Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 10

(ĐC sưu tầm trên  NET)


Nhà tù lớn nhất Nam Mỹ và vụ thảm sát kinh hoàng

Là trại giam lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm tới 8.000 tù nhân, tên tuổi của Carandiru gắn liền với vụ nổi loạn nhà tù đẫm máu trong lịch sử Brazil.

Nhà tù Carandiru tọa lạc ở thành phố Sao Paulo của Brazil. Được xây dựng vào năm 1920, Carandiru nổi tiếng với nhiều vụ tù nhân thảm sát và hãm hại lẫn nhau. Ảnh: Gutsandgore
Trại giam Carandiru tọa lạc ở thành phố Sao Paulo của Brazil. Được xây dựng vào năm 1920, Carandiru nổi tiếng với nhiều vụ tù nhân thảm sát và hãm hại lẫn nhau. Ảnh: Gutsandgore
Carandiru là nhà tù lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm lên tới 8.000 tù nhân.
Carandiru là nhà tù lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm tới 8.000 tù nhân. Ảnh: flatrock 

Carandiru là nhà tù lớn nhất khu vực Nam Mỹ với giai đoạn giam giữ đỉnh điểm lên tới 8.000 tù nhân.
Carandiru bắt đầu hoạt động từ năm 1956. Ban quản lý nhà tù chỉ đóng vai trò “bù nhìn” bởi quyền lực thực sự nằm trong tay các tên trùm tội phạm và băng đảng. Chúng giao ước với nhau bằng một thỏa thuận ngầm.  Ảnh: Alex Majoli
Trong cuốn Estação Carandiru, bác sĩ nổi tiếng Drauzio Varella, người tình nguyện làm việc tại Carandiru để giúp ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, đã phơi bày thực trạng về điều kiện sống tồi tệ bên trong nhà tù.
Trong cuốn Estação Carandiru, bác sĩ nổi tiếng Drauzio Varella, người tình nguyện làm việc tại nhà tù Carandiru để giúp ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, đã phơi bày thực trạng về điều kiện sống tồi tệ nơi đây. Ảnh: Alex Majoli

Thời điểm năm 1997, 60 tù nhân sống chen chúc trong một phòng giam chật hẹp.
Năm 1997, 60 tù nhân từng sống chen chúc trong một phòng giam chật hẹp. Ảnh: Alex Majoli
Phòng giam tồi tàn.
Chỗ ngủ của những kẻ phạm tội. Ảnh: Alex Majoli

Ổ khóa các phòng giam.
Ổ khóa các phòng giam. Ảnh: Alex Majoli
Các tù nhân đứng trong phòng biệt giam - nơi tù nhân chỉ có thể trông thấy ánh sáng mặt trời qua
Các tù nhân đứng trong phòng biệt giam. Họ chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua một ô cửa sổ trên cao. Ảnh: Alex Majoli
a
Carandiru gắn liền với vụ thảm sát kinh hoàng ngày 2/10/1992 khi cảnh sát vũ trang được điều động trấn áp cuộc nổi loạn giữa hai băng nhóm đối địch. Cảnh sát đã thẳng tay "hành quyết" các tù nhân bằng cách bắn súng vào họ trong khi nhiều người vẫn ở trong xà lim. Thậm chí, một số người khi đó ở trong tình trạng không mảnh vải che thân và giơ tay đầu hàng. Ảnh: TV Brasil/Divulgação
Tổng cộng, cảnh sát đã bắn hơn 500 loạt đạn, giết chết tại chỗ 103 tù nhân, 8 người còn lại chết do bị bạn tù đâm trong cuộc loạn đả trước đó.
Tổng cộng 111 tù nhân thiệt mạng, gồm 102 người chết dưới loạt đạn của cảnh sát và 9 người còn lại tử vong do bị bạn tù đâm trong cuộc ẩu đả trước đó. Không cảnh sát nào thiệt mạng trong vụ nổi loạn. 21 năm sau vụ thảm sát kinh hoàng, ngày 22/4/2013, tòa án Sao Paulo kết tội 23 cảnh sát, mỗi người 156 năm tù vì trực tiếp gây ra cái chết của 13 trong số 111 phạm nhân.  Ảnh: nisiadigital.com
a
Vụ nổi loạn nhà tù đẫm máu nhất trong lịch sử Brazil trở thành chủ đề chính trong cuốn sách của bác sĩ Drauzio Varella và được chuyển thể thành một bộ phim đình đám vào năm 2003. Ảnh:  Alex Majoli
Tháng 12/2002, chính quyền  địa phương đã cho phá bỏ nhà tù, chỉ giữ lại một tòa nhà để làm bảo tàng Ga tàu điện Carandiru.
Dưới sức ép biểu tình đòi đóng cửa Carandiru, ngày 9/12/2002, chính quyền địa phương đã phá bỏ trại giam, chỉ giữ lại một tòa nhà để làm bảo tàng. Vụ thảm sát tại nhà tù khét tiếng Carandiru là sự kiện chấn động thế giới, đồng thời nó cũng phơi bày điều kiện sống tồi tệ, khắc nghiệt trong nhà tù Brazil. Ảnh: Alex Majoli

9 vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 2)

Sau khi trốn khỏi một đảo mà phát xít Nhật chiếm trong Thế chiến II bằng ca nô, một thanh niên lênh đênh trên biển tới 7 tháng rồi dạt vào một đảo cách nơi xuất phát 400 km.
Tham mưu trưởng vượt ngục bằng trực thăng
Tham mưu trưởng Seamus Twomey (giữa) của IRA. Ảnh: Padraig Colman
Tham mưu trưởng Seamus Twomey (giữa) của IRA. Ảnh: Padraig Colman
Seamus Twomey (1919 – 1989) là tham mưu trưởng Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) lâm thời. Trong những năm 30, ông gia nhập lực lượng quân sự. Cuối thập niên 70, Twomey trở thành người chỉ huy Lữ đoàn Belfast.
Ngày 21/7/1972, Lữ đoàn kích nổ 19 quả bom khắp thành phố Belfast khiến 11 người chết và 130 người bị thương, theo BBC. Hành động này là một phần trong một âm mưu chính trị của Seamus Twomey.

Năm 1973, Cộng hòa Ireland bắt Twomey vào nhà tù Mountjoy ở thủ đô Dublin. IRA quyết định cứu vị tham mưu trưởng.
Một tháng sau khi Twomey vào tù, một trực thăng hạ cánh xuống sân thể dục trong nhà giam gây ra tình trạng hỗn loạn. Twomey nhanh chóng leo lên chiếc trực thăng và tẩu thoát. Nhưng một tháng sau, cảnh sát bắt Twomey trong một cuộc rượt đuổi tốc độ cao.
Vượt ngục tập thể qua đường hầm ở Afghanistan
475 tù binh Taliban vượt ngục khỏi nhà tù an toàn nhất Afghanistan. Ảnh: The Guardian
475 tù binh Taliban vượt ngục khỏi nhà tù có chế độ canh gác nghiêm ngặt nhất tại Afghanistan vào năm 2011. Ảnh: The Guardian
Sarposa, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thành phố Kandahar, là một trong những nhà tù an toàn nhất Afghanistan. Trong tháng 4/2011, ban quản lý Sarposa trông coi hơn 500 tù nhân Taliban.
475 tên tù nhân vượt ngục qua một đường hầm lớn dưới những bức tường nhà giam vào ngày 25/4/2011, The Guardian đưa tin. Đường hầm có chiều dài hơn 100 mét, với hệ thống đỡ bằng bê tông, hệ thống điện và ống thông gió. Cuối cùng, cảnh sát chỉ bắt khoảng 40 tên.
Trôi dạt trên biển 7 tháng sau khi thoát khỏi lính Nhật
Nabetari lênh đênh trên biển trong cuộc vượt ngục. Ảnh: The Open University
Nabetari lênh đênh trên biển trong cuộc vượt ngục. Ảnh: The Open University
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản chiếm hàng chục hòn đảo nhỏ trong Chiến dịch Thái Bình Dương. Việc Nhật chiếm đảo Ocean (tên gọi khác của đảo Banaba) của Mỹ dẫn đến một cuộc đào tẩu ly kỳ nhất mọi thời đại, Naval History đưa tin.
Năm 1942, Nabetari, một thanh niên 22 tuổi từ đảo Nikunau, chuyển đến làm việc trong các mỏ phốt phát trên đảo Ocean. Khi quân đội Nhật Bản đổ bộ lên đảo, họ chuyển hầu hết người dân và công nhân vào các trại trên đất liền, chỉ giữ lại 100 người tay nghề cao để phục vụ và cung cấp thực phẩm cho binh lính. Nabetari nằm trong số đó. Đảo Ocean trở thành một nhà tù cô lập giữa biển khơi.
Một thời gian sau, các binh sĩ biết cách đánh cá và trồng trọt. Họ yêu cầu 100 công nhân đào hố để tự chôn. Trong đêm khuya, Nabetari và 5 người khác trốn thoát trên 3 ca nô. Họ muốn tới quần đảo Gilbert cách đó 400 km.
Trong đêm đầu tiên, một ca nô lạc khỏi đoàn và họ không bao giờ biết tin tức của người ngồi trên nó. Sau đó ca nô thứ hai biến mất. Một tuần sau, ca nô của Nabetari lật trong đêm. Ông bất lực nhìn bạn đồng hành từ từ chìm xuống biển. Nabetari sửa lại ca nô và leo lên.
7 tháng tiếp theo, ông trôi dạt trên biển, ăn tất cả những thứ ông bắt và uống nước mưa để tồn tại. Cuối cùng ca nô dạt vào đảo Ninigo, cách đảo Ocean 2.400 km. Một người dân phát hiện và cứu sống Nabetari. Sau đó, ông hồi phục hoàn toàn.
Cuộc đào thoát khỏi nhà tù tàn bạo bậc nhất
Nhà tù Montluc của Đức Quốc Xã là địa ngục trần gian đối với tù nhân. Ảnh: Lyon-France.com
Nhà tù Montluc của Đức Quốc Xã là địa ngục trần gian đối với tù nhân. Ảnh: Lyon-France
Năm 1940, khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Andre Devigny, một giáo viên, tham gia lực lượng kháng chiến. Ban đầu ông làm liên lạc viên. Sau đó ông chuyển sang hoạt động trong tổ chức giúp đỡ người tị nạn vượt biên sang Thụy Sĩ.
Tháng 4/1943, Đức Quốc Xã bắt Devigny và nhốt ông vào nhà tù Montluc, địa ngục trần gian đối với những người chống lại chúng. Klaus Barbie, một trong những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử, trực tiếp tra tấn ông trong 4 tháng. Ngày 20/8, Barbie tuyên bố hắn sẽ hành hình Devigny vào mấy ngày tới. Song trước đó ông đã chuẩn bị kế hoạch vượt ngục.
Devigny học cách tháo còng tay bằng pin. Ông cũng lên kế hoạch tạo lối thoát bằng cách dùng muỗng cứng, nhọn cạy sàn gỗ trong phòng giam. Devigny cùng một bạn tù giết một lính canh và trốn khỏi buồng giam. Hai người sử dụng ga trải giường và đèn trèo xuống từ độ cao 4,5 mét.
Sau khi đến Thụy Sĩ, Devigny lại tham gia kháng chiến. Năm 1944, ông trở lại Pháp cùng với lực lượng Đồng minh, theo New York Times.
Nguyễn Sương

9 vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 1)

Quả đào, thìa, dĩa, thùng bưu phẩm đều có thể trở thành công cụ hữu ích trong những cuộc vượt ngục ly kỳ nhất trên thế giới.
Vượt ngục trong thùng bưu phẩm
Richard Lee McNair vượt ngục trong thùng bưu phẩm. Ảnh minh họa: Listverse
Richard Lee McNair vượt ngục trong thùng bưu phẩm. Ảnh minh họa: Listverse
Năm 1987, trong quá trình đánh cắp một máy hút lúa ở thành phố Minot, bang North Dakota, Mỹ, Richard Lee McNair, 29 tuổi ở bang Oklahoma, bắn một công nhân tình cờ xuất hiện ở đó. Hắn bỏ chạy và bắn chết một công nhân khác. Vài giờ sau, cảnh sát bắt McNair vì tội giết người, âm mưu giết người và trộm cắp, theo Murderpedia.
Ngay khi bị bắt, hắn thoa son dưỡng môi lên còng tay và tẩu thoát. Sau nhiều tháng truy nã kẻ sát nhân khắp thành phố Minot, cảnh sát tóm hắn và đưa đến nhà tù bang North Dakota. Năm 1992, McNair bò qua ống thông gió trong trại giam và tiếp tục chạy trốn. 9 tháng sau, cảnh sát bắt hắn và tống vào nhà tù liên bang.
10 năm tiếp theo, họ chuyển tội phạm qua các nhà tù an ninh nghiêm ngặt. Năm 2006, sau một thời gian ngắn ở trại giam Pollock, bang Louisiana, Richard Lee McNair tìm thấy cơ hội vượt ngục khi làm nhiệm vụ sửa chữa các túi bưu phẩm rách. Hắn lên kế hoạch chạy trốn trong nhiều tháng.
Ngày 5/4, tên tù cuộn tròn mình trong một thùng bưu phẩm tự làm đặt trên một tấm nâng hàng. Người ta chuyển tấm nâng hàng đến nhà kho gần đó. McNair nằm trong thùng trong nhiều giờ, hít thở bằng một ống nhỏ đâm xuyên qua tấm nâng hàng. Khi lính canh kho đi ăn trưa, hắn thoát khỏi thùng và đi bộ ra khỏi nhà kho.
Trong vòng một năm, kẻ đào tẩu chạm trán cảnh sát nhiều lần nhưng vẫn chạy thoát. Thậm chí có lần, hắn chạy vòng tròn xung quanh một viên cảnh sát và bỏ trốn thành công, Cracked đưa tin.
.
Trốn thoát với một quả đào
Michel Vaujour dùng một quả đào giả làm lựu đạn và vượt ngục thành công. Ảnh minh họa: Listverse
Michel Vaujour dùng một quả đào giả làm lựu đạn và vượt ngục thành công. Ảnh minh họa: Listverse
Khi Michel Vaujour, Pháp, nhận án tù 27 năm vì tội cướp ngân hàng, vợ hắn, Nadine Vaujour, bắt đầu học lái trực thăng. Năm 1986, Nadine lập kế hoạch táo bạo và tinh vi nhằm giải cứu Michel khỏi La Sante, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thủ đô Paris.
Vài phút trước khi trực thăng đến, Michel xoay xở vượt qua lính canh, leo lên mái nhà tù bằng một khẩu súng giả và một quả đào trông giống lựu đạn, CNN đưa tin.
Vợ hắn cho trực thăng bay sát mái nhà trong khi một tay súng nhảy ra, bắn vào các lính canh gần đó. Michel và tay súng bám vào càng trực thăng. Cả 3 tẩu thoát. Trực thăng hạ cánh xuống một sân bóng gần nhà tù. Chúng chạy trốn trên một chiếc xe chờ sẵn.
Vài tháng sau, Michel Vaujour trúng đạn ở đầu trong một vụ cướp ngân hàng khác. Cảnh sát đưa hắn đến bệnh viện. Sau đó, Michel vào tù, hoàn thành nốt bản án trước đó. Năm 2003, tên cướp ra tù sau 27 năm.

Vượt ngục để ăn bữa tối với tình nhân trong ngày Valentine

Tù binh đào hầm trốn ngục
Tù binh người Australia đào hầm vượt ngục. Ảnh: Australian War Memorial
Tù binh người Australia đào hầm vượt ngục. Ảnh: Australian War Memorial
Ngày 28/3/1918, đội tuần tra Đức bắt Trung úy Cecil Molle Feez, Australia, và giam ông vào trại tù binh Landshut ở bang Bavaria. Tại đây, Feez hợp tác cùng một tù binh khác, trung úy Oscar Thomas Flight, trong một kế hoạch đơn giản và nguy hiểm: Đào hầm chạy trốn.
Trong gần nửa năm, hai người dùng thìa và dĩa cẩn thận đào hầm trong phòng giam. Để có thể vượt qua hàng rào trại giam, họ phải đào một đường hầm dài 30 mét với khối lượng đất bụi khổng lồ cần xử lý. Feez và Flight thay phiên nhau bỏ đất bụi vào túi quần sau đó đi dạo để chúng rơi. Vào mùa thu năm 1918, đường hầm gần hoàn thành.
Thật không may, hai tù binh thất bại. Ngày 8/9, quân Đức kiểm tra phòng giam của Flight. Có thể ai đó đã tiết lộ kế hoạch. Chúng phát hiện đường hầm, tống Feez và Flight vào phòng biệt giam trong 11 ngày. Hai người tiếp tục sống trong trại tù binh Landshut cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, theo Australian War Memorial.

Hai sát nhân vượt ngục như phim nhờ giấy tờ giả

Tù nhân cướp trực thăng vượt ngục
Đồng bọn của Rodney James Leonard cướp trực thăng, cứu hắn khỏi tù. Ảnh minh họa: Listverse
Đồng bọn của Rodney James Leonard cướp trực thăng, cứu hắn khỏi tù. Ảnh minh họa: Listverse
Năm 1985, Rodney James Leonard, 20 tuổi, thụ án chung thân vì tội giết người tại một nhà tù ở bang South Carolina, Mỹ. Cuối cùng, hắn trốn thoát khỏi nhà tù, điều tưởng chừng không thể.
Ngày 19/12, một phụ nữ trẻ tên Joyce Mattox thuê chiếc trực thăng nhỏ Hughes 300-C ở sân bay gần trại giam. Khi máy bay cất cánh, Mattox rút súng buộc phi công bay đến nhà tù. Lúc đó, khoảng 200 tù nhân đang đi dạo trong sân tù. Khi máy bay tiếp cận, 5 tên lao đến.
Tuy nhiên, chiếc trực thăng chỉ chở tối đa 3 người. Leonard đẩy hai tên ra và leo lên trực thăng cùng Jesse Smith và William Ballew, hai kẻ vào tù vì tội cướp có vũ trang.
Phi công cố gắng điều khiển chiếc máy bay quá tải. Cảnh sát bắn một loạt đạn vào những kẻ vượt ngục. Mattox bắn trả, giúp họ thoát ra ngoài hàng rào nhà tù.
Ba tù nhân trốn thoát, hưởng cảm giác tự do trong chốc lát. Cảnh sát nhanh chóng tóm chúng, bổ sung thêm tội bắt cóc, cướp máy bay và hành hung vào bản án trước đó, New York Times đưa tin.

Hàng trăm tù nhân Indonesia phóng hỏa, vượt ngục

Sĩ quan Anh giả danh binh lính Đức Quốc Xã vượt ngục
Colditz Castle là nơi Đức Quốc Xã giam những tù binh cấp bậc sĩ quan. Ảnh: DunDak/Wikimedia
Colditz Castle là nơi Đức Quốc Xã giam những tù binh cấp bậc sĩ quan. Ảnh: Dundak/Wikimedia
Colditz Castle là một pháo đài đen nằm sát bờ vực của một vách đá thẳng đứng cao 75 mét ở trung tâm nước Đức. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đây là nơi Đức Quốc Xã giam giữ tù binh cấp bậc sĩ quan. Cuộc sống của các tù binh ở Colditz Castle tương đối dễ chịu. Lính canh đối xử với họ khá tôn trọng, theo Yesterday.
Năm 1941, quân đội Đức Quốc Xã giam sĩ quan Anh, Airey Neave, vào Colditz Castle. Neave quyết định vượt ngục, điều chưa ai từng làm trước đó. Đương nhiên, ông không thành công ngay lần đầu.
Ngày 28/8, ông dùng sơn xanh tạo một bộ quân phục giả và vờ tản bộ ra ngoài. Một chiếc máy bay tuần tra rọi vào Neave, màu xanh của chiếc áo phản quang rõ ràng. Viên sĩ quan thất bại.
5 tháng sau, Neave tiếp tục vượt ngục cùng một tù binh khác. Hai người mặc đồng phục giả, bò lên trần nhà và thoát ra từ một trạm gác gần pháo đài.
Họ đi bộ và bắt xe lửa đi qua 650 km về phía đông nam nước Đức. Trong khoảng thời gian ấy, hai người ngủ bất cứ nơi đâu và trốn thoát mọi cuộc truy lùng. Họ vượt biên giới Thụy Sĩ, tìm cách trốn qua Pháp và Tây Ban Nha. 4 tháng sau, Neave và bạn tù đặt chân lên đất Anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét