Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

TẦN THỦY HOÀNG - MAO TRẠCH ĐÔNG 7

TỪ MAO ĐẾN TẬP:

ẤU TRĨ CÁCH MẠNG + MƯU BÁ ĐỒ VƯƠNG >> MẠO DANH CỘNG SẢN + MẠT NƯỚC HẠI DÂN   >> HOANG MANG TƯ TƯỞNG + BÊ BỐI ĐƯỜNG LỐI >> DÂN CHỦ TRÁ HÌNH + TỰ DO HỖN LOẠN >> KHỦNG HOẢNG NỘI TÌNH + MƠ CUỒNG ĐẾ QUỐC >> LEO LẺO HÒA BÌNH + THỰC HÀNH PHÁT XÍT !!!

----------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Từ điều 9 Hiến pháp đến hợp tác hàng hải Nhật - Việt - Philippines

Đăng Bởi -
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
 
Đã có những ý kiến về một liên minh pháp lý, nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác quân sự chung giữa Nhật Bản và Việt Nam, Philippines.
Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông, khiến nhiều quốc gia khó có thể “ngồi im”. Tâm lý lo lắng bao trùm, chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia nổi lên, tăng cường chạy đua vũ trang, khiến an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng đang đứng trước một thách thức. Hệ quả có thể dẫn đến một sự phân chia quyền lực trong khu vực được coi là tương lai của thế giới.

Các nước nhỏ đang bị Trung Quốc bắt nạt, đặc biệt là Philippines và Việt Nam hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng”, ngoài việc tăng cường sức mạnh trong nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có chung vấn đề với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. 
Và một nước lớn đang cùng có chung vấn đề đó, không ai khác chính là Nhật Bản.
Vai trò an ninh mới của Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, ngoài những tranh chấp đơn thuần với Trung Quốc trên biển Hoa Đông thì biển Đông chính là con đường sinh mệnh của họ. 
Cục phòng vệ Nhật Bản (bây giờ là Bộ Quốc phòng Nhật Bản) tuyên bố: “Đông Nam Á, trong đó có eo biển Malacca, biển Đông, vùng biển gần Philippines và Indonesia, vô cùng quan trọng đối với việc vận chuyển tài nguyên thiên nhiên đến Nhật Bản, khu vực này là điểm then chốt để liên kết giao thông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”. 
Vì vậy, bất cứ một xung đột lớn nào tại đây đều sẽ làm gián đoạn tuyến đường cung cấp dầu khí cho Nhật Bản, trực tiếp tác động tới sự sống còn của nền kinh tế, chính trị và an ninh của Nhật Bản.
Cùng với đó, trước những biến động lớn của tình hình thế giới và khu vực, Nhật Bản đang muốn thoát khỏi cái bóng của “kẻ thua trận” trong thế chiến thứ hai, để đảm nhận một vị trí cao hơn trong nền an ninh, chính trị khu vực cũng như toàn cầu. 
Điều 9 trong “Chương II: Phủ nhận chiến tranh” nêu rõ: “[…] Nhật Bản sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận”. Đây là rào cản quá lớn đối với Nhật Bản từ năm 1947. Đó là lý do từ sau thế chiến II, Nhật Bản vẫn phải chịu “lép vế” hơn so với Trung Quốc về mặt quân sự.
Thủ tướng Abe giữ vai trò quan trọng trong quyết định tu sửa chính điều 9 của Hiến pháp. Những năm gần đây, ông Abe và những người ủng hộ luôn đề cao thuyết “hòa bình tích cực” (active pacifism). Điều 9 của Hiến pháp với ý nghĩa nhất định sẽ cản trở khả năng này. Hiển nhiên, theo điều 9 thì Nhật sẽ không thể đánh chặn tên lửa nhằm vào Mỹ hoặc bảo vệ tàu của một đồng minh đang bị tấn công. Khi đó, mối đe dọa cho đồng minh sẽ là mối đe dọa cho Nhật.
Ngoài ra, Tokyo cũng luôn giữ thái độ thận trọng với đồng minh chiến lược Washington. Mặc dù các cam kết vẫn luôn hiện hữu nhưng không ai đảm bảo Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật tích cực khi Senkaku/ Điếu Ngư bị đe dọa. Nếu chính Nhật Bản không thể hiện vai trò chủ động, Mỹ cũng chẳng mặn mà gì đánh cược quan hệ Mỹ - Trung khi xung đột Trung - Nhật diễn ra xung quanh Senkaku/ Điếu Ngư. Quan hệ “đồng minh kiềm chế” của Mỹ đã buộc Nhật phải chủ động và tránh làm phật lòng “quan thầy” của mình.
Sáng ngày 1.7, Dự thảo Nghị quyết cho phép Nhật Bản sử dụng quyền “tự vệ tập thể” (collective self defence) đã được thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản không còn bị ràng buộc bởi điều 9 của Hiến pháp chủ hòa. 
Từ đây, Nhật Bản từ chấp nhận quyền tự vệ (sử dụng vũ lực với mức độ tối thiểu) khi bị tấn công đã có thể chủ động bảo vệ đồng minh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài lãnh thổ. Động thái này được xem là một cuộc cách mạng cả trong chính trị đối nội và đối ngoại của Nhật.
Theo cách giải thích mới, quân đội Nhật Bản sẽ có thể trợ giúp trong trường hợp quân đội Mỹ bị tấn công bởi một kẻ thù chung, ngay cả khi Nhật Bản không phải là đối tượng của cuộc tấn công đó. Việc giải thích lại Hiến pháp vừa là động thái ôn hòa khả dĩ mà ông Abe có thể tìm đến như một cứu cánh trong bối cảnh an ninh Đông Bắc Á đang như chỉ mành treo chuông.
Khao khát khôi phục vị thế “cường quốc bình thường” đã buộc Nhật phải toan tính kỹ lưỡng. Những động thái của Trung Quốc gia tăng căng thẳng tại biển Đông và biển Hoa Đông từ năm 2007 đến nay chính là “phép thử” cho ông Abe. Nhật Bản đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội khi lợi dụng “lực cản” từ Trung Quốc để tạo “lực đẩy” cho ý thức tự chủ, ý nguyện an ninh và nhu cầu tăng tường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật.
Thực tế, Nhà trắng cũng đã “bật đèn xanh” cho Nhật khi Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố vào cuối tháng 6.2014 rằng luôn “khuyến khích Nhật Bản trang bị quyền tự vệ cho họ một cách minh bạch và sẽ vẫn hợp tác với nhau về những vấn đề quan trọng khác”.
Liên minh hàng hải Nhật Bản - Việt Nam - Philippines
Qua việc “diễn dịch lại hiến pháp ”, thông điệp mà Nhật truyền đi cho Trung Quốc hẳn sẽ là “con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dầu giải pháp quân sự cần hội tụ đủ 3 điều kiện (i) một đe dọa thực sự với nhà nước Nhật Bản, (ii) mối nguy hiểm rõ ràng tới quyền sống, tự do, theo đuổi hạnh phúc người dân Nhật và (iii) không còn một giải pháp thay thế nào khác, nhưng rõ ràng đây là một nỗ lực mang tính quyết đoán của nội các Thủ tướng Abe. 
Từ sự quyết đoán của Nhật, những quốc gia như Việt Nam và Philippines sẽ có thể xem đây là gợi mở để có cách tiếp cận quả quyết và khéo léo hơn với Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông, đặc biệt trong việc hình thành một liên minh hay hợp tác về an ninh hành hải.
Trong hợp tác này, Nhật Bản là nước duy nhất có đủ khả năng để hỗ trợ cho Việt Nam và Philippines trang thiết bị kỹ thuật nhanh nhất, kịp thời nhất để đảm bảo an ninh hàng hải. Đồng thời điều này phù hợp với một chiến lược lâu dài của Nhật Bản nhằm tăng cường vai trò của nước này.
Việt Nam và Nhật Bản đang có mối quan hệ ngày càng sâu sắc với nhiều chuyến thăm cấp cao từ hai phía trong thời gian qua. Việt Nam là nước không có mâu thuẫn về lãnh thổ với Nhật Bản, sẵn sàng chia sẻ quan điểm với Nhật Bản trên nhiều vấn đề. Nhật Bản mong muốn nhận được sự ủng hộ tích cực từ các nước trong khu vực về mặt chính trị. 
Từ tầm nhìn đó, chính phủ Nhật Bản đã bước vào một cuộc thảo luận về quyền phòng thủ tập thể, có ý kiến cho rằng khi quyền phòng thủ tập thể được áp dụng, Nhật Bản có thể trợ giúp Việt Nam trước động thái cứng rắn của Trung Quốc.
Đây là điều hoàn toàn hợp lý về nguyên tắc, nhưng việc trợ giúp có thực hiện được hay không lại là vấn đề khác. 
Nếu Nhật Bản chủ trương công khai hỗ trợ Việt Nam có thể khiến Bắc Kinh nổi giận và sẽ đáp trả Nhật Bản, đó còn chưa kể đến rào cản trong những quan điểm khác nhau đến từ giới chính trị Nhật Bản. 
Do đó, trong chiến lược sắp tới Tokyo có thể sẽ từng bước hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh. Trong đó điểm bắt đầu là tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh hàng hải tại tuyến đường “sinh mệnh” trên biển của Nhật Bản bằng việc huấn luyện lực lượng bảo vệ bờ biển và chia sẻ thông tin, cung cấp các tàu tuần duyên cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam.
Bên cạnh đó, quan điểm hiện nay của Việt Nam rõ ràng: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). 
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam đã khiến quan hệ Việt - Trung ngày càng xấu đi, những cuộc đụng độ, va chạm trên biển khiến an ninh hàng hải đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhận ra rằng, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển cần phải tăng đầu tư nhanh, cường mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với các thủ đoạn từ Trung Quốc hiện tại và tương lai.
Philippines cũng đang có cùng một nỗi lo ngại với Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay quan hệ giữa hai nước đang thực sự khởi sắc trong quan hệ chiến lược do tác động của nhận thức chung về mối đe dọa từ Trung Quốc và các quan ngại về chính trị và kinh tế trong nước. 
Với sự cầm quyền trở lại của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản đang thực hiện hình ảnh về một cường quốc “toàn diện” trong khu vực và Philippines có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược đó. Trong khi đó, Manila đang đẩy mạnh quan hệ đối tác với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng của mình, đồng còn ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản tái vũ trang, thoát khỏi ràng buộc của Hiến pháp hòa bình để trở thành một yếu tố cân bằng quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Những bước đi cụ thể
Việc chuyển giao 10 tàu tuần tra mới cho Philippines đã thể hiện một chiến lược của Nhật Bản nhằm tăng cường sức mạnh hàng hải. Mặc dù nó sẽ không làm nghiêng quá mức cán cân hải quân ở biển Đông nhưng nó sẽ nâng cao nhận thức về biển của Philippines và thúc đẩy các thương lượng chiến lược của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Philippines có thể giúp Nhật Bản bằng cách giám sát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông. Đối với Nhật Bản, biển Đông là một trường hợp thử nghiệm về cách hành xử của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hơn nữa, Nhật Bản thấy rằng bằng cách tăng số lượng tàu có sẵn mà Philippines có thể sử dụng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sự tập trung và nguồn lực của các cơ quan hàng hải Trung Quốc sẽ có khả năng bị phân tán giữa biển Hoa Đông và biển Đông. 
Ngoài ra, tăng cường năng lực cho các lực lượng biển không được trang bị tốt của Philippines cũng sẽ cho phép nước này đóng góp vào việc bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông, bao gồm cả tuyến đường biển không bị cản trở của Nhật Bản.
Song song với hợp tác an ninh hàng hải với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đang tiến hành những bước đi cần thiết để cùng nhau bảo vệ các nguồn lợi thủy sản, chống lại các hoạt động phi pháp trên biển và sự xâm nhập các vùng lân cận giữa hai nước.
Trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines và dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2014 (WEF Đông Á 2014), Tổng thống Aquino khẳng định: “Hai nước đã đối mặt với thách thức chung với tư cách là quốc gia biển và thành viên của ASEAN. Việc tăng cường hợp tác giữa Philippines và Việt Nam sẽ cho phép chúng ta bảo vệ tốt hơn các nguồn lợi thủy sản của mình. Chúng ta tiếp tục theo đuổi các chiến lược giúp tăng trưởng và vì lợi ích của người dân và khu vực”.
Còn Thủ tướng Việt Nam đã phát biểu rằng: “Chúng tôi cũng tái khẳng định hợp tác biển là một trụ cột trong quan hệ hai nước; nhất trí tiếp tục thường xuyên trao đổi, phối hợp, hợp tác có hiệu quả tại các cơ chế song phương như Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác biển và đại dương, nhóm chuyên gia pháp lý về các vấn đề hợp tác trên biển; thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu khoa học biển, khí tượng, thủy văn và bảo vệ môi trường biển”.
Việc hai nước đều là thành viên của ASEAN và cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng từ phía Trung Quốc, việc hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trở thành việc cấp bách. Đã có những ý kiến về một liên minh pháp lý, nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác quân sự thông qua việc cho mượn hoặc mua một số các vũ khí đã qua sử dụng hay khả năng đào tạo nhân sự và diễn tập quân sự chung giữa Nhật và Việt Nam, Philippines.
Nhưng quan trọng nhất trong bối cảnh một Trung Quốc trỗi dậy “không hòa bình” là các quốc gia chịu ảnh hưởng đang cần một cuộc cách mạng về tư duy, trong việc nhìn nhận và đánh giá lại các mối quan hệ khu vực và quốc tế. 
Sự ủng hộ lẫn nhau đang diễn ra trong bối cảnh khu vực Đông Á đang đứng trước nhiều thách thức về an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải. Nhật Bản và Philippines đã đi trước về quân sự và pháp lý vậy Việt Nam chúng ta còn chờ đợi gì?
Hà Văn Long - Huỳnh Tâm Sáng
(http://motthegioi.vn)


(Toquoc)-Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế khu vực, tuy gặp đầy rẫy những nguy cơ và thách thức.
Nền kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình dường tiếp tục là động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thế giới, duy trì mức đóng góp 50-60%. Tại khu vực này có nền kinh tế lớn hợp thành: hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc nhóm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khu vực Đại Trung Hoa bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau, Đài Loan, 5 nền kinh tế chính trong ASEAN (Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan), Nam Á (Ấn Độ và các nước láng giềng) cùng với châu Đại Dương (Australia và New Zealand).
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với 5 nguy cơ
Viễn cảnh của kinh tế Trung Quốc cũng được dự đoán tương đối sáng sủa vì hiện nay quốc gia này đang tiến hành cuộc điều chỉnh kết cấu kinh tế mang tính lịch sử. Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế đầy rẫy những nguy cơ, những cơ hội và thách thức luôn song hành cùng nhau.
Trong đánh giá về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2014 công bố hôm 9/2, Ban Kinh tế học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của nước này vẫn có thể đạt 7,5%, song đã hạ mức dự báo tăng trưởng đầu tư từ 20,1% đưa ra hồi tháng 12/2013 xuống còn 19%, thấp hơn so với năm 2013. Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lý Dương nhận định hiện nay kinh tế Trung Quốc đối mặt với 5 nguy cơ: kinh tế giảm tốc, giá nhà biến động, công suất dư thừa, tài chính rối loạn (bao gồm tiền tệ lan tràn, vay khó, lãi suất cao), nợ địa phương tăng cao.

Nhà máy thép Hồ Nam: Các ngành sản xuất gang thép, hóa chất, vật liệu xây dựng đã gần đến đỉnh điểm bão hòa, đầu tư trong các lĩnh vực này sẽ tiếp tục giảm
Về hiệu quả của chính sách vĩ mô, thị trường được cải thiện như dự tính, đó là nguyên nhân chính khiến kinh tế tăng trở lại như hiện nay. Nhưng do bị hạn chế bởi những mâu thuẫn mang tính kết cấu và bởi nhu cầu tăng trở lại chưa có xu hướng vững chắc nên những nhân tố rủi ro trong vận hành của nền kinh tế tương đối nhiều, tính bền vững vẫn đứng trước thách thức. Trong quý III sau khi GDP có được mức tăng nhẹ trở lại, dự tính mức tăng trong quý IV cũng có khả năng được điều chỉnh lại, mức tăng GDP cả năm sẽ đạt 7,6%, chỉ số vật giá tăng nhẹ khoảng 2,8%. Nhìn tổng thể, kinh tế vận hành ở khu vực an toàn hợp lý, dự tính mục tiêu dự kiến có thể thực hiện được.
Cùng với việc tốc độ tăng trưởng đầu tư giảm trên diện rộng, dự đoán năm 2014, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 7,5%. Giới kinh tế hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện chuyển đổi giai đoạn một cách suôn sẻ. Một số người bày tỏ lo ngại đối với tình hình phát triển của ngành ngân hàng Trung Quốc bởi vốn lưu động của hệ thống tín dụng đen có thể chiếm tới 34% tổng GDP vào năm 2014. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ có rất nhiều biện pháp. Điểm khó khăn lớn nhất để giải quyết vấn đề này là làm sao để giảm bớt việc đầu tư thái quá.
Theo đài BBC bản tin tiếng Anh, hệ thống ngân hàng Trung Quốc có nhiều nguy cơ suy sụp và điều này có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với quy mô lớn hơn năm 2008 ở Mỹ. Nguyên nhân là do sự bành trướng của ngân hàng trong bóng tối (ngân hàng lập công ty con, thu hút tiền bằng các hợp đồng ký gửi  và cho vay với lãi suất cao). Bây giờ các công ty và ngay cả chính quyền địa phương cũng không trả được nợ.  Theo International Bank of Settlement vay mượn nước ngoài bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tăng từ lên 880 tỷ USD vào tháng 3/2013 so với tỷ 270 năm 2009, và có thể đã tăng lên hơn tỷ 1000 USD vào thời điểm này. Đồng USD tăng giá sẽ làm việc trả nợ bằng USD khó khăn. Hiện nay vay mượn ngoại tệ trên thị trường thế giới theo IBS là cao nhất trong thập niên.
Cơ hội xen lẫn thách thức
Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc năm 2014 có thể lên đến 210 tỷ USD, trong đó nhu cầu về linh kiện điện tử vẫn là lớn nhất, nhu cầu năng lượng tiếp tục xếp thứ hai.
Các nhà phân tích tin chắc rằng, trong vòng một năm tới, nhu cầu thị trường ngoài nước vẫn sẽ là động lực chính cho tăng trưởng thương mại, đồng thời điều đó cũng góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu đưa GDP năm 2014 lên 7,5%. Chính phủ Trung Quốc cũng ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị xuất khẩu và các ngành công nghiệp chiến lược (như ngành năng lượng tái tạo và các ngành có giá trị gia tăng cao đòi hỏi tính sáng tạo). Những biện pháp này cũng sẽ từng bước tạo ra ảnh hưởng đối với tăng trưởng GDP.
Sức cạnh tranh xuất khẩu giảm đi, thị phần quốc tế bị co hẹp. Từ năm 2011, tỉ trọng thương mại của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu bắt đầu thấp hơn tỉ trọng GDP Trung Quốc trong GDP toàn cầu. Trong các năm 2011-2012, thị phần quốc tế của các mặt hàng thuộc diện tập trung nhiều nhân công lao động truyền thống tiếp tục giảm. Trong năm 2012, thị phần quốc tế dành cho các mặt hàng xuất khẩu đã hoàn thành công đoạn gia công tập trung nhiều nhân công ở trong nước, và xuất khẩu bằng phương thức gia công chế xuất, lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua đã sụt giảm, trong năm 2013 tình trạng này vẫn tiếp tục, dự tính trong một thời gian tới đây, giá trị đồng Nhân dân tệ sẽ vẫn tăng chậm so với đồng USD, trong khi đồng tiền của các nước khác đã hình thành quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc phần lớn là ở thế yếu, như vậy sẽ tiếp tục làm yếu đi sức cạnh tranh giá cả của các mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc. Trong khi đó, thị phần quốc tế của các mặt hàng tập trung nhiều vốn và kỹ thuật của Trung Quốc vẫn ở xu hướng tăng, nhưng thực trạng này liệu có triển vọng thay thế được những mảng tăng trưởng xuất khẩu đã có từ trước trong thời gian bao lâu và ở những mức độ nào được hay không, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào sức cạnh tranh xuất khẩu tăng lên và tốc độ tiến bộ của công nghệ.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất dư thừa nghiêm trọng, tiến trình điều chỉnh chậm lại. Một cuộc điều tra về tình hình năng lực sản xuất dư thừa tiến hành trong tháng 9/2013 với 3.545 xí nghiệp cho thấy tình hình “hết sức nghiêm trọng” hoặc “tương đối nghiêm trọng”. Tính đến nay, hoạt động sản xuất của xí nghiệp chỉ cần sử dụng 72% trang thiết bị hiện có của xí nghiệp là được, thấp hơn thời điểm cuối năm ngoái 0,7 điểm phần trăm, trong đó tỉ lệ sử dụng thiết bị của ngành sản xuất chế tạo chỉ có 70,8%, thấp hơn cuối năm ngoái 1 điểm phần trăm. Những xí nghiệp có tỉ lệ sử dụng trang thiết bị dưới mức 75% chiếm 55% tổng số xí nghiệp sản xuất chế tạo. Đồng thời, năng lực sản xuất dư thừa cho thấy đặc điểm là số lượng các xí nghiệp có năng lực sản xuất dư thừa tồn tại rất đông trên diện rộng, năng lực sản xuất dư thừa ở mức độ tuyệt đối là rất cao. Có 76,7% số xí nghiệp cho rằng, muốn tiêu hóa được hết năng lực dư thừa nói trên phải cần đến thời gian “3 năm trở lên”, trong đó có 22,7% xí nghiệp cho rằng “phải cần đến 5 năm trở lên”.
Đóng góp của đầu tư cho tăng trưởng kinh tế có phần giảm. Một là đầu tư bất động sản sẽ cho thấy xu hướng giảm. Tình hình khu vực bất động sản ngày càng phân hóa, việc cung ứng ở các thành phố loại ba và loại bốn đã dư thừa tương đối. Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ có phần giảm. Trong các lĩnh vực đường sắt, đường tàu điện ngầm thành phố và hạ tầng cơ sở công cộng, quản lý môi trường, mạng Internet băng thông rộng… có tiềm lực đầu tư tương đối lớn, nhưng tỉ lệ nợ trong mặt bằng huy động vốn đầu tư tương đối cao, thu nhập ngân sách sụt giảm, mức tăng thu nhập từ đất giảm mạnh, khả năng đầu tư huy động vốn của các chính quyền địa phương bất cập.
Do bị ảnh hưởng bởi nhu cầu ở cuối nguồn không lạc quan, năng lực sản xuất dư thừa và lợi nhuận có chiều hướng thấp đi…, đầu tư cho các ngành sản xuất chế tạo sẽ tiếp tục phân hóa. Sức cạnh tranh trong các ngành dệt, điện gia dụng tương đối mạnh, đầu tư trong các ngành tập trung vừa phải, có hy vọng duy trì ổn định. Các ngành thuộc lĩnh vực làm ra công cụ sản xuất như gang thép, công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng đã đầu tư gần đến đỉnh điểm bão hòa, đầu tư trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục giảm; Trong các ngành đã được coi là phát triển như y dược, sản xuất mô hình, công cụ, đồ dùng trong các công việc văn phòng…, đầu tư sẽ tăng cao.
Hơn 30 năm qua, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào ưu thế tạo ra bởi nhân tố giá thành thấp, tới đây sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sức sống sáng tạo của doanh nghiệp và cá nhân, mở rộng không gian đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nâng cấp chuyển đổi ngành nghề; nâng cao hiệu quả chủ yếu thông qua chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trọng điểm chuyển hướng thông qua cạnh tranh và tái cơ cấu trong nội bộ ngành nghề, không ngừng đào thải những doanh nghiệp có hiệu quả thấp./.
Linh Hương (Theo các báo Trung Quốc và nước ngoài)
(Chép từ

Nhận định mới về nền kinh tế Trung Quốc: Phía sau ánh hào quang

(HNM) - Giữa lúc những thông tin không mấy lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ nay đến cuối năm được đưa ra, báo cáo mới nhất của Tổ chức Nghiên cứu kinh doanh về kinh tế Trung Quốc - tổ chức nghiên cứu toàn cầu của Mỹ có văn phòng tại Trung Quốc - cho biết: Sau khi tính toán lại tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này ngược trở về năm 1952 cho thấy, quy mô kinh tế Trung Quốc có thể chỉ bằng 2/3 so với số liệu từng công bố. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh báo cáo trên, nhưng nó đã phần nào cho thấy các số liệu Trung Quốc công bố ngày càng trở nên kém tin cậy.
Tăng trưởng kinh tế trên thực tế của Trung Quốc được cho là thấp hơn so với thống kê của nước này.
Tăng trưởng kinh tế trên thực tế của Trung Quốc được cho là thấp hơn so với thống kê của nước này.

Được đăng tải trên mạng tin World Affairs, báo cáo đã trích dẫn kết quả công trình nghiên cứu của nhà kinh tế Harry Wu, trong đó ước tính GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2012 chỉ tăng 7,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 9,8%/năm mà Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố. Sự chênh lệch về số liệu trong giai đoạn được gọi là "thời kỳ cải cách" này phần lớn là do kết quả của sự tính toán trên danh nghĩa thiếu đầy đủ của Bắc Kinh về biến động giá. Vì thế, những phát hiện của Harry Wu có thể ảnh hưởng đến các nhận định trước đó cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới hoặc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngoài việc cho thấy quy mô thực sự của nền kinh tế Trung Quốc, công trình này còn chỉ rõ một vấn đề quan trọng hơn là tính chất thiếu ổn định trong nền kinh tế của quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này.

Những thông tin trên được đưa ra sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo mới, trong đó nhận định, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong những năm tới, từ mức 7,7% năm 2013, xuống 7,6% năm 2014 và 7,5% năm 2015 trong bối cảnh chính phủ nước này tìm cách tái cân bằng nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên là do đầu tư chững lại trong khi nhu cầu từ những thị trường trọng yếu như Mỹ, Châu Âu đều sụt giảm mạnh. Không chỉ đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm, WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa lên tiếng thúc giục Trung Quốc tập trung kiểm soát những rủi ro bắt nguồn từ việc nợ nần gia tăng nhanh chóng khi tăng trưởng kinh tế nước này còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng các khoản nợ, đặc biệt là nợ tích lũy từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 có thể dẫn tới các vấn đề tài chính cũng như làm gián đoạn đà tăng trưởng kinh tế vốn đã chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo WB, tổng dư nợ của Trung Quốc đã tăng từ mức tương đương 124% GDP năm 2007 lên trên 200% trong năm 2013. Nợ công ty (tương đương 125% GDP) của nước này hiện ở mức cao nhất trong số các nước Châu Á.

Giữa lúc những tín hiệu không mấy lạc quan đối với nền kinh tế Trung Quốc được đưa ra, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này cũng không mấy sáng sủa. Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây công bố, nước này đã thu hút được 8,6 tỷ USD vốn FDI trong tháng 5, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 1-2013. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn FDI đổ vào Trung Quốc đạt 49 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức thấp nhất trong vòng một năm. Theo các chuyên gia kinh tế, sự giảm tốc của nền kinh tế lớn nhất Châu Á có thể đã khiến các công ty nước ngoài không muốn đổ thêm tiền vào đây. Cùng với đó, ngày càng có nhiều dự đoán rằng đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá trong năm nay và căng thẳng chính trị tác động đến thương mại cũng có thể khiến các công ty ngừng việc đầu tư mới.

Tăng trưởng của nền kinh tế được xem là sự thần kỳ Châu Á đang chậm lại sau một thời kỳ dài tăng trưởng nóng. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng để thỏa mãn cơn khát tăng trưởng, Trung Quốc cũng đồng thời phải đối diện với những thách thức về môi trường, xã hội và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, việc giải quyết những khó khăn lâu dài này không thể chỉ bằng việc bơm vốn đầu tư hay tăng chi tiêu công… Một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư… là những giải pháp được nhắc tới. Song, một yếu tố quan trọng khác là một môi trường chính trị ổn định và mối quan hệ hài hòa với các quốc gia trong khu vực nhằm khẳng định tuyên bố trỗi dậy hòa bình. 
                                                                                                              Nguồn : INFONET

(ĐC chép từ tinmoi.vn)

Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc


Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 1
Các chỉ dẫn cụ thể cho thấy Trung Quốc đang trải qua một cái gì đó còn nhiều hơn suy thoái. Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn kinh tế ở Trung Quốc.
Mặc dù triển vọng của Trung Quốc vẫn có thể là tích cực so với châu Âu, nhưng các con số thống kê cho thấy động cơ tăng trưởng của đất nước đã tuột khỏi hộp số. Các doanh nghiệp vay vốn ít hơn; sản xuất giảm sút; lãi suất đột ngột cắt giảm; nhập khẩu không tăng trưởng và tăng trưởng GDP được dự báo giảm mạnh. Các dấu hiệu trên cảnh báo Trung Quốc có thể rơi vào suy thoái.

Hồi tháng 3/2012, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt mục tiêu tăng trưởng 2012 là 7,5%, một con số bị cho là khá bi quan hồi đó, nhưng lại khá lạc quan vào thời điểm hiện nay. Nếu quả thực là như vậy, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1990.

Các chỉ dẫn cụ thể cho thấy Trung Quốc đang trải qua một cái gì đó còn nhiều hơn suy thoái. Sau đây là 5 dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn kinh tế ở Trung Quốc.
1. Chia tay với xe BMW
Gói kích thích 586 tỷ USD từng giúp Trung Quốc vượt qua được đợt suy thoái toàn cầu, nhưng chỉ tạm xoa dịu cơn đau triền miên của các chính quyền địa phương. Hiện thời, các địa phương  được yêu cầu phải trả nợ  và điều đó có nghĩa là phải thắt chặt chi tiêu hơn nữa.
Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 2
Ảnh Foreign Policy
ADVERTISEMENT

Những chiếc xe hạng sang mà các quan chức địa phương từng mua sắm ồ ạt trong những năm kinh tế phát triển bùng nổ sẽ là một trong những thứ đầu tiên bị bán đi. Thành phố Ôn Châu có kế hoạch bán đấu giá 80% xe công, tương đương với 1.300 xe hạng sang. Ngay cả hãng Ferrari cũng không giấu được vẻ lo lắng về sự suy thoái của thị trường Trung Quốc, không chỉ vì ”thiếu gia” Bạc Qua Qua (con trai Bạc Hy Lai) bị gạch tên trong danh sách các khách hàng tiềm năng.

Một vấn đề đang khiến cho các quan chức địa phương “đau đầu nhức óc” là nguồn thu từ bán đất đã khô kiệt, do các biện pháp của chính phủ trung ương nhằm làm nguội thị trường bất động sản quá nóng cũng như tình trạng thiếu hụt tiền mặt và niềm tin của khách hàng tiềm năng.
Trong tháng 6/2012, giá nhà ở trung bình của 100 thành phố lớn ở Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong vòng 9 tháng qua, nhưng vẫn giảm tới 1,9% so với năm cùng kỳ ngoái. Một số công sở có thể là nạn nhân đấu thầu tiếp theo, sau khi những chiếc xe công sang trọng được chuyển giao cho các chủ sở hữu tư nhân. Sau đó sẽ là thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”, với các bữa tiệc chiêu đãi vốn cực kỳ hoành tráng ngày nào nay trở nên rất tầm thường, dân dã.
2. Bất ổn ở Quảng Đông
Cách đây hàng thập kỷ, các quan chức chính phủ cấp cao đã cảnh báo rằng suy giảm kinh tế có thể dẫn đến  tình trạng bất ổn xã hội. 
Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 3
Ảnh Foreign Policy

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục Trung Quốc vốn duy trì hạnh phúc trong một khoảng thời gian nhất định cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khi tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 8% lần đầu tiên trong nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể bị căng thẳng, đặc biệt là khi hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu, người lao động di cư không có việc làm. Xuất khẩu hiện sụt giảm trông thấy và một số nhà máy đã phải chuyển từ chế độ làm việc 3 ca xuống 1 ca sản xuất cầm chừng.

Lao động nhập cư vốn “cung cấp dầu mỡ” cho động cơ tăng trưởng của Trung Quốc và rất quan trọng đối với ổn định của nước này. Sự bất mãn của lực lượng lao động đông đảo này có thể dẫn đến “sự cố hàng loạt” trên toàn Trung Quốc như những gì đã xảy ra ở tỉnh Quảng Đông.
3. Người giàu tính chuyện rời bỏ đất nước
Khi tình hình trở nên khó khăn, những người giàu thường có xu hướng xách vali đến sân bay và bay ra nước ngoài.
Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 4
Ảnh Foreign Policy

Việc tiêu thụ hàng hóa xa xỉ ở Trung Quốc đã bắt đầu chậm lại trong năm nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người giàu Trung Quốc đã ngừng chi tiêu. Họ chỉ ngừng chi tiêu ở Trung Quốc mà thôi. Nhiều người giàu Trung Quốc đã mất niềm tin vào thị trường trong nước và bắt đầu đầu tư vào các tài sản chuyển đổi (ngoại tệ chẳng hạn), chứ không vào các tài sản cố định như bất động sản. 

Bây giờ họ đang đua nhau mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, một phần vì giá rẻ nhưng phần lớn là để bảo toàn tài sản trước khả năng bất ổn về chính trị-kinh tế ở trong nước. Một cuộc thăm dò dư luận hồi năm ngoái cho thấy hơn 50% số triệu phú ở Trung Quốc nghĩ đến việc rời bỏ tổ quốc và định cư vĩnh viễn ở nước ngoài.

Các công tố viên Trung Quốc cho biết gần 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua, khi họ tìm cách chạy trốn ra nước ngoài với số tiền khổng lồ kiếm được một cách bất hợp pháp.
Những người giàu Trung Quốc thường có quan hệ và ảnh hưởng mạnh mẽ với chính giới. Nếu Trung Quốc thực sự sa vào suy thoái, nhiều người giàu có thể quyết định chạy ra nước ngoài.
4. Một mùa Hè nóng bỏng, kéo dài
Tiêu thụ điện thường tăng vọt trong mùa Hè, khi mọi người đều bật máy điều hòa nhiệt độ để đối phó với cái nóng như thiêu như đốt. Nhưng trong năm nay, nhiều người Trung Quốc đã điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa ở mức cao hơn để tiết kiệm điện. 
Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 5
Ảnh Foreign Plicy

Trong khi đó, tại các cảng biển của Trung Quốc, than nhập khẩu được chất cao như núi mà không được chuyển đến các nhà máy nhiệt điện đang chạy dưới công suất thiết kế. Chỉ mới năm ngoái, Bắc Kinh chủ trương dự trữ than khẩn cấp để đề phòng nguồn cung cạn kiệt. Bây giờ, giữa lúc Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều nhiên liệu hơn so với nhu cầu, các doanh nghiệp và các nhà máy lại cắt giảm tiêu thụ điện để tiết kiệm chi tiêu.

Giá than ở Trung Quốc đã giảm 10% kể từ cuối năm ngoái. Sự giảm giá này có thể tác động tiêu cực đến  kinh tế toàn cầu và khiến cho nhu cầu về hàng xuất khẩu Trung Quốc giảm sút hơn nữa. Trong cái thế giới toàn cầu hóa này, khi người Trung Quốc tắt điều hòa nhiệt độ, các nền kinh tế khác giới sẽ bị “hắt hơi, sổ mũi” giữa mùa Hè.
5. Xuất hiện thuật ngữ “trứng tên lửa”
Khi người Trung Quốc tiêu thụ số lượng thịt lớn hơn bao giờ hết, giá thịt lợn và thịt bò liên tục leo cao. Điều này đã dẫn đến lạm phát phi mã vốn là nỗi lo kinh niên của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Năm 2007, người Trung Quốc đã “xơi” 1,7 triệu con lợn mỗi ngày và trong năm 2011, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết giá thịt lợn đã tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng trong vòng bốn tháng qua, nhu cầu thịt lợn đã bắt đầu giảm xuống. Nguồn cung quá mức đã khiến cho giá thịt lợn hơi xuống dưới mức mà ngành chăn nuôi có thể kiếm lời và chính phủ Trung Quốc đã phải mua vào thịt lợn để ổn định giá cả.
Hình ảnh Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc số 6
Ảnh Foreign Policy

Khi giá thịt lợn giảm, giá trứng lại tăng lên vùn vụt khiến người mua bắt đầu sử dụng thuật ngữ “trứng tên lửa”. Hơn thế nữa, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đang bị lung lay bởi hàng loạt các vụ bê bối về an toàn thực phẩm.


Theo Minh Bích
Đất Việt
Nguồn : CafeF  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét