Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Vạn lý Trường chinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản đồ tổng quan các tuyến đường của cuộc Vạn lý Trường chinh
Vạn lý Trường chinh (wanli changzheng), tên đầy đủ là Nhị vạn ngũ thiên lý trường chinh[1], là một cuộc rút lui quân sự của Hồng Quân Công Nông Trung Hoa, với hành trình dài 25 ngàn dặm (12.000 km)[2], bắt đầu từ Giang Tây, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, kéo dài 370 ngày [2] từ 16 tháng 10 năm 1934 đến ngày 19 tháng 10 năm 1935, Hồng quân luôn luôn bị quân của Tưởng Giới Thạch truy kích và phải đương đầu với núi cao, sông rộng, đói khát, bệnh tật và tuyết lạnh. Khi khởi đầu cuộc rút lui, Hồng quân có hơn 86 ngàn người [3], nhưng khi kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh, số Hồng quân sống sót chỉ còn ít hơn 7 ngàn.[4][5]

Bối cảnh


Tượng đài tưởng niệm cuộc Vạn lý Trường chinh
Từ năm 1930, lãnh đạo Trung Quốc Quốc Dân ĐảngĐại thống chế Tưởng Giới Thạch bắt đầu lo ngại trước sự bành trướng mau lẹ và mạnh mẽ của quân cộng sản tại căn cứ Giang Tây, nên tập trung sức mạnh vào việc tiêu diệt. Quân cộng sản đứng đầu là Mao Trạch Đông áp dụng chiến thuật:
Địch tiến, ta lui.
Địch dừng lại, ta quấy rối.
Địch không muốn, ta tấn công.
Địch rút lui, ta truy kích.
Nhờ chiến thuật đó, quân cộng sản thắng được hai đợt bao vây đầu tiên của Quốc dân Đảng.
Năm 1931, Tưởng tập trung một lực lượng hùng hậu trên 300 ngàn binh sĩ, với ý định tràn ngập căn cứ Xô viết Giang Tây (cộng sản chỉ có 30 ngàn). Nhưng chính lúc đó quân Nhật tiến chiếm Mãn Châu, khiến Tưởng Giới Thạch phải tạm hoãn chiến dịch để lo đối phó với quân Nhật. Nhờ vậy, quân cộng sản có đủ thời giờ dưỡng sức, đánh bại được đợt bao vây lần thứ tư của Quốc dân Đảng.

Đại thống chế Tưởng Giới Thạch, năm 1934 (thời kỳ bao vây Giang Tây)
Vào tháng 10 năm 1933, Tưởng Giới Thạch quyết định động viên toàn lực, tung ra cuộc tổng tấn công lần thứ năm để tiêu diệt Khu Xô viết Giang Tây. Cuộc bao vây tấn công này kéo dài trong nhiều tháng và gây khốn đốn cho những người cộng sản, 50 ngàn Hồng quân đã tử trận, đến mùa hè năm 1934, Xô viết Giang Tây chỉ còn khoảng phân nửa so với ban đầu. Đến tháng 9 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã tổ chức một Hội nghị quân sự tại Lư Sơn đúc kết kinh nghiệm 5 lần tiến hành bao vây khu Xô viết trung ương, vạch ra kế hoạch tiêu diệt dứt điểm toàn bộ ban lãnh đạo cộng sản tối cao. Kế hoạch này mang tên "Chiếc thùng sắt"

Kế hoạch Chiếc thùng sắt

Kế hoạch Chiếc thùng sắt được sự cố vấn của Hans von Seeckt, một viên tướng Đức, tập trung lực lượng lên đến 1,5 triệu quân, 270 máy bay và 200 khẩu pháo theo chiến lược "chia ra để bao vây và hợp lại để tấn công" tạo thành bức tường sắt bao vây lực lượng chủ đạo của quân cộng sản và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lấy mục tiêu trung tâm là Thụy Kim, trung tâm lãnh đạo của khu Xô viết, các đơn vị quân đội Quốc dân đảng sẽ tấn công hướng tâm nhằm hình thành một vòng vây kín cách Thụy Kim 150 km. Sau đó, mỗi ngày sẽ tấn công giành thêm 5 km và đào công sự kiên cố hình thành nên 30 hệ thống hàng rào dây thép gai cùng tuyến phong tỏa bằng hỏa lực mạnh. Mục đích đặt ra của kế hoạch "Chiếc thùng sắt" là cắt đứt các tuyến giao thông, phong tỏa tất cả các nguồn thông tin và hậu cần của Hồng quân cuối cùng dồn lực lượng chủ lực của quân cộng sản vào một khu vực hẹp rồi tổng tấn công. Mục tiêu của Kế hoạch là trong vòng 1 tháng tiêu diệt toàn bộ lực lượng cộng sản tại khu Xô viết Giang Tây. Tưởng Giới Thạch hy vọng rất nhiều vào kế hoạch này. Các loại tài liệu quân sự liên quan đến Kế hoạch "Chiếc thùng sắt" được chuẩn bị rất chi tiết và giữ tuyệt mật. Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị quân sự kết thúc không lâu, Trung ương ĐCS TQ đã có được toàn bộ nội dung kế hoạch này.[6]

Hồng quân quyết định rút lui

Để tránh bị tiêu diệt, bằng một quyết định táo bạo, các lãnh tụ phe cộng sản quyết định đưa quân rút lui lên vùng hoang giá của miền bắc Trung Hoa. Riêng Trần Nghị [7] được giao phó trọng trách ở lại, áp dụng chiến thuật du kích, quấy phá để cầm chân đối phương. Quân số dưới quyền Trần Nghị có khoảng 30 ngàn người, trong đó có trên 10 ngàn bị thương nặng, chỉ có bảy ngàn được huấn luyện như quân chính quy, số còn lại chỉ là dân quân du kích, phần lớn chưa bao giờ được dùng súng, chỉ được cung cấp dao và lựu đạn, trong số người ở lại còn có Cù Thu Bạch, tổng bí thư tiền nhiệm đang bị ốm, Mao Trạch Đàm, em trai Mao Trạch Đông. Sau khi Hồng quân rút đi vài tuần, quân Quốc Dân Đảng tràn vào vùng Xô viết tàn sát Hồng quân, chỉ có vài trăm người sống sót[8], Mao Trạch Đàm bị giết ngày 26/4/1935, Cù Thu Bạch bị bắt, bị tra tấn và dụ hàng nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, sau đó thì bị Quốc dân đảng hành quyết vào ngày 18/06/1935 khi mới 35 tuổi.

Diễn biến

Ngày 10 tháng 10 năm 1934 bắt đầu cuộc trường chinh. Hệ thống lãnh đạo được tổ chức rất chặt chẽ. Otto Braun, tư lệnh hồng quân, Bác Cổ, tổng bí thư Đảng, và Chu Ân Lai, chủ tịch Ủy Ban Quân Sự và phụ trách các vấn đề hành chánh; (Mao Trạch Đông đang mất quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc[9]) tư lệnh phó Chu Đức, giám đốc bộ chính trị Vương Gia Tường và tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa. Hồng quân được phân làm hai lộ quân, lộ quân thứ nhất do Diệp Kiếm Anh lãnh đạo, lộ quân thứ hai do Lý Quế Nhân và Ðặng Phát chỉ huy.

Mao trong cuộc Vạn lý Trường chinh.
Tương quan lực lượng lúc bắt đầu cuộc trường chinh như sau: Hồng quân có 90.000 quân với 33,243 khẩu súng đủ loại, trong đó có 651 súng hạng nặng, 38 khẩu moọc-chê, hai triệu băng đạn, gần ba ngàn đạn moọc-chê và gần 80 ngàn lựu đạn. Tưởng Giới Thạch huy động 100 trung đoàn, gồm khoảng từ 300 tới 400 ngàn quân để truy đuổi Hồng quân.
Để giữ bí mật và tránh bị quân Quốc dân đảng truy kích đoàn người ngày nghỉ đêm đi, chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Lúc này quân Quốc dân đảng vẫn chưa khám phá được cuộc rút lui của Hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí Hồng quân sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quân Quốc dân đảng.
Ngày 21 tháng 10 năm 1934, Hồng quân vượt qua vòng vây đầu tiên của Quốc quân tại vùng cực nam của Giang Tây. Tại đây họ gặp một sức kháng cự yếu ớt của một đơn vị quân Quốc dân đảng. Khi biết được cuộc di chuyển của Hồng quân, Thống chế Tưởng Giới Thạch ra lệnh truy kích. Ngày 30 tháng 10, họ Tưởng phong sứ quân Hồ Giản của tỉnh Hồ Nam làm Tổng tư lệnh lực lượng truy kích, và yêu cầu Hồ Giản kết hợp với Sử Du và Chu Hùng Viện hai tướng thiện chiến đem 15 sư đoàn bao vây và phục kích Hồng quân tại sông Tương Giang.
Trận đánh sông Tương Giang kéo dài một tuần lễ, từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 là một thất bại to lớn cho Hồng quân Trung Quốc. Sư đoàn Thanh niên cộng sản, Sư đoàn 34, Trung đoàn 18 của đệ tam quân và phần lớn Đệ bát quân đoàn bị quân Quốc dân đảng tiêu diệt hoàn toàn. Sư đoàn 1 có 2800 binh sĩ lúc khởi đầu cuộc Trường Chinh, nhưng khi qua sông Tương Giang chỉ còn lại 1400 người. Nguyên soái Lưu Bá Thừa nhận định: "Mặc dầu Hồng quân vượt qua được sông Tương Giang, nhưng phải trả một giá quá đắt. Hơn phân nửa hồng quân bị tiêu diệt"[10]. Rất nhiều dụng cụ như máy chiếu điện, súng lớn, máy phát điện phải ném xuống sông Tương Giang. Trận Tương Giang là một trận dữ dằn và đẫm máu nhất của Hồng quân trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh[11].
Sau thảm bại tại Tương Giang, tinh thần của quân lính rất ảm đạm,[12] các chỉ huy hồng quân trở nên bất mãn, tức giận và mong muốn một sự thay đổi quyền lãnh đạo. Đúng lúc đó Mao Trạch Ðông trình bày một kế hoạch mới để cứu vãn 30 ngàn hồng quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao đề nghị:
  • Loại bỏ kế hoạch tiến thẳng 250 dặm nữa về phía bắc, vượt qua Hồ Nam để tới căn cứ của tướng Hạ Long; chuyển hướng về căn cứ của Trương Quốc Đào tại phía bắc Tứ Xuyên. Căn cứ của Trương Quốc Đào rộng đến 40 ngàn kilômet vuông, có 3 triệu rưỡi dân và 80 ngàn quân, được trang bị và huấn luyện tốt. Căn cứ này xa hơn nhiều nhưng bảo đảm được sự sống còn của Hồng quân.
  • Đốt bỏ những tài liệu văn khố nặng nề đang mang theo, chôn giấu những máy móc cồng kềnh và những vũ khí thặng dư.
  • Số hồng quân sống sót chuyển biến thành một lực lượng nhẹ nhàng, hoạt động mau lẹ, tiến quân và chiến đấu linh động hơn.
Ðề nghị của Mao được chấp thuận, đây là một chuyển hướng quan trọng cho sự thành công của cuộc Vạn Lý Trường Chinh.

Nơi diễn ra Đại hội Tuân Nghĩa
Ngày 7 tháng 1 năm 1935, Hồng quân chiếm Tuân Nghĩa, một thị trấn cực bắc của Quí Châu. Tại Tuân Nghĩa, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc đại hội mở rộng. Trong đại hội, quyền lãnh đạo đảng và quân đội của Lý Đức và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh, phe thân Nga mất quyền lãnh đạo, quyền hành thực tế vào tay Mao Trạch Đông.

Đại Tuyết Sơn tỉnh Vân Nam, trên đường Vạn lý Trường chinh
Vượt thoát cuộc truy kích của quân Trung Quốc Quốc dân đảng, đầu tháng 6 năm 1935, Hồng quân vuợt Đại Tuyết Sơn cao hơn 16.000 feet, quanh năm tuyết lạnh. Nhiều Hồng quân đã ngã gục, chết vì đói lạnh và kiệt sức. Cũng tại đây Chu Ân Lai đã nhiễm cảm lạnh và suýt chết. Ðến tháng bảy thì Hồng quân xuống được rặng núi. Sau rặng Ðại Tuyết Sơn, Hồng quân chỉ còn lại 25 ngàn người sống sót, kể cả phụ nữ và trẻ con. Khoảng giữa tháng 8 năm 1935, Hồng quân vượt Cánh đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, họ phải chịu sự đói khát, lạnh giá, thời tiết bất thường, thiếu dưỡng khí và muối, rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại đầm lầy. Đầu tháng 9 năm 1935, Hồng quân thoát khỏi đầm lầy, cuối tháng 10 thì tới được Diên An (mục tiêu của cuộc rút lui), số người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh còn không tới một phần mười.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân đã vượt qua 18 rặng núi, 24 con sông lớn, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, đã chiếm được 12 thành phố, đụng độ với quân đội của 10 sứ quân, và phải đương đầu với một triệu quân của Tưởng Giới Thạch. Họ cũng phải đi qua 6 khu vực của người thiểu số thù địch[13].
Cuộc Vạn lý Trường chinh đã xác lập một cách chắc chắn quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Những người tham gia khác cũng đã trở thành những nhà lãnh đạo đảng nổi bật như Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân LaiĐặng Tiểu Bình hoặc các tướng lĩnh như: Hứa Thế Hữu...

Nhận xét về Vạn lý Trường chinh

Một số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận xét về cuộc Vạn lý Trường chinh như sau:
Ðối với chúng tôi, giờ phút đen tối nhất của lịch sử là cuộc Vạn Lý Trường Chinh, nhất là khi chúng tôi phải băng qua Cánh Ðồng Cỏ Hoang gần Tây Tạng. Hoàn cảnh của chúng tôi lúc đó thật tuyệt vọng. Không những chúng tôi không có gì để ăn, mà chúng tôi không có cả nước uống. Vậy mà chúng tôi vẫn thoát hiểm và chiến thắng.
Mỗi giấc ngủ của tôi phải trả giá bằng sự hy sinh của một đồng chí.

Người Việt Nam tham gia Vạn lý Trường chinh


Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn, người Việt Nam duy nhất tham gia Vạn lý trường chinh.
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý trường chinh. Ông phụ trách tiền trạm và giải quyết thương bệnh binh. Trên đường Vạn lý Trường chinh có lúc Nguyễn Sơn phải đi môt mình, ông từng lạc đường đến vùng dân tộc thiểu số, phải giả câm xin chăn dê để có cơm ăn, dưỡng sức tìm đường. Về tới Diên An, Nguyễn Sơn trở nên gầy gò như một bộ xương, vì thế không ai nhận ra ông. Trong thời gian Vạn lý Trường chinh, do liên tục đấu tranh với những điều sai trái, Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn bị khai trừ Đảng Cộng sản 3 lần và bị vu cáo là "phản động", là gián điệp quốc tế, có lúc suýt bị tử hình.[14]
Người Việt Nam thứ hai tham gia Vạn lý Trường chinh là Lý Ban (1912-1981) nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương[15]. Ông tên thật là Bùi Công Quan, sinh tại Bến Lức, Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An), trong một gia đình đại điền chủ có hàng ngàn công đất "thẳng cánh cò bay". Lý Ban tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, năm 1930 vào An Nam cộng sản Đảng. Năm 1932, ông sang Trung Quốc, năm 1934, vào học Trường Đảng Khu căn cứ Thụy Kim (tỉnh Giang Tây). Khi Tưởng Giới Thạch tấn công Khu căn cứ Thuỵ Kim, Lý Ban tham gia Vạn lý Trường chinh nhưng bị ốm nặng phải ở lại dọc đường. Khi khỏi bệnh, mất liên lạc, ông lội bộ hàng nghìn cây số, vượt vòng vây, trở về Quảng Đông.

Những người phụ nữ trong cuộc Vạn lý Trường chinh

Có khoảng 2000 người phụ nữ tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh, họ là vợ lãnh đạo cao cấp, cán bộ, y tá, liên lạc viên nhưng phần lớn nằm trong trung đoàn nữ thuộc Đệ tứ quân đoàn. Vợ lãnh đạo cao cấp có:
  • Hạ Tử Trân (vợ Mao Trạch Đông): Xuất thân là một giáo viên, rồi trở thành thư ký riêng cho Mao Trạch Đông, sống chung với Mao từ năm 1928, kết hôn chính thức với Mao năm 1930.[16]. Trong cuộc Vạn lý Trường Chinh bà sinh hai lần, gửi con cho các nông dân địa phương nuôi, dự định sau này sẽ trở lại tìm kiếm, nhưng tất cả đều mất tích. Năm 1937, Hạ Tử Trân qua Mạc tư khoa chữa bệnh, tại đó Hạ Tử Trân sinh được một đứa con trai, đứa con thứ sáu cũng là đứa con cuối cùng của bà với Mao. Hạ Tử Trân bắt đầu mắc bệnh tâm thần khi đứa con chết vì bệnh sưng phổi. Mãi đến năm 1948, Hạ Tử Trân trở về Trung hoa, lúc này Mao đã có người vợ mới là Giang Thanh và bị cấm không được về Bắc Kinh theo lệnh Giang Thanh. Ngày 29 tháng 4 năm 1984, Hạ Tử Trân mất tại Thượng Hải
  • Khang Khắc Thanh (vợ Chu Đức): nữ tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Hồng quân, một chiến sĩ gan dạ, khỏe mạnh và cũng là một tay súng thiện xạ, đã cầm súng từ khi 15 tuổi. Khang Khắc Thanh kết hôn với Chu Đức năm 1929, tại Tỉnh Cương Sơn.[17] Khang Khắc Thanh cho rằng cuộc trường chinh chỉ là một chuyến đi dạo mát (?).
  • Lưu Chung Tiên, (vợ của Bác Cổ): xuất thân từ giai cấp công nhân, gia nhập đảng cộng sản trước cuộc tàn sát tại Thượng Hải và được gửi sang Nga học tập bốn năm. Tại Nga, Lưu Chung Tiên gặp và kết hôn với Bác Cổ.
  • Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai, bà bị bệnh lao phổi ngay khi cuộc Trường chinh bắt đầu.

Trong văn hóa đại chúng

Sự kiện này đã được dựng thành phim truyền hình, lấy tên Trường chinh, năm 2001, có sự tham gia của Đường Quốc Cường, Lưu Kình, Vương Ngũ Phúc, Trần Đạo Minh.

Chú thích

  1. ^ "Vạn Lý Trường Chinh" - Mục từ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam
  2. ^ a ă Zhang, Chunhou. Vaughan, C. Edwin. [2002] (2002). Mao Zedong as Poet and Revolutionary Leader: Social and Historical Perspectives. Lexington books. ISBN 0-7391-0406-3. pg 65.
  3. ^ Mao Zedong, On Tactics...: Note 26 retrieved 2007-02-17
  4. ^ Yang, Benjamin (1990). From Revolution to Politics: Chinese Communists on the Long March. Westview Press. tr. 233. ISBN 0-8133-7672-6.
  5. ^ Theo wikipedia Tiếng Trung thì xuất phát cuộc Trường chinh là 300.000 người và kết thúc còn 20.500 người(?)
  6. ^ Người cung cấp những thông tin tình báo thuộc kế hoạch "Chiếc thùng sắt" cho phe Cộng sản là Mạc Hùng - Tư lệnh an ninh Nam Xương. Mạc Hùng (1891-1980) là người huyện Anh Đức thuộc tỉnh Quảng Đông. Từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương, chống Viên Thế Khải, và cuộc chiến tranh Bắc phạt. Sau khi chiến tranh Bắc phạt kết thúc, Mạc Hùng được Tưởng Giới Thạch phong hàm thiếu tướng nhưng không có thực quyền nên bất mãn,
  7. ^ Trong một trận giao chiến với quân Quốc dân đảng, Trần Nghị bị trúng một viên đạn vào mông, xương hông bị vỡ, và vết thương chưa lành, tình trạng sức khoẻ của Trần Nghị không cho phép di chuyển theo đại quân. Ngoài ra Trần Nghị được chọn nhiệm vụ ở lại vì" Không một khe núi, một nhánh sông nào trong vùng mà Trần Nghị không biết rõ" và ông có uy tín lớn đối với dân chúng trong khu vực.
  8. ^ Trung Quốc của Mao Trạch Đông, tác giả tiến sỹ Ralf Berhorst, người dịch Phan Ba, GEO EPOCHE xuất bản.
  9. ^ Lúc này phe thân Nga đang lấn át tất cả những đảng viên không được huấn luyện tại Nga. Hai năm trước Mao Trạch Đông bị loại ra khỏi các chức vụ quân sự, chính trị và gần như đang bị giam lõng
  10. ^ Khi hồng quân tới được Tuân Nghĩa một tháng sau đó thì số 90 ngàn hồng quân lúc ban đầu chỉ còn lại 30 ngàn người
  11. ^ Tuy nhiên trong hồi ký, tư lệnh Hồng quân Otto Braun (Lý Đức) nói rất ít về trận đánh tại sông Tương Giang. Lý Ðức cho rằng mặc dầu hồng quân bị thất trận nhưng cũng nhờ trận này mà Hồng quân mạnh hơn và khả năng chiến đấu tiến hơn trước. Lý Ðức đổ lỗi cho Chu Ân Lai vì Chu Ân Lai là người soạn thảo kế hoạch rút lui, và quyết định mang theo nhiều đồ đạc nặng, do đó làm chậm trễ bước tiến của hồng quân khiến quân Quôc dân đảng đuổi kịp.
  12. ^ Trong cuốn Trung Quốc của Mao Trạch Đông kể rằng: Bác Cổ thường đùa nghịch với khẩu súng lục của mình, dí nó vào đầu và rồi giả vờ bóp cò.
  13. ^ a ă â VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH, tác giả Nguyễn Vạn Lý
  14. ^ Thiếu tướng Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân
  15. ^ Theo cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức thì năm 1978, ông từng bị bắt vì bị nghi ngờ có những mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
  16. ^ Sở dĩ Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chính thức kết hôn vì Dương Khai Tuệ, vợ cả của Mao, chưa bị Quốc dân đảng xử tử.
  17. ^ Khi ấy Khang Khắc Thanh mới có 17 tuổi và Chu Ðức đã 43 tuổi rồi. Vợ trước của Chu Ðức cũng là một đảng viên cộng sản đã bị Quốc dân đảng xử tử năm 1928
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 10:00, ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Hạ ~tk 21– ~tk 16TCN
Thương ~tk 17– ~tk 11 TCN
Chu ~tk 11–256 TCN
 Tây Chu ~tk 11–771 TCN
 Đông Chu 770–256 TCN
   Xuân Thu 770–476 TCN
   Chiến Quốc 476–221 TCN
ĐẾ QUỐC
Tần 221 TCN–206 TCN
(Tây Sở 206 TCN–202 TCN)
Hán 202 TCN–220 CN
  Tây Hán 202 TCN–9 CN
  Tân 9–23
  (Huyền Hán 23–25)
  Đông Hán 25–220
Tam Quốc 220–280
  Tào Ngụy, Thục Hán , Đông Ngô
Tấn 266–420
  Tây Tấn 266–316
  Đông Tấn 317–420
Thập Lục Quốc
304–439
Nam-Bắc triều 420–589
  Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần
  Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu
Tùy 581–619
Đường 618–907
 (Võ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–979
Liêu 907–1125
(Tây Liêu 1124–1218)
Tống 960–1279
  Bắc Tống 960–1127
Tây Hạ
1038–1227
  Nam Tống 1127–1279
Kim
1115–1234

(Đại Mông Cổ Quốc 1206–1271)
Nguyên 1271–1368
(Bắc Nguyên 1368–1388)
Minh 1368–1644
(Nam Minh 1644–1662)
(Hậu Kim 1616–1636)
Thanh 1636–1912
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa
1949–nay
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đài Loan
1949–nay
Trong nhiều thập kỷ, trên quan điểm chính trị, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từng được biết đến là một thực thể chính trị đồng nghĩa với Trung Quốc lục địa. Về mặt lịch sử, cái tên đó bao hàm những giai đoạn lịch sử gần đây nhất trong lịch sử Trung Quốc nối tiếp sau các chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và nền Cộng hoà. Kỷ nguyên chính thức khởi đầu tại Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, sau một chiến thắng toàn diện trong Nội chiến Trung Quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Quảng trường Thiên An Môn. Kỷ nguyên hiện được gọi là Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì thế, giai đoạn lịch sử này kéo dài từ năm 1949 đến hiện nay và bao gồm cả những thập kỷ tranh chấp chính trị, kinh tế và cải cách xã hội, cũng như nhiều phong trào gây ảnh hưởng cả bên trong cũng như trên phạm vi quốc tế.

Quá độ sang Chủ nghĩa Xã hội của Mao Trạch Đông (1949-1976)


Mao Trạch Đông, chủ tịch thứ 1 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hoa Quốc Phong, chủ tịch thứ 2 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc (國共内戰) và thắng lợi của các lực lượng Mao Trạch Đông (毛澤東) trước Quốc Dân Đảng (國民黨) của Tưởng Giới Thạch (蔣介石), khiến Tưởng phải bỏ chạy tới Đài Loan(台灣), Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949. Mục tiêu đầu tiên của Mao là thay đổi toàn bộ hệ thống sở hữu đất đai và những cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn. Hệ thống sở hữu đất theo kiểu chủ đất phong kiến Trung Quốc cũ cùng những người nông dân làm thuê được thay thế bởi một hệ thống phân chia công bằng hơn có chú ý tới những người nông dân nghèo khổ. Mao nhấn mạnh tới cuộc đấu tranh giai cấp, 1953 ông đã thúc đẩy thực hiện nhiều chiến dịch tiêu diệt tầng lớp chủ đất và tư sản cũ. Đầu tư nước ngoài cũng bị bãi bỏ.
Mao Trạch Đông tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ giành chiến thắng trước mọi lý thuyết xã hội khác, và sau Kế hoạch Năm năm dựa trên khuôn mẫu Xô viết với nền kinh tế quản lý tập trung hóa hoàn toàn, Mao Trạch Đông đưa ra những dự án đầy tham vọng về Đại nhảy vọt năm 1957, bắt đầu một quá trình chưa từng có nhằm tập trung hóa sản xuất tại các vùng nông thôn. Cùng với các vụ thiên tai, sự chấm dứt viện trợ kinh tế từ phía Liên Xô và một hệ thống quản lý sản xuất cực thô sơ, Đại nhảy vọt kết thúc với nạn đói, trong thời gian đó 20 triệu người đã chết vì những nguyên nhân phi tự nhiên. Sự thất bại của Mao với cuộc Đại nhảy vọt khiến ông mất dần quyền lực trong chính phủ, quyền lực rơi vào tay Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình.
Ở thời Mao Trạch Đông, sự thống nhất và chủ quyền của Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng thời gian một thế kỷ đã được đảm bảo, và những sự phát triển hạ tầng, công nghiệp, chăm sóc y tế, cũng như giáo dục, đã làm tăng tiêu chuẩn sống của người dân thường Trung Quốc. các chiến dịch như Đại nhảy vọtCách mạng Văn hoá chủ yếu có mục đích thúc đẩy sự phát triển và "thanh lọc" nền văn hoá, dù những hậu quả của hai chiến dịch đó là to lớn cả về kinh tế và con người, chúng vẫn để lại một "nền tảng" cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế về sau này. Các con số thống kê về số người chết do các chiến dịch của Mao Trạch Đông, có nguyên nhân từ các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và các hậu quả hỗn loạn chính trị khác trong thời cầm quyền của Tưởng Giới Thạch.
Để áp đặt tính chính thống chủ nghĩa xã hội và tiêu diệt các "nhân tố cũ" của Trung Quốc, cùng lúc ấy đạt được một số mục đích chính trị, Mao Trạch Đông đã bắt đầu cho thực hiện Cách mạng Văn hoá năm 1967. Chiến dịch này ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống Trung Quốc. Hồng Vệ Binh khủng bố trên các đường phố và nhiều công dân bị coi là phản cách mạng. Giáo dục và vận tải công cộng hầu như bị đình chỉ toàn bộ. Cuộc sống hàng ngày chỉ là đi hô khẩu hiệu và kể lể lại các câu nói của Mao Trạch Đông. Nhiều lãnh đạo chính trị nổi bật gồm cả Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, bị thanh trừng và bị coi là "những kẻ theo tư bản". Chiến dịch này chỉ hoàn toàn chấm dứt cùng với cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976.

Sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình và các cuộc Cải cách Kinh tế (1976-1989)

Cái chết của Mao Trạch Đông kéo theo cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Bè lũ bốn tên, Hoa Quốc Phong, và Đặng Tiểu Bình. Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo tối cao Trung Quốc vào năm 1980. Tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 11, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa Trung Quốc theo con đường Cải cách Khai phóng (改革開放), các chính sách này bắt đầu bằng việc phi tập thể hóa nông thôn, tiếp đó là các cải cách trong công nghiệp nhằm mục tiêu giảm quản lý tập trung từ chính phủ trong lĩnh vực này. Về vấn đề di sản của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đưa ra câu nói nổi tiếng "7 phần tốt, 3 phần xấu", và tránh lên án Mao. Đặng Tiểu Bình bảo vệ ý tưởng về Các đặc khu kinh tế (SEZ's), những vùng cho phép đầu tư nước ngoài được rót trực tiếp mà không bị cản trở hay quản lý từ phía chính phủ, hoạt động dựa trên hệ thống tư bản. Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghiệp nhẹ coi đó là bước đệm cần thiết cho việc phát triển những ngành công nghiệp nặng của đất nước.
Những người ủng hộ cải cách đưa ra bằng chứng về sự phát triển ở mức độ cao ở các lĩnh vực tiêu dùngxuất khẩu của nền kinh tế, sự hình thành một tầng lớp trung lưu thành thị chiếm tới 15% dân số, mức sống cao hơn (thể hiện qua sự tăng trưởng ngoạn mục của mức GDP trên đầu người, chi tiêu tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ, và tổng mức sản xuất lương thực) và ở mức rộng lớn hơn là các quyền con người và tự do cho người dân thường Trung Quốc, coi đó là minh chứng cho sự thành công của các cuộc cải cách.
Dù tiêu chuẩn cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt trong thập kỷ 1980, những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn bị chỉ trích rộng rãi. Những người bảo thủ cho rằng một lần nữa Đặng Tiểu Bình lại mở cửa Trung Quốc cho những điều xấu xa từ bên ngoài, và người dân quá thiên về tư duy vật chất, trong khi những người theo chủ trương tự do chỉ trích Đặng Tiểu Bình về lập trường cứng rắn của ông trong lĩnh vực chính trị. Các lực lượng tự do đã bắt đầu bày tỏ thái độ phản kháng bằng nhiều cách khác nhau chống lại thế lực lãnh đạo, và đã dẫn tới Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khiến chính phủ Trung Quốc bị quốc tế lên án. Những chỉ trích về các cuộc cải cách kinh tế, cả trong và ngoài Trung Quốc cho rằng cải cách đã gây ra bất bình đẳng giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp tăng cao, cùng với đó là tình trạng giãn thợ tại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả cũng như các ảnh hưởng văn hóa xấu khác. Vì thế họ tin rằng văn hóa Trung Hoa đã bị sai lạc, người nghèo trở thành một tầng lớp vô hy vọng bên dưới, và rằng sự ổn định xã hội đang bị đe doạ. Họ cũng tin rằng nhiều cuộc cải cách chính trị, như những động thái chuẩn bị cho những cuộc bầu cử toàn dân, đã không bao giờ trở thành hiện thực. Dù có những quan điểm trái ngược như vậy, hiện nay quan điểm thông thường của người dân với Mao đã có một số cải thiện, ít nhất cũng ở bề ngoài; những hình ảnh về Mao và các chủ đề liên quan tới Mao đã trở thành một thứ mốt, thường được sử dụng trên các mặt hàng mới. Tuy nhiên, con đường hiện đại hóa và tiến tới cải cách kinh tế theo hướng thị trường mà Trung Quốc đã bắt đầu theo đuổi từ đầu thập kỷ 1980 có lẽ không thể đảo ngược. Thậm chí những người chỉ trích những cải cách kinh tế cũng không muốn quay trở lại với cuộc sống hai thập kỷ trước kia, dù sao vẫn cần phải đưa ra một số biện pháp sửa đổi nhằm giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực trên các vấn đề xã hội, một kết quả khác của các cuộc cải cách hiện tại.

Sự phát triển của quyền lực kinh tế ở thế hệ thứ ba (1989-2002)

Sau vụ Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình rút về hậu trường. Trong khi vẫn nắm quyền kiểm soát tối cao, ông chuyển quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ ba cho Giang Trạch Dân. Dù bị cấm vận thương mại từ bên ngoài, tăng trưởng kinh tế đã một lần nữa đạt mức cao vào giữa thập niên 1990. Các cải cách kinh tế vi mô của Giang Trạch Dân phát triển hơn nữa học thuyết "Chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình. Cùng lúc đó, giai đoạn cầm quyền của Giang Trạch Dân cũng là thời gian phát triển của nạn tham nhũng trong mọi lĩnh vực đời sống. Thất nghiệp ở mức cao khi các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả bị đóng cửa dọn đường cho các liên doanh mới, cả trong nước và nước ngoài, làm ăn hiệu quả hơn. Hệ thống an sinh xã hội kém cỏi trước kia được đặt trước một thử thách thật sự. Giang Trạch Dân cũng chú tâm tới những phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của một số dân đông đảo, Đập Tam Hiệp được xây dựng, kéo theo một số lượng đông đảo những kẻ ủng hộ lẫn chỉ trích. Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi thủ đô Bắc Kinh luôn phải hứng chịu các trận bão cát hậu quả của việc sa mạc hoá.
Thập niên 1990 cũng chứng kiến sự trở lại của hai thuộc địa nước ngoài, Hồng Kông từ tay người Anh năm 1997, và Ma Cao từ Bồ Đào Nha năm 1999. Hồng Kông và Ma Cao tiếp tục được hưởng quyền tự chủ lớn, và có hệ thống kinh tế độc lập của riêng mình. Giang Trạch Dân và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có những cuộc viếng thăm cấp quốc gia lẫn nhau, nhưng Quan hệ Trung-Mỹ đã nảy sinh nhiều bất đồng lớn trong giai đoạn cuối thập kỷ này. Hoa Kỳ đã ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade năm 1999 do các thông tin tình báo sai lệch. Bên trong Hoa Kỳ, Cox Report cho rằng Trung Quốc đã ăn trộm nhiều thông tin quân sự tối mật từ Hoa Kỳ. Và vào năm 2001, một máy bay do thám Hoa Kỳ đã va chạm với một máy bay chiến đấu Trung Quốc, khiến dân chúng nước này tức giận và căm ghét Hoa Kỳ.
Trên lĩnh vực chính trị, Trung Quốc một lần nữa lại bị lên án vì cấm đoán Pháp Luân Công năm 1999. Những người phản kháng của phong trào tinh thần này ngồi im lặng bên ngoài Trung Nam Hải, yêu cầu đối thoại với những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Giang Trạch Dân coi đó là sự đe dọa đối với độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả mọi nhóm đối lập, trong khi sử dụng các thông tin đại chúng để tuyên truyền rằng đó là sự thờ cúng ma quỷ.

Quốc kỳ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Trái lại, các chính sách kinh tế của Thủ tướng Chu Dung Cơ khiến Trung Quốc vẫn giữ được ổn định và phát triển trong cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á. Tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân 8% một năm, giảm sút năm 1998 do hậu quả những trận lũ lụt tại sông Dương Tử. Sau một thập kỷ đàm phán, cuối cùng Trung Quốc đã được chấp nhận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Tiêu chuẩn sống của người dân đã được cải thiện nhiều với sự tái xuất hiện của tầng lớp trung lưu, dù hố chênh lệch giữa nông thôn và thành thị vẫn còn là vấn đề. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa phía Đông và phía Tây tiếp tục nới rộng, buộc chính phủ phải đưa ra chương trình "phát triển phía Tây", với các dự án đầy tham vọng như Đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng. Chi phí giáo dục đang ở mức cao hơn bao giờ hết. Tham nhũng tiếp tục lan tràn dù các chiến dịch chống tham nhũng của Thủ tướng Chu Dung Cơ đã tuyên án tử hình nhiều quan chức.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay (2002-hiện nay)


Hồ Cẩm Đào, chủ tịch hiện thời của CHNDTH
Cuộc khủng hoảng lớn nhất tầng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào lãnh đạo phải đối mặt trong thế kỷ 21 là vấn đề về sức khỏe cộng đồng với đại dịch SARS. Lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố khiến nước này trở nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ, nhưng đã bị chỉ trích khi đàn áp những người theo chủ nghĩa ly khai tại Tân Cương. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và sự phát triển tại các vùng nông thôn đã trở thành mục tiêu quan trọng của chính phủ. Kiểm duyệt thông tinvị thế chính trị cũng như tương lai Đài Loan vẫn còn chưa chắc chắn. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khi Hồng KôngThượng Hải ngày càng mở rộng và Bắc Kinh tổ chức thành công Thế vận hội Mùa hè 2008.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 18 và quyết định bầu Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tập Cận Bình là người ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng khá thận trọng về cải cách chính trị; phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội. Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm "quan" là: "Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích". Với 1.3 tỷ dân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một nhân tố quan trọng trong tương lai thế giới.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 20:20, ngày 3 tháng 7 năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét