Chu Đức
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 8 tháng 9, 1954 – 9 tháng 9, 1976
Kế nhiệm Hoa Quốc Phong
Chủ tịch Hiệp Chính
Nhiệm kỳ 1 tháng 10, 1949 – 25 tháng 12, 1976
Kế nhiệm Chu Ân Lai
Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Đại diện Khu vực Bắc Kinh (54 – 59; 64 – 76)

Đảng Danghui.svg Đảng Cộng sản
Sinh 26 tháng 12, 1893
Thiều Sơn, Tương Đàm, Hồ Nam, Đại Thanh Quốc
Mất 9 tháng 9, 1976 (82 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Dân tộc Hán
Tôn giáo Không
Phu nhân La Thị (罗一秀)
Dương Khai Tuệ (杨开慧)
Hạ Tử Trân (贺子珍)
Giang Thanh (江青)
Con cái Mao Ngạn Anh (毛岸英)
Mao Ngạn Thanh (毛岸青)
Mao Ngạn Long
Lý Mẫn (李敏)
Lý Nạp (李讷)
Chữ kí Mao Zedong Signature.svg
(Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; phanh âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) [ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ "chi" 之 có thêm đầu chữ thảo 艹], bút danh: Tử Nhậm (子任) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist).
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung HoaMao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).

Những năm đầu

Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)

Bức truyền thần Chủ tịch Mao Trạch Đông
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Chiến tranh và cách mạng

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thuTrường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Mao năm 1931
Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổcố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (19371945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Lãnh đạo Trung Quốc

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; trong suốt 27 năm, ông đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát và đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu Bình, Chu Đức,...
Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào "Đại nhảy vọt" vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX - Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Kế hoạch tiếp theo mà Mao ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Qua đời

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh.
Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig's hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.

Đánh giá

Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tháng 7 năm 2007 viết:
Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên an môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông
—Tân Tử Lăng
Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.
—NXB CTQG

Gia đình

Những người vợ

  • La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
  • Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
  • Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
  • Giang Thanh (江青): kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có 1 con gái là Lý Nạp.

Ông nội, cụ và bố mẹ

Anh chị em

Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.
Ngoài ra Mao Trạch Kiến (毛泽建, 1905 - 1929) tức Mao Trạch Hồng là chị họ, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930

Những người con

Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn.

Các tác phẩm

  • Thực tiễn luận (Luận về vấn đề "thực tiễn")
  • Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề "mâu thuẫn")
  • Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài)
  • Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới)
  • Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông)
  • Hồng bảo thư

Những câu nói nổi tiếng

Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu
Súng đẻ ra chính quyền
Nông thôn bao vây thành thị
trí thức không bằng cục phân
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 04:38, ngày 20 tháng 6 năm 2014

Làn sóng sám hối về Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc

Nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ không được quên bài học lịch sử, nhiều cựu Hồng vệ binh ở Trung Quốc đã công khai xin lỗi về thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976).

 Làn sóng sám hối về Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc
Các nhóm Hồng vệ binh Trung Quốc xuống đường trong Cách mạng Văn hóa - Ảnh: AFP 
Vào một buổi sáng tháng 10.2013, Trần Tiểu Lỗ, con trai út của Nguyên soái Trung Quốc Trần Nghị, tổ chức cuộc gặp gỡ với 8 giáo viên và 14 bạn học cũ. Không giống những buổi họp lớp thường tràn ngập niềm vui pha lẫn cảm xúc bồi hồi về những ngày tháng xưa, cuộc gặp mặt diễn ra trong không khí u sầu và ảm đạm. Đó là cuộc gặp của sự ăn năn và tha thứ.
Nước mắt Hồng vệ binh

Tổn thất của Cách mạng Văn hóa
Theo một bài báo năm 2008 của tờ Học Tập thời báo, ấn phẩm của Trường Đảng trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, biến loạn Cách mạng Văn hóa khiến 2,3 triệu quan chức bị điều tra, gây ra cái chết cho một số lãnh đạo hàng đầu như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Nguyên soái Bành Đức Hoài. Phong trào cũng gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 500 tỉ nhân dân tệ (81,9 tỉ USD). Theo Hoàn Cầu thời báo, dư luận Trung Quốc hiện vẫn còn chia rẽ về thời kỳ này - một số người ca ngợi Cách mạng Văn hóa trong khi số khác lên án.

Với tư cách Chủ tịch Hội Cựu học sinh giai đoạn 1966 -1968 tại Trường trung học Bắc Kinh số 8, Trần Tiểu Lỗ (67 tuổi) đứng dậy, cúi đầu và đại diện cho các học sinh nói lời xin lỗi vì làm nhục và đánh đập thầy cô giáo trong thời Cách mạng Văn hóa. Các cựu học sinh khác cũng làm theo Trần. Những lời nói hối hận hòa lẫn với ngôn từ an ủi và nước mắt tuôn tràn trên các khuôn mặt. Theo tờ China Daily, trước khi tổ chức cuộc gặp, Trần đã đăng tải lời xin lỗi trên trang blog của nhóm cựu học sinh vì “trách nhiệm trực tiếp trong việc lên án và đưa nhiều người đến trại cải tạo”. Theo ông Trần, lời xin lỗi tận đáy lòng của ông với các thầy cô và bạn cũ “dù muộn nhưng cần thiết”.
Ngày 8.8.1966, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông quyết định phát động cuộc Cách mạng Văn hóa (tên gọi chính thức là Đại cách mạng văn hóa giai cấp vô sản), một phong trào trên toàn quốc đã mang lại khổ đau về tinh thần và thể xác cho hàng triệu người. Là con trai của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trần Nghị, Trần Tiểu Lỗ từng làm Chủ tịch Ủy ban Cách mạng của Trường trung học Bắc Kinh số 8, ngôi trường dành cho con cái của các lãnh đạo cao cấp.
Phong trào tại trường của Trần đã khiến hai giáo viên tự tử và một người bị tàn tật. Trần Tiểu Lỗ kể rằng do sợ bị quy kết phản cách mạng, ông đã “tích cực tham gia” trong giai đoạn đầu và “không đủ can đảm để dừng những hành động phi nhân” khi mọi thứ bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát. “Đó là khoảng thời gian khủng khiếp. Lời xin lỗi chính thức của tôi đến quá muộn nhưng đó là điều tôi phải làm vì sự thanh thản tâm hồn, sự phát triển của xã hội và tương lai đất nước”, tờ China Daily dẫn lời ông Trần.
Trần Tiểu Lỗ không phải là Hồng vệ binh duy nhất bày tỏ sự ăn năn về thời Cách mạng Văn hóa mặc dù thân thế ông bảo chứng cho sự quan tâm của truyền thông nhà nước ở Trung Quốc. Vào tháng 6, Lưu Bá Cần, cựu quan chức văn hóa ở thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt về Cách mạng Văn hóa trên internet khi công khai xin lỗi về vụ vây ráp nhà một người bạn học vào năm 1966. Việc bị cuốn đi bởi không khí Cách mạng Văn hóa không thể biện hộ cho “các hành động xấu xa” mà tôi là “một cá nhân chịu trách nhiệm”, Lưu viết trên tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu. Một tháng sau, một cựu Hồng vệ binh khác tên Trương Hồng Binh (67 tuổi) công khai bày tỏ sự ăn năn về cái chết của mẹ mình, người bị xử bắn vì nói xấu Mao Trạch Đông ở nhà. Chính Trương cùng cha mình đã tố cáo việc này với nhà chức trách. “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình”, Trương nói.

Hồng vệ binh
Hồng vệ binh là những thanh thiếu niên ở Trung Quốc tôn sùng tư tưởng Mao Trạch Đông, được sử dụng để thanh trừng bè phái, tra tấn và bức hại những quan chức và dân thường tỏ ra thiếu tin tưởng vào Mao Trạch Đông trong Cách mạng Văn hóa. Đơn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập tại Đại học Thanh Hoa vào tháng 5.1966. Các Hồng vệ binh được kêu gọi đứng lên đả phá những giáo viên trong trường. Toàn bộ trường học ở Trung Quốc bị các đơn vị Hồng vệ binh đóng cửa và phong trào nhanh chóng lan từ các lớp học ra đường phố. Sau này, những người Trung Quốc ở tuổi 15 đến 25 trong thời Cách mạng Văn hóa thường được gọi là “Thế hệ bỏ đi” vì học hành dang dở.

Đánh giá lại Cách mạng Văn hóa
Tranh cãi về việc xét lại toàn diện Cách mạng Văn hóa cũng được xới lại vào tháng 4, khi một cụ già họ Khâu ngoài 80 tuổi bị tòa án ở tỉnh Chiết Giang kết án 3 năm rưỡi tù giam vì tội giết một bác sĩ năm 1967. Khi cáo trạng được đưa ra vào thập niên 1980, Khâu đã bỏ trốn và mới bị bắt hồi năm ngoái. Vụ xử án làm dấy lên các phản ứng trái chiều tại Trung Quốc. “Việc quy trách nhiệm cho các cá nhân trong giai đoạn khi hệ thống pháp lý gần như không hiện hữu là không đúng. Cả thủ phạm và nạn nhân đã bị hy sinh bởi các phe phái chính trị trong thời kỳ đó”, ông Vương Thuận An, Trưởng khoa Tội phạm học thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc nói với tờ Hoàn Cầu thời báo.
Vào năm 1981, đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức công nhận Cách mạng Văn hóa là một sai lầm, một thời kỳ “hỗn loạn đặt ra thử thách cam go với đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc”. Dù thừa nhận trách nhiệm của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng phong trào “bị thao túng bởi những bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu và Giang Thanh”. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra kết luận cặn kẽ và thấu đáo về phong trào và hiếm khi có các phát biểu chính thức về thời kỳ này, theo tờ Hoàn Cầu thời báo.
Dẫu vậy, trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi về hưu vào tháng 3 năm ngoái, nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo những ảnh hưởng còn sót lại của Cách mạng Văn hóa vẫn hiện hữu và các bi kịch lịch sử tương tự có thể tái diễn nếu đất nước không hướng đến cải cách chính trị. Phát biểu của ông Ôn Gia Bảo được cho là ám chỉ đến những nỗ lực khôi phục “văn hóa đỏ” của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị tuyên án chung thân hồi cuối tháng 9 về tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm quyền. Theo ông Lưu Sơn Ưng, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, sự đồng thuận về Cách mạng Văn hóa mà các lãnh đạo Trung Quốc đạt được từ thập niên 1980 vẫn được áp dụng đến nay. Lịch sử, nếu được ghi lại một cách trung thực, sẽ luôn có tác dụng như bài học răn đe, tờ China Daily dẫn lời Lưu.
Sơn Duân 
(ĐC chép từ  www.thanhnien.com.vn)
Câu chuyện có thật từ thời Đại Cách Mạng Văn Hóa: Một “hành vi phạm tội” cứu mạng cả làng



Cha tôi nói: “Giờ cha đã 80 tuổi, cha biết rằng Thần Phật đã ban cho cha những năm này. Con trai, con không nên tin vào thuyết vô thần nữa. Hãy chú ý đến hành vi của mình và coi trọng đức. Hãy kể lại câu chuyện của cha cho các con của con. Luôn sống tử tế; điều này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho con và con cái của mình.
Có một quy luật của vũ trụ là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo (làm điều thiện thì trời ban phước, làm điều ác thì gặp tai ương). Đó là những gì người cha quá cố thường nói với tôi. Tôi biết được nguồn gốc của câu chuyện có thật này từ thời Đại Cách Mạng Văn Hóa.
Một ngày nọ, tôi đến thăm nhà cha mẹ mình. Cha tôi đang ngồi ở sân và tận hưởng buổi chiều đẹp. Ông vừa hồi phục sau một cơn bệnh nặng. Bỗng có một người thầy bói đi ngang qua và nói: “Này ông, ông trông khỏe đấy! Ông chắc vừa hồi phục từ một cơn bạo bệnh. Đừng lo. Ông sẽ sống thọ”.
Người thầy bói ngồi xuống với cha tôi và giải thích rằng ông đã cứu rất nhiều người trong quá khứ, vì vậy Thần Phật đã kéo dài mạng sống của ông. Ông giải thích rằng thọ mệnh của cha tôi được kéo dài từ 64 tuổi đến 84 tuổi và tất cả con cháu của ông đều được phù hộ.
Trước khi rời đi, người thầy bói quay về phía tôi và nói: “Anh sẽ có những gì mà anh đáng có. Đừng ép mình giành lấy những thứ không phải của mình. Đời người chỉ như mây và sương mờ, nhưng giữ lấy đức hạnh lớn và lòng tốt sẽ đem lại vận may và sự trường thọ”.
Tôi không để ý đến lời của ông ta, nhưng cha tôi căn dặn: “Cha biết rằng con không hiểu được, nhưng con phải nhớ điều này: Cha không quan tâm con làm gì ở nơi công tác nhưng đừng bao giờ bắt nạt người khác. Việc con làm với cương vị là ủy viên hội đồng kỷ luật, nói một cách chung chung là bắt nạt người khác. Người thầy bói nói đúng; đúng là cha đã cứu mạng sống của cả ngôi làng khi con mới 8 tuổi…”
Gia đình bị đày ải đến vùng xa xôi hẻo lánh
Cha tôi bị dán nhãn cánh hữu trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. Theo hình phạt, cả nhà tôi bị đày ải đến vùng xa xôi hẻo lánh.
Sau đó, cha tôi trở thành lãnh đạo của một tổ chức đảng địa phương. Đó là vào năm mà đảng cộng sản hứa suông với nông dân, làm nhiều gia đình không có thức ăn. Đặc biệt là vào các chiến dịch sắt thép năm 1958, vào giai đoạn đầu của kế hoạch “Đại Nhảy Vọt”, thời điểm mà các gia đình phải làm việc ở lò luyện kim để làm thép, và mỗi gia đình phải giao nộp nồi niêu xong chảo của mình để quân đội có thể dùng chúng để sản xuất thép.
Kế hoạch Đại Nhảy Vọt, diễn ra từ năm 1958 đến 1961, là một trong những cuộc vận động thảm khốc nhất của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Nó dựa trên sự cưỡng bức, khủng bố và bạo lực có hệ thống. Nó dẫn đến Nạn Đói Khủng Khiếp, một trong những nạn đói lớn tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đại Nhảy Vọt đã làm 18 đến 45 triệu người chết.
Giấu thức ăn để cứu cả ngôi làng
Một ngày nọ, có thông báo rằng các cán bộ của huyện sẽ đến làng để lục soát và tịch thu số ngũ cốc còn lại ở nhà kho của làng, nơi hầu như trống không. Đó là việc thường xảy ra trong giai đoạn Đại Nhảy Vọt. Cha của tôi đã rất lo lắng và đi gặp các cán bộ xã trong đêm đó để bàn cách cất giấu số thực phẩm khan hiếm còn sót lại. Đó là vấn đề sống còn.
Mọi người trong làng cùng làm việc để đào một cái hầm chứa ở một địa điểm bí mật để giấu lượng ngũ cốc còn lại. Cùng lúc đó, họ vội vàng thu hoạch số khoai lang còn lại trên đồng. Điều này được làm một cách bí mật tuyệt đối dưới ánh trăng.
Cuối cùng họ cũng thu hoạch hết chỗ khoai lang trước khi trời sáng và giấu hết số thức ăn. Cha của tôi đã bất tỉnh do căng thẳng và kiệt sức. Vào buổi trưa, cha tôi tiếp các cán bộ huyện, nhưng họ không tìm thấy một chút ngũ cốc nào.
Cha tôi nói đùa: “Trong cuộc đời của cha, đó là lần đầu tiên cha làm ăn trộm, một tên trộm đầu sỏ, kẻ dẫn cả làng đi ăn cắp. Cha đã làm một tên tội phạm lúc đó, nhưng cứu mạng cả một ngôi làng. Vì lý do này, thọ mệnh của cha được kéo dài thêm 20 năm. Thần Phật rất công bằng.”
Cha tôi nói: “Cha không bao giờ muốn làm việc cho chính phủ, và không có cơ hội làm một người cánh hữu nên cha trở thành một cán bộ xã bình thường.
Bây giờ cha đã 80 tuổi, cha biết rằng Thần Phật đã ban cho cha những năm qua. Con trai, con không nên tin vào thuyết vô thần nữa. Hãy chú ý đến hành vi của mình và coi trọng đức. Hãy kể câu chuyện của cha cho các con của con. Luôn sống tử tế, điều này sẽ đem lại lợi ích cho con và con cái của mình”.
Cha tôi sống được 84 năm và 112 ngày.
Tôi kể câu chuyện của cha mình với lòng kính trọng ông, và đem đến cho các độc giả một ví dụ vững chắc về câu thành ngử cổ của người Trung Quốc, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Cha tôi nói đùa: “Trong cuộc đời của cha, đó là lần đầu tiên cha làm ăn trộm, một tên trộm đầu sỏ, kẻ dẫn cả làng đi ăn cắp. Cha làm một tên tội phạm lúc đó, nhưng cứu mạng cả một ngôi làng. Vì lý do đó, thọ mệnh của cha được kéo dài thêm 20 năm. Thần Phật rất công bằng.”

(Theo Chinagaze)
(ĐC chép từ http://beforeitsnews.com)

Cách mạng văn hóa Trung Quốc: Nỗi ân hận riêng tư hay đại chúng?

Cách mạng văn hóa Trung Quốc: Nỗi ân hận riêng tư hay đại chúng?
Mới đây tờ “Hoàn cầu Thời báo” đưa tin rằng ông Trần Tiểu Lỗ, con trai của nguyên soái Trần Nghị, đã đến thăm trường phổ thông trung học số 8 ở Bắc Kinh. Cùng với một số bạn học thời đó, ông Trần đã xin giáo chức nhà trường tha thứ cho lỗi lầm của "những hành động trong thời kỳ" cách mạng văn hóa".
Bản thân đề tài nỗi ăn năn của cá nhân vì từng tham gia hạ nhục các giáo viên và học sinh trong thời kỳ "cách mạng văn hóa" đã phát sinh với sức mạnh mới từ hồi mùa hè này. Ông Trần Tiểu Lỗ không phải là người duy nhất nhiều lần tuyên bố vô cùng ân hận vì phần tham gia của mình trong đại thảm kịch “cách mạng văn hóa”.
Chẳng hạn, có cuộc thảo luận sôi nổi sau khi tạp chí “Viêm huỳnh xuân thu” đăng tải tuyên bố của một cựu thành viên cách mạng văn hóa Lưu Botsinya. Trước khi về hưu, ông này làm việc trong Sở Văn hóa thành phố Tế Nam. Hồi tháng Sáu năm nay, ông đã tự bỏ tiền túi để mua quyền quảng cáo sản phẩm thương mại và công bố tuyên ngôn chính trị cá nhân mang tựa đề "Lời tạ lỗi thâm sâu”. Hồi tưởng lại những lỗi lầm thời tuổi trẻ, ông Lưu nhận định rằng "mặc dù bối cánh cách mạng văn hóa bắt buộc làm điều đó, nhưng cá nhân phải chịu trách nhiệm về những điều ác độc gây phương hại không thể không tính đến”.
Trên mạng Internet cũng sôi nổi bình luận về ý kiến đầy hối hận của một thành viên khác của cách mạng văn hóa tên là Trương Hồng Bân. Khi đó “tiểu hồng vệ binh hăng hái” họ Trương đã tố cáo với công an về việc bà mẹ dùng những từ ngữ khiếm nhã khi nói về lãnh tụ Mao Trạch Đông, kết quả là bà mẹ bị bắt và vài tháng sau bị xử tử về tội phản cách mạng. Bây giờ, như nhận xét của Trương Hồng Bân, ông tự thấy có nhiệm vụ xã hội là "chôn vùi thời đại cách mạng văn hóa”. Có thể là thế hệ cựu Hồng vệ binh đang già đi (như ông Trần Tiểu Lỗ năm nay 67 tuổi) cùng với bao trải nghiệm day dứt những tháng năm dài đã quyết định đánh giá một cách tỉnh táo và nghiêm khắc tất cả những cuộc biểu tình mà họ từng tham dự thời xưa để đấu tố và xúc phạm những người thầy và thân nhân của chính mình. Nghĩa là, chúng ta đang chứng kiến nỗi dày vò mặc cảm đạo đức của những cá nhân riêng lẻ, từng bị rơi vào chiếc cối nghiền của lịch sử Trung Hoa một thời.
Nhưng có thể còn bởi lý do sâu xa hơn. Xét theo mọi điều, trong xã hội Trung Quốc dường như có cảm giác rằng cuộc mai táng thực sự với cách mạng văn hóa còn chưa được tiến hành. Dù ngay từ năm 1981, trong nghị quyết của BCH Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc có nói rằng Cách mạng Văn hóa là "thời kỳ rối ren, mang lại hậu họa nghiêm trọng cho Đảng, Nhà nước và cho toàn thể nhân dân”. Tuy nhiên, như ghi nhận của nhiều học giả Trung Quốc, vẫn còn xa mới đạt tới tầm tư duy xã hội chân thực và sâu sắc về các sự kiện của những năm 60-70 tàn nhẫn và bi thảm ấy.
Bất kể là ban lãnh đạo Đảng đã chính thức thừa nhận trách nhiệm về những chấn động hỗn loạn mà Cách mạng Văn hóa gây ra, đường lối của đảng Cộng sản dù sao cũng tiếp tục được coi là luôn luôn đúng đắn. Tuy nhiên, như thể hiện qua lời thú tội của các cựu Hồng vệ binh, hình mẫu "con người mới" được Đảng giáo dưỡng hóa ra rất xa vời các yêu cầu đạo đức, trong đó có chuẩn mực đạo đức truyền thống của Trung Quốc. Bởi khi ông Trương Hồng Bân sinh ra và lớn lên đã là ở đất nước Trung Hoa mới và cách mạng, chứ không phải những tàn tích của chế độ phong kiến đã buộc ông phạm tội đưa mẹ đẻ đến chỗ chết oan uổng.
Không ngẫu nhiên mà giờ đây toàn bộ tổ hợp vấn đề phức tạp này một lần nữa lại ở trọng tâm chú ý của công luận. Xét theo mọi điều, ban lãnh đạo Trung Quốc đang sẵn sàng khởi động vòng mới của cuộc cải cách – về điều này sẽ được đưa ra thảo luận trong Hội nghị toàn thể lần thứ III của BCH Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 sắp tới. Như nhiều người quan niệm, cuộc cải cách có thể là khá triệt để và như mọi khi vào thời điểm bước ngoặt của sự phát triển, tầm quan trọng đặc biệt là qui tụ sự đồng thuận xã hội. .
Nhưng nỗi ân hận của những nhân vật cựu Hồng vệ binh chỉ là một mặt trong tình hình hiện nay. Cùng trong thời gian này, lại đang diễn ra xu thế lý tưởng hóa Cách mạng Văn hóa, gia tăng hệ tư tưởng tả khuynh, bộc lộ một lần nữa qua trường hợp với Bạc Hy Lai. Tất cả những điều đó cho thấy rằng trong lòng xã hội Trung Quốc đang diễn ra quá trình tư tưởng phức tạp và hoàn toàn không đồng nhất. Như đề xuất của ban lãnh đạo hiện nay, chỗ dựa tinh thần có thể tìm thấy trong lý tưởng "Giấc mơ Trung Hoa" và sự cực thịnh quốc gia.
Tuy nhiên, điều này không thay đổi, mà thậm chí còn đề xuất sự đánh giá đầy đủ và tỉnh táo hơn về quá khứ, về con đường lịch sử phức tạp mà đất nước Trung Quốc đã trải qua trong thế kỷ XX. Rất có thể là sự hài hòa trong cộng đồng sẽ đạt được theo chính phương hướng này. Như nhận định mấy năm trước đây của học giải Trung Quốc nổi tiếng Xu Peng, "hoà giải xã hội nghĩa là sẽ không tính đếm các xung đột bất hòa trong quá khứ, nhưng cũng không có nghĩa là những bất đồng tội lỗi trong quá khứ ấy có thể dễ dàng xóa bỏ và lãng quên”.
 Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2013_10_18/123056675/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét