Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

TIN MỪNG 24

-Kỷ nguyên hận thù, không đội trời chung giữa cộng sản và tư bản trên thế giới đã chính thức kết thúc!
-Mục đích cuộc sống là hạnh phúc chứ không phải theo tư bản hay CNXH!

CUBA, CHA CHA CHA



Cha cha cha
Cha cha cha

Cuba, Cuba
Hòn đảo bên bờ vịnh Caribê
Thoáng đãng biển trời, xanh đời tươi nắng
Rực sáng!

Cha cha cha
Cha cha cha

Cuba, Cuba
Đậm đà xì gà Lahabana
Đồng mía bạt ngàn, thơm lừng, phóng khoáng
Duyên dáng!

       ***




Cha cha cha
Cha cha cha

Cuba, Cuba
Hòn đảo vùng lên từ Môncađa
Nô lệ tưng bừng hát ca giải phóng
Chiến thắng!

Cha cha cha
Cha cha cha

Cuba, Cuba
Xứ sở từ chân lý sinh ra
Hòn đảo tự do, khoan hòa, mực thước
Bất khuất!

         ***




Cuba
Người du kích
Châu Mỹ la tinh
Mưu cầu bác ái văn minh
Mơ ước yêu thương thắm tình nhân loại
Không hề khiếp sợ
Tam giác quỉ Becmura!

Cha cha cha
Cha cha cha

Hòa cùng Cuba
Khoác súng gảy đàn ghi ta
Hát vang bài ca thân thuộc
Oantanamêra
Và kết chặt vòng tay
Nhảy chung vũ điệu:

Cha cha cha
Cha cha cha

         ***

Cuba, Cuba
Hòn đảo bên bờ vịnh Caribê
Thoáng đãng biển trời, xanh đời, tươi nắng
Rực sáng!

Cha cha cha
Oantanamêra
Vững vàng, linh động nhé
Cuba!...


                         Trần Hạnh Thu 

     

---------------------------------------------

(ĐC chép từ http://googletienlang2014.blogspot.com)



Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA VIỆC MỸ GỠ BỎ BAO VÂY CẤM VẬN CUBA




Tổng thống Obama thừa nhận các chính sách trừng phạt, bao vây cấm vận chống Cuba đã thất bại và nhiều thời điểm chính nước Mỹ lại bị cô lập ở khu vực và quốc tế vì mối quan hệ với Cuba khiến cho khả năng tạo ảnh hưởng của Washington ở Tây bán cầu bị hạn chế. Chính vì vậy, đây là thời điểm chín muồi để Mỹ cần phải có cách tiếp cận khác. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, những điều chỉnh trong chính sách với Cuba sẽ tạo điều kiện để hai bên xích lại gần nhau hơn, tìm lại sự tin tưởng lẫn nhau để hướng tới một tương lai phát triển bền vững và ổn định ở khu vực.
*****

Trước sự kiện Mỹ gỡ bỏ bao vây cấm vận chống Cuba, dư luận cả thế giới đều vui mừng, chia sẻ. 

Mừng cho cả nhân dân Cuba lẫn nhân dân Hoa Kỳ vì cuộc chiến của một dân tộc ở đất nước nhỏ bé Cuba Anh hùng, của nhân dân Mỹ, của dư luận tiến bộ trên thế giới cuối cùng đã thắng. Chính quyền Hoa Kỳ cuối cùng đã nhận ra sự vô lý bất nhân trong chính sách của họ hơn nửa thế kỷ chống Cuba- cái chính sách khiến một cường quốc nhiều phen phải chịu sự ô nhục ngay trên nghị trường Liên hợp quốc khi Hoa Kỳ đơn độc chứng kiến tuyệt đại đa số các thành viên bỏ phiếu thông qua nghị quyết đòi dỡ bỏ bao vây cấm vận Cuba.

Ấy vây nhưng các nhà zận trủ Việt Nam thì lại nghĩ ngược lại. Họ cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận Cuba chính là do chính quyền Hoa Kỳ đã bao dung, mở rộng vòng tay nhân ái; và rằng một đất nước nhỏ bé nhưng cứng đầu đối chọi với Mỹ, nay đã thừa nhận thất bại để ngả vào "vòng tay nhân ái" của Mỹ. Các nhà zận đặt ra câu hỏi: Bao giờ Việt Nam học tập Cuba?
Để làm rõ hơn sự kiện bình thường hóa quan hệ Ho Kỳ- Cuba, Google.tienlang cùng bạn đọc nhìn lại lịch sử cuộc chiến của đế quốc Mỹ với đất nước Cuba nhỏ bé này cả trăm năm qua.
Trâm Anh
Đưa tin từ Hoa Kỳ
**********
CẤM VẬN KINH TẾ CUBA: NHỮNG MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾ QUỐC
Cấm vận kinh tế lên Cuba nhằm mục đích kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách khuất phục nước này. Lịch sử bạo lực với các cuộc chinh phục những vùng đất mới của Mỹ đã chứng minh rõ ràng điều đó.
Giữa thế kỷ 19, William Gilpin, một người theo chủ nghĩa bành trướng của Mỹ đã tuyên bố: 'Vận mệnh của người Mỹ là chinh phục châu Mỹ.' Mục đích chính của Hoa Kỳ là đảm bảo nguồn tài nguyên của các nước Nam Mỹ luôn được giữ trong tay của Mỹ. Trường hợp của Cuba là đặc biệt bởi vì nó là quốc gia duy nhất dám từ chối đi theo những trật tự được đặt ra bởi Mỹ như hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội nhằm quản lý tài nguyên nhân lực nước này.

Mỹ đặt ra thuyết Monroe vào đầu thế kỷ 19 để nói rõ cho các thế lực đế quốc châu Âu biết rằng Hoa kỳ không chấp nhận các hành động can thiệp vào Tây bán cầu. Qua đó thiết lập quyền lực của Mỹ trên toàn châu lục mà không bị cản trở. Thuyết này cho thấy mục tiêu đế quốc và bá quyền của Mỹ. Khi Mỹ trở thành một nước công nghiệp mạnh, điều đầu tiên mà họ nhắm đến là tài nguyên của châu lục để nuôi dưỡng và phát triển nền công nghiệp đó.

Cuba lúc đó còn là một thuộc địa béo bở của Tây Ban Nha(TBN) nhưng đầu tư cũng như nhập khẩu của Mỹ ở thị trường này đã vượt xa TBN. Do đó khi người Cuba nổi dậy làm cách mạng đánh đuổi thực dân TBN thì Mỹ đã tìm cách không để cho phe cách mạng Cuba giành được chủ quyền. Khi quân TBN gần bị thua hoàn toàn thì Mỹ đem quân nhảy vào buộc hai bên phải ngừng giao tranh, và sau đó Mỹ sang Paris ký một hiệp định đình chiến với TBN. Người Cuba bị gạt ra ngoài những cuộc đối thoại đó. Một điều khoản sửa đổi trong hiệp định đó cho phép Mỹ đặt quyền kiềm soát chính trị, kinh tế lên Cuba. Mỹ đã thay thế TBN làm ông chủ thực dân mới ở Cuba. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1899, sau khi quân TBN cuốn gói, cờ Mỹ đã được kéo lên trên bầu trời La Havana chứ không phải là cờ Cuba. Điều khoản bổ sung trên được hủy bỏ vào năm 1934.

Sau khi kiểm soát gần như tất cả các ngành kinh tế ở Cuba, Mỹ đã nhiều lần giết người biểu tình vào các năm 1912, 1917, 1933 để giữ vững trật tự do mình áp đặt. Trước cách mạng 1959, các công ty Mỹ làm chủ 80% dịch vụ, mỏ, nông trại, và các cơ sở lọc dầu, 40% ngành sản xuất đường và 50% của ngành đường sắt. Chính quyền Batista được Washington ưu đãi vì nó đã phục vụ rất tuyệt vời cho quyền lợi của Mỹ. Dân Cuba phải đợi đến 1959 để nếm mùi vị của độc lập sau gần 500 năm bị thực dân cũ và mới thống trị. Nhưng cũng vì chuyện như tát vào mặt Mỹ này, Cuba phải trả cái giá cao nhất có thể.

Vào ngày 7/2/1962, Mỹ phong tỏa hoàn toàn hòn đảo này nhằm tái thiết lập nền thống trị đối với Cuba. Dùng sự đói ăn như một vũ khí chính trị chống lại người Cuba. Lý do để vây hãm Cuba được thay đổi theo thời gian. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ bảo Cuba là một đe dọa cho an ninh quốc gia và thúc giục Mexico ủng hộ mình bằng cách cũng áp đặt một chính sách thù địch với Cuba, nhưng một nhà ngoại giao Mexico đã trả lời: 'Nếu chúng tôi cũng tuyên bố rằng Cuba là một mối đe dọa đối với an ninh của chúng tôi, bốn mươi triệu người Mexico sẽ bị cười đến chết mất.'

Lý do Chiến tranh Lạnh được dùng trong 30 năm là dối trá vì nếu đó là sự thật, họ đã bình thường hóa quan hệ sau sự sụp đổ của khối Soviet. (Mỹ cũng đã bình thường hóa quan hệ với TQ bắt đầu từ đầu thập niên 70-M). Thay vào đó Mỹ còn tiếp tục tăng cường cấm vận với những làn sóng cấm vận kinh tế nặng nề hơn với Đạo luật Torricelli vào 1992 và Helms-Burton vào 1996. Khẩu hiệu bây giờ không phải là ngăn chặn cộng sản nữa mà là 'tái lập dân chủ' ở Cuba, một nền 'dân chủ' phục vụ cho những quyền lợi của Washington. (Cuba chưa bao giờ có dân chủ khi Mỹ ở đó nhưng vẫn có thể 'tái lập'! Thật là bá đạo!-M)

Từ năm 1992, cấm vận kinh tế trên Cuba đã bị cộng đồng thế giới lên án bởi tuyệt đại đa số, chỉ có vài ba nước bỏ phiếu chống hoặc từ chối bỏ phiếu.

Mục tiêu duy nhất của Mỹ là trừng phạt những nước Thế giới thứ Ba dám chống lại trật tư do mình áp đặt và đặt Cuba vào vòng ảnh hưởng của mình đúng như ý muốn của các Tổng thống Thomas Jefferson và John Quincy Adams. Bắt Cuba đứng ngay vào hàng, đưa xã hội Cuba trở lại tình trạng bất bình đẳng trước cuộc cách mạng.

Mỹ tiếp tục đặt Cuba trong danh sách những nước ủng hộ khủng bố năm thứ 30 liên tiếp làm trò cười cho cộng đồng quốc tế, mặc dù chính nước Mỹ đã dung dưỡng những nhân vật khủng bố chống Cuba.

Condoleeza Rice, Cố vấn An ninh cho Bush gọi Cuba là 'trường hợp không thể tha thứ được' và thật sự Cuba là 'không thể tha thứ' vì nó là một nước thuộc Thế giới thứ Ba nằm ngay sát nách Mỹ lại dám ưỡn ngực trước ông chủ của thế giới, dám quyết định dùng tài nguyên quốc gia để lo cho mình chứ không phải cho các nhóm tài chính, kinh tế của Mỹ thao túng. Cuba là 'không thể tha thứ' vì đã gồng nổi một chính sách cấm vận mà ngay cả một cường quốc châu Âu cũng khó có thể chịu đựng nổi và vẫn tiếp tục ưỡn ngực sau gần nửa thế kỷ bị cấm vận như thế.

Và còn tệ hơn nữa, báo cáo của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latin và các nước Caribbean thuộc LHQ khen Cuba: 'Chính sách xã hội không thể bàn cãi là mặt mà Cuba thể hiện xuất sắc bằng cách bảo đảm một sự chia sẻ công bằng thu nhập và phúc lợi cho dân chúng, cùng lúc đầu tư vào vốn liếng con người'. Nước Mỹ không thể tha thứ tà thuyết này.

Nếu Cuba đầu hàng, ngả theo trật tự mà Washington muốn, chấp nhận dâng chủ quyền và tài nguyên cho những tập đoàn đa quốc gia háu ăn, vứt đi nhu cầu của người dân trong quá trình đó, nó sẽ được chấp nhận vào 'thế giới dân chủ'. Nhưng nếu khi nào Cuba vẫn chưa chịu đáp ứng những điều kiện đó, nó sẽ tiếp tục là mục tiêu tấn công của Washington. Như lời của anh hùng trong chiến tranh giành độc lập 1898, José Martí: 'Tự do rất là đắt giá và chúng ta cần phải quyết định hoặc chấp nhận sống không có nó, hay là phải mua với đúng cái giá của nó.' Và người Cuba đã chọn con đường của họ.

Chừng nào Cuba còn tiếp tục thách thức sự thống trị của giáo thuyết thị trường tự do bằng cách đưa ra một ví dụ sống cho thấy sự khả thi của việc giải phóng một quốc gia khỏi sự khốn cùng của tình trạng kém phát triển không phải bằng cách áp dụng những mệnh lệnh của Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế, mà bằng cách đặt con người vào trung tâm của các kế hoạch xã hội, thì Cuba vẫn sẽ tiếp tục là nạn nhân của những cuộc tấn công bán quân sự do Mỹ tổ chức. Chừng nào nó vẫn từ chối áp dụng những khuôn phép thị trường và lợi nhuận thì sự khủng bố kinh tế từ Mỹ vẫn sẽ không giảm đi. Gốc rễ của sự vây hãm này không phải có từ năm 1959 mà là từ đầu thế kỷ 19, khi những tên theo chủ nghĩa đế quốc ở Mỹ luôn muốn có được Cuba. Năm 1902, một nhà sách phổ biến bản đồ Cuba dưới tựa đề: 'Thuộc địa mới của chúng ta: Cuba'. Hoa kỳ sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng để đưa Cuba trở về tình trạng như thời trước cách mạng, biến Cuba thành một Puerto Rico, Haiti hay Cộng hòa Dominican, những nơi mà sự giàu có của thiểu số nổi lên thật sắt nét so với sự bần cùng của phần còn lại và nơi mà các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chiếm được những khoản lợi nhuận choáng người. Mỹ sẽ không mệt mỏi bám vào những lý do lỗi thời nhàm chán cũ và những đại diện của nó sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại chúng.

Bài viết của Salim Lamrani, Đại học La Sorbonne, Paris, bổ sung vài chi tiết từ Sandy Goodman, Báo Huffington Post.
http://www.thirdworldtraveler.com/Caribbean/USEconomicSanctions_Cuba.html
http://www.huffingtonpost.com/sandy-goodman/whos-the-state-terrorist-_b_3390842.html


 Google.tienlang trân trọng giới thiệu:

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Raul Castro về mối quan hệ Cuba-Mỹ

Trưa ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã có bài phát biểu quan trọng trên Đài truyền hình và phát thanh quốc gia về mối quan hệ giữa Cuba và Mỹ, trong đó có quyết định của hai bên về việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao, vốn bị gián đoạn từ năm 1961.


Dưới đây là toàn văn bài phát biểu này:


Thưa đồng bào cả nước!



Ngay từ khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chúng ta luôn sẵn sàng đối thoại với Chính phủ Mỹ, một cách tôn trọng và dựa trên sự bình đẳng về chủ quyền, về tất cả mọi vấn đề một cách có đi có lại, song không bao giờ từ bỏ độc lập dân tộc và quyền tự quyết của nhân dân chúng ta.



Đó cũng là quan điểm đã được đồng chí Fidel Castro chuyển tới Chính phủ Mỹ, một cách công khai hoặc riêng tư, vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đấu tranh lâu dài của chúng ta, với lời đề nghị thảo luận và giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại nhưng không từ bỏ bất cứ nguyên tắc nào của chúng ta.

 
Nhân dân Cuba anh hùng đã chứng minh rằng họ đã và sẽ luôn trung thành với lý tưởng của chúng ta về độc lập và công bằng xã hội mặc dù phải đối mặt với những hiểm nguy, các cuộc tấn công, những trở ngại và hy sinh. Sự đoàn kết một lòng trong 56 năm của cách mạng đã giúp chúng ta giữ được sự trung thành sâu sắc đối với những người đã ngã xuống để bảo vệ những nguyên tắc đó kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập của chúng ta vào năm 1868.

Giờ đây, bất chấp những khó khăn, chúng ta đang tiến hành công cuộc cập nhật mô hình kinh tế để xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững.


Từ kết quả của cuộc đối thoại cấp cao nhất, bao gồm cả cuộc nói chuyện điện thoại của tôi với Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong việc giải quyết một số vấn đề mà cả hai quốc gia cùng quan tâm.


Như đồng chí Fidel từng cam kết vào tháng 6/2001 khi ông nói: “Họ sẽ trở về!”, hôm nay Gerardo, Ramon và Antonio đã trở về tổ quốc của chúng ta.



Đó là niềm vui lớn lao đối với gia đình của họ và toàn thể nhân dân chúng ta, những người đã được huy động một cách không mệt mỏi vì mục tiêu này, chiến dịch mà chúng ta đã mở rộng tới hàng trăm ủy ban và các nhóm đoàn kết, các chính phủ, quốc hội, tổ chức, và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới trong suốt 16 năm qua với nỗ lực đòi trả tự do cho các anh. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cam kết của mình đối với họ.


Quyết định của Tổng thống Obama cũng đáng nhận được sự tôn trọng và thừa nhận của nhân dân chúng ta.


Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn và thừa nhận đối với sự ủng hộ của Tòa thánh Vatican, và đặc biệt là của Giáo hoàng Francis, vì những cải thiện trong mối quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Cùng với đó, tôi cũng xin cảm ơn Chính phủ Canada vì đã tạo điều kiện cho phái đoàn cấp cao của hai nước tổ chức các cuộc đối thoại.


Về phần mình, chúng tôi đã quyết định trả tự do và cho phép trở về Mỹ một điệp viên gốc Cuba làm việc cho chính phủ nước này.


Mặt khác, dựa trên các lý do nhân đạo, ngày hôm nay công dân Mỹ Alan Gross cũng đã được trao trả cho nước Mỹ.

Theo đúng nghĩa cử của chúng ta và luôn tuân thủ luật pháp, chúng ta cũng thực hiện một cách đơn phương việc giảm án cho một số tù nhân, bao gồm cả việc trả tự do cho những người mà Chính phủ Mỹ quan tâm.


Cùng với đó, chúng tôi cũng đã thống nhất tái thiết lập quan hệ ngoại giao. Điều đó không có nghĩa là vấn đề cơ bản đã được giải quyết. Cuộc bao vây kinh tế, thương mại và tài chính gây ra những thiệt hại to lớn về người và kinh tế cho đất nước chúng ta cần phải chấm dứt.


Mặc dù các biện pháp bao vây cấm vận đã được thông qua thành luật, song Tổng thống Mỹ có quyền điều chỉnh việc áp dụng các luật đó.


Chúng tôi đề xuất với Chính phủ Mỹ cùng đưa ra các biện pháp để cải thiện bầu không khí quan hệ song phương và hướng tới việc bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, dựa trên những nguyên tắc của Luật Quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.


Cuba một lần nữa nhắc lại cam kết sẵn sàng hợp tác tại các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc.


Trong khi vẫn phải thừa nhận rằng hai bên còn nhiều khác biệt sâu sắc, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới chủ quyền quốc gia, dân chủ, nhân quyền và chính sách đối ngoại, song một lần nữa tôi khẳng định chúng ta sẵn sàng đối thoại về tất cả các vấn đề này.


Tôi kêu gọi Chính phủ Mỹ hãy dỡ bỏ các rào cản ngăn chặn hoặc hạn chế mối liên kết giữa hai dân tộc, các gia đình và công dân hai nước, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới việc thăm thân, dịch vụ bưu chính trực tiếp và viễn thông.


Những tiến bộ đạt được trong các cuộc trao đổi giữa hai bên chứng tỏ rằng có thể tìm kiếm được các giải pháp cho rất nhiều vấn đề còn tồn tại.

Như tôi từng nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta cần phải học tập nghệ thuật cùng tồn tại với những khác biệt giữa chúng ta theo một cách thức văn minh.

Về những vấn đề quan trọng này, chúng ta sẽ tiếp tục đề cập trong thời gian tới. Xin cảm ơn.


TTXVN/Tin Tức
Mời xem thêm một vài hình ảnh:
Chùm ảnh Chủ tịch Fidel Castro thăm Quảng Trị năm 1973 khi miền Nam chưa giải phóng:




Một vài hình ảnh về đất nước & con người Cuba Anh hùng












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét