Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

HIỆN THỰC KỲ ẢO 56 (Bùi Giáng)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bùi Giáng
Sinh 17 tháng 12 năm 1926
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Mất 7 tháng 10, 1998 (71 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Công việc nhà thơ
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.

Tiểu sử

Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Cha ông là Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con đầu của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.
Năm 1933, ông bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu.
Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn.
Năm 1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa. Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh.
Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành chung.
Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh.
Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.
Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục .
Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông.
Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông "lang thang du hành Lục tỉnh" (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc...
Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Tác phẩm

Theo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại):

Tập thơ

  • Mưa nguồn (1962)
  • Lá hoa cồn (1963)
  • Màu hoa trên ngàn (1963)
  • Ngàn thu rớt hột (1963)
  • Bài ca quần đảo (1963)
  • Sa mạc trường ca (1963)
  • Sa mạc phát tiết (1969)
  • Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
  • Rong rêu (1995)
  • Đêm ngắm trăng (1997)
  • Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994)
  • Thơ Bùi Giáng (California, 1994)…
  • Mười hai con mắt (2001)
  • Thơ vô tận vui (2005)
  • Mùa màng tháng tư (2007)

Nhận định

Tất cả đều được xuất bản năm 1957.

Giảng luận

Tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959.

Triết học

  • Tư tưởng hiện đại (1962)
  • Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
  • Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
  • Dialoque (viết chung, 1965)

Tạp văn

Các sách xuất bản năm 1969, có:.
  • Đi vào cõi thơ
  • Thi ca tư tưởng
  • Sa mạc phát tiết
  • Sương bình nguyên
  • Trăng châu thổ
  • Mùa xuân trong thi ca.
  • Thúy Vân
Các sách xuất bản năm 1970, có:
  • Biển Đông xe cát
  • Mùa thu trong thi ca.
Các sách xuất bản năm 1971, có:
  • Ngày tháng ngao du
  • Đường đi trong rừng
  • Lời cố quận
  • Lễ hội tháng Ba
  • Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…

Sách dịch

Các sách xuất bản năm 1966, có:
  • Trăng Tỳ hải
  • Cõi người ta
  • Khung cửa hẹp
  • Hoa ngõ hạnh
  • Othello
Các sách xuất bản năm 1967, có:
  • Bạo chúa Caligula
  • Ngộ nhận
  • Kim kiếm điêu linh
Các sách xuất bản năm 1968, có:
  • Con đường phản kháng
  • Mùa hè sa mạc
  • Kẻ vô luân
Các sách xuất bản năm 1969, có:
  • Nhà sư vướng luỵ
  • Ophélia Hamlet
  • Hòa âm điền dã
Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:
Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước.

Đánh giá

Trước và sau năm 1975, đã có nhiều bài viết về ông và sự nghiệp văn chương của ông. Ở đây chỉ trích giới thiệu thêm ý kiến của nhà nghiên cứu T. Khuê được in trong Từ điển văn học (bộ mới):
Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ. Thơ ông, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở của Hồ Xuân Hương...Từ Nguyễn Du, ông tạo nên một môtip bạc mệnh hiện đại, có màu sắc siêu thực qua tính cách tạo hình, có chất hoang mang của con người bất khả tri về mình, về người khác trong cuộc sinh tồn hiện hữu...
Bùi Giáng đã tái dựng lục bát trong bối cảnh mới của thời đại hiện sinh. Nguồn thơ của ông phát tiết trong khoảng thời gian ngắn, chỉ hai năm 1962-1963 đã có tới 6 tập thơ…Chuyện hạ bút thành thơ của ông được xác định như là một hiện tượng độc đáo…Tuy nhiên bi kịch của Bùi Giáng là ông lập lại chính mình, ngay cả trong thơ, cho nên những hình ảnh đẹp, những tư tưởng tân kỳ, nhiều khi được dùng lại nhiều lần trở thành sáo và vô nghĩa...
Nhưng dù sao chăng nữa, ông cũng đã tạo được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa, chán đời của thế kỷ 20, khác với Nguyễn Khuyến trong thế kỷ 19 hoặc Tản Đà ở đầu thế kỷ 20.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 04:29, ngày 4 tháng 8 năm 2014.

  

Trang thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng(Tiểu sử do nhà thơ tự viết)
1926 – được bà mẹ đẻ ra đời
1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại
1933 – bắt đầu đi học a, b, c… trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý
1936 – học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh, Nguyễn Đức Nguyên, Đào Duy Anh, vân vân
1940 – về Quảng Nam chăn bò
1942 – trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 – nhập ngũ , bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 – vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm … (TÂN VIỆT xuất bản)
1957 – TÂN VIỆT xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyên Khắc Hiếu, giảng luận về Chú Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Tho Trường và Phan Văn Trì
1962
Tập thơ Mưa Nguồn
Tư Tưởng Hiện Đại
1963
Lá Hoa Cồn (thơ)
Ngân Thu Rớt Hột (thơ)
Màu Hoa Trên Ngàn (thơ)
Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (hai tập) (do đứa em ..)
1965 – nhà cháy mất trụi bản thảo
In vội vàng Sa Mạc Phát Tiết (An Tiêm)
Dialogue (viết Avantpropos (viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và Letre à René char) (Lá Bối in)
Sa Mạc Trường Ca (An Tiêm in bản)
1968 – 68
Dịch Martin Heidegger Erlauteninger gu Heidergger dich. Giảng giải về thơ.
(Lời, Cố Quận (An Tiêm) Lễ Hội Tháng Ba) (Quế sơn Võ Tánh)
Con Đường Ngã Ba (An Tiêm)
Bài Ca Quần Đạo (Nguyễn Đình Vương)
1969 – Bắt đầu điên rực rỡ
1970
1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
3. Gái Chợ Lớn Khiến bị bịnh lậu (bịnh hoa liễu)
1971 – 75 – 93
Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong chơi như hài nhi (con nít)
Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh.
Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc…..
Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
Do đâu mà ra được như thế ?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.

  • Sầu lục tỉnh


    […]
    Chân trời mộng mị vàng pha
    Mùa Phương Lan giậy bên tà dương buông
    Vói tay sầu khổ hao mòn
    Đầu nghiêng rũ tóc miệng tròn thơ ngây
    Chiêm bao dần rộng phai ngày
    Liễu in dòng rụng thu đầy hồ phơi
    Hào hoa tiếng lạnh trong lời
    Về trong vân thạch em ngồi vén xiêm
  • Hang rừng


    […]
    Làn sóng đục lần kia nghe gió lạ
    Lạnh vô cùng thổi lại tự phương tây
    Đêm khuya khoắt ai một mình em ạ
    Đứng trên bờ nghe rã mộng trong tay
    […]
  • Phương tây


    […]
    Bờ dương xế lục trăng tan
    Bên thành đất quạnh thu dàn trắng vôi
    Ngày đi đổ bóng sau người
    Mộng hờ biết có buồn vui em về
  • Vì sao khùng


    Vì yêu dấu quá Nàng thơ
    Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn
    Thần tiên Thánh Phật bao dung
    Hiểu lòng tôi lắm – tôi khùng vì thơ
  • Nghe


    Cúi đầu nghe tạnh
    Mưa chiều rừng gió đi mau
    Con đường trăng lạnh
    Hang rừng bông rụng hoa đau
    Cồn xưa cỏ mọc
    Lá sông chảy xuống chân trời
    Chảy lên mái tóc
    Một mùa thu gục bên tôi
    Người kia đứng lại
    Nghe trời đẩy xuống hai vai
    Con đường thơ dại
    Còn đây lá cũ một vài
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét